Chương : 2
Dịch giả: Hoa Gia Thất Đồng
Tô Trần chống bè về nơi có chiếc thuyền chài đang đỗ cập bên bờ sông thuộc thôn Chu, bè chở theo một sọt đầy ắp cá tôm. Gương mặt nhỏ non nớt của y đỏ ửng lên vì phấn khởi. Y chuẩn bị về thuyền gặp cha mẹ.
Dòng sông vào độ tảng sáng còn mờ mịt khói sương, gắng lắm mới có thể thấy được vài đốm lửa đèn từ mấy gia đình chài lưới.
Lửa chài lập lòe hiện lên, khiến người ta phải chú mục mà nhìn.
Chiếc thuyền đánh cá cũ kỹ của gia đình Tô Trần đương đỗ bên bờ sông thôn Chu.
ooOoOoOoo
Tô gia đã mấy đời làm nghề đánh cá ở vùng sông nước thôn Chu, một nhà già trẻ năm người đều ngụ trên chiếc thuyền chài cũ kỹ này.
Thuyền đã cũ. Mui thuyền bện từ nan tre và rơm rạ, làm thành một cái lều sơ sài. Trong lều quét một lớp đất bùn ngăn trở hàn phong, từ lâu đã khô nứt, lộ ra nhiều kẽ hở. Cửa lều phủ bởi một mảnh vải mành cũ nát, dùng đã quá lâu nên rách rưới lắm, để gió lọt vào được.
Hàn phong thổi thốc qua mấy khe hở trên mành, trút vào bên trong khoang thuyền một đợt lạnh buốt xương.
Phần trần bên trên bị khói hun đen kịt, có treo lủng lẳng một ngọn đèn tờ mờ, bên trong dầu đã cạn đến đáy. Lửa đèn chập chờn, tỏa ra một thứ ánh sáng đỏ ảm đạm, miễn cưỡng cũng có thể thấy rõ tình cảnh trong lều.
Phía trong lều chỗ sát mành cửa là một cái lò đất con xây từ đất sét đỏ. Trên lò có đặt một cái lọ sành, và ai đó đang nấu một nồi nhỏ lõng bõng cháo trắng, vài lá cải nổi trên bề mặt cháo, bên trong chẳng có lấy chút dầu hay muối.
Dưới đáy lò, củi khô đang cháy, hoa đốm vù vù bốc ra ngoài.
Giữa cái rét mùa đông, cả căn lều phải nhờ vào luồng nhiệt khí từ lò tỏa ra mới tạm duy trì được chút ấm áp.
Cạnh lò đặt một cái thùng gỗ đã cũ, bên trong có vài con cá diếc nhỏ đang thoi thóp thở, áng chừng sắp chết.
Ở phía trong cùng kê một cái giường gỗ cũ kỹ cùng với chăn đệm đã thoang thoảng mùi mốc. Trên giường, hai đứa bé bân bẩn độ khoảng ba bốn tuổi đang say giấc. Chúng nó rúc người trong chăn, có khi ngẫu nhiên rên “ư ư” mấy tiếng.
Đại đa số ngư dân ở thôn Chu đều sống trong cảnh bần hàn như thế, mỗi độ đón tết ví như có được ít dầu muối thịt cá là đã khấm khá lắm.
Tô lão ngồi bên bếp lò, tay cầm một cái ống điếu đưa lên miệng, lặng lẽ rít lấy một hơi khói lành lạnh. Gương mặt sạm đen của lão phủ đầy nếp nhăn.
Thuốc lá cũ, chất thuốc kém, lại rất khô, khiến lão thi thoảng bật lên vài tiếng ho khan.
Tô lão mẫu đang ở bên giường, hai tay bận bịu đan vá một tấm lưới chài cũ rách. Gương mặt bà lộ vẻ buồn lo.
“Này cha sấp nhỏ, nhà ta năm nay lại chẳng gom được mấy đồng, làm lụng cả năm trời cũng chỉ dành dụm được có bốn lạng bạc vụn. Tết đến sát bên, trước tết còn phải nộp thuế thuyền bè cho huyện nha, tôi thấy chút bạc này chẳng mấy chốc rồi cũng hết.
Nay chúng ta chuyển số cá đánh được đến huyện thành bán, thì lại chưa thanh xong khoản phí theo cân mà Cự Kình Bang đòi. Cứ như vậy e không qua nổi mùa đông này…”
Tô lão mẫu tay vá tấm lưới chài, miệng làu bàu mãi chẳng ngớt, chốc chốc lại thở ra.
Thuế thuyền bè hàng năm ở huyện nha Cô Tô là năm lạng bạc, bắt buộc phải nộp lên quan trước khi sang năm mới, nếu không lũ nha dịch hung thần ác sát kia sẽ tìm đến tận nơi phong tỏa thuyền, không cho hạ thủy đánh bắt tiếp.
Cự Kình Bang là một trong năm bang phái giang hồ lớn nhất thuộc địa giới mười ba huyện của Ngô quận, tung hoành ở vùng đất rộng lớn này đã được trên trăm năm, chẳng những chiếm cứ Thái Hồ, trong phạm vi nghìn dặm lũng đoạn cả hồ lớn hồ nhỏ lẫn những tuyến đường vận tải trên sông; lại trưng thu của ngư dân thôn Chu mỗi tháng hai lạng bạc. Ngư dân hàng tháng đều phải giao nộp khoản phí này, bằng không Cự Kình Bang sẽ chặn không cho chuyển cá đến huyện thành bán, có đánh được nhiều hơn cũng đành để thối rữa trên thuyền.
Cá không bán đi đâu được, kế sinh nhai chẳng còn, ngư dân đương nhiên lâm vào tuyệt lộ.
Cự Kình Bang ức hiếp dân lành, cưỡng đoạt nhi nữ, hết sách nhiễu lại cướp bóc. Với những ngư dân hiền lành chất phác ở thôn Chu mà nói, chúng thực không khác chi loài mãnh hổ ác lang ăn thịt người chẳng nhả xương, so với quan lại chốn nha môn còn tàn độc hơn, thế nên họ chẳng dám mảy may phản kháng.
Tô lão vẫn phì phà khói thuốc.
Là tay đánh cá lão luyện, lão đương nhiên nắm rõ mấy món nợ này. Hiện trong nhà vẫn còn thiếu hai lạng bạc, tức hai nghìn đồng nữa. Mùa đông này thực khó mà chi trì nổi.
Mỗi độ đón tết chẳng khác chi hứng một trận tai kiếp. Gắng qua được trận tai kiếp này, đến mùa xuân sang năm khi cá lớn trong hồ đã nhiều hơn, thu nhập mới có thể khấm khá hơn một chút.
Giờ chỉ còn nước mỗi ngày đều nhân lúc trời chưa sáng mà xuống hồ, dốc sức đánh thêm ít cá. Kẻ hán tử chài lưới chất phác như lão, cả một đời đã phải kiên cường chống chọi như thế.
Có điều, lúc này đã vào tháng chạp đông giá, cá lớn trong hồ rất ít.
Năm mới đến sát bên, chỉ còn hơn một tháng nữa. Trong quãng thời gian ngắn ngủi này, bất luận thế nào, dù có làm thâu đêm không ngủ, cũng chẳng đào ra nổi hai lạng bạc.
Cực chẳng đã, chỉ có thể đi tìm một vị hương thân họ Chu là thế gia trong thôn này vay ít bạc, năm sau hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nhưng vị hương thân này cho vay bạc là lãi mẹ đẻ lãi con, mượn thì dễ, trả lại mới khó.
Tô lão lặng im, rít mạnh một hơi thuốc.
“Cha sấp nhỏ này, chúng ta bán thằng lớn cho mấy gia đình hào môn trong huyện thành làm người hầu đi. Thằng lớn nay được mười ba tuổi rồi, hiểu chuyện mà cũng làm được ít việc nặng. Ta kiếm cho nó nhà hào môn nào thiện tâm một chút, thế là có đường thoát rồi.” Tô lão mẫu ngẫm nghĩ hồi lâu mới thốt ra cách này, vẻ mặt không giấu nổi sự đau xót.
Thông thường vào tháng chạp, các hộ hào môn trong huyện thành Cô Tô sẽ thu dụng một số thiếu niên nam nữ trên mười tuổi từ các gia đình cùng khổ, nuôi từ nhỏ làm gia bộc, tì nữ. Mấy gia đình đem bán con sẽ được trả một khoản tiền mười lạng bạc gọi là bù đắp, nhưng buộc phải ký khế ước bán thân cả đời.
Ký khế ước bán thân này rồi thì không còn tư cách thường dân nữa, mà đã là tiện dân, trở thành vật sở hữu riêng của người chủ.
Nhỡ chủ không phải người nhân hậu, nô bộc dù bị ngược đãi, bị đánh đến chết, cũng không coi là chuyện phạm vương pháp, nhiều lắm chỉ được bồi thường chút ít bạc. Vậy nên, những gia đình cùng khổ hễ còn một chút hy vọng, ắt sẽ không bán con mình vào mấy nhà hào môn làm nô bộc, đem tính mạng chúng nó đặt vào tay người.
Thế nhưng, cả nhà quả tình chẳng thể qua nổi mùa đông năm nay, không bán đứa lớn cho người ta mà giữ lại trong nhà, thì còn đường nào sống tiếp đây?
Tuy nói là làm nô bộc cho người, nhưng nô bộc của mấy nhà hào môn trong huyện thành đều ăn vận đẹp đẽ sang trọng, ăn cũng ăn ngon hơn dân chài; dù sao vẫn còn tốt hơn là chết đói hoặc chết vì tật bệnh.
Giá còn lối thoát nào khác, Tô lão mẫu cũng không nghĩ đến chuyện để con mình đi làm nô bộc nhà người.
Song Tô lão mẫu từ lâu đã hiểu, cuộc sống khốn khó như vậy, biện pháp đơn giản nhất nhưng tốt nhất lúc này chính là: bán mạng Tô Trần để mua về mạng của những người còn lại. Chỉ có như vậy, cả nhà mới có thể sống tiếp…
“Câm miệng! Nghĩ sao mà đòi bán nó?!”
Tô lão nổi cơn thịnh nộ, kích động đến mức toàn thân rung rẩy, tay chỉ thẳng mặt Tô lão mẫu, căm giận bà sao lại có thể thốt ra mấy lời này.
Bắt lão bán đứa lớn đi, có khác chi xẻo mất một phần huyết nhục thân thương của lão?
“Ông ạ, thằng lớn là khúc ruột năm xưa tôi mang nặng đẻ đau. Giá còn cách khác, tôi cũng nào muốn thế! Ông đừng quên, bệnh tình của nó đã nguy kịch lắm. Nếu năm nay bệnh của nó lại tái phát, nó làm sao mà sống nổi!”
Tô lão mẫu vừa nói vừa khóc, nước mắt giàn giụa trên gương mặt đã nhăn nheo vì tuổi già.
Năm đó đứa lớn chào đời, Tô lão mẫu không có đủ sữa cho nó bú. Nó đói quá khóc một trận, nước mắt óng ánh sắc xanh, chảy xuống giường kết thành hai viên thanh thạch.
Chỉ một lúc sau, sắc mặt nó đã hóa ra trắng xanh, môi tím tái. Tình huống lúc đó nguy cấp lắm.
Hai người bọn họ chưa nghe qua căn bệnh “nước mắt hóa thạch” quái gỡ này bao giờ. Ngay trong đêm ấy, hai người đưa đứa lớn đến huyện thành tìm đại phu; rảo hết mười mấy hiệu thuốc trong thành, đại phu nào cũng kinh hãi đến đờ mặt ra, đều bảo chưa từng nghe nói đến căn bệnh lạ hiếm gặp này, ngay cả y thư điển tịch cũng không thấy ghi chép gì. Thậm chí có đại phu còn nói, mắc bệnh này ắt yểu mệnh, dù có cứu chữa được, về sau cũng phải chết, không sống qua nổi hai, ba tuổi, chi bằng vứt đi thôi!
Nhưng hai vợ chồng Tô lão đã không vứt bỏ nó.
Nghe người trong thành nói, Hàn Sơn đạo quán ở cửa Tây huyện thành có vị Hàn Sơn Chân Nhân thần thông quảng đại, không việc gì không làm được, hai người bèn tìm đến, quỳ trước cửa đạo quán ba ngày ba đêm, khổ sở cầu xin lão quán chủ.
Thực không dễ dàng gì mới cầu được lão quán chủ xuất đầu lộ diện khám chẩn cho đứa trẻ chỉ còn thở thoi thóp. Lão quán chủ khám xong, nói bệnh tình của nó rất quái lạ, hẳn là căn bệnh “thiên hận” trong truyền thuyết: ông trời oán ghét nên không để cho nó được sống.
Viên đá lạ rơi ra chính là “Thiên Hận Thạch”, cơ thể đã thất thoát nguyên khí. Nay dùng nhân sâm để bồi bổ nguyên khí, may ra có thể kéo dài tính mạng; nhưng cũng chỉ cứu được tạm thời, chứ không sao trị tận gốc.
Liệu pháp này cũng khá đơn giản, có điều nhân sâm lại rất quý.
Bọn họ vội vội vàng vàng mua của dược đường một củ sâm rừng mười năm tuổi, tiêu luôn số tiền dành dụm được trong gần nửa năm, quả nhiên cứu được mạng đứa trẻ, nuôi dưỡng lần lần cho đến giờ.
Nhà họ Tô mỗi năm đều dành riêng hai lạng bạc để mua sâm cho đứa lớn; nhỡ nó lại khóc ra lệ thanh thạch, sẽ lập tức dùng chỗ sâm đó để bồi đắp nguyên khí, cứu mạng nó.
“Năm nay đánh cá chẳng thu hoạch được nhiều, nay cả tiền đóng thuế thuyền cho huyện nha với phí theo cân của Cự Kình Bang còn không đủ, thiếu đúng hai lạng bạc. Nếu nó lại khóc ra lệ thanh thạch, ta chẳng có bạc mua sâm dược cứu mạng nó, chắc chắn nó không qua nổi mùa đông này!
Nhưng với tình trạng hiện tại, chúng ta có dư được bao nhiêu tiền đâu mà mua sâm?
Đưa đứa lớn đến gia đình hào môn trong huyện thành làm gia nô, chí ít nó không phải lo cái ăn cái mặc, nói không chừng còn dư được chút đỉnh tiền lấy vợ. Còn như để ở nhà, ngộ nhỡ phát bệnh…”
Tô lão mẫu nói dông dài một hồi vẫn là loanh quanh nỗi nhọc nhằn suốt mấy năm nay.
Tô lão trầm ngâm, chỉ im lặng rít một hơi thuốc lạnh, đầu cúi thấp hơn. Mấy lời Tô lão mẫu nói đó, lão sao mà không hiểu được.
Cái tên “Trần” ấy của đứa lớn cũng do Hàn Sơn Chân Nhân tiện tay đặt cho. Ngài bảo dưới gầm trời duy có bụi đất là ti tiện, đặt như thế lão thiên sẽ không sinh lòng ghen ghét, dễ dàng sống tiếp.
Đứa lớn từ nhỏ đã hiểu chuyện, rất ít khóc, quanh năm suốt tháng chưa ắt được một lần rơi lệ. Nhưng tính đi tính lại, hơn mười năm nay, Tô Trần cũng đã lục tục khóc mười mấy lần. Phần lớn số bạc vợ chồng lão dành dụm được trong ngần ấy năm đã chi ra để mua sâm dược. Lão phải tích cóp từng đồng để mua thuốc, cho nên lão làm sao lại chẳng hiểu mấy lời vừa nãy.
Năm lạng thuế thuyền của huyện nha mỗi năm cùng với hai lạng phí theo cân của Cự Kình Bang mỗi tháng là gánh nặng trên vai cả nhà họ, đè nặng đến nỗi bọn họ đều thở không ra hơi. Cái gánh ấy đã nặng, bên trên còn chèn thêm một khối đá nặng trình trịch - căn bệnh lạ mà Tô Trần mỗi năm có khi sẽ phát tác, thực là đã nghèo còn mắc cái eo.
Tô lão mấy năm nay đã phải cắn răng chịu đựng, ngoan cường gánh đỡ.
Mùa đông năm nay thu hoạch quá kém, tiền bạc trong nhà quả tình hết sức thiếu thốn, về cơ bản đã chẳng còn dư được bao nhiêu. Mà cũng chẳng ai dám nói trước, khi nào thì đứa lớn sẽ khóc tiếp. Nếu nó lại rơi lệ lần nữa, trong nhà không còn tiền bạc mua sâm cứu mạng, e là nó thực sự phải yểu mệnh.
Nghĩ đến đây, Tô lão chau mày lặng im, vùi đầu rít tiếp một hơi thuốc khô khốc.
Có lẽ, mẹ nó nói đúng.
Đem nó đến huyện thành bán cho mấy nhà giàu có làm nô bộc, ngày tháng sau này sẽ rất khốn khổ, thường bị chủ nhà đánh mắng, nhưng dù sao cũng có thể đổi về mười hai lạng bạc, kịp thời mua sâm dược cứu một mạng của nó.
Thế đạo gian nan, có thể sống tiếp coi như lão thiên đã khai ân, nào dám tham cầu gì khác.
Nếu không có tiền mua sâm dược, mạng đứa lớn chẳng còn, thì cũng chẳng còn gì nữa.
ooOoOoOoo
Thuyền chài cũ.
Sương khói lượn lờ.
Đèn dầu ảm đạm.
Trong lều, Tô lão mẫu khi nín lặng khi than khóc.
Còn Tô lão, cả buổi chỉ im lặng hút thuốc, trầm tư chờ đợi. Đứa lớn quay về, lão sẽ đem sự tình nói rõ ràng cho nó hay. Ai chứ đứa trẻ này, chắc sẽ… đồng ý mà.
ooOoOoOoo
Bên ngoài chiếc thuyền chài rách rưới, cũ kỹ của nhà họ Tô...
Trên chiếc bè trúc con, trơ trọi mình Tô Trần đứng đó, niềm vui sướng khi đánh cá trở về đã sớm tiêu biến. Sắc mặt y trắng bệch như tuyết, từ trong tròng mắt hồn xiêu phách lạc, tấm thân ốm yếu mỏng manh không sao dằn nổi cơn run rẩy, đôi bàn tay nhỏ siết chặt lấy ngọn sào trúc.
Y cắn lấy môi dưới, cắn chặt đến suýt thì bật máu.
Tô Trần biết rõ bản thân mình mang quái bệnh bẩm sinh từ bé, mỗi lần rơi lệ thanh thạch, nguyên khí sẽ bị thương tổn nặng nề mà trở bệnh, tựa hồ mất gần nửa cái mạng; khiến cho gia đình đương lao đao phải hứng thêm một trận tai kiếp lớn.
Cái mạng này của y lay lắt như ngọn lửa chài chập chờn trước gió đông, bất cứ lúc nào cũng có thể bị thổi tắt.
Mỗi lần như thế, cha mẹ y đều mày chau mặt ủ, phải hao phí chỗ bạc dành dụm hơn nửa năm để đến hiệu thuốc trong huyện thành mua về một gốc nhân sâm, sắc với canh cá cho y bổ nguyên khí.
Tô Trần vẫn luôn canh cánh trong lòng chuyện này.
Từ thuở lên năm, lên sáu y đã hiểu chuyện, bắt đầu phụ giúp cha mẹ làm ít việc vặt, hơn mười tuổi đã có thể tự mình đánh lấy ít tép nhỏ cá con kiếm chút tiền, nghĩ hết cách này đến cách khác để đỡ đần, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Y muốn dành dụm tiền mua sâm dược, gắng sức thúc mình sống tiếp.
Thế nhưng, tận tai nghe được cha mẹ muốn đem mình bán cho nhà giàu trong huyện thành làm nô bộc, Tô Trần tưởng như sét đánh ngang tai, lòng đau thấu.
Cha mẹ không cần y nữa, muốn bán y rồi!
Đầu óc Tô Trần chợt đần ra, trống rỗng. Y cố dằn cơn đau trong lòng, không để hóa thành lệ trào ra khỏi hốc mắt.
Cái tin dữ này bao năm nay y không dám đối mặt, rốt cuộc cũng đã xảy đến.
Y ngẩng đầu, nhắm nghiền mắt. Phải rất lâu sau, y mới từ trong cơn ác mộng hoàn hồn trở lại, lòng không dám có chút oán hận.
Cha y, mỗi ngày trời còn chưa sáng đã xuống hồ lớn neo thuyền đánh bắt, hoàng hôn buông xuống mới về nghỉ ngơi. Mẹ y, ban ngày theo phụ cha y quăng lưới, đến tối ở nhà vá lưới, đan áo, thức đến tận khuya mới chịu đi ngủ.
Cha mẹ nuôi y vất vả mười hai năm, mái đầu sớm đã bạc, ân trọng như núi. Họ đều đã tận sức rồi.
Chỉ là… Chỉ là… Chính tai nghe thấy cha mẹ bàn nhau bán mình cho nhà giàu trong huyện thành làm nô bộc, lòng Tô Trần thực sự rất khó chịu, khó chịu đến mức chỉ chực khóc. Nhưng nếu khóc ra thì lại trở bệnh nặng, mà y đã chẳng còn tiền bạc mua thứ sâm dược đắt đỏ đó. Không có sâm dược, chết là cái chắc!
Y không muốn chết!
Tô Trần nghe lòng chua xót nhưng không dám khóc, đành cắn chặt môi, cố nén không cho lệ ứa ra khỏi khóe mắt.
Tô Trần quanh quẩn bên ngoài chiếc thuyền chài cũ hồi lâu...
Y sớm hiểu chuyện so với những đứa trẻ cùng trang lứa, song chung quy vẫn chỉ là một thiếu niên mười hai tuổi đơn thuần. Tính mạng của mình nguy biến, nhưng y chỉ đành bó tay chịu trói, mù tịt chẳng biết làm cách nào, cũng lưỡng lự chẳng biết đi về đâu.
Căn bệnh này xem ra cả đời trị chẳng khỏi, không thể tiếp tục lệ thuộc gia đình nữa. Gia đình không còn bị căn bệnh quái ác của mình làm liên lụy, áp lực sẽ giảm nhẹ rất nhiều.
Nay đi huyện thành Cô Tô tìm một công việc chân tay, tự nuôi sống chính mình, nói không chừng còn có thể kiếm thêm ít tiền gửi về cho gia đình, đỡ đần phần nào cho cha mẹ. Nếu lại phát bệnh… thì ở bên ngoài tự sinh tự diệt vậy! Tô Trần tỏ vẻ thản nhiên.
Y cảm thấy toàn thân lạnh cóng, sắp sửa cứng đờ, bèn ra sức xoa tay xoa chân, rồi với lấy cái sọt đầy ắp cá tôm trên bè, nhẹ nhàng đặt xuống đầu thuyền cá.
Suy đi tính lại, y lại cởi lấy cái túi tiền nhỏ bằng vải ở bên hông, bên trong đựng hơn bốn năm chục đồng bạc.
Mỗi lần đi đêm đánh cá xong lại theo chân mấy ngư dân trong thôn Chu đến huyện thành bán, Tô Trần đều để dành riêng cho mình một đồng, phòng khi bản thân mình rơi lệ thanh thạch cũng có sẵn để đi mua sâm dược cứu mạng.
Số tiền ít ỏi mà y gom góp được này chẳng đáng là bao, cũng chẳng mua nổi một gốc sâm. Nhưng chẳng mấy chốc đã sang năm mới, cái túi con con này để lại cho đệ đệ, muội muội sắm thêm bộ quần áo mới, giúp cha mẹ bớt được phần nào ưu phiền.
Tô Trần đặt cái túi nhỏ này xuống đầu thuyền.
Trong ngực áo y chỉ còn sót lại một cái túi vải nhỏ đựng hơn mười viên Thanh Lệ Thạch, cùng với nửa ổ bánh ngô lạnh cứng lúc tảng sáng đi đánh cá còn chưa ăn hết. Ngoài mấy thứ này ra, trên người y chẳng còn sót lại vật gì có giá trị.
Tô Trần quỳ phục xuống mặt bè ngấm nước lạnh giá, kính cẩn hướng về phía thuyền chài dập đầu ba cái.
Con phải đi rồi!
Cha, mẹ, xin bảo trọng, thứ cho hài nhi không thể nương dưới gối cha mẹ tận lòng hiếu kính.
Nhị đệ, tam muội, lần này ly biệt, ca ca không thể ngày ngày chăm sóc hai đứa nữa! Hai đứa nhất định phải sống thật tốt, sớm trưởng thành để thay ca ca tận hiếu với cha mẹ.
Gương mặt nhỏ non nớt của Tô Trần không giấu nổi vẻ bi thương, lạy xong đứng dậy, đôi bàn tay nhỏ ửng đỏ vì lạnh trầy trật nắm lấy ngọn sào trúc.
Bè lướt chầm chậm về phía lòng sông xa xôi.
ooOoOoOoo
“Rào rào…!”
Tô lão dường như loáng thoáng nghe thấy bên ngoài thuyền cá có tiếng vỗ nước. Lúc đầu lão cũng chẳng để ý, tưởng là có hộ chài nào khác ra hồ lớn đánh bắt sớm, lúc ngang qua thuyền của lão làm sóng nước bắn lên.
Đột nhiên, lão nhớ sực ra, đứa lớn ban đêm ra sông đánh cá, thường độ khoảng giờ này đã về đến. Chẳng lẽ lại là tiếng bè trúc của nó?
Mặt lão vừa biến sắc, lão liền tung cái mành rách nát xông ra bên ngoài lều.
Trước mắt lão chỉ thấy, ở phía đầu thuyền, một cái sọt đầy cá tôm được đặt ngay ngắn, phía trên còn có cái túi tiền nhỏ bằng vải là vật bất ly thân của đứa lớn. Cái túi đặt ngay ngắn chỉnh tề, mặt vải không có chút nếp nhăn.
Còn gương mặt đầy nếp nhăn của Tô lão lộ rõ vẻ kinh hoàng.
Đồ đạc của đứa lớn ở đây, nhưng nó lại chẳng thấy đâu.
Lẽ nào nó nghe được mấy lời ban nãy mẹ nó nói?
Đứa lớn bề ngoài hiểu chuyện, tính cách điềm tĩnh, không xốc nổi, nhưng bên trong lại cực kỳ cương liệt; là kiểu thiếu niên dù có bị đánh rớt răng cũng quyết ngậm máu trong miệng, không thốt một lời, ngoan cường mà nuốt ngược vào bụng.
Nếu đứa lớn nghe được họ muốn bán nó, chắc chắn sẽ không chịu nổi sự kích động như thế, chẳng biết còn làm ra chuyện ngốc nghếch gì nữa.
“Con ơi… Quay lại!” Tô lão không tự kiềm chế nổi nữa...
“Con à! Mẹ sai rồi, về nhà đi con!” Tô lão mẫu cũng cuống lên, lảo đảo xông ra khỏi khoang thuyền. Tiếng gào khóc xé lòng của người mẹ văng vẳng trên mặt sông.
Thế nhưng, ở nơi sông nước tối tăm này, mù sương đã giăng mắc khắp đất trời, hình bóng chiếc bè trúc lẻ loi của Tô Trần biết tìm nơi đâu...
Tô Trần chống bè về nơi có chiếc thuyền chài đang đỗ cập bên bờ sông thuộc thôn Chu, bè chở theo một sọt đầy ắp cá tôm. Gương mặt nhỏ non nớt của y đỏ ửng lên vì phấn khởi. Y chuẩn bị về thuyền gặp cha mẹ.
Dòng sông vào độ tảng sáng còn mờ mịt khói sương, gắng lắm mới có thể thấy được vài đốm lửa đèn từ mấy gia đình chài lưới.
Lửa chài lập lòe hiện lên, khiến người ta phải chú mục mà nhìn.
Chiếc thuyền đánh cá cũ kỹ của gia đình Tô Trần đương đỗ bên bờ sông thôn Chu.
ooOoOoOoo
Tô gia đã mấy đời làm nghề đánh cá ở vùng sông nước thôn Chu, một nhà già trẻ năm người đều ngụ trên chiếc thuyền chài cũ kỹ này.
Thuyền đã cũ. Mui thuyền bện từ nan tre và rơm rạ, làm thành một cái lều sơ sài. Trong lều quét một lớp đất bùn ngăn trở hàn phong, từ lâu đã khô nứt, lộ ra nhiều kẽ hở. Cửa lều phủ bởi một mảnh vải mành cũ nát, dùng đã quá lâu nên rách rưới lắm, để gió lọt vào được.
Hàn phong thổi thốc qua mấy khe hở trên mành, trút vào bên trong khoang thuyền một đợt lạnh buốt xương.
Phần trần bên trên bị khói hun đen kịt, có treo lủng lẳng một ngọn đèn tờ mờ, bên trong dầu đã cạn đến đáy. Lửa đèn chập chờn, tỏa ra một thứ ánh sáng đỏ ảm đạm, miễn cưỡng cũng có thể thấy rõ tình cảnh trong lều.
Phía trong lều chỗ sát mành cửa là một cái lò đất con xây từ đất sét đỏ. Trên lò có đặt một cái lọ sành, và ai đó đang nấu một nồi nhỏ lõng bõng cháo trắng, vài lá cải nổi trên bề mặt cháo, bên trong chẳng có lấy chút dầu hay muối.
Dưới đáy lò, củi khô đang cháy, hoa đốm vù vù bốc ra ngoài.
Giữa cái rét mùa đông, cả căn lều phải nhờ vào luồng nhiệt khí từ lò tỏa ra mới tạm duy trì được chút ấm áp.
Cạnh lò đặt một cái thùng gỗ đã cũ, bên trong có vài con cá diếc nhỏ đang thoi thóp thở, áng chừng sắp chết.
Ở phía trong cùng kê một cái giường gỗ cũ kỹ cùng với chăn đệm đã thoang thoảng mùi mốc. Trên giường, hai đứa bé bân bẩn độ khoảng ba bốn tuổi đang say giấc. Chúng nó rúc người trong chăn, có khi ngẫu nhiên rên “ư ư” mấy tiếng.
Đại đa số ngư dân ở thôn Chu đều sống trong cảnh bần hàn như thế, mỗi độ đón tết ví như có được ít dầu muối thịt cá là đã khấm khá lắm.
Tô lão ngồi bên bếp lò, tay cầm một cái ống điếu đưa lên miệng, lặng lẽ rít lấy một hơi khói lành lạnh. Gương mặt sạm đen của lão phủ đầy nếp nhăn.
Thuốc lá cũ, chất thuốc kém, lại rất khô, khiến lão thi thoảng bật lên vài tiếng ho khan.
Tô lão mẫu đang ở bên giường, hai tay bận bịu đan vá một tấm lưới chài cũ rách. Gương mặt bà lộ vẻ buồn lo.
“Này cha sấp nhỏ, nhà ta năm nay lại chẳng gom được mấy đồng, làm lụng cả năm trời cũng chỉ dành dụm được có bốn lạng bạc vụn. Tết đến sát bên, trước tết còn phải nộp thuế thuyền bè cho huyện nha, tôi thấy chút bạc này chẳng mấy chốc rồi cũng hết.
Nay chúng ta chuyển số cá đánh được đến huyện thành bán, thì lại chưa thanh xong khoản phí theo cân mà Cự Kình Bang đòi. Cứ như vậy e không qua nổi mùa đông này…”
Tô lão mẫu tay vá tấm lưới chài, miệng làu bàu mãi chẳng ngớt, chốc chốc lại thở ra.
Thuế thuyền bè hàng năm ở huyện nha Cô Tô là năm lạng bạc, bắt buộc phải nộp lên quan trước khi sang năm mới, nếu không lũ nha dịch hung thần ác sát kia sẽ tìm đến tận nơi phong tỏa thuyền, không cho hạ thủy đánh bắt tiếp.
Cự Kình Bang là một trong năm bang phái giang hồ lớn nhất thuộc địa giới mười ba huyện của Ngô quận, tung hoành ở vùng đất rộng lớn này đã được trên trăm năm, chẳng những chiếm cứ Thái Hồ, trong phạm vi nghìn dặm lũng đoạn cả hồ lớn hồ nhỏ lẫn những tuyến đường vận tải trên sông; lại trưng thu của ngư dân thôn Chu mỗi tháng hai lạng bạc. Ngư dân hàng tháng đều phải giao nộp khoản phí này, bằng không Cự Kình Bang sẽ chặn không cho chuyển cá đến huyện thành bán, có đánh được nhiều hơn cũng đành để thối rữa trên thuyền.
Cá không bán đi đâu được, kế sinh nhai chẳng còn, ngư dân đương nhiên lâm vào tuyệt lộ.
Cự Kình Bang ức hiếp dân lành, cưỡng đoạt nhi nữ, hết sách nhiễu lại cướp bóc. Với những ngư dân hiền lành chất phác ở thôn Chu mà nói, chúng thực không khác chi loài mãnh hổ ác lang ăn thịt người chẳng nhả xương, so với quan lại chốn nha môn còn tàn độc hơn, thế nên họ chẳng dám mảy may phản kháng.
Tô lão vẫn phì phà khói thuốc.
Là tay đánh cá lão luyện, lão đương nhiên nắm rõ mấy món nợ này. Hiện trong nhà vẫn còn thiếu hai lạng bạc, tức hai nghìn đồng nữa. Mùa đông này thực khó mà chi trì nổi.
Mỗi độ đón tết chẳng khác chi hứng một trận tai kiếp. Gắng qua được trận tai kiếp này, đến mùa xuân sang năm khi cá lớn trong hồ đã nhiều hơn, thu nhập mới có thể khấm khá hơn một chút.
Giờ chỉ còn nước mỗi ngày đều nhân lúc trời chưa sáng mà xuống hồ, dốc sức đánh thêm ít cá. Kẻ hán tử chài lưới chất phác như lão, cả một đời đã phải kiên cường chống chọi như thế.
Có điều, lúc này đã vào tháng chạp đông giá, cá lớn trong hồ rất ít.
Năm mới đến sát bên, chỉ còn hơn một tháng nữa. Trong quãng thời gian ngắn ngủi này, bất luận thế nào, dù có làm thâu đêm không ngủ, cũng chẳng đào ra nổi hai lạng bạc.
Cực chẳng đã, chỉ có thể đi tìm một vị hương thân họ Chu là thế gia trong thôn này vay ít bạc, năm sau hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Nhưng vị hương thân này cho vay bạc là lãi mẹ đẻ lãi con, mượn thì dễ, trả lại mới khó.
Tô lão lặng im, rít mạnh một hơi thuốc.
“Cha sấp nhỏ này, chúng ta bán thằng lớn cho mấy gia đình hào môn trong huyện thành làm người hầu đi. Thằng lớn nay được mười ba tuổi rồi, hiểu chuyện mà cũng làm được ít việc nặng. Ta kiếm cho nó nhà hào môn nào thiện tâm một chút, thế là có đường thoát rồi.” Tô lão mẫu ngẫm nghĩ hồi lâu mới thốt ra cách này, vẻ mặt không giấu nổi sự đau xót.
Thông thường vào tháng chạp, các hộ hào môn trong huyện thành Cô Tô sẽ thu dụng một số thiếu niên nam nữ trên mười tuổi từ các gia đình cùng khổ, nuôi từ nhỏ làm gia bộc, tì nữ. Mấy gia đình đem bán con sẽ được trả một khoản tiền mười lạng bạc gọi là bù đắp, nhưng buộc phải ký khế ước bán thân cả đời.
Ký khế ước bán thân này rồi thì không còn tư cách thường dân nữa, mà đã là tiện dân, trở thành vật sở hữu riêng của người chủ.
Nhỡ chủ không phải người nhân hậu, nô bộc dù bị ngược đãi, bị đánh đến chết, cũng không coi là chuyện phạm vương pháp, nhiều lắm chỉ được bồi thường chút ít bạc. Vậy nên, những gia đình cùng khổ hễ còn một chút hy vọng, ắt sẽ không bán con mình vào mấy nhà hào môn làm nô bộc, đem tính mạng chúng nó đặt vào tay người.
Thế nhưng, cả nhà quả tình chẳng thể qua nổi mùa đông năm nay, không bán đứa lớn cho người ta mà giữ lại trong nhà, thì còn đường nào sống tiếp đây?
Tuy nói là làm nô bộc cho người, nhưng nô bộc của mấy nhà hào môn trong huyện thành đều ăn vận đẹp đẽ sang trọng, ăn cũng ăn ngon hơn dân chài; dù sao vẫn còn tốt hơn là chết đói hoặc chết vì tật bệnh.
Giá còn lối thoát nào khác, Tô lão mẫu cũng không nghĩ đến chuyện để con mình đi làm nô bộc nhà người.
Song Tô lão mẫu từ lâu đã hiểu, cuộc sống khốn khó như vậy, biện pháp đơn giản nhất nhưng tốt nhất lúc này chính là: bán mạng Tô Trần để mua về mạng của những người còn lại. Chỉ có như vậy, cả nhà mới có thể sống tiếp…
“Câm miệng! Nghĩ sao mà đòi bán nó?!”
Tô lão nổi cơn thịnh nộ, kích động đến mức toàn thân rung rẩy, tay chỉ thẳng mặt Tô lão mẫu, căm giận bà sao lại có thể thốt ra mấy lời này.
Bắt lão bán đứa lớn đi, có khác chi xẻo mất một phần huyết nhục thân thương của lão?
“Ông ạ, thằng lớn là khúc ruột năm xưa tôi mang nặng đẻ đau. Giá còn cách khác, tôi cũng nào muốn thế! Ông đừng quên, bệnh tình của nó đã nguy kịch lắm. Nếu năm nay bệnh của nó lại tái phát, nó làm sao mà sống nổi!”
Tô lão mẫu vừa nói vừa khóc, nước mắt giàn giụa trên gương mặt đã nhăn nheo vì tuổi già.
Năm đó đứa lớn chào đời, Tô lão mẫu không có đủ sữa cho nó bú. Nó đói quá khóc một trận, nước mắt óng ánh sắc xanh, chảy xuống giường kết thành hai viên thanh thạch.
Chỉ một lúc sau, sắc mặt nó đã hóa ra trắng xanh, môi tím tái. Tình huống lúc đó nguy cấp lắm.
Hai người bọn họ chưa nghe qua căn bệnh “nước mắt hóa thạch” quái gỡ này bao giờ. Ngay trong đêm ấy, hai người đưa đứa lớn đến huyện thành tìm đại phu; rảo hết mười mấy hiệu thuốc trong thành, đại phu nào cũng kinh hãi đến đờ mặt ra, đều bảo chưa từng nghe nói đến căn bệnh lạ hiếm gặp này, ngay cả y thư điển tịch cũng không thấy ghi chép gì. Thậm chí có đại phu còn nói, mắc bệnh này ắt yểu mệnh, dù có cứu chữa được, về sau cũng phải chết, không sống qua nổi hai, ba tuổi, chi bằng vứt đi thôi!
Nhưng hai vợ chồng Tô lão đã không vứt bỏ nó.
Nghe người trong thành nói, Hàn Sơn đạo quán ở cửa Tây huyện thành có vị Hàn Sơn Chân Nhân thần thông quảng đại, không việc gì không làm được, hai người bèn tìm đến, quỳ trước cửa đạo quán ba ngày ba đêm, khổ sở cầu xin lão quán chủ.
Thực không dễ dàng gì mới cầu được lão quán chủ xuất đầu lộ diện khám chẩn cho đứa trẻ chỉ còn thở thoi thóp. Lão quán chủ khám xong, nói bệnh tình của nó rất quái lạ, hẳn là căn bệnh “thiên hận” trong truyền thuyết: ông trời oán ghét nên không để cho nó được sống.
Viên đá lạ rơi ra chính là “Thiên Hận Thạch”, cơ thể đã thất thoát nguyên khí. Nay dùng nhân sâm để bồi bổ nguyên khí, may ra có thể kéo dài tính mạng; nhưng cũng chỉ cứu được tạm thời, chứ không sao trị tận gốc.
Liệu pháp này cũng khá đơn giản, có điều nhân sâm lại rất quý.
Bọn họ vội vội vàng vàng mua của dược đường một củ sâm rừng mười năm tuổi, tiêu luôn số tiền dành dụm được trong gần nửa năm, quả nhiên cứu được mạng đứa trẻ, nuôi dưỡng lần lần cho đến giờ.
Nhà họ Tô mỗi năm đều dành riêng hai lạng bạc để mua sâm cho đứa lớn; nhỡ nó lại khóc ra lệ thanh thạch, sẽ lập tức dùng chỗ sâm đó để bồi đắp nguyên khí, cứu mạng nó.
“Năm nay đánh cá chẳng thu hoạch được nhiều, nay cả tiền đóng thuế thuyền cho huyện nha với phí theo cân của Cự Kình Bang còn không đủ, thiếu đúng hai lạng bạc. Nếu nó lại khóc ra lệ thanh thạch, ta chẳng có bạc mua sâm dược cứu mạng nó, chắc chắn nó không qua nổi mùa đông này!
Nhưng với tình trạng hiện tại, chúng ta có dư được bao nhiêu tiền đâu mà mua sâm?
Đưa đứa lớn đến gia đình hào môn trong huyện thành làm gia nô, chí ít nó không phải lo cái ăn cái mặc, nói không chừng còn dư được chút đỉnh tiền lấy vợ. Còn như để ở nhà, ngộ nhỡ phát bệnh…”
Tô lão mẫu nói dông dài một hồi vẫn là loanh quanh nỗi nhọc nhằn suốt mấy năm nay.
Tô lão trầm ngâm, chỉ im lặng rít một hơi thuốc lạnh, đầu cúi thấp hơn. Mấy lời Tô lão mẫu nói đó, lão sao mà không hiểu được.
Cái tên “Trần” ấy của đứa lớn cũng do Hàn Sơn Chân Nhân tiện tay đặt cho. Ngài bảo dưới gầm trời duy có bụi đất là ti tiện, đặt như thế lão thiên sẽ không sinh lòng ghen ghét, dễ dàng sống tiếp.
Đứa lớn từ nhỏ đã hiểu chuyện, rất ít khóc, quanh năm suốt tháng chưa ắt được một lần rơi lệ. Nhưng tính đi tính lại, hơn mười năm nay, Tô Trần cũng đã lục tục khóc mười mấy lần. Phần lớn số bạc vợ chồng lão dành dụm được trong ngần ấy năm đã chi ra để mua sâm dược. Lão phải tích cóp từng đồng để mua thuốc, cho nên lão làm sao lại chẳng hiểu mấy lời vừa nãy.
Năm lạng thuế thuyền của huyện nha mỗi năm cùng với hai lạng phí theo cân của Cự Kình Bang mỗi tháng là gánh nặng trên vai cả nhà họ, đè nặng đến nỗi bọn họ đều thở không ra hơi. Cái gánh ấy đã nặng, bên trên còn chèn thêm một khối đá nặng trình trịch - căn bệnh lạ mà Tô Trần mỗi năm có khi sẽ phát tác, thực là đã nghèo còn mắc cái eo.
Tô lão mấy năm nay đã phải cắn răng chịu đựng, ngoan cường gánh đỡ.
Mùa đông năm nay thu hoạch quá kém, tiền bạc trong nhà quả tình hết sức thiếu thốn, về cơ bản đã chẳng còn dư được bao nhiêu. Mà cũng chẳng ai dám nói trước, khi nào thì đứa lớn sẽ khóc tiếp. Nếu nó lại rơi lệ lần nữa, trong nhà không còn tiền bạc mua sâm cứu mạng, e là nó thực sự phải yểu mệnh.
Nghĩ đến đây, Tô lão chau mày lặng im, vùi đầu rít tiếp một hơi thuốc khô khốc.
Có lẽ, mẹ nó nói đúng.
Đem nó đến huyện thành bán cho mấy nhà giàu có làm nô bộc, ngày tháng sau này sẽ rất khốn khổ, thường bị chủ nhà đánh mắng, nhưng dù sao cũng có thể đổi về mười hai lạng bạc, kịp thời mua sâm dược cứu một mạng của nó.
Thế đạo gian nan, có thể sống tiếp coi như lão thiên đã khai ân, nào dám tham cầu gì khác.
Nếu không có tiền mua sâm dược, mạng đứa lớn chẳng còn, thì cũng chẳng còn gì nữa.
ooOoOoOoo
Thuyền chài cũ.
Sương khói lượn lờ.
Đèn dầu ảm đạm.
Trong lều, Tô lão mẫu khi nín lặng khi than khóc.
Còn Tô lão, cả buổi chỉ im lặng hút thuốc, trầm tư chờ đợi. Đứa lớn quay về, lão sẽ đem sự tình nói rõ ràng cho nó hay. Ai chứ đứa trẻ này, chắc sẽ… đồng ý mà.
ooOoOoOoo
Bên ngoài chiếc thuyền chài rách rưới, cũ kỹ của nhà họ Tô...
Trên chiếc bè trúc con, trơ trọi mình Tô Trần đứng đó, niềm vui sướng khi đánh cá trở về đã sớm tiêu biến. Sắc mặt y trắng bệch như tuyết, từ trong tròng mắt hồn xiêu phách lạc, tấm thân ốm yếu mỏng manh không sao dằn nổi cơn run rẩy, đôi bàn tay nhỏ siết chặt lấy ngọn sào trúc.
Y cắn lấy môi dưới, cắn chặt đến suýt thì bật máu.
Tô Trần biết rõ bản thân mình mang quái bệnh bẩm sinh từ bé, mỗi lần rơi lệ thanh thạch, nguyên khí sẽ bị thương tổn nặng nề mà trở bệnh, tựa hồ mất gần nửa cái mạng; khiến cho gia đình đương lao đao phải hứng thêm một trận tai kiếp lớn.
Cái mạng này của y lay lắt như ngọn lửa chài chập chờn trước gió đông, bất cứ lúc nào cũng có thể bị thổi tắt.
Mỗi lần như thế, cha mẹ y đều mày chau mặt ủ, phải hao phí chỗ bạc dành dụm hơn nửa năm để đến hiệu thuốc trong huyện thành mua về một gốc nhân sâm, sắc với canh cá cho y bổ nguyên khí.
Tô Trần vẫn luôn canh cánh trong lòng chuyện này.
Từ thuở lên năm, lên sáu y đã hiểu chuyện, bắt đầu phụ giúp cha mẹ làm ít việc vặt, hơn mười tuổi đã có thể tự mình đánh lấy ít tép nhỏ cá con kiếm chút tiền, nghĩ hết cách này đến cách khác để đỡ đần, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Y muốn dành dụm tiền mua sâm dược, gắng sức thúc mình sống tiếp.
Thế nhưng, tận tai nghe được cha mẹ muốn đem mình bán cho nhà giàu trong huyện thành làm nô bộc, Tô Trần tưởng như sét đánh ngang tai, lòng đau thấu.
Cha mẹ không cần y nữa, muốn bán y rồi!
Đầu óc Tô Trần chợt đần ra, trống rỗng. Y cố dằn cơn đau trong lòng, không để hóa thành lệ trào ra khỏi hốc mắt.
Cái tin dữ này bao năm nay y không dám đối mặt, rốt cuộc cũng đã xảy đến.
Y ngẩng đầu, nhắm nghiền mắt. Phải rất lâu sau, y mới từ trong cơn ác mộng hoàn hồn trở lại, lòng không dám có chút oán hận.
Cha y, mỗi ngày trời còn chưa sáng đã xuống hồ lớn neo thuyền đánh bắt, hoàng hôn buông xuống mới về nghỉ ngơi. Mẹ y, ban ngày theo phụ cha y quăng lưới, đến tối ở nhà vá lưới, đan áo, thức đến tận khuya mới chịu đi ngủ.
Cha mẹ nuôi y vất vả mười hai năm, mái đầu sớm đã bạc, ân trọng như núi. Họ đều đã tận sức rồi.
Chỉ là… Chỉ là… Chính tai nghe thấy cha mẹ bàn nhau bán mình cho nhà giàu trong huyện thành làm nô bộc, lòng Tô Trần thực sự rất khó chịu, khó chịu đến mức chỉ chực khóc. Nhưng nếu khóc ra thì lại trở bệnh nặng, mà y đã chẳng còn tiền bạc mua thứ sâm dược đắt đỏ đó. Không có sâm dược, chết là cái chắc!
Y không muốn chết!
Tô Trần nghe lòng chua xót nhưng không dám khóc, đành cắn chặt môi, cố nén không cho lệ ứa ra khỏi khóe mắt.
Tô Trần quanh quẩn bên ngoài chiếc thuyền chài cũ hồi lâu...
Y sớm hiểu chuyện so với những đứa trẻ cùng trang lứa, song chung quy vẫn chỉ là một thiếu niên mười hai tuổi đơn thuần. Tính mạng của mình nguy biến, nhưng y chỉ đành bó tay chịu trói, mù tịt chẳng biết làm cách nào, cũng lưỡng lự chẳng biết đi về đâu.
Căn bệnh này xem ra cả đời trị chẳng khỏi, không thể tiếp tục lệ thuộc gia đình nữa. Gia đình không còn bị căn bệnh quái ác của mình làm liên lụy, áp lực sẽ giảm nhẹ rất nhiều.
Nay đi huyện thành Cô Tô tìm một công việc chân tay, tự nuôi sống chính mình, nói không chừng còn có thể kiếm thêm ít tiền gửi về cho gia đình, đỡ đần phần nào cho cha mẹ. Nếu lại phát bệnh… thì ở bên ngoài tự sinh tự diệt vậy! Tô Trần tỏ vẻ thản nhiên.
Y cảm thấy toàn thân lạnh cóng, sắp sửa cứng đờ, bèn ra sức xoa tay xoa chân, rồi với lấy cái sọt đầy ắp cá tôm trên bè, nhẹ nhàng đặt xuống đầu thuyền cá.
Suy đi tính lại, y lại cởi lấy cái túi tiền nhỏ bằng vải ở bên hông, bên trong đựng hơn bốn năm chục đồng bạc.
Mỗi lần đi đêm đánh cá xong lại theo chân mấy ngư dân trong thôn Chu đến huyện thành bán, Tô Trần đều để dành riêng cho mình một đồng, phòng khi bản thân mình rơi lệ thanh thạch cũng có sẵn để đi mua sâm dược cứu mạng.
Số tiền ít ỏi mà y gom góp được này chẳng đáng là bao, cũng chẳng mua nổi một gốc sâm. Nhưng chẳng mấy chốc đã sang năm mới, cái túi con con này để lại cho đệ đệ, muội muội sắm thêm bộ quần áo mới, giúp cha mẹ bớt được phần nào ưu phiền.
Tô Trần đặt cái túi nhỏ này xuống đầu thuyền.
Trong ngực áo y chỉ còn sót lại một cái túi vải nhỏ đựng hơn mười viên Thanh Lệ Thạch, cùng với nửa ổ bánh ngô lạnh cứng lúc tảng sáng đi đánh cá còn chưa ăn hết. Ngoài mấy thứ này ra, trên người y chẳng còn sót lại vật gì có giá trị.
Tô Trần quỳ phục xuống mặt bè ngấm nước lạnh giá, kính cẩn hướng về phía thuyền chài dập đầu ba cái.
Con phải đi rồi!
Cha, mẹ, xin bảo trọng, thứ cho hài nhi không thể nương dưới gối cha mẹ tận lòng hiếu kính.
Nhị đệ, tam muội, lần này ly biệt, ca ca không thể ngày ngày chăm sóc hai đứa nữa! Hai đứa nhất định phải sống thật tốt, sớm trưởng thành để thay ca ca tận hiếu với cha mẹ.
Gương mặt nhỏ non nớt của Tô Trần không giấu nổi vẻ bi thương, lạy xong đứng dậy, đôi bàn tay nhỏ ửng đỏ vì lạnh trầy trật nắm lấy ngọn sào trúc.
Bè lướt chầm chậm về phía lòng sông xa xôi.
ooOoOoOoo
“Rào rào…!”
Tô lão dường như loáng thoáng nghe thấy bên ngoài thuyền cá có tiếng vỗ nước. Lúc đầu lão cũng chẳng để ý, tưởng là có hộ chài nào khác ra hồ lớn đánh bắt sớm, lúc ngang qua thuyền của lão làm sóng nước bắn lên.
Đột nhiên, lão nhớ sực ra, đứa lớn ban đêm ra sông đánh cá, thường độ khoảng giờ này đã về đến. Chẳng lẽ lại là tiếng bè trúc của nó?
Mặt lão vừa biến sắc, lão liền tung cái mành rách nát xông ra bên ngoài lều.
Trước mắt lão chỉ thấy, ở phía đầu thuyền, một cái sọt đầy cá tôm được đặt ngay ngắn, phía trên còn có cái túi tiền nhỏ bằng vải là vật bất ly thân của đứa lớn. Cái túi đặt ngay ngắn chỉnh tề, mặt vải không có chút nếp nhăn.
Còn gương mặt đầy nếp nhăn của Tô lão lộ rõ vẻ kinh hoàng.
Đồ đạc của đứa lớn ở đây, nhưng nó lại chẳng thấy đâu.
Lẽ nào nó nghe được mấy lời ban nãy mẹ nó nói?
Đứa lớn bề ngoài hiểu chuyện, tính cách điềm tĩnh, không xốc nổi, nhưng bên trong lại cực kỳ cương liệt; là kiểu thiếu niên dù có bị đánh rớt răng cũng quyết ngậm máu trong miệng, không thốt một lời, ngoan cường mà nuốt ngược vào bụng.
Nếu đứa lớn nghe được họ muốn bán nó, chắc chắn sẽ không chịu nổi sự kích động như thế, chẳng biết còn làm ra chuyện ngốc nghếch gì nữa.
“Con ơi… Quay lại!” Tô lão không tự kiềm chế nổi nữa...
“Con à! Mẹ sai rồi, về nhà đi con!” Tô lão mẫu cũng cuống lên, lảo đảo xông ra khỏi khoang thuyền. Tiếng gào khóc xé lòng của người mẹ văng vẳng trên mặt sông.
Thế nhưng, ở nơi sông nước tối tăm này, mù sương đã giăng mắc khắp đất trời, hình bóng chiếc bè trúc lẻ loi của Tô Trần biết tìm nơi đâu...