Chương 3
Cô biết, đây là sự trả thù của thứ tà ám kia! Trả thù cô Lý lo chuyện bao đồng. Lần này không những không thể cứu được con gái của cô, ngược lại còn hại chết cô Lý. Trong lòng Tú Chi áy náy không thôi, lại lo lắng cho sự an nguy của con gái. Trong lúc nhất thời, lòng cô rối như tơ vò, lảo đảo chạy ra ngoài, vừa đi vừa khóc sướt mướt, cũng không nhìn đường cẩn thận. Đi được một lúc thì bỗng dưng tông phải người khác.
Ngẩng đầu nhìn lên, là một lão đạo sĩ. Cô cũng biết vị đạo sĩ này, là đạo sĩ trong một miếu nhỏ trên một ngọn núi hoang gần đây, thường xuyên xuống núi làm pháp sự cho người khác. Trước kia, trong thôn từng mời vị đạo sĩ này đến xử lý vài lễ tang. Tú Chi suy nghĩ một chút, đạo sĩ chẳng phải là hàng yêu trừ ma, giúp người ta tiêu tai giải hạn hay sao? Ngay lúc cùng đường lại gặp lối thoát, Tú Chi kéo tay ông ấy lại, quỳ xuống lạy ông ấy mấy cái, cầu xin ông ấy hãy giúp cô.
Lão đạo sĩ rất hiền lành, đỡ cô dậy hỏi xem đã xảy ra chuyện gì, Tú Chi bèn kể từ đầu đến cuối chuyện con gái cô trúng tà cho ông nghe. Khoảnh khắc nghe thấy ngay cả Bồ Tát cũng không thể trấn áp thứ tà ám kia, lão đạo sĩ hít một hơi khí lạnh, nói rằng tà ám này hung ác đến như vậy, xem ra lai lịch đúng là không nhỏ, ông ấy muốn đích thân đến xem.
Tú Chi bèn dẫn lão đạo sĩ về nhà. Đẩy cửa phòng ra, vừa nhìn thấy con gái của Tú Chi, mặt của đạo sĩ ngay lập tức biến sắc. Ông ấy kéo Tú Chi sang một bên, nói với cô rằng, chẳng trách sao ngay cả Bồ Tát cũng không hàng được, bởi vì vị trên người con gái cô không phải là tà ám bình thường mà là quỷ sát.
“Tục ngữ có câu, ngàn vạn quỷ dạ hành, quỷ sát xếp hàng đệ nhất. Quỷ sát này, có thể xem như Quỷ Vương, trên người oán khí ngập trời, cực kỳ hung ác. Hơn nữa, quỷ sát là do người có rất nhiều oán khí hóa thành sau khi chết, thường bị chết rất oan ức, trên người có nhân quả, ngay cả Bồ Tát cũng không dám dễ dàng dính dáng đến, cũng vì vậy nên mới không thể ngăn chặn nó. Nhưng quỷ sát tuy hung ác, lại không phải là hoàn toàn bó tay không có biện pháp nào. Chỉ cần tìm được nơi nó phát ra oán niệm, hóa giải oán khí của nó, quỷ sát cũng sẽ tự tiêu tan. Việc gấp rút nhất bây giờ là tìm ra lai lịch của quỷ sát này, mới có thể hốt thuốc đúng bệnh được.”
Về lai lịch của quỷ sát này, tuy Tú Chi không rõ, nhưng cô biết chắc chắn có liên quan đến cái giếng kia. Vì vậy, cô dẫn theo lão đạo sĩ đến nhà bà lão hàng xóm, nói rõ lý do bọn họ đến đây. Bà lão nhà hàng xóm biết chuyện này liên quan đến mạng người, thở dài, cũng không giấu diếm nữa mà kể lại đầu đuôi câu chuyện của cái giếng kia.
Chuyện bắt đầu từ trận đại thiên tai do chuột năm đó. Khi ấy, hạn hán nghiêm trọng, trời không mưa nổi, nước sông cạn kiệt, không chỉ hoa màu trong đất bị hạn hán chết hết mà ngay cả con người cũng không có nước uống. Cái giếng dưới cây hoè kia được đào rất sâu, mới đầu còn có nước, nhưng dần dà, nước giếng càng ngày càng ít, mực nước càng ngày càng thấp, nước kéo lên từ giếng đều là nước bùn, căn bản không thể uống được. Cái giếng kia là nguồn nước cuối cùng trong thôn này, một khi giếng khô cạn, toàn bộ người trong thôn cũng chết khát.
Thôn dân khi ấy vẫn còn ngu muội, không biết là nghe tin đồn từ ai, nói rằng cái giếng này khô cạn là do Long Vương giáng tai họa. Muốn dập tắt lửa giận của Long Vương trong giếng thì phải hiến tế, ném bé trai và bé gái xuống giếng mới được.
Mới đầu, các thôn dân cũng không tin. Ai mà không thương con nhà mình, nỡ lòng nào mà ném xuống giếng? Nhưng càng về sau nước giếng càng ít, ngay cả nước bùn cũng không còn nữa. Các thôn dân bèn suy nghĩ, nếu cứ như vậy thì sớm muộn gì cũng chết, chi bằng thử xem. Vì vậy, bọn họ khuyên nhủ một góa phụ trong thôn, khuyên cô ta hiến tế đứa con gái 5-6 tuổi của mình cho Long Vương trong giếng. Đổi lại, người trong thôn sẽ quyên góp cho cô ta một gáo gạo.
Gia đình góa phụ này có hai đứa nhỏ, một nam một nữ. Thời bấy giờ, nhà ai nấy đều ăn bữa nay lo bữa mai, chồng của góa phụ này lại chết sớm, trong nhà vốn dĩ đã khó khăn, bây giờ càng không có gạo ăn. Cả gia đình mỗi ngày đều gặm vỏ cây, ăn cỏ ăn trấu sống qua ngày. Đến nỗi hai đứa nhỏ vàng vọt xanh xao, ngay cả đi đường cũng không đi nổi. Một gáo gạo đủ cho bọn họ ăn hơn 10 ngày, bởi vậy, góa phụ bèn động lòng. Rốt cuộc thì, nếu cứ như vậy, cả hai đứa nhỏ đều không sống nổi, chi bằng lấy tính mạng của con gái nhỏ để giữ lại con trai, cũng giữ lại hậu duệ cho người chồng quá cố của mình.
Góa phụ bèn lừa con gái của mình, nói là đưa cô bé đi mua dây buộc tóc hình bông hoa nhưng lại dắt cô bé đến bên cạnh giếng. Trong lòng góa phụ cũng cảm thấy khó chịu, đến ngày hôm đó, suốt đoạn đường đều khóc như ruột gan đứt từng khúc, cứ đi vài bước rồi lại dừng. Một đoạn đường chỉ mất vài phút mà đi suốt hơn một canh giờ mới đến nơi. Chờ khi đi đến bên cạnh giếng rồi, góa phụ lại không tài nào xuống tay được, dặn con gái đứng chờ bên cạnh giếng, nói rằng mình đi mua dây buộc tóc hình bông hoa cho cô bé. Góa phụ chạy ra xa khóc lóc ầm ĩ một trận, sau đó mới quay lại, nhân lúc con gái không chú ý thì đẩy cô bé xuống giếng.
Nói ra cũng quái lạ, kể từ lúc ấy trở đi, chẳng được bao lâu sau, giếng lại có nước trở lại. Các thôn dân ai nấy đều rất vui mừng, cho rằng lần này cả thôn đã được cứu rồi. Nhưng ngày vui không kéo dài được bao lâu. Chẳng được mấy ngày, nước trong giếng đã khô cạn trở lại. Lúc này, lại có người nói là do chưa hiến tế đủ người, phải tiếp tục hiến tế mới được.
Các thôn dân ngu muội tin vào lời đồn, tuy không nỡ, nhưng vì mạng sống của chính mình, đành cắn răng ném từng đứa trẻ một xuống giếng. Nhưng những đứa trẻ bị ném xuống giếng đều là bé gái, không có một bé trai nào. Chỉ ngắn ngủi mấy ngày, trong thôn rốt cuộc không còn một bé gái nào nữa, nhưng nước trong giếng vẫn không hề dâng lên. Lúc này, các thôn dân mới biết mình đã bị lời đồn lừa gạt, hối hận không thôi.
May mắn là, chẳng bao lâu sau, trời đã đổ mưa, giảm bớt tình hình hạn hán. Lúc này, các thôn dân mới được cứu sống.
Sau này, thiên tai trôi qua, thôn dân cũng dần khôi phục lại bình thường, nhưng cái giếng kia lại thành sự kiêng kỵ của toàn bộ người trong thôn, không ai dám nhắc tới. Hơn nữa, thường xuyên có người bắt gặp một cô bé có hai bím tóc nhón chân đứng chờ bên cạnh giếng, dáng vẻ như đang chờ đợi ai đó. Có người nói, đứa bé kia hình như là con gái của góa phụ, đang đứng chờ mẹ cô bé mua dây buộc tóc hình bông hoa về cho mình!
Vốn dĩ, cái giếng kia đã có nhiều bé gái chết như vậy, bây giờ lại xảy ra chuyện này, khiến cho người trong thôn ai nấy đều hoảng sợ. Chẳng bao lâu sau, miệng giếng đã bị người trong thôn dùng một tảng đá lớn để chặn lại. Khu vực xung quanh giếng cũng thành chỗ cấm kỵ trong thôn, không ai dám đặt chân đến gần. Các thôn dân thà đi đường vòng cũng không dám đến bên cạnh giếng.
Lão đạo sĩ nghe xong thì thở dài. Ông nói, con gái của góa phụ bị mẹ ruột đẩy xuống giếng, vốn dĩ đã có nhiều oán khi. Hơn nữa, sau này lại có nhiều bé gái chết trong giếng như vậy, trong giếng oán khí ngập trời, trở thành nơi dưỡng sát, cũng vì vậy nên mới nuôi dưỡng cô bé kia thành quỷ sát. Loại oan hồn này, một khi trở thành sát, bị oán khí ăn mòn thì sẽ đánh mất tâm trí lúc đầu của mình, biến thành loại tà ám chỉ biết uống máu ăn thịt người, tàn hại người khác. Nhưng cô bé này tuy biến thành sát nhưng trong lòng vẫn còn chấp niệm, vẫn nhớ rõ chuyện trước lúc lâm chung, giữ lại một tia thần thức cuối cùng, đứng bên cạnh giếng chờ mẹ cô bé quay lại, đúng là hiếm có.
Đạo sĩ nhìn Tú Chi, nói thêm: “Chỉ là, chờ đợi đã nhiều năm nhưng không chờ được mẹ của mình, cho nên cô bé mới muốn ra khỏi giếng. Hoặc cũng có thể là nhìn thấy cô và con gái cô ở bên nhau, tức cảnh sinh tình, cảm thấy cô giống mẹ của mình nên mới nhập vào thân thể của con gái cô. Nhưng nghĩ lại thì cô bé này hẳn là không có ác ý, nếu không, dựa vào năng lực của quỷ sát này thì hai mẹ con cô không thể nào sống đến bây giờ được.”
Tú Chi chỉ lo lắng cho sự an nguy của con gái, bèn hỏi lão đạo sĩ cô nên làm gì bây giờ.
Lão đạo sĩ nói: “Nếu đã biết lai lịch của quỷ sát này, biết rõ nơi oán niệm của cô bé phát ra, vậy thì dễ rồi. Chỉ cần tìm được mẹ của cô bé, làm mẹ của cô bé cầm theo sợi dây buộc tóc hình bông hoa đón cô bé đi. Cô bé không còn oán niệm nữa, cũng không tồn tại chấp niệm, đương nhiên sẽ tự tiêu tan.”
Lúc này, bà lão nhà hàng xóm lại nói, nếu các người muốn tìm góa phụ kia hỗ trợ, vậy thì sợ là không được rồi. Năm đó, trong trận đại thiên tai kia, tuy cô ta dùng mạng sống của con gái mình để đổi lấy một gáo gạo, nhưng một gáo gạo thì có thể ăn được trong mấy ngày? Đại thiên tai còn chưa qua khỏi, con trai của cô ta đã chết đói. Tuy cô ta còn sống nhưng bởi vì cái chết của con trai mà trở nên điên khùng, sau đó được một người họ hàng ở thôn kế bên đón về chăm sóc, bây giờ hẳn là vẫn còn sống trên đời.
Lão đạo sĩ suy nghĩ một chút rồi nói, chỉ cần góa phụ còn sống thì ông có cách. Sau đó, ông hỏi bà lão hàng xóm về địa chỉ nhà người thân của góa phụ kia, cùng Tú Chi vội vàng chạy qua đó.
Sau khi tìm được góa phụ, Tú Chi thấy cô ta quả nhiên đã điên rồi, tóc đã lấm tấm bạc, khuôn mặt đầy sự đau khổ, trong lòng còn ôm một cái gối đã cũ nát, ôm lấy lắc nhẹ, làm ra động tác như dỗ con đi ngủ, trong miệng còn khẽ nói gì đó.
Người thân của góa phụ nói rằng, sau khi con trai chết đói thì cô ta phát điên rồi. Bây giờ, cả ngày cô ta ôm gối, xem cái gối như con trai, dỗ “con trai” đi ngủ, đút “con trai” ăn cơm, ngay cả lúc ngủ cũng không chịu buông tay, còn nói muốn con trai lớn lên trắng trẻo mập mạp, sau này còn phải cưới vợ cho con trai, chờ cháu trai được sinh ra.
Bỗng nhiên, Tú Chi cảm thấy có chút đau lòng, hai mắt ướt đẫm. Không phải là cô bị cảm động bởi hành động của góa phụ, mà là bởi vì rõ ràng cô ta còn có một cô con gái đã chết!
Sau khi được sự đồng ý của người thân góa phụ, lão đạo sĩ bèn lấy vài giọt máu từ ngón tay của cô ta, sau khi trở về lại xếp một hình nhân bằng giấy, nhỏ giọt máu của góa phụ lên hình nhân giấy. Đạo sĩ nói, hình nhân giấy này đã thấm máu của góa phụ, có thể lừa gạt quỷ. Sau đó, ông kêu Tú Chi đi mua rất nhiều dây buộc tóc hình bông hoa có màu sắc sặc sỡ rồi đặt lên trên tay hình nhân giấy.
Buổi trưa, lão đạo sĩ dặn Tú Chi dùng dây thừng cột con gái mình vào một cây đại thụ, sau đó, ông làm một động tác tay, miệng lẩm bẩm. Lúc này, hình nhân giấy tựa như một con rối gỗ đang bị người khác điều khiển, tự mình đứng dậy bước về phía con gái của Tú Chi.
Con gái của Tú Chi vừa nhìn thấy hình nhân giấy, bỗng dưng trợn mắt lên, ngơ ngẩn nhìn hình nhân giấy, trong mắt tràn ngập sự tủi thân. Cô bé mở miệng ra, dường như muốn gọi mẹ, nhưng giọng nói lại nhỏ như tiếng muỗi kêu. Chữ mẹ này, cuối cùng cô bé vẫn không gọi thành lời.
Cô bé giãy giụa muốn nhào qua phía hình nhân giấy nhưng lại bị dây thừng trói chặt. Đột nhiên, một bóng dáng mông lung nhảy ra từ trên người con gái của Tú Chi. Bóng dáng ấy được một lớp sương khói bao phủ, mờ nhạt nhìn không rõ, nhưng lại mơ hồ nhìn thấy hai bím tóc nhỏ đang lảo đảo chạy về phía hình nhân bằng giấy.
Cô bé vừa nhận lấy dây buộc tóc hình bông hoa trong tay hình nhân giấy, một tay khác lại nắm chặt lấy tay của hình nhân giấy không buông. Hình nhân giấy nắm tay cô bé bước về phía ánh sáng, chợt đụng phải ánh nắng, trên người cô bé ngay lập tức toát ra một làn khói, hơi hơi run lên. Cô bé hơi ngẩn người nhưng vẫn không buông tay hình nhân giấy, mặc cho hình nhân giấy nắm lấy tay mình bước về phía ánh nắng. Sương khói bao trùm trên người cô bé nhanh chóng bị ánh mặt trời xuyên thủng, gương mặt cũng trở nên rõ ràng hơn. Đó là một bé gái rất đáng yêu, khuôn mặt ngây thơ nở một nụ cười tràn ngập hạnh phúc, tung tăng nhảy nhót đi về phía trước.
Nhưng Tú Chi lại chú ý thấy, giấu phía sau nụ cười xán lạn kia lại có nước mắt chảy ra từ khóe mắt của bé gái, bả vai cô bé run rẩy không ngừng.
Bước tới từng bước, dưới ánh nắng, bóng dáng của cô bé càng lúc càng trở nên mờ nhạt hơn, thoạt nhìn rất khó chịu, nhưng cô bé vẫn nắm chặt tay hình nhân giấy không buông, ngược lại càng nắm chặt hơn. Mãi cho đến khi tay của hình nhân giấy bị nắm chặt thành một tờ giấy, mãi cho đến khi cô bé hòa vào trong làn gió, biến mất không nhìn thấy.
Đạo sĩ nói, cô bé bị bỏ rơi nhiều năm như vậy, chờ đợi nhiều năm như vậy, mong mỏi nhiều năm như vậy, chỉ vì muốn chờ mẹ của cô bé đến đón cô bé về, sao có thể buông tay được? Có thể chờ được đến khi mẹ của cô bé đến, ước nguyện của cô bé đã được hoàn thành, không còn oán trách, vậy nên khi ánh nắng chiếu vào, đương nhiên sẽ hồn phi phách tán.
Đạo sĩ thở dài, có chút không nỡ, cuối cùng lắc đầu rời khỏi đây.
Trong lòng Tú Chi cũng tràn ngập những cảm xúc phức tạp. Quỷ sát tuy độc ác, nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ ngày ngày nhớ mong, mòn mỏi chờ mẹ đón cô bé từ cái giếng âm u đen nhánh kia về nhà mà thôi. Cuối cùng lại rơi vào kết cục hồn phi phách tán, khiến cho người ta không khỏi thương xót.
Cô ấy nhìn sợi dây buộc tóc hình bông hoa rơi trên mặt đất, trong lòng không khỏi cảm khái. Quay đầu lại, cô cởi trói cho con gái, con gái như vừa mới tỉnh ngủ, liên tục gọi mẹ. Tú Chi bế con gái lên đi về nhà, suốt đoạn đường, cô ôm con rất chặt.
Hết.
Ngẩng đầu nhìn lên, là một lão đạo sĩ. Cô cũng biết vị đạo sĩ này, là đạo sĩ trong một miếu nhỏ trên một ngọn núi hoang gần đây, thường xuyên xuống núi làm pháp sự cho người khác. Trước kia, trong thôn từng mời vị đạo sĩ này đến xử lý vài lễ tang. Tú Chi suy nghĩ một chút, đạo sĩ chẳng phải là hàng yêu trừ ma, giúp người ta tiêu tai giải hạn hay sao? Ngay lúc cùng đường lại gặp lối thoát, Tú Chi kéo tay ông ấy lại, quỳ xuống lạy ông ấy mấy cái, cầu xin ông ấy hãy giúp cô.
Lão đạo sĩ rất hiền lành, đỡ cô dậy hỏi xem đã xảy ra chuyện gì, Tú Chi bèn kể từ đầu đến cuối chuyện con gái cô trúng tà cho ông nghe. Khoảnh khắc nghe thấy ngay cả Bồ Tát cũng không thể trấn áp thứ tà ám kia, lão đạo sĩ hít một hơi khí lạnh, nói rằng tà ám này hung ác đến như vậy, xem ra lai lịch đúng là không nhỏ, ông ấy muốn đích thân đến xem.
Tú Chi bèn dẫn lão đạo sĩ về nhà. Đẩy cửa phòng ra, vừa nhìn thấy con gái của Tú Chi, mặt của đạo sĩ ngay lập tức biến sắc. Ông ấy kéo Tú Chi sang một bên, nói với cô rằng, chẳng trách sao ngay cả Bồ Tát cũng không hàng được, bởi vì vị trên người con gái cô không phải là tà ám bình thường mà là quỷ sát.
“Tục ngữ có câu, ngàn vạn quỷ dạ hành, quỷ sát xếp hàng đệ nhất. Quỷ sát này, có thể xem như Quỷ Vương, trên người oán khí ngập trời, cực kỳ hung ác. Hơn nữa, quỷ sát là do người có rất nhiều oán khí hóa thành sau khi chết, thường bị chết rất oan ức, trên người có nhân quả, ngay cả Bồ Tát cũng không dám dễ dàng dính dáng đến, cũng vì vậy nên mới không thể ngăn chặn nó. Nhưng quỷ sát tuy hung ác, lại không phải là hoàn toàn bó tay không có biện pháp nào. Chỉ cần tìm được nơi nó phát ra oán niệm, hóa giải oán khí của nó, quỷ sát cũng sẽ tự tiêu tan. Việc gấp rút nhất bây giờ là tìm ra lai lịch của quỷ sát này, mới có thể hốt thuốc đúng bệnh được.”
Về lai lịch của quỷ sát này, tuy Tú Chi không rõ, nhưng cô biết chắc chắn có liên quan đến cái giếng kia. Vì vậy, cô dẫn theo lão đạo sĩ đến nhà bà lão hàng xóm, nói rõ lý do bọn họ đến đây. Bà lão nhà hàng xóm biết chuyện này liên quan đến mạng người, thở dài, cũng không giấu diếm nữa mà kể lại đầu đuôi câu chuyện của cái giếng kia.
Chuyện bắt đầu từ trận đại thiên tai do chuột năm đó. Khi ấy, hạn hán nghiêm trọng, trời không mưa nổi, nước sông cạn kiệt, không chỉ hoa màu trong đất bị hạn hán chết hết mà ngay cả con người cũng không có nước uống. Cái giếng dưới cây hoè kia được đào rất sâu, mới đầu còn có nước, nhưng dần dà, nước giếng càng ngày càng ít, mực nước càng ngày càng thấp, nước kéo lên từ giếng đều là nước bùn, căn bản không thể uống được. Cái giếng kia là nguồn nước cuối cùng trong thôn này, một khi giếng khô cạn, toàn bộ người trong thôn cũng chết khát.
Thôn dân khi ấy vẫn còn ngu muội, không biết là nghe tin đồn từ ai, nói rằng cái giếng này khô cạn là do Long Vương giáng tai họa. Muốn dập tắt lửa giận của Long Vương trong giếng thì phải hiến tế, ném bé trai và bé gái xuống giếng mới được.
Mới đầu, các thôn dân cũng không tin. Ai mà không thương con nhà mình, nỡ lòng nào mà ném xuống giếng? Nhưng càng về sau nước giếng càng ít, ngay cả nước bùn cũng không còn nữa. Các thôn dân bèn suy nghĩ, nếu cứ như vậy thì sớm muộn gì cũng chết, chi bằng thử xem. Vì vậy, bọn họ khuyên nhủ một góa phụ trong thôn, khuyên cô ta hiến tế đứa con gái 5-6 tuổi của mình cho Long Vương trong giếng. Đổi lại, người trong thôn sẽ quyên góp cho cô ta một gáo gạo.
Gia đình góa phụ này có hai đứa nhỏ, một nam một nữ. Thời bấy giờ, nhà ai nấy đều ăn bữa nay lo bữa mai, chồng của góa phụ này lại chết sớm, trong nhà vốn dĩ đã khó khăn, bây giờ càng không có gạo ăn. Cả gia đình mỗi ngày đều gặm vỏ cây, ăn cỏ ăn trấu sống qua ngày. Đến nỗi hai đứa nhỏ vàng vọt xanh xao, ngay cả đi đường cũng không đi nổi. Một gáo gạo đủ cho bọn họ ăn hơn 10 ngày, bởi vậy, góa phụ bèn động lòng. Rốt cuộc thì, nếu cứ như vậy, cả hai đứa nhỏ đều không sống nổi, chi bằng lấy tính mạng của con gái nhỏ để giữ lại con trai, cũng giữ lại hậu duệ cho người chồng quá cố của mình.
Góa phụ bèn lừa con gái của mình, nói là đưa cô bé đi mua dây buộc tóc hình bông hoa nhưng lại dắt cô bé đến bên cạnh giếng. Trong lòng góa phụ cũng cảm thấy khó chịu, đến ngày hôm đó, suốt đoạn đường đều khóc như ruột gan đứt từng khúc, cứ đi vài bước rồi lại dừng. Một đoạn đường chỉ mất vài phút mà đi suốt hơn một canh giờ mới đến nơi. Chờ khi đi đến bên cạnh giếng rồi, góa phụ lại không tài nào xuống tay được, dặn con gái đứng chờ bên cạnh giếng, nói rằng mình đi mua dây buộc tóc hình bông hoa cho cô bé. Góa phụ chạy ra xa khóc lóc ầm ĩ một trận, sau đó mới quay lại, nhân lúc con gái không chú ý thì đẩy cô bé xuống giếng.
Nói ra cũng quái lạ, kể từ lúc ấy trở đi, chẳng được bao lâu sau, giếng lại có nước trở lại. Các thôn dân ai nấy đều rất vui mừng, cho rằng lần này cả thôn đã được cứu rồi. Nhưng ngày vui không kéo dài được bao lâu. Chẳng được mấy ngày, nước trong giếng đã khô cạn trở lại. Lúc này, lại có người nói là do chưa hiến tế đủ người, phải tiếp tục hiến tế mới được.
Các thôn dân ngu muội tin vào lời đồn, tuy không nỡ, nhưng vì mạng sống của chính mình, đành cắn răng ném từng đứa trẻ một xuống giếng. Nhưng những đứa trẻ bị ném xuống giếng đều là bé gái, không có một bé trai nào. Chỉ ngắn ngủi mấy ngày, trong thôn rốt cuộc không còn một bé gái nào nữa, nhưng nước trong giếng vẫn không hề dâng lên. Lúc này, các thôn dân mới biết mình đã bị lời đồn lừa gạt, hối hận không thôi.
May mắn là, chẳng bao lâu sau, trời đã đổ mưa, giảm bớt tình hình hạn hán. Lúc này, các thôn dân mới được cứu sống.
Sau này, thiên tai trôi qua, thôn dân cũng dần khôi phục lại bình thường, nhưng cái giếng kia lại thành sự kiêng kỵ của toàn bộ người trong thôn, không ai dám nhắc tới. Hơn nữa, thường xuyên có người bắt gặp một cô bé có hai bím tóc nhón chân đứng chờ bên cạnh giếng, dáng vẻ như đang chờ đợi ai đó. Có người nói, đứa bé kia hình như là con gái của góa phụ, đang đứng chờ mẹ cô bé mua dây buộc tóc hình bông hoa về cho mình!
Vốn dĩ, cái giếng kia đã có nhiều bé gái chết như vậy, bây giờ lại xảy ra chuyện này, khiến cho người trong thôn ai nấy đều hoảng sợ. Chẳng bao lâu sau, miệng giếng đã bị người trong thôn dùng một tảng đá lớn để chặn lại. Khu vực xung quanh giếng cũng thành chỗ cấm kỵ trong thôn, không ai dám đặt chân đến gần. Các thôn dân thà đi đường vòng cũng không dám đến bên cạnh giếng.
Lão đạo sĩ nghe xong thì thở dài. Ông nói, con gái của góa phụ bị mẹ ruột đẩy xuống giếng, vốn dĩ đã có nhiều oán khi. Hơn nữa, sau này lại có nhiều bé gái chết trong giếng như vậy, trong giếng oán khí ngập trời, trở thành nơi dưỡng sát, cũng vì vậy nên mới nuôi dưỡng cô bé kia thành quỷ sát. Loại oan hồn này, một khi trở thành sát, bị oán khí ăn mòn thì sẽ đánh mất tâm trí lúc đầu của mình, biến thành loại tà ám chỉ biết uống máu ăn thịt người, tàn hại người khác. Nhưng cô bé này tuy biến thành sát nhưng trong lòng vẫn còn chấp niệm, vẫn nhớ rõ chuyện trước lúc lâm chung, giữ lại một tia thần thức cuối cùng, đứng bên cạnh giếng chờ mẹ cô bé quay lại, đúng là hiếm có.
Đạo sĩ nhìn Tú Chi, nói thêm: “Chỉ là, chờ đợi đã nhiều năm nhưng không chờ được mẹ của mình, cho nên cô bé mới muốn ra khỏi giếng. Hoặc cũng có thể là nhìn thấy cô và con gái cô ở bên nhau, tức cảnh sinh tình, cảm thấy cô giống mẹ của mình nên mới nhập vào thân thể của con gái cô. Nhưng nghĩ lại thì cô bé này hẳn là không có ác ý, nếu không, dựa vào năng lực của quỷ sát này thì hai mẹ con cô không thể nào sống đến bây giờ được.”
Tú Chi chỉ lo lắng cho sự an nguy của con gái, bèn hỏi lão đạo sĩ cô nên làm gì bây giờ.
Lão đạo sĩ nói: “Nếu đã biết lai lịch của quỷ sát này, biết rõ nơi oán niệm của cô bé phát ra, vậy thì dễ rồi. Chỉ cần tìm được mẹ của cô bé, làm mẹ của cô bé cầm theo sợi dây buộc tóc hình bông hoa đón cô bé đi. Cô bé không còn oán niệm nữa, cũng không tồn tại chấp niệm, đương nhiên sẽ tự tiêu tan.”
Lúc này, bà lão nhà hàng xóm lại nói, nếu các người muốn tìm góa phụ kia hỗ trợ, vậy thì sợ là không được rồi. Năm đó, trong trận đại thiên tai kia, tuy cô ta dùng mạng sống của con gái mình để đổi lấy một gáo gạo, nhưng một gáo gạo thì có thể ăn được trong mấy ngày? Đại thiên tai còn chưa qua khỏi, con trai của cô ta đã chết đói. Tuy cô ta còn sống nhưng bởi vì cái chết của con trai mà trở nên điên khùng, sau đó được một người họ hàng ở thôn kế bên đón về chăm sóc, bây giờ hẳn là vẫn còn sống trên đời.
Lão đạo sĩ suy nghĩ một chút rồi nói, chỉ cần góa phụ còn sống thì ông có cách. Sau đó, ông hỏi bà lão hàng xóm về địa chỉ nhà người thân của góa phụ kia, cùng Tú Chi vội vàng chạy qua đó.
Sau khi tìm được góa phụ, Tú Chi thấy cô ta quả nhiên đã điên rồi, tóc đã lấm tấm bạc, khuôn mặt đầy sự đau khổ, trong lòng còn ôm một cái gối đã cũ nát, ôm lấy lắc nhẹ, làm ra động tác như dỗ con đi ngủ, trong miệng còn khẽ nói gì đó.
Người thân của góa phụ nói rằng, sau khi con trai chết đói thì cô ta phát điên rồi. Bây giờ, cả ngày cô ta ôm gối, xem cái gối như con trai, dỗ “con trai” đi ngủ, đút “con trai” ăn cơm, ngay cả lúc ngủ cũng không chịu buông tay, còn nói muốn con trai lớn lên trắng trẻo mập mạp, sau này còn phải cưới vợ cho con trai, chờ cháu trai được sinh ra.
Bỗng nhiên, Tú Chi cảm thấy có chút đau lòng, hai mắt ướt đẫm. Không phải là cô bị cảm động bởi hành động của góa phụ, mà là bởi vì rõ ràng cô ta còn có một cô con gái đã chết!
Sau khi được sự đồng ý của người thân góa phụ, lão đạo sĩ bèn lấy vài giọt máu từ ngón tay của cô ta, sau khi trở về lại xếp một hình nhân bằng giấy, nhỏ giọt máu của góa phụ lên hình nhân giấy. Đạo sĩ nói, hình nhân giấy này đã thấm máu của góa phụ, có thể lừa gạt quỷ. Sau đó, ông kêu Tú Chi đi mua rất nhiều dây buộc tóc hình bông hoa có màu sắc sặc sỡ rồi đặt lên trên tay hình nhân giấy.
Buổi trưa, lão đạo sĩ dặn Tú Chi dùng dây thừng cột con gái mình vào một cây đại thụ, sau đó, ông làm một động tác tay, miệng lẩm bẩm. Lúc này, hình nhân giấy tựa như một con rối gỗ đang bị người khác điều khiển, tự mình đứng dậy bước về phía con gái của Tú Chi.
Con gái của Tú Chi vừa nhìn thấy hình nhân giấy, bỗng dưng trợn mắt lên, ngơ ngẩn nhìn hình nhân giấy, trong mắt tràn ngập sự tủi thân. Cô bé mở miệng ra, dường như muốn gọi mẹ, nhưng giọng nói lại nhỏ như tiếng muỗi kêu. Chữ mẹ này, cuối cùng cô bé vẫn không gọi thành lời.
Cô bé giãy giụa muốn nhào qua phía hình nhân giấy nhưng lại bị dây thừng trói chặt. Đột nhiên, một bóng dáng mông lung nhảy ra từ trên người con gái của Tú Chi. Bóng dáng ấy được một lớp sương khói bao phủ, mờ nhạt nhìn không rõ, nhưng lại mơ hồ nhìn thấy hai bím tóc nhỏ đang lảo đảo chạy về phía hình nhân bằng giấy.
Cô bé vừa nhận lấy dây buộc tóc hình bông hoa trong tay hình nhân giấy, một tay khác lại nắm chặt lấy tay của hình nhân giấy không buông. Hình nhân giấy nắm tay cô bé bước về phía ánh sáng, chợt đụng phải ánh nắng, trên người cô bé ngay lập tức toát ra một làn khói, hơi hơi run lên. Cô bé hơi ngẩn người nhưng vẫn không buông tay hình nhân giấy, mặc cho hình nhân giấy nắm lấy tay mình bước về phía ánh nắng. Sương khói bao trùm trên người cô bé nhanh chóng bị ánh mặt trời xuyên thủng, gương mặt cũng trở nên rõ ràng hơn. Đó là một bé gái rất đáng yêu, khuôn mặt ngây thơ nở một nụ cười tràn ngập hạnh phúc, tung tăng nhảy nhót đi về phía trước.
Nhưng Tú Chi lại chú ý thấy, giấu phía sau nụ cười xán lạn kia lại có nước mắt chảy ra từ khóe mắt của bé gái, bả vai cô bé run rẩy không ngừng.
Bước tới từng bước, dưới ánh nắng, bóng dáng của cô bé càng lúc càng trở nên mờ nhạt hơn, thoạt nhìn rất khó chịu, nhưng cô bé vẫn nắm chặt tay hình nhân giấy không buông, ngược lại càng nắm chặt hơn. Mãi cho đến khi tay của hình nhân giấy bị nắm chặt thành một tờ giấy, mãi cho đến khi cô bé hòa vào trong làn gió, biến mất không nhìn thấy.
Đạo sĩ nói, cô bé bị bỏ rơi nhiều năm như vậy, chờ đợi nhiều năm như vậy, mong mỏi nhiều năm như vậy, chỉ vì muốn chờ mẹ của cô bé đến đón cô bé về, sao có thể buông tay được? Có thể chờ được đến khi mẹ của cô bé đến, ước nguyện của cô bé đã được hoàn thành, không còn oán trách, vậy nên khi ánh nắng chiếu vào, đương nhiên sẽ hồn phi phách tán.
Đạo sĩ thở dài, có chút không nỡ, cuối cùng lắc đầu rời khỏi đây.
Trong lòng Tú Chi cũng tràn ngập những cảm xúc phức tạp. Quỷ sát tuy độc ác, nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa trẻ ngày ngày nhớ mong, mòn mỏi chờ mẹ đón cô bé từ cái giếng âm u đen nhánh kia về nhà mà thôi. Cuối cùng lại rơi vào kết cục hồn phi phách tán, khiến cho người ta không khỏi thương xót.
Cô ấy nhìn sợi dây buộc tóc hình bông hoa rơi trên mặt đất, trong lòng không khỏi cảm khái. Quay đầu lại, cô cởi trói cho con gái, con gái như vừa mới tỉnh ngủ, liên tục gọi mẹ. Tú Chi bế con gái lên đi về nhà, suốt đoạn đường, cô ôm con rất chặt.
Hết.