Chương : 6
Sáu đám tang. Web phải dự tất cả sáu đám tang trong vòng ba ngày. Đến đám tang thứ tư, anh đã không còn nhỏ thêm giọt nước mắt nào được nữa.
Anh bước vào nhà thờ hoặc nhà tang lễ, lắng nghe những người xa lạ nói về những đồng đội đã khuất mà nhiều lúc anh còn hiểu rõ hơn cà chính bản thân mình. Dường như tất cả những nơ- ron thần kinh của anh đã chai lì, cùng với một phần tâm hồn anh. Thậm chí anh còn cảm thấy bất lực khi không thể phản ứng như mình muốn. Anh kinh hoàng nhận ra rằng những lúc cần phải khóc than thì anh chỉ chực phá lên cười như điên dại.
Tại các lễ tang, có quan tài thì mở, có cái đóng kín. Vài đồng đội của anh có lẽ đã gặp may hơn với kích thước và vị trí của những vết thương đã cướp đi sinh mạng họ và thế là nắp quan tài được mở ra cho người thân nhìn mặt. Tuy nhiên, khi ngắm nhìn những khuôn mặt lạnh giá, méo mó, và những thi hài cứng đờ, khô kiệt trong quan tài bằng kẽm, ngửi mùi hương hoa hăng hắc, và nghe tiếng thút thít của những người xung quanh, Web chỉ ước anh cũng đang nằm bất động trong một chiếc hòm như vậy, để được chôn sâu dưới ba thước đất, vĩnh viễn tránh xa cuộc sống hiện tại. Đám tang của một vị anh hùng; ít ra đó cũng là một cách để họ tưởng nhớ anh trong danh dự.
Anh đã băng kín bàn tay bị thương của mình vì cảm giác dằn vặt khi bước đi giữa gia đình những người đã khuất. Anh biết chẳng ai thèm quan tâm đến điều nhỏ nhặt đó, nhưng anh vẫn có cảm giác sự xuất hiện của mình là một cái tát thẳng vào mặt mọi người. Tất cả những gì họ biết là không hiểu bằng cách nào mà Web đã thoát chết. Anh đã bỏ chạy? Anh đã bỏ mặc đồng đội của mình hứng đạn? Anh có thể nhận ra những câu hỏi đó trên một số gương mặt. Chẳng nhẽ kẻ sống sót duy nhất nào cũng phải nhận một số phận như thế này sao? Những đám tang đã rước qua giữa các đội nghi lễ mặc quân phục xếp thành hàng dài bất tận, theo sau là hàng trăm người mặc complet và đi giày đen đặc trưng của FBI. Xe mô tô phân khối lớn dẫn đường, người dân đứng chật hai bên phố, khắp nơi treo cờ rủ. Tổng thống và hầu hết nội các của mình đều có mặt, cùng với rất nhiều nhân vật quan trọng khác. Trong mấy ngày liền, cả thế giới chỉ nói về việc sáu người anh hùng bị thảm sát trong một con hẻm. Chẳng mấy ai đả động gì đến người thứ bảy, và Web cảm thấy biết ơn vì điều đó. Nhưng trong thâm tâm anh vẫn tự hỏi cái án treo lơ lửng này bao giờ mới rơi xuống.
Cả thành phố Washington chìm trong không khí tang tóc. Không hẳn chỉ vì cái chết thương tâm của những người lính đặc nhiệm, mà còn vì những điều ẩn chứa sau sự kiện đẫm máu này. Chẳng lẽ bọn tội phạm đã thực sự trở nên trắng trợn đến thế? Chẳng lẽ cả xã hội đang vỡ vụn? Cánh sát không còn khả năng duy trì trật tự nữa sao? Phải chăng viên ngọc quý trên vương miện của ngành thực thi luật pháp Hoa Kỳ, FBI, đã không còn lấp lánh? Các cơ quan truyền thông thù địch ở Trung Đông và Trung Quốc hẳn đang sướng phát điên khi được chuyển đến cho khán thính giả của họ thêm một ví dụ nữa về việc đế quốc Mỹ kiêu ngạo đang phải trả giá. Không phải nghi ngờ gì nữa, khắp các đường phố Baghdad. Teheran, Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đang dậy tiếng reo hò vì đế quốc Mỹ già cỗi đang sụp đổ. Những học giả đạo mạo các nước đang thi nhau vẽ ra đủ các loại viễn cảnh hoang đường khiến Web không còn nghĩ đến việc bật ti vi hay đài lên nghe tin, hoặc động đến một tờ báo. Nhưng nếu có ai hỏi Web hẳn anh sẽ trả lời rằng cả thế giới, chứ không gì nước Mỹ đã rối tung lên từ lâu rồi.
Sau một thời gian thì dư luận cũng bớt chú ý đôi chút đến thảm kịch này, mặc dù chất xúc tác của sự chuyển hướng đó lại là một thảm kịch khủng khiếp khác. Một máy bay chở khách của Nhật Bản đã nổ tung ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương, thế là giới săn tin lại đổ xô về phía đó và tạm thời để lại phía sau con hẻm đẫm máu. Vẫn còn một xe đưa tin thường trực gần đó, nhưng dù sao thì xác của hàng trăm hành khách đang nổi lềnh bềnh trên mặt biển vẫn là câu chuyện nóng hổi và ăn khách hơn là câu chuyện cũ rích về một đội đặc nhiệm FBI bị phục kích. Lại một lần nữa Web có lý do để cảm thấy biết ơn. Hãy để mặc chúng tôi tiếc thương trong yên lặng.
Anh đã nhận được chỉ thị "lên phố": tức là trình diện ở Tòa nhà Hoover và trụ sở WFO ba lần liền, trả lời thẩm vấn trước nhiều nhóm điều tra khác nhau. Các điều tra viên tay lăm lăm giấy, bút, máy ghi âm, những người trẻ tuổi còn mang cả laptop. Họ thay nhau hỏi Web hết câu này đến câu khác. Tuy nhiên, mỗi khi đến phần anh khai trước các nhóm điều tra rằng anh không hiểu tại sao mình lại bị cứng đờ người và ngã xuống, những chiếc bút chì bỗng ngừng lạo xạo trên mặt giấy, những ngón tay cũng ngừng lướt lách cách trên bàn phím.
"Khi anh nói là anh bị cứng đờ người, anh có nhìn thấy gì không? Nghe thấy gì đó khiến anh bị như vậy?" Điều tra viên hỏi bằng một giọng đều đều không cảm xúc, mà đối với Web thì rõ ràng là ông ta tỏ ra hoài nghi, hay đúng hơn là hoàn toàn không tin gì hết.
"Tôi cũng không biết nữa."
"Anh không biết? Anh không chắc là anh có bị cứng đờ người hay không à?"
"Tôi không chắc, ý tôi là có chứ. Tôi không sao cử động được. Như thể tôi bị liệt toàn thân."
"Nhưng anh lại cử động được sau khi cả đội của anh bị giết?"
"Vâng." Web thừa nhận.
"Vậy điều gì đã thay đổi khiến anh làm được như vậy."
"Tôi không biết."
"Và khi lao ra đến sân thì anh bị ngã?"
"Vâng."
"Ngay trước khi những khẩu súng máy nhả đạn?" Một điều tra viên khác chen vào.
Web nghe thấy câu trả lời của mình thoát ra nhẹ như một hơi thở "Vâng." Sau câu trả lời là sự im lặng nặng nề khiến Web càng thêm tan nát và tuyệt vọng.
Trong mỗi buổi thẩm vấn, Web luôn đặt tay trên mặt bàn, ánh mắt nhìn thẳng vào điều tra viên, người hơi cúi về phía trước. Họ đều là dân chuyên nghiệp, những điều tra viên trong đầu có sỏi. Web biết nếu anh nhìn đi chỗ khác, ngồi ngửa người, xoa đầu vò tóc một cách đáng ngờ, hay thậm chí nếu trót dại mà khoanh tay trước ngực nữa thì kiểu gì họ cũng kết luận rằng anh là thằng dối trá, ma mãnh. Web không hề gian dối điều gì, nhưng anh cũng không nói ra toàn bộ sự thật. Vì nếu như Web nói thật rằng hình ảnh thằng bé kia đã có tác động rất kỳ quặc với anh, thậm chí chính là nguyên nhân khiến anh cứng đờ người nên mới thoát chết - hoặc nói về việc cảm thấy chân tay nặng như chì nhưng chỉ vài giây sau lại hoạt động bình thường - thì coi như sự nghiệp của anh tại FBI đã hoàn toàn chấm hết. Nói chung cấp chỉ huy thường không mấy thích thú gì trước việc các đặc vụ hoạt động mà lại đưa ra những câu nói điên rồ. Dù sao anh cũng có công rất lớn. Những ụ súng máy kia đâu có tự gục xuống. Vết đạn từ khẩu SR của anh đã găm chi chít quanh những nòng súng máy. Hơn nữa những xạ thủ bắn tỉa đã chứng kiến tất cả, chính anh là người cảnh báo đội Hotel và cứu mạng thằng nhóc. Web nhấn mạnh những thực tế đó. Anh làm tất cả để bọn họ đều nhận ra điều đó. Các cậu cứ việc đạp mình đi khi mình đang ngã, chỉ cần đừng đạp mạnh quá là được rồi. Nói thế nào thì mình vẫn là một anh hùng khốn kiếp.
"Tôi không sao," Web đã khẳng định với họ như vậy, tôi chỉ cần một thời gian nghỉ ngơi. Tôi không sao đâu." Và đã có lúc Web nghĩ rằng đó là lời nói dối đầu tiên của anh trong cả ngày thẩm vấn.
Họ cũng thông báo là sẽ triệu tập anh để thẩm vấn tiếp nếu cần. Trong lúc này, họ chỉ muốn anh không làm gì hết. Anh sẽ phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian. Cục thậm chí còn khăng khăng đề nghị anh đi gặp chuyên gia tư vấn tâm lý, và Web cũng nói anh sẽ đi, mặc dù trong Cục vẫn tồn tại một luật bất thành văn rằng đi gặp bác sĩ tâm lý là một điều ô nhục. Web được chỉ thị rằng, khi mọi việc có vẻ ổn thỏa, anh sẽ được biên chế vào một đội đột kích hoặc bắn tỉa khác, nếu anh muốn trong khi chờ xây dựng lại đội Charlie. Nếu không, anh có thể đảm nhiệm một vị trí khác trong Cục. Thậm chí người ta đã bàn đến việc chuyển anh về một văn phòng bàn giấy vô thưởng vô phạt nào đó chờ ngày nghỉ hưu.
Đó là kiểu bố trí dành cho những đặc vụ đã già và là thông điệp cho thấy Cục thực sự không biết phải làm gì với anh. Về danh nghĩa, Web đang nghỉ việc trong thời gian điều tra nội bộ, nhưng bất kỳ lúc nào cũng có thể trở thành một cuộc điều tra hình sự đầy đủ, tùy thuộc vào tình hình cụ thể.
Chậc, ít nhất thì chưa có ai đọc cho Web quyền Miranda 1 của anh, đó là một tín hiệu vừa tốt vừa xấu. Tốt là vì nếu Web nhận được quyền Miranda rồi thì có nghĩa là anh đang bị giam lỏng, xấu là vì bất kỳ điều gì anh nói trước ủy ban điều tra có thể được sử dụng làm bằng chứng chống lại anh trong quá trình xét xử dân sự hoặc hình sự Rõ ràng là khuyến điểm lớn nhất của Web là anh đã không chết.
Và sự dằn vặt trong lòng anh có lẽ còn nặng nề hơn bất kỳ hình thức kỷ luật nào mà Cục có thể nghĩ ra.
Thực ra cũng không tệ đến thế. Web đã được thông báo là bất kể anh muốn thế nào cũng sẽ được đáp ứng. Dù sao tất cả cũng là bạn anh. Lúc nào anh cũng nhận được sự ủng hộ hết lòng của họ.
Web có hỏi cuộc điều tra diễn ra đến đâu rồi, nhưng cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Sự ủng hộ hết lòng là thế đấy, Web thầm nghĩ.
"Cứ bình phục đi đã," một người cũng hạ cố nói với anh như vậy. "Đó là tất cả những gì cậu cần tập trung vào."
Lúc chuẩn bị ra về sau buổi thẩm vấn cuối cùng anh nhận được câu hỏi cuối, "Tay cậu thế nào rồi?" một điều tra viên hỏi. Web không biết tay này. Và mặc dù câu hỏi nghe hoàn toàn vô tư, nhưng trong ánh mắt anh ta vẫn có điều gì đó khiến Web chỉ muốn nhảy đến vặn cổ. Nhưng tất nhiên là Web nói tay anh vẫn ổn, cảm ơn tất cả mọi người và bỏ về.
Trên đường ra khỏi tòa nhà, anh đi qua Bức tường Danh dự của FBI, nơi có treo những tấm bảng nhỏ ghi tên tuổi và chức vụ mỗi đặc vụ FBI đã hy sinh vì nhiệm vụ. Chắc chắn trên tường sắp có thêm biển mới, một tấm biển to nhất từ trước đến nay, dành cho cả sáu người. Nhiều lúc Web cũng tự hỏi không biết có bao giờ tên anh xuất hiện trên đó không? Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của anh được ghi vắn tắt trên một tấm bảng gỗ khảm đồng và gắn lên tường. Anh rời tòa nhà Hoover và lái xe về nhà, trong đầu lại đau đáu với biết bao câu hỏi mà anh không sao tìm được câu trả lời.
FBI còn có nghĩa là Fidelity (Trung thành), Bravery (Dũng cảm) và Integrity (Chính trực), nhưng ngay lúc này Web cảm thấy anh không hề có được phẩm chất nào trong trong đó.
--- ------ ------ ------ -------
1 Quyền mà một người được hưởng khi bị bắt. (Tức là quyền được giữ im lặng.)
Lần sửa cuối bởi mimosa_misa; 02-08-2012 lúc 12:54
Trả lời với trích dẫn
02-08-2012, 12:48 #7 mimosa_misa
Đại Gia Đêm Trung Thu
Film Uploader Team
Ngọc Trai
Tham gia
06-2012
Bài gửi
1.429
Re: Tay súng cuối cùng - David Baldacci
Anh bước vào nhà thờ hoặc nhà tang lễ, lắng nghe những người xa lạ nói về những đồng đội đã khuất mà nhiều lúc anh còn hiểu rõ hơn cà chính bản thân mình. Dường như tất cả những nơ- ron thần kinh của anh đã chai lì, cùng với một phần tâm hồn anh. Thậm chí anh còn cảm thấy bất lực khi không thể phản ứng như mình muốn. Anh kinh hoàng nhận ra rằng những lúc cần phải khóc than thì anh chỉ chực phá lên cười như điên dại.
Tại các lễ tang, có quan tài thì mở, có cái đóng kín. Vài đồng đội của anh có lẽ đã gặp may hơn với kích thước và vị trí của những vết thương đã cướp đi sinh mạng họ và thế là nắp quan tài được mở ra cho người thân nhìn mặt. Tuy nhiên, khi ngắm nhìn những khuôn mặt lạnh giá, méo mó, và những thi hài cứng đờ, khô kiệt trong quan tài bằng kẽm, ngửi mùi hương hoa hăng hắc, và nghe tiếng thút thít của những người xung quanh, Web chỉ ước anh cũng đang nằm bất động trong một chiếc hòm như vậy, để được chôn sâu dưới ba thước đất, vĩnh viễn tránh xa cuộc sống hiện tại. Đám tang của một vị anh hùng; ít ra đó cũng là một cách để họ tưởng nhớ anh trong danh dự.
Anh đã băng kín bàn tay bị thương của mình vì cảm giác dằn vặt khi bước đi giữa gia đình những người đã khuất. Anh biết chẳng ai thèm quan tâm đến điều nhỏ nhặt đó, nhưng anh vẫn có cảm giác sự xuất hiện của mình là một cái tát thẳng vào mặt mọi người. Tất cả những gì họ biết là không hiểu bằng cách nào mà Web đã thoát chết. Anh đã bỏ chạy? Anh đã bỏ mặc đồng đội của mình hứng đạn? Anh có thể nhận ra những câu hỏi đó trên một số gương mặt. Chẳng nhẽ kẻ sống sót duy nhất nào cũng phải nhận một số phận như thế này sao? Những đám tang đã rước qua giữa các đội nghi lễ mặc quân phục xếp thành hàng dài bất tận, theo sau là hàng trăm người mặc complet và đi giày đen đặc trưng của FBI. Xe mô tô phân khối lớn dẫn đường, người dân đứng chật hai bên phố, khắp nơi treo cờ rủ. Tổng thống và hầu hết nội các của mình đều có mặt, cùng với rất nhiều nhân vật quan trọng khác. Trong mấy ngày liền, cả thế giới chỉ nói về việc sáu người anh hùng bị thảm sát trong một con hẻm. Chẳng mấy ai đả động gì đến người thứ bảy, và Web cảm thấy biết ơn vì điều đó. Nhưng trong thâm tâm anh vẫn tự hỏi cái án treo lơ lửng này bao giờ mới rơi xuống.
Cả thành phố Washington chìm trong không khí tang tóc. Không hẳn chỉ vì cái chết thương tâm của những người lính đặc nhiệm, mà còn vì những điều ẩn chứa sau sự kiện đẫm máu này. Chẳng lẽ bọn tội phạm đã thực sự trở nên trắng trợn đến thế? Chẳng lẽ cả xã hội đang vỡ vụn? Cánh sát không còn khả năng duy trì trật tự nữa sao? Phải chăng viên ngọc quý trên vương miện của ngành thực thi luật pháp Hoa Kỳ, FBI, đã không còn lấp lánh? Các cơ quan truyền thông thù địch ở Trung Đông và Trung Quốc hẳn đang sướng phát điên khi được chuyển đến cho khán thính giả của họ thêm một ví dụ nữa về việc đế quốc Mỹ kiêu ngạo đang phải trả giá. Không phải nghi ngờ gì nữa, khắp các đường phố Baghdad. Teheran, Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đang dậy tiếng reo hò vì đế quốc Mỹ già cỗi đang sụp đổ. Những học giả đạo mạo các nước đang thi nhau vẽ ra đủ các loại viễn cảnh hoang đường khiến Web không còn nghĩ đến việc bật ti vi hay đài lên nghe tin, hoặc động đến một tờ báo. Nhưng nếu có ai hỏi Web hẳn anh sẽ trả lời rằng cả thế giới, chứ không gì nước Mỹ đã rối tung lên từ lâu rồi.
Sau một thời gian thì dư luận cũng bớt chú ý đôi chút đến thảm kịch này, mặc dù chất xúc tác của sự chuyển hướng đó lại là một thảm kịch khủng khiếp khác. Một máy bay chở khách của Nhật Bản đã nổ tung ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương, thế là giới săn tin lại đổ xô về phía đó và tạm thời để lại phía sau con hẻm đẫm máu. Vẫn còn một xe đưa tin thường trực gần đó, nhưng dù sao thì xác của hàng trăm hành khách đang nổi lềnh bềnh trên mặt biển vẫn là câu chuyện nóng hổi và ăn khách hơn là câu chuyện cũ rích về một đội đặc nhiệm FBI bị phục kích. Lại một lần nữa Web có lý do để cảm thấy biết ơn. Hãy để mặc chúng tôi tiếc thương trong yên lặng.
Anh đã nhận được chỉ thị "lên phố": tức là trình diện ở Tòa nhà Hoover và trụ sở WFO ba lần liền, trả lời thẩm vấn trước nhiều nhóm điều tra khác nhau. Các điều tra viên tay lăm lăm giấy, bút, máy ghi âm, những người trẻ tuổi còn mang cả laptop. Họ thay nhau hỏi Web hết câu này đến câu khác. Tuy nhiên, mỗi khi đến phần anh khai trước các nhóm điều tra rằng anh không hiểu tại sao mình lại bị cứng đờ người và ngã xuống, những chiếc bút chì bỗng ngừng lạo xạo trên mặt giấy, những ngón tay cũng ngừng lướt lách cách trên bàn phím.
"Khi anh nói là anh bị cứng đờ người, anh có nhìn thấy gì không? Nghe thấy gì đó khiến anh bị như vậy?" Điều tra viên hỏi bằng một giọng đều đều không cảm xúc, mà đối với Web thì rõ ràng là ông ta tỏ ra hoài nghi, hay đúng hơn là hoàn toàn không tin gì hết.
"Tôi cũng không biết nữa."
"Anh không biết? Anh không chắc là anh có bị cứng đờ người hay không à?"
"Tôi không chắc, ý tôi là có chứ. Tôi không sao cử động được. Như thể tôi bị liệt toàn thân."
"Nhưng anh lại cử động được sau khi cả đội của anh bị giết?"
"Vâng." Web thừa nhận.
"Vậy điều gì đã thay đổi khiến anh làm được như vậy."
"Tôi không biết."
"Và khi lao ra đến sân thì anh bị ngã?"
"Vâng."
"Ngay trước khi những khẩu súng máy nhả đạn?" Một điều tra viên khác chen vào.
Web nghe thấy câu trả lời của mình thoát ra nhẹ như một hơi thở "Vâng." Sau câu trả lời là sự im lặng nặng nề khiến Web càng thêm tan nát và tuyệt vọng.
Trong mỗi buổi thẩm vấn, Web luôn đặt tay trên mặt bàn, ánh mắt nhìn thẳng vào điều tra viên, người hơi cúi về phía trước. Họ đều là dân chuyên nghiệp, những điều tra viên trong đầu có sỏi. Web biết nếu anh nhìn đi chỗ khác, ngồi ngửa người, xoa đầu vò tóc một cách đáng ngờ, hay thậm chí nếu trót dại mà khoanh tay trước ngực nữa thì kiểu gì họ cũng kết luận rằng anh là thằng dối trá, ma mãnh. Web không hề gian dối điều gì, nhưng anh cũng không nói ra toàn bộ sự thật. Vì nếu như Web nói thật rằng hình ảnh thằng bé kia đã có tác động rất kỳ quặc với anh, thậm chí chính là nguyên nhân khiến anh cứng đờ người nên mới thoát chết - hoặc nói về việc cảm thấy chân tay nặng như chì nhưng chỉ vài giây sau lại hoạt động bình thường - thì coi như sự nghiệp của anh tại FBI đã hoàn toàn chấm hết. Nói chung cấp chỉ huy thường không mấy thích thú gì trước việc các đặc vụ hoạt động mà lại đưa ra những câu nói điên rồ. Dù sao anh cũng có công rất lớn. Những ụ súng máy kia đâu có tự gục xuống. Vết đạn từ khẩu SR của anh đã găm chi chít quanh những nòng súng máy. Hơn nữa những xạ thủ bắn tỉa đã chứng kiến tất cả, chính anh là người cảnh báo đội Hotel và cứu mạng thằng nhóc. Web nhấn mạnh những thực tế đó. Anh làm tất cả để bọn họ đều nhận ra điều đó. Các cậu cứ việc đạp mình đi khi mình đang ngã, chỉ cần đừng đạp mạnh quá là được rồi. Nói thế nào thì mình vẫn là một anh hùng khốn kiếp.
"Tôi không sao," Web đã khẳng định với họ như vậy, tôi chỉ cần một thời gian nghỉ ngơi. Tôi không sao đâu." Và đã có lúc Web nghĩ rằng đó là lời nói dối đầu tiên của anh trong cả ngày thẩm vấn.
Họ cũng thông báo là sẽ triệu tập anh để thẩm vấn tiếp nếu cần. Trong lúc này, họ chỉ muốn anh không làm gì hết. Anh sẽ phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một thời gian. Cục thậm chí còn khăng khăng đề nghị anh đi gặp chuyên gia tư vấn tâm lý, và Web cũng nói anh sẽ đi, mặc dù trong Cục vẫn tồn tại một luật bất thành văn rằng đi gặp bác sĩ tâm lý là một điều ô nhục. Web được chỉ thị rằng, khi mọi việc có vẻ ổn thỏa, anh sẽ được biên chế vào một đội đột kích hoặc bắn tỉa khác, nếu anh muốn trong khi chờ xây dựng lại đội Charlie. Nếu không, anh có thể đảm nhiệm một vị trí khác trong Cục. Thậm chí người ta đã bàn đến việc chuyển anh về một văn phòng bàn giấy vô thưởng vô phạt nào đó chờ ngày nghỉ hưu.
Đó là kiểu bố trí dành cho những đặc vụ đã già và là thông điệp cho thấy Cục thực sự không biết phải làm gì với anh. Về danh nghĩa, Web đang nghỉ việc trong thời gian điều tra nội bộ, nhưng bất kỳ lúc nào cũng có thể trở thành một cuộc điều tra hình sự đầy đủ, tùy thuộc vào tình hình cụ thể.
Chậc, ít nhất thì chưa có ai đọc cho Web quyền Miranda 1 của anh, đó là một tín hiệu vừa tốt vừa xấu. Tốt là vì nếu Web nhận được quyền Miranda rồi thì có nghĩa là anh đang bị giam lỏng, xấu là vì bất kỳ điều gì anh nói trước ủy ban điều tra có thể được sử dụng làm bằng chứng chống lại anh trong quá trình xét xử dân sự hoặc hình sự Rõ ràng là khuyến điểm lớn nhất của Web là anh đã không chết.
Và sự dằn vặt trong lòng anh có lẽ còn nặng nề hơn bất kỳ hình thức kỷ luật nào mà Cục có thể nghĩ ra.
Thực ra cũng không tệ đến thế. Web đã được thông báo là bất kể anh muốn thế nào cũng sẽ được đáp ứng. Dù sao tất cả cũng là bạn anh. Lúc nào anh cũng nhận được sự ủng hộ hết lòng của họ.
Web có hỏi cuộc điều tra diễn ra đến đâu rồi, nhưng cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Sự ủng hộ hết lòng là thế đấy, Web thầm nghĩ.
"Cứ bình phục đi đã," một người cũng hạ cố nói với anh như vậy. "Đó là tất cả những gì cậu cần tập trung vào."
Lúc chuẩn bị ra về sau buổi thẩm vấn cuối cùng anh nhận được câu hỏi cuối, "Tay cậu thế nào rồi?" một điều tra viên hỏi. Web không biết tay này. Và mặc dù câu hỏi nghe hoàn toàn vô tư, nhưng trong ánh mắt anh ta vẫn có điều gì đó khiến Web chỉ muốn nhảy đến vặn cổ. Nhưng tất nhiên là Web nói tay anh vẫn ổn, cảm ơn tất cả mọi người và bỏ về.
Trên đường ra khỏi tòa nhà, anh đi qua Bức tường Danh dự của FBI, nơi có treo những tấm bảng nhỏ ghi tên tuổi và chức vụ mỗi đặc vụ FBI đã hy sinh vì nhiệm vụ. Chắc chắn trên tường sắp có thêm biển mới, một tấm biển to nhất từ trước đến nay, dành cho cả sáu người. Nhiều lúc Web cũng tự hỏi không biết có bao giờ tên anh xuất hiện trên đó không? Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của anh được ghi vắn tắt trên một tấm bảng gỗ khảm đồng và gắn lên tường. Anh rời tòa nhà Hoover và lái xe về nhà, trong đầu lại đau đáu với biết bao câu hỏi mà anh không sao tìm được câu trả lời.
FBI còn có nghĩa là Fidelity (Trung thành), Bravery (Dũng cảm) và Integrity (Chính trực), nhưng ngay lúc này Web cảm thấy anh không hề có được phẩm chất nào trong trong đó.
--- ------ ------ ------ -------
1 Quyền mà một người được hưởng khi bị bắt. (Tức là quyền được giữ im lặng.)
Lần sửa cuối bởi mimosa_misa; 02-08-2012 lúc 12:54
Trả lời với trích dẫn
02-08-2012, 12:48 #7 mimosa_misa
Đại Gia Đêm Trung Thu
Film Uploader Team
Ngọc Trai
Tham gia
06-2012
Bài gửi
1.429
Re: Tay súng cuối cùng - David Baldacci