Chương : 126
Phụng lệnh quan, vây bắt Đoàn Sơn Phong
Mời bạn thân kế phục Khánh Phong lầu
Từ Đắc Thủy nói cho qua chuyện xong, thì bên ngoài có một Hòa thượng bước vào hỏi Lý Tam Đức:
- Này bạn, mụt ghẻ trên đùi bạn là ghẻ gì thế?
- Đó là ghẻ mặt người.
- Bạn có muốn nó lành hay không nè?
- Muốn chớ sao lại không! Chỉ sợ không hết thôi.
Từ Đắc Thủy nói:
- Này Hòa thượng, ông không nói đùa chớ? Nếu ông có thể trị hết mụt ghẻ đó, tiền thuốc dầu ba bốn điếu tôi cũng chịu bỏ ra hết.
- Ông có chắc chịu tiền thuốc không?
- Chỉ cần mụt ghẻ đó lành là tôi sẽ bỏ ra ngay!
- Ta cũng chẳng cần ba bốn điếu đâu, ông chỉ đưa ta hai điếu là ta có thể trị lành bệnh được rồi. Phiền ông lấy một tờ giấy viết hiệu tiệm và ký tên lên đó. Khi ông viết, ta đi kiếm một ít thuốc, chừng đó, ông đóng dấu vào, ta ra tiệm bổ thuốc.
Từ Đắc Thủy nghĩ thầm: "Mụt ghẻ độc này làm sao mà trị hết được!". Nghĩ rồi đi lấy một tờ giấy đóng dấu lên đó rồi đưa cho Tế Điên. Tế Điên bảo đưa viết, viết một hồi lâu, không ai biết là viết những gì trên đó. Viết xong, Tế Điên hỏi Từ Đắc Thủy:
- Ta trị hết bệnh cho anh này, ông có chịu đưa hai điếu tiền không?
- Tôi đưa mà!
Tế Điên lần lưng móc một cục thuốc ra nhai nhai rồi thoa lên mụt ghẻ của Lý Tam Đức, thì thấy thịt tươm mủ, nước vàng tươm chảy ra ngoài. Khi nước vàng chảy hết, Tế Điên lấy tay sờ lên mụt ghẻ, miệng niệm: "Án ma ni bát di hồng! Án sắc lịnh hích! Hết đi nhé!". Lập tức mụt ghẻ liền mặt, da trở lại như xưa. Lý Tam Đức đứng dậy đi như thường. Mọi người đều nhất tề khen ngợi:
- Thật là linh đơn diệu dược, thần tiên có khác.
Tế Điên nói:
- Này Từ chưởng quỹ, ông đưa hai điếu tiền đi!
Từ Đắc Thủy cũng ngạc nhiên! Ông ta cốt ý nói chơi, không ngờ chơi lại thành thiệt phải mất tiền. Thấy Tế Điên đòi tiền, ông ta nói:
- Ừ được, đại sư phó, ông thiệt muốn đòi tiền tôi hả?
- Ông nói đẩy đưa, không chịu đưa tiền cho ta, đâu có được! Ta có tờ giấy này có chữ ký của ông.
Tế Điên nói rồi cầm tờ giấy đưa lên, bên trên viết là:
Người trị bệnh ghẻ Tam Đức Lý
Nài Hòa thượng ta thần dược thí
Tiền thuốc định giá hai điếu chẵn
Bảo trả tiền Từ Đắc Thủy.
Tế Điên nói:
- Ông không chịu đưa tiền thì mình kéo nhau lên quan vậy.
Từ Đắc Thủy không còn cách nào hơn là móc đưa ra hai điếu. Lý Tam Đức nói:
- Thưa đại sư phó, lão nhân gia cứu mạng tôi cũng là cứu cả gia đình tôi nữa! Mời lão nhân gia đi cùng tôi về tiệm cơm rượu Đoàn gia để tôi tạ Ơn người!
- Được, ta đang muốn uống rượu đây.
Nói rồi đi cùng Lý Tam Đức đến tiệm cơm rượu Đoàn gia. Lý Tam Đức kêu:
- Chưởng quỹ ơi, tôi hết bệnh rồi nè!
- Chú làm sao hết bệnh vậy?
- Vị đại sư phó đây trị hết bệnh cho tôi đó! Này chưởng quỹ, cho dọn cơm rượu đãi đại sư phó, hết bao nhiêu tiền để tôi trả. Bây giờ tôi về nhà trước cho cha mẹ tôi thấy mà yên tâm. Đừng cho đại sư phó đi đâu nhé!
Mọi người nói: - được mà!
Lý Tam Đức đi về nhà mình, còn Tế Điên ở lại ăn uống tì tì, rồi đòi đi cầu, thẳng đến đại đường huyện Tiêu Sơn thi triển diệu pháp để lại mấy chữ rồi trở lại tiệm cơm tiếp tục ăn nhậu. Tối lại Tế Điên thi triển phép Phật cho quan huyện nằm mộng. Hôm sau Lý Tam Đức không cho Hòa thượng đi, cầm lại một bữa nữa. Ngày thứ ba cũng không cho Hòa thượng đi, ăn cơm cũng không cho trả tiền. Tế Điên thức dậy sớm, để lại tiệm cơm một điếu rưỡi, còn 500 tiền cầm theo. Các phổ ky nói:
- Đại sư phó đừng đi! Lý Tam Đức có dặn đừng để sư phó đi đấy!
- Không đi đâu, ta ra ngoài đi cầu một lát thôi mà!
Nói rồi Tế Điên bước ra khởi tiệm cơm rượu, thẳng đến tiệm bán thịt của Đoàn Sơn Phong ở Tây quan, bước vào nói:
- Khổ quá, khổ quá!
Người chưởng đao (người cầm dao chặt thịt) dòm thấy một Hòa thượng áo quần rách nát quá cỡ, bụng nghĩ thầm: "Ông Hòa thượng này chắc mua chừng 10 tiền thịt về tẩm bổ đây mà". Bèn nói:
- Hòa thượng muốn mua thứ chi?
- Mua 500 tiền thịt.
- Ông muốn mua thịt mỡ hay thịt nạc?
- Đại chưởng quỹ cứ tính giùm chọ Ta lại không thường ăn thịt, thứ nào ngon là được.
Chưởng đao nghĩ thầm: "Mới sáng ra mở hàng được như vầy, khoái quá!". Bán nới một tí, chặt một dao ba cân bốn lượng, nhiều hơn tiền mua hai lượng.
Tế Điên cầm xâu thịt đi ra, vừa ra khỏi cửa năm bước quay trở vào nói:
- Này chưởng quỹ, ông coi đó, chỗ thịt này toàn gân không hà, ta quên nói, không thường ăn thịt phải ăn thứ có béo béo mới tốt. Ông đổi giùm ta nhé, càng béo càng tốt!
- Coi kìa, hồi nãy hỏi rồi, sao ông không nói!
- Ông đổi giùm ta đi mà!
Chưởng quỹ nghĩ thầm: "Ừ, đổi cũng được!". Nghĩ rồi bèn cắt một miếng thịt cũng đủ ba cân bốn lượng như vậy đưa ra. Tế Điên cầm xâu thịt đi ra cửa bốn bước bèn quay lại, nói:
- Chưởng quỹ ơi, chỗ thịt này bỏ vào nồi nấu tan thành mỡ hết. Ăn vào một miếng ớn đến tận cổ. Lời tục thường nói: "Ăn thịt láng cả miệng!". Ông đổi lại thứ thịt nạc giùm ta đi!
Chưởng quỹ thấy vậy tức giận nói:
- Mới sáng sớm làm như vầy, ông thiệt là cố phá chúng tôi!
- Ông làm ơn đổi giùm ta đi mà!
Chưởng đao không còn cách nào hơn, đành cắt đổi một cục thịt nạc khác ba cân một lượng, ít hơn tiền mua một lượng. Tế Điên cầm xâu thịt đi mau ra cửa, mới ba bước trở lại nói:
- Chưởng quỹ ơi, ông coi nè, chỗ thịt này nạc quá, bỏ vô nồi nấu không có chút mỡ nào, ăn vừa tanh lại vừa dính răng. Ông đổi giùm ta thứ thịt ba rọi trong mỡ có nạc giùm đi. Nếu không ta không chịu đi đâu!
Chưởng đao tức giận nhưng cố dằn xuống, ráng nhịn nhục, nghĩ rằng: "Hơi đâu mà đôi co với ổng".
Lui cui đi đổi một miếng thịt ba rọi. Tế Điên cầm miếng thịt đi ra cửa, được một bước quay lại, nói:
- Chưởng quỹ nè, ông thấy đấy. Tôi quên mất, chùa chúng tôi ăn toàn chay, đâu có đầu bếp nấu thức ăn mặn mà tôi quên mất! Vậy ông làm ơn đổi cho thứ thịt luộc chín đi.
- Ông thiệt đến đây quậy phá chúng tôi mà! Tôi không đổi gì hết.
- Ông dám không đổi à?
Nói rồi cầm miếng thịt ném thẳng vào mặt chưởng đao. Chưởng đao nói:
- Hay cho ông Hòa thượng này, ta không mời, không ghẹo ông, mà ông dám đến đây chọc tạ Phổ ky đâu, áp ra đánh ổng cho ta!
Một câu hô lên, từ bên trong bảy tên phổ ky chạy ra vây Tế Điên vào giữa. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, bảy tên phổ ky hoa cả mắt áp lại tay đấm, chân đá chưởng đao lia lịa. Chưởng đao la lên:
- Ta đây mà!
Bọn phổ ky la:
- Đánh cho ông ta tởn. Ông dám tới đây chọc phá chúng ta hử?
Chưởng đao la lớn:
- Ta là Vương Nhị đây mà!
Mấy phổ ky dòm kỹ lại là mình đánh chưởng đao Vương Nhị, còn ông Hòa thượng đứng kế bên cười hề hề. Các phổ ky nói:
- Đừng để cho Hòa thượng chạy!
Nói rồi áp lại vây Tế Điên. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, Miệng niệm: "Án sắc lịch hích!". Tức thì bảy tên phổ ky đứa này nhìn đứa khác nổi giận, bèn xáp lại nhau. Một tên nói:
- Ta muốn đánh mày từ lâu rồi.
Sáu tên ráp lại thành ba cặp, còn thừa một tên chạy lại níu chưởng đao Vương Nhị đánh nhầu.
Mọi người ở hai bên phố không biết lý do tại sao mà các phổ ky trong tiệm đánh nhau dữ dội thế. Tế Điên đứng một bên xem, hô: "Cắn lỗ tai nó", đằng kia cắn thiệt.
Tế Điên hô: "Véo mạnh nó", đằng kia nhéo thiệt! Mọi người chạy lại khuyên can, Lưu Văn Thông cũng vừa đến, nói:
- Thôi đừng đánh nhau nữa! Tại sao vậy?
Tế Điên cũng nói:
- Phải, thôi đừng đánh nhau nữa!
Họ mới dừng tay, ngỡ ngàng nhìn nhau. Tên này hỏi:
- Tại sao anh lại đánh tôi?
Hai bên nhìn nhau giận thầm. Lưu Văn Thông hỏi:
- Tại sao các vị làm thế?
Chưởng đao mới đem chuyện của Hòa thượng mua thịt kể lại. Lưu Văn Thông nói:
- Các vị hãy xem, ông là một Hòa thượng kiếc, cần gì phải đôi co với ông làm chị Thôi đem 500 tiền trả cho ông ấy đi!
Tế Điên nói:
- Ta không muốn gặp chú, rốt cuộc cũng phải gặp hà!
- Đại sư phó cũng muốn gặp tôi à?
- Gặp bây giờ, một lát còn gặp nữa.
- Còn gặp nữa à?
- Gặp trên lầu được không?
Lưu Văn Thông thầm nghĩ: "Cái ông Hòa thượng này thiệt là lạ!". Thấy Hòa thượng đã đi xa, Lưu Văn Thông mới hỏi:
- Chưởng quỹ của mấy người ở đâu?
Phổ ky đều đáp:
- Còn ngủ chưa dậy.
Mới nói tới đó, Đoàn Sơn Phong từ trong đã đi ra. Đúng là còn ngủ, nhưng nghe có ông Hòa thượng đang quậy phá, Đoàn Sơn Phong lật đật thức dậy chạy ra bảo:
- Đừng để cho ông Hòa thượng đi!
Lưu Văn Thông thấy vậy mới nói:
- Đại ca, mình không cần đôi co với người xuất gia làm gì, để ông ta đi đi!
Thấy Lưu Văn Thông, Đoàn Sơn Phong hỏi:
- Hôm nay sao hiền đệ đến sớm vậy?
- Thưa huynh trưởng, hôm nay em đến mời huynh trưởng đây.
- Mời anh việc gì thế?
- Hôm nay là sinh nhật của em.
- À, té ra là ngày chào đời của hiền đệ mà anh quên mất!
- Hôm nay em đặc biệt mời huynh trưởng để tâm sự, giải tỏa những điều chất chứa trong lòng. Từ khi sanh ra đến giờ, kết giao được với mấy bạn bè đều là việc bình thường, chỉ có huynh mới là tình tri kỷ.
Anh em ruột thịt hàng ngàn có
Việc gấp tìm nhau một mống không.
- Trừ ra anh em chúng ta mới đúng là tri kỷ thôi. Lời tục nói không sai:
Muôn lượng vàng ròng dễ kiếm,
Một người tri kỷ khó tìm.
- Được, Hai anh em chúng ta đi uống rượu đi! Hiền đệ nói huyện Tiêu Sơn chúng ta, quán rượu nào đẹp nhất?
Lưu Văn Thông là người tinh ý, sợ nói ra Khánh Phong lầu, Đoàn Sơn Phong sẽ nghi mất, bèn nói:
- Tùy ý huynh trưởng, đi tới chỗ nào cũng được!
- Khánh Phong lầu là một đại tửu lầu đẹp nhất ở huyện Tiêu Sơn, mình tới đó được không?
Được lắm chớ!
Địa điểm này rất thích hợp với Lưu Văn Thông. Đoàn Sơn Phong vào trong thay đổi y phục, rửa mặt, mang tiền cùng Lưu Văn Thông đi đến Khánh Phong lầu.
Mời bạn thân kế phục Khánh Phong lầu
Từ Đắc Thủy nói cho qua chuyện xong, thì bên ngoài có một Hòa thượng bước vào hỏi Lý Tam Đức:
- Này bạn, mụt ghẻ trên đùi bạn là ghẻ gì thế?
- Đó là ghẻ mặt người.
- Bạn có muốn nó lành hay không nè?
- Muốn chớ sao lại không! Chỉ sợ không hết thôi.
Từ Đắc Thủy nói:
- Này Hòa thượng, ông không nói đùa chớ? Nếu ông có thể trị hết mụt ghẻ đó, tiền thuốc dầu ba bốn điếu tôi cũng chịu bỏ ra hết.
- Ông có chắc chịu tiền thuốc không?
- Chỉ cần mụt ghẻ đó lành là tôi sẽ bỏ ra ngay!
- Ta cũng chẳng cần ba bốn điếu đâu, ông chỉ đưa ta hai điếu là ta có thể trị lành bệnh được rồi. Phiền ông lấy một tờ giấy viết hiệu tiệm và ký tên lên đó. Khi ông viết, ta đi kiếm một ít thuốc, chừng đó, ông đóng dấu vào, ta ra tiệm bổ thuốc.
Từ Đắc Thủy nghĩ thầm: "Mụt ghẻ độc này làm sao mà trị hết được!". Nghĩ rồi đi lấy một tờ giấy đóng dấu lên đó rồi đưa cho Tế Điên. Tế Điên bảo đưa viết, viết một hồi lâu, không ai biết là viết những gì trên đó. Viết xong, Tế Điên hỏi Từ Đắc Thủy:
- Ta trị hết bệnh cho anh này, ông có chịu đưa hai điếu tiền không?
- Tôi đưa mà!
Tế Điên lần lưng móc một cục thuốc ra nhai nhai rồi thoa lên mụt ghẻ của Lý Tam Đức, thì thấy thịt tươm mủ, nước vàng tươm chảy ra ngoài. Khi nước vàng chảy hết, Tế Điên lấy tay sờ lên mụt ghẻ, miệng niệm: "Án ma ni bát di hồng! Án sắc lịnh hích! Hết đi nhé!". Lập tức mụt ghẻ liền mặt, da trở lại như xưa. Lý Tam Đức đứng dậy đi như thường. Mọi người đều nhất tề khen ngợi:
- Thật là linh đơn diệu dược, thần tiên có khác.
Tế Điên nói:
- Này Từ chưởng quỹ, ông đưa hai điếu tiền đi!
Từ Đắc Thủy cũng ngạc nhiên! Ông ta cốt ý nói chơi, không ngờ chơi lại thành thiệt phải mất tiền. Thấy Tế Điên đòi tiền, ông ta nói:
- Ừ được, đại sư phó, ông thiệt muốn đòi tiền tôi hả?
- Ông nói đẩy đưa, không chịu đưa tiền cho ta, đâu có được! Ta có tờ giấy này có chữ ký của ông.
Tế Điên nói rồi cầm tờ giấy đưa lên, bên trên viết là:
Người trị bệnh ghẻ Tam Đức Lý
Nài Hòa thượng ta thần dược thí
Tiền thuốc định giá hai điếu chẵn
Bảo trả tiền Từ Đắc Thủy.
Tế Điên nói:
- Ông không chịu đưa tiền thì mình kéo nhau lên quan vậy.
Từ Đắc Thủy không còn cách nào hơn là móc đưa ra hai điếu. Lý Tam Đức nói:
- Thưa đại sư phó, lão nhân gia cứu mạng tôi cũng là cứu cả gia đình tôi nữa! Mời lão nhân gia đi cùng tôi về tiệm cơm rượu Đoàn gia để tôi tạ Ơn người!
- Được, ta đang muốn uống rượu đây.
Nói rồi đi cùng Lý Tam Đức đến tiệm cơm rượu Đoàn gia. Lý Tam Đức kêu:
- Chưởng quỹ ơi, tôi hết bệnh rồi nè!
- Chú làm sao hết bệnh vậy?
- Vị đại sư phó đây trị hết bệnh cho tôi đó! Này chưởng quỹ, cho dọn cơm rượu đãi đại sư phó, hết bao nhiêu tiền để tôi trả. Bây giờ tôi về nhà trước cho cha mẹ tôi thấy mà yên tâm. Đừng cho đại sư phó đi đâu nhé!
Mọi người nói: - được mà!
Lý Tam Đức đi về nhà mình, còn Tế Điên ở lại ăn uống tì tì, rồi đòi đi cầu, thẳng đến đại đường huyện Tiêu Sơn thi triển diệu pháp để lại mấy chữ rồi trở lại tiệm cơm tiếp tục ăn nhậu. Tối lại Tế Điên thi triển phép Phật cho quan huyện nằm mộng. Hôm sau Lý Tam Đức không cho Hòa thượng đi, cầm lại một bữa nữa. Ngày thứ ba cũng không cho Hòa thượng đi, ăn cơm cũng không cho trả tiền. Tế Điên thức dậy sớm, để lại tiệm cơm một điếu rưỡi, còn 500 tiền cầm theo. Các phổ ky nói:
- Đại sư phó đừng đi! Lý Tam Đức có dặn đừng để sư phó đi đấy!
- Không đi đâu, ta ra ngoài đi cầu một lát thôi mà!
Nói rồi Tế Điên bước ra khởi tiệm cơm rượu, thẳng đến tiệm bán thịt của Đoàn Sơn Phong ở Tây quan, bước vào nói:
- Khổ quá, khổ quá!
Người chưởng đao (người cầm dao chặt thịt) dòm thấy một Hòa thượng áo quần rách nát quá cỡ, bụng nghĩ thầm: "Ông Hòa thượng này chắc mua chừng 10 tiền thịt về tẩm bổ đây mà". Bèn nói:
- Hòa thượng muốn mua thứ chi?
- Mua 500 tiền thịt.
- Ông muốn mua thịt mỡ hay thịt nạc?
- Đại chưởng quỹ cứ tính giùm chọ Ta lại không thường ăn thịt, thứ nào ngon là được.
Chưởng đao nghĩ thầm: "Mới sáng ra mở hàng được như vầy, khoái quá!". Bán nới một tí, chặt một dao ba cân bốn lượng, nhiều hơn tiền mua hai lượng.
Tế Điên cầm xâu thịt đi ra, vừa ra khỏi cửa năm bước quay trở vào nói:
- Này chưởng quỹ, ông coi đó, chỗ thịt này toàn gân không hà, ta quên nói, không thường ăn thịt phải ăn thứ có béo béo mới tốt. Ông đổi giùm ta nhé, càng béo càng tốt!
- Coi kìa, hồi nãy hỏi rồi, sao ông không nói!
- Ông đổi giùm ta đi mà!
Chưởng quỹ nghĩ thầm: "Ừ, đổi cũng được!". Nghĩ rồi bèn cắt một miếng thịt cũng đủ ba cân bốn lượng như vậy đưa ra. Tế Điên cầm xâu thịt đi ra cửa bốn bước bèn quay lại, nói:
- Chưởng quỹ ơi, chỗ thịt này bỏ vào nồi nấu tan thành mỡ hết. Ăn vào một miếng ớn đến tận cổ. Lời tục thường nói: "Ăn thịt láng cả miệng!". Ông đổi lại thứ thịt nạc giùm ta đi!
Chưởng quỹ thấy vậy tức giận nói:
- Mới sáng sớm làm như vầy, ông thiệt là cố phá chúng tôi!
- Ông làm ơn đổi giùm ta đi mà!
Chưởng đao không còn cách nào hơn, đành cắt đổi một cục thịt nạc khác ba cân một lượng, ít hơn tiền mua một lượng. Tế Điên cầm xâu thịt đi mau ra cửa, mới ba bước trở lại nói:
- Chưởng quỹ ơi, ông coi nè, chỗ thịt này nạc quá, bỏ vô nồi nấu không có chút mỡ nào, ăn vừa tanh lại vừa dính răng. Ông đổi giùm ta thứ thịt ba rọi trong mỡ có nạc giùm đi. Nếu không ta không chịu đi đâu!
Chưởng đao tức giận nhưng cố dằn xuống, ráng nhịn nhục, nghĩ rằng: "Hơi đâu mà đôi co với ổng".
Lui cui đi đổi một miếng thịt ba rọi. Tế Điên cầm miếng thịt đi ra cửa, được một bước quay lại, nói:
- Chưởng quỹ nè, ông thấy đấy. Tôi quên mất, chùa chúng tôi ăn toàn chay, đâu có đầu bếp nấu thức ăn mặn mà tôi quên mất! Vậy ông làm ơn đổi cho thứ thịt luộc chín đi.
- Ông thiệt đến đây quậy phá chúng tôi mà! Tôi không đổi gì hết.
- Ông dám không đổi à?
Nói rồi cầm miếng thịt ném thẳng vào mặt chưởng đao. Chưởng đao nói:
- Hay cho ông Hòa thượng này, ta không mời, không ghẹo ông, mà ông dám đến đây chọc tạ Phổ ky đâu, áp ra đánh ổng cho ta!
Một câu hô lên, từ bên trong bảy tên phổ ky chạy ra vây Tế Điên vào giữa. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, bảy tên phổ ky hoa cả mắt áp lại tay đấm, chân đá chưởng đao lia lịa. Chưởng đao la lên:
- Ta đây mà!
Bọn phổ ky la:
- Đánh cho ông ta tởn. Ông dám tới đây chọc phá chúng ta hử?
Chưởng đao la lớn:
- Ta là Vương Nhị đây mà!
Mấy phổ ky dòm kỹ lại là mình đánh chưởng đao Vương Nhị, còn ông Hòa thượng đứng kế bên cười hề hề. Các phổ ky nói:
- Đừng để cho Hòa thượng chạy!
Nói rồi áp lại vây Tế Điên. Tế Điên lấy tay chỉ một cái, Miệng niệm: "Án sắc lịch hích!". Tức thì bảy tên phổ ky đứa này nhìn đứa khác nổi giận, bèn xáp lại nhau. Một tên nói:
- Ta muốn đánh mày từ lâu rồi.
Sáu tên ráp lại thành ba cặp, còn thừa một tên chạy lại níu chưởng đao Vương Nhị đánh nhầu.
Mọi người ở hai bên phố không biết lý do tại sao mà các phổ ky trong tiệm đánh nhau dữ dội thế. Tế Điên đứng một bên xem, hô: "Cắn lỗ tai nó", đằng kia cắn thiệt.
Tế Điên hô: "Véo mạnh nó", đằng kia nhéo thiệt! Mọi người chạy lại khuyên can, Lưu Văn Thông cũng vừa đến, nói:
- Thôi đừng đánh nhau nữa! Tại sao vậy?
Tế Điên cũng nói:
- Phải, thôi đừng đánh nhau nữa!
Họ mới dừng tay, ngỡ ngàng nhìn nhau. Tên này hỏi:
- Tại sao anh lại đánh tôi?
Hai bên nhìn nhau giận thầm. Lưu Văn Thông hỏi:
- Tại sao các vị làm thế?
Chưởng đao mới đem chuyện của Hòa thượng mua thịt kể lại. Lưu Văn Thông nói:
- Các vị hãy xem, ông là một Hòa thượng kiếc, cần gì phải đôi co với ông làm chị Thôi đem 500 tiền trả cho ông ấy đi!
Tế Điên nói:
- Ta không muốn gặp chú, rốt cuộc cũng phải gặp hà!
- Đại sư phó cũng muốn gặp tôi à?
- Gặp bây giờ, một lát còn gặp nữa.
- Còn gặp nữa à?
- Gặp trên lầu được không?
Lưu Văn Thông thầm nghĩ: "Cái ông Hòa thượng này thiệt là lạ!". Thấy Hòa thượng đã đi xa, Lưu Văn Thông mới hỏi:
- Chưởng quỹ của mấy người ở đâu?
Phổ ky đều đáp:
- Còn ngủ chưa dậy.
Mới nói tới đó, Đoàn Sơn Phong từ trong đã đi ra. Đúng là còn ngủ, nhưng nghe có ông Hòa thượng đang quậy phá, Đoàn Sơn Phong lật đật thức dậy chạy ra bảo:
- Đừng để cho ông Hòa thượng đi!
Lưu Văn Thông thấy vậy mới nói:
- Đại ca, mình không cần đôi co với người xuất gia làm gì, để ông ta đi đi!
Thấy Lưu Văn Thông, Đoàn Sơn Phong hỏi:
- Hôm nay sao hiền đệ đến sớm vậy?
- Thưa huynh trưởng, hôm nay em đến mời huynh trưởng đây.
- Mời anh việc gì thế?
- Hôm nay là sinh nhật của em.
- À, té ra là ngày chào đời của hiền đệ mà anh quên mất!
- Hôm nay em đặc biệt mời huynh trưởng để tâm sự, giải tỏa những điều chất chứa trong lòng. Từ khi sanh ra đến giờ, kết giao được với mấy bạn bè đều là việc bình thường, chỉ có huynh mới là tình tri kỷ.
Anh em ruột thịt hàng ngàn có
Việc gấp tìm nhau một mống không.
- Trừ ra anh em chúng ta mới đúng là tri kỷ thôi. Lời tục nói không sai:
Muôn lượng vàng ròng dễ kiếm,
Một người tri kỷ khó tìm.
- Được, Hai anh em chúng ta đi uống rượu đi! Hiền đệ nói huyện Tiêu Sơn chúng ta, quán rượu nào đẹp nhất?
Lưu Văn Thông là người tinh ý, sợ nói ra Khánh Phong lầu, Đoàn Sơn Phong sẽ nghi mất, bèn nói:
- Tùy ý huynh trưởng, đi tới chỗ nào cũng được!
- Khánh Phong lầu là một đại tửu lầu đẹp nhất ở huyện Tiêu Sơn, mình tới đó được không?
Được lắm chớ!
Địa điểm này rất thích hợp với Lưu Văn Thông. Đoàn Sơn Phong vào trong thay đổi y phục, rửa mặt, mang tiền cùng Lưu Văn Thông đi đến Khánh Phong lầu.