Chương : 160
Lương Hưng Lang ngàn lượng xem ẩn thi
Tế Thiền sư Phật pháp chỉ hiếu tử
Lương Hưng Lang khi đến Vạn Duyên kiều nhìn trên khối đá thấy viết: "Không phải họ Cao vốn họ Lương", bèn nghĩ thầm: "Mình ra đi bao lâu nay mà không phăng được manh mối nào, cũng không biết Lương Vương trang ở đâu! Chắc là thần tiên mách bảo cho đây. Chỉ cần tìm được mẹ ta, tốn mấy ngàn lượng cũng chẳng hề gì". Vì thế mới lấy ra 4 lượng vàng tính thành 200 lượng bạc để được xem khối đá thứ hai. Vương viên ngoại bảo gia nhân trên đá viết là: "Khéo léo giả trang kiếm huyên đường". Lương Hương Lang xem rồi rõ ràng là nói về mình, bèn hỏi:
- Khối đá thứ ba có chữ không?
- Muốn xem khối thứ ba phải bỏ ra 300 lượng bạc.
- Tôi muốn xem khối thứ ba.
Nói rồi liền lấy ra 6 lượng vàng tính thành 300 lượng bạc giao cho Vương viên ngoại. Vương Thái Hòa nghĩ thầm: "Thiệt lạ! Vậy mà cũng có người bỏ tiền ra xem". Rồi bảo gia nhân khiêng ra khối đá thứ bạ Lương Hưng Lang nhìn thấy trên khối đá thứ ba viết là: "Hưng Lang muốn gặp bà mẹ đẻ". Lương Hưng Lang nhìn thấy như vậy lại càng đúng với mình hơn nữa, bèn nói:
- Ngươi đem nốt khối đá kia cho ta xem.
Gia nhân nói:
- Muốn đem khối đá thứ tư phải bỏ ra 500 lượng bạc.
- Ngươi có gạt người ta không đó?
- Không gạt đâu! Công tử thích xem thì xem, còn không thích thì thôi.
Lương Hưng Lang nghĩ thầm: "Mình bỏ ra 500 lượng rồi, lại phải bỏ ra 500 lượng nữa, chỉ cần biết được mẹ ta thất lạc ở đâu là được. Đừng nói chi 1.000 lượng, dù 2.000 lượng mình đâu có tiếc". Nghĩ rồi lại lấy 10 nén vàng ra. Vương Thái Hòa bảo gia nhân khiêng khối đá thứ tư ra xem. Trên khối đá viết: "Đi đến Lâm An hỏi Pháp Vương". Lương Hưng Lang xem thấy câu này, "a" lên một tiếng, cơ hồ đứng không vững. Tự mình suy nghĩ: "Không xong rồi, đây chắc có người biết tâm trạng ta từ nhà ra đi mới bố trí gạt ta lấy 1.000 lượng bạc đây". Nhưng rồi lại nghĩ: "Nhũ danh của ta không ai biết, đây thật là khiến người khó lường!". Nghĩ rồi bèn hỏi:
- Các vị Ở đây có ai biết Lâm An Pháp Vương là thế nào không? Có phải là địa danh hay tên người?
Ai nấy đều lắc đầu nói:
- Không biết.
Nghe nói như thế, Lương Hưng Lang càng cảm thấy lòng như dao cắt. Lúc ấy từ đâu đi tới một vị lão trượng, mọi người đồng nói:
- Công tử muốn hỏi ông già này đi. Ông ta được gọi là Phúc thần thánh nhân đấy, việc gì ông ta cũng biết cả.
Lương Hưng Lang lật đật bước tới thi lễ, nói:
- Thưa cụ, xin cho hỏi thăm, cụ có biết Lâm An Pháp Vương là ở đâu không?
- Công tử muốn hỏi Lâm An thì từ đây về phía Đông nam 20 dặm có một tòa Hưng Long trấn. Hãy đến đó hỏi thăm, ở đây không ai biết đâu.
Lương Hưng Lang nghe nói liền kêu thư đồng gánh cầm kiếm, rương sách đi ngay về hướng Đông nam. Đi ước 20 dặm, thấy trước mắt có tòa thị trấn, dưới gốc cây ngoài cửa thôn có hai cụ già đang đánh cờ. Một ông mặt trắng râu dài, một ông tướng mạo rất thanh kỳ cổ quái. Lương Hưng Lang bước tới hỏi:
- Xin hai vị lão nhân gia cho tôi hỏi thăm, có tên là Lâm An Pháp Vương hai vị có biết không?
Một ông già nghe nói, đáp:
- Lâm An thì ta biết. Trước khi nhà Kim và Tống chưa đánh nhau, Hưng Long trấn này tên là Lâm An trấn; về sau nhà Tống thiên hạ thái bình mới đổi là Hưng Long trấn. Còn tên Pháp Vương thì ta không biết.
Ông già kia mới nói:
- Này hiền đệ, chú không biết là phải. Ta lớn hơn chú mấy tuổi nên có biết. Hồi ta 12,13 tuổi thì chú còn bé xíu làm sao nhớ được? Chùa ni cô Như Ý am ở đầu thôn này ta nhớ ngày trước gọi là Pháp Vương am, sau này đổi tên là Như Ý am. Muốn hỏi tên Pháp Vương, tôn giá cứ đến đó mà hỏi.
Cám ơn hai cụ già, Lương Hưng Lang lật đật dắt thư đồng đi về hướng cửa thôn. Phía Bắc đường có một cái miếu với bảng đề là Như Ý am. Nghe tiếng gõ cửa, từ bên trong một ni cô nhỏ ra mở cửa, hỏi:
- Thí chủ muốn tìm ai?
- Chúng tôi muốn đến dâng hương.
- Nơi chúng tôi là chùa ni.
- Dù chùa miếu nào tôi cũng chỉ xin dâng hương thôi!
Vị ni cô nhỏ bèn dẫn vào đại điện. Lương Hưng Lang đốt hương dâng lên xong mới nói:
- Thưa tiểu sư phó, xin dẫn tôi đi dạo quanh trong miếu có được không?
- Được chớ!
Vị ni cô nhỏ đồng ý và dẫn Lương Hưng Lang đi thăm các phòng trong viện. Miếu này ba tầng điện, hai bên có nhà chái rất là rộng rãi. Đi tới đi lui qua đến nhà chái phía Đông. Viện này có ba gian phòng Bắc, hai bên có phối phòng, ngoài cửa phòng Bắc treo một tấm bảng với ba chữ: Băng Tâm đường. Lương Hưng Lang nhìn thấy tấm bảng, biết ở viện này có người sương phụ thủ tiết. Còn đương đứng ngơ ngẩn thì thấy từ trên Bắc Phòng đi ra một bà cụ hơn 60 tuổi, tóc bạc như sương, mặc y phục bình thường. Lương Hưng Lang nhìn bà cụ này, không tự chủ được, trong lòng, buồn bã không cầm được nước mắt. Bà cụ già kia nhìn thấy người trước mặt đôi mắt mộng đỏ, lệ chảy chứa chan, do sự giao cảm của tình mẹ cũng thấy xốn xang nhưng không dám nhìn, mới hỏi:
- Tôn tánh của tiên sinh là gì?
- Tôi họ Lương, nhũ danh là Hưng Lang.
Bà cụ nghe rồi lòng như dao cắt, nói:
- Con ơi, mẹ tưởng rằng đời này mẹ con ta không được gặp nhau nữa, nào ngờ bây giờ mẹ được gặp lại con.
Lương Hưng Lang kêu lên một tiếng "Mẹ Ơi!", càng thảm thiết hơn.
Bà cụ, mẹ của Lương Hưng Lang, tại sao lại lạc vào miếu này? Phàm làm việc gì cũng có định số! Từ khi hai mẹ con thất lạc nhau, bà cụ không tìm được con, mới nghĩ thầm: "Ta còn sống làm chi nữa?" Nghĩ rồi định tự vận. May gặp một người hảo tâm huyên giải:
- Bà đừng chết, thảng như con bà còn sống, tương lai cũng có thể mẹ con gặp lại. Bà cũng nên tìm một cái ni am nào đó ở đỡ, rồi lần lần tìm hỏi tin tức của con bà.
Bà cụ nghe nói cũng phải, bèn xin vào ở am Pháp Vương. Miếu này cách Lương Vương trang ba dặm. Vị lão ni ở miếu này là người trung hậu, thấy hoàn cảnh của bà cụ Lương như thế mới nói:
- Bà nên ở đây với tôi, bao giờ có tin tức của con bà rồi hãy đi. Còn nếu không tin tức thì cứ ở lại miếu này tu hành cùng tôi.
Thế rồi bà cụ Lương ở lại miếu ấy sống cuộc đời khắc khổ, sớm hôm tụng niệm qua ngày. Về sau, những thôn trang phụ cận đều biết ở trong miếu có bà cụ Lương thủ tiết, mọi người mới đưa đến một tấm bảng ba chữ "Băng Tâm đường" để kính tặng. Bà cụ Lương suốt ngày ăn chay niệm Phật cầu nguyện thần linh hiển ứng cho mẹ con gặp mặt. Hôm nay quả nhiên Lương Hưng Lang đã đến. Hai mẹ con gặp mặt ôm nhau khóc ròng. Hưng Lang nói:
- Mẹ Ơi, mẹ đừng khóc nữa! Con bây giờ đã cưới vợ Ở huyện Cam Tuyền, cha mẹ nuôi đã nuôi con khôn lớn, bây giờ hai cụ đã qua đời, con mới tìm mẹ đây. Mong ơn thần nhơn chỉ bảo mới được gặo lại mẹ. Mẹ sanh con ra cực khổ mà con chưa có thể sớm thăm tối viếng lần nào, để mẹ phải cực khổ như thế này! Hôm nay con xin rước mẹ về để mẹ hưởng phước thanh nhàn tự tại với con.
Bà cụ nghe xong mới nói:
- Con ơi! Mẹ con ta hôm nay gặp nhau cũng là nhờ thần linh giúp đỡ, vì mẹ suốt ngày đốt hương cầu nguyện, chỉ mong cho mẹ con ta được gặp mặt. Bây giờ mẹ đã gặp con là mãn nguyện lắm rồi, con cũng không cần phải rước mẹ đi. Mẹ đã xuất gia thờ phụng Phật Tổ, không còn muốn trở lại thế tục nữa.
Lương Hưng Lang nghe nói, cố sức năn nỉ để rước bà cụ về. Nhưng bà cụ giữ ý không đổi. Lương Hưng Lang không còn cách nào hơn, bèn đem cả gia quyến về Hưng Long trấn, và cất cho bà cụ một ngôi chùa để tu hành tịnh dưỡng, phần Lương Hưng Lang cũng được luôn luôn đến trong chùa thăm hỏi. Ngày kia, Lương Hưng Lang nghĩ: "Để mình đến thử Vạn Duyên kiều xem thử mấy khối đá do ai viết. Ta phải hỏi ra lẽ mới được". Nghĩ rồi bèn dắt theo hai đứa thư đồng đến Vạn Duyên kiều. Vạn Duyên kiều sắp làm xong. Lương Hưng Lang hỏi thăm mới biết mấy chữ đó là do Tế Công Thiền Sư viết, Lương Hưng Lang muốn gặp mặt Phật sống Tế Điên. Ngay lúc ấy, Vương Thái Hòa cùng Tế Điên đến Vạn Duyên kiều để giám sát, có người chỉ dẫn:
- Vị Hòa thượng kiếc kia chính là Tế Điên trưởng lão trong chùa Linh Ẩn đấy!
Lương Hưng Lang vội bước tới hành lễ và nói:
- Thánh tăng ở trên, đệ tử xin ra mắt! Trước đây mong nhờ Thánh tăng chỉ bảo cho mới tìm được mẹ, đệ tử thật cảm ơn vô cùng!
- Ngươi đứng dậy đi, không cần phải hành lễ! Mẹ con ngươi đã gặp mặt rồi, ngươi phải hết lòng báo hiếu nhé! Thôi, ngươi hãy trở về đi.
Lương Hưng Lang còn muốn dâng tạ lễ vật cho Thánh tăng trưởng lão, nhưng Tế Điên nói:
- Không cần đâu! Hòa thượng ta thường nói: Một là không chứa của, hai là không chứa oán, ngủ cũng an giấc, đi cũng tự do.
Lương Hưng Lang không cách gì hơn đành cáo từ trở về. Vương Thái Hòa đương cùng Tế Điên giám sát công trình, bỗng thấy từ đằng kia, một trận gió trốt thổi lại. Tế Điên nói:
- Tới rồi, tới rồi!
Vương Thái Hòa nhìn xem, thấy theo trận gió trốt là một vị lão đạo sĩ tóc bỏ xõa, mình cao tám thước, mặt mũi vàng ệch, ba chòm râu đen nhánh phất phơ, mặc đạo bào bằng đoạn màu lam. Vương Thái Hòa nhìn rồi ngạc nhiên thấy lão đạo sĩ chạy nhanh tới trước cúi chào Tế Điên. Lão đạo sĩ mới đến không phải người nào khác, chính là Hoàng diện chân nhân Tôn Đạo Toàn. Tế Điên hỏi:
- Ngộ Chơn, con đến đây có việc gì thế?
- Từ khi chia tay ở núi Thiên Thai, con trở về miếu, sắp xếp mọi việc xong, đến chùa Linh Ẩn tìm lão nhân gia, nghe nói lão nhân gia đã đến sửa Vạn Duyên kiều, con bèn ở lại trong chùa chờ đợi; nào ngờ tại thành Lâm An lại xảy ra một tai họa tày trời. Quan Tri huyện Tiền Đường phái con đến thỉnh lão nhân gia trở về.
Tế Điên án linh quang đã biết trước rõ ràng, vẫn hỏi:
- Ở Lâm An xảy ra việc gì thế?
- Nhân vì quan tân nhiệm của huyên Tiền Đường là Triệu Văn Huy; ông ta vốn xuất thân từ lưỡng bảng, từ khi đáo nhiệm đến nay, hành sự rất thanh liêm, yêu dân như con đẻ. Nào ngờ trên mặt đất lại xuất hiện một nghịch án, em của Tần Thừa tướng là Hoa hoa thái tuế Vương Thắng Tiên vốn là một tên ác bá, không chừa một việc xấu nào. Hắn ta ỷ anh mình là quan Tể tướng đương triều không ai dám động đến hắn, nên Vương Thắng Tiên trong nhà có đến 30 người hầu thiếp như phu nhân. Có một người hầu thiếp được sủng ái là em gái Điền Quốc Bổn. Cô này nguyên là ca kỹ xuất thân, giỏi về đàn hát. Hôm ấy, Vương Thắng Tiên muốn đến hồ Tâm Đình ở Tây Hồ để thưởng nhạc uống rượu, mới kêu Điền thị dẫn a hoàn, vú em đi trước. Ba cỗ kiệu đang đi trên Tô Đê ở Tây Hồ, bỗng nhiên gặp một luồng gió trốt vây lấy kiệu xoắn đi mấy vòng, đến nỗi người kiêng kiệu mở mắt không ra, đến khi gió trốt qua đi, nhìn lại thì không thấy tung tích Điền thị đâu nữa! Những a hoàn, vú em trong kiệu nhỏ mỗi người bị một dao chết tốt. Mọi người sợ đến nỗi mắt mở trừng trừng, miệng há hốc.
Tế Thiền sư Phật pháp chỉ hiếu tử
Lương Hưng Lang khi đến Vạn Duyên kiều nhìn trên khối đá thấy viết: "Không phải họ Cao vốn họ Lương", bèn nghĩ thầm: "Mình ra đi bao lâu nay mà không phăng được manh mối nào, cũng không biết Lương Vương trang ở đâu! Chắc là thần tiên mách bảo cho đây. Chỉ cần tìm được mẹ ta, tốn mấy ngàn lượng cũng chẳng hề gì". Vì thế mới lấy ra 4 lượng vàng tính thành 200 lượng bạc để được xem khối đá thứ hai. Vương viên ngoại bảo gia nhân trên đá viết là: "Khéo léo giả trang kiếm huyên đường". Lương Hương Lang xem rồi rõ ràng là nói về mình, bèn hỏi:
- Khối đá thứ ba có chữ không?
- Muốn xem khối thứ ba phải bỏ ra 300 lượng bạc.
- Tôi muốn xem khối thứ ba.
Nói rồi liền lấy ra 6 lượng vàng tính thành 300 lượng bạc giao cho Vương viên ngoại. Vương Thái Hòa nghĩ thầm: "Thiệt lạ! Vậy mà cũng có người bỏ tiền ra xem". Rồi bảo gia nhân khiêng ra khối đá thứ bạ Lương Hưng Lang nhìn thấy trên khối đá thứ ba viết là: "Hưng Lang muốn gặp bà mẹ đẻ". Lương Hưng Lang nhìn thấy như vậy lại càng đúng với mình hơn nữa, bèn nói:
- Ngươi đem nốt khối đá kia cho ta xem.
Gia nhân nói:
- Muốn đem khối đá thứ tư phải bỏ ra 500 lượng bạc.
- Ngươi có gạt người ta không đó?
- Không gạt đâu! Công tử thích xem thì xem, còn không thích thì thôi.
Lương Hưng Lang nghĩ thầm: "Mình bỏ ra 500 lượng rồi, lại phải bỏ ra 500 lượng nữa, chỉ cần biết được mẹ ta thất lạc ở đâu là được. Đừng nói chi 1.000 lượng, dù 2.000 lượng mình đâu có tiếc". Nghĩ rồi lại lấy 10 nén vàng ra. Vương Thái Hòa bảo gia nhân khiêng khối đá thứ tư ra xem. Trên khối đá viết: "Đi đến Lâm An hỏi Pháp Vương". Lương Hưng Lang xem thấy câu này, "a" lên một tiếng, cơ hồ đứng không vững. Tự mình suy nghĩ: "Không xong rồi, đây chắc có người biết tâm trạng ta từ nhà ra đi mới bố trí gạt ta lấy 1.000 lượng bạc đây". Nhưng rồi lại nghĩ: "Nhũ danh của ta không ai biết, đây thật là khiến người khó lường!". Nghĩ rồi bèn hỏi:
- Các vị Ở đây có ai biết Lâm An Pháp Vương là thế nào không? Có phải là địa danh hay tên người?
Ai nấy đều lắc đầu nói:
- Không biết.
Nghe nói như thế, Lương Hưng Lang càng cảm thấy lòng như dao cắt. Lúc ấy từ đâu đi tới một vị lão trượng, mọi người đồng nói:
- Công tử muốn hỏi ông già này đi. Ông ta được gọi là Phúc thần thánh nhân đấy, việc gì ông ta cũng biết cả.
Lương Hưng Lang lật đật bước tới thi lễ, nói:
- Thưa cụ, xin cho hỏi thăm, cụ có biết Lâm An Pháp Vương là ở đâu không?
- Công tử muốn hỏi Lâm An thì từ đây về phía Đông nam 20 dặm có một tòa Hưng Long trấn. Hãy đến đó hỏi thăm, ở đây không ai biết đâu.
Lương Hưng Lang nghe nói liền kêu thư đồng gánh cầm kiếm, rương sách đi ngay về hướng Đông nam. Đi ước 20 dặm, thấy trước mắt có tòa thị trấn, dưới gốc cây ngoài cửa thôn có hai cụ già đang đánh cờ. Một ông mặt trắng râu dài, một ông tướng mạo rất thanh kỳ cổ quái. Lương Hưng Lang bước tới hỏi:
- Xin hai vị lão nhân gia cho tôi hỏi thăm, có tên là Lâm An Pháp Vương hai vị có biết không?
Một ông già nghe nói, đáp:
- Lâm An thì ta biết. Trước khi nhà Kim và Tống chưa đánh nhau, Hưng Long trấn này tên là Lâm An trấn; về sau nhà Tống thiên hạ thái bình mới đổi là Hưng Long trấn. Còn tên Pháp Vương thì ta không biết.
Ông già kia mới nói:
- Này hiền đệ, chú không biết là phải. Ta lớn hơn chú mấy tuổi nên có biết. Hồi ta 12,13 tuổi thì chú còn bé xíu làm sao nhớ được? Chùa ni cô Như Ý am ở đầu thôn này ta nhớ ngày trước gọi là Pháp Vương am, sau này đổi tên là Như Ý am. Muốn hỏi tên Pháp Vương, tôn giá cứ đến đó mà hỏi.
Cám ơn hai cụ già, Lương Hưng Lang lật đật dắt thư đồng đi về hướng cửa thôn. Phía Bắc đường có một cái miếu với bảng đề là Như Ý am. Nghe tiếng gõ cửa, từ bên trong một ni cô nhỏ ra mở cửa, hỏi:
- Thí chủ muốn tìm ai?
- Chúng tôi muốn đến dâng hương.
- Nơi chúng tôi là chùa ni.
- Dù chùa miếu nào tôi cũng chỉ xin dâng hương thôi!
Vị ni cô nhỏ bèn dẫn vào đại điện. Lương Hưng Lang đốt hương dâng lên xong mới nói:
- Thưa tiểu sư phó, xin dẫn tôi đi dạo quanh trong miếu có được không?
- Được chớ!
Vị ni cô nhỏ đồng ý và dẫn Lương Hưng Lang đi thăm các phòng trong viện. Miếu này ba tầng điện, hai bên có nhà chái rất là rộng rãi. Đi tới đi lui qua đến nhà chái phía Đông. Viện này có ba gian phòng Bắc, hai bên có phối phòng, ngoài cửa phòng Bắc treo một tấm bảng với ba chữ: Băng Tâm đường. Lương Hưng Lang nhìn thấy tấm bảng, biết ở viện này có người sương phụ thủ tiết. Còn đương đứng ngơ ngẩn thì thấy từ trên Bắc Phòng đi ra một bà cụ hơn 60 tuổi, tóc bạc như sương, mặc y phục bình thường. Lương Hưng Lang nhìn bà cụ này, không tự chủ được, trong lòng, buồn bã không cầm được nước mắt. Bà cụ già kia nhìn thấy người trước mặt đôi mắt mộng đỏ, lệ chảy chứa chan, do sự giao cảm của tình mẹ cũng thấy xốn xang nhưng không dám nhìn, mới hỏi:
- Tôn tánh của tiên sinh là gì?
- Tôi họ Lương, nhũ danh là Hưng Lang.
Bà cụ nghe rồi lòng như dao cắt, nói:
- Con ơi, mẹ tưởng rằng đời này mẹ con ta không được gặp nhau nữa, nào ngờ bây giờ mẹ được gặp lại con.
Lương Hưng Lang kêu lên một tiếng "Mẹ Ơi!", càng thảm thiết hơn.
Bà cụ, mẹ của Lương Hưng Lang, tại sao lại lạc vào miếu này? Phàm làm việc gì cũng có định số! Từ khi hai mẹ con thất lạc nhau, bà cụ không tìm được con, mới nghĩ thầm: "Ta còn sống làm chi nữa?" Nghĩ rồi định tự vận. May gặp một người hảo tâm huyên giải:
- Bà đừng chết, thảng như con bà còn sống, tương lai cũng có thể mẹ con gặp lại. Bà cũng nên tìm một cái ni am nào đó ở đỡ, rồi lần lần tìm hỏi tin tức của con bà.
Bà cụ nghe nói cũng phải, bèn xin vào ở am Pháp Vương. Miếu này cách Lương Vương trang ba dặm. Vị lão ni ở miếu này là người trung hậu, thấy hoàn cảnh của bà cụ Lương như thế mới nói:
- Bà nên ở đây với tôi, bao giờ có tin tức của con bà rồi hãy đi. Còn nếu không tin tức thì cứ ở lại miếu này tu hành cùng tôi.
Thế rồi bà cụ Lương ở lại miếu ấy sống cuộc đời khắc khổ, sớm hôm tụng niệm qua ngày. Về sau, những thôn trang phụ cận đều biết ở trong miếu có bà cụ Lương thủ tiết, mọi người mới đưa đến một tấm bảng ba chữ "Băng Tâm đường" để kính tặng. Bà cụ Lương suốt ngày ăn chay niệm Phật cầu nguyện thần linh hiển ứng cho mẹ con gặp mặt. Hôm nay quả nhiên Lương Hưng Lang đã đến. Hai mẹ con gặp mặt ôm nhau khóc ròng. Hưng Lang nói:
- Mẹ Ơi, mẹ đừng khóc nữa! Con bây giờ đã cưới vợ Ở huyện Cam Tuyền, cha mẹ nuôi đã nuôi con khôn lớn, bây giờ hai cụ đã qua đời, con mới tìm mẹ đây. Mong ơn thần nhơn chỉ bảo mới được gặo lại mẹ. Mẹ sanh con ra cực khổ mà con chưa có thể sớm thăm tối viếng lần nào, để mẹ phải cực khổ như thế này! Hôm nay con xin rước mẹ về để mẹ hưởng phước thanh nhàn tự tại với con.
Bà cụ nghe xong mới nói:
- Con ơi! Mẹ con ta hôm nay gặp nhau cũng là nhờ thần linh giúp đỡ, vì mẹ suốt ngày đốt hương cầu nguyện, chỉ mong cho mẹ con ta được gặp mặt. Bây giờ mẹ đã gặp con là mãn nguyện lắm rồi, con cũng không cần phải rước mẹ đi. Mẹ đã xuất gia thờ phụng Phật Tổ, không còn muốn trở lại thế tục nữa.
Lương Hưng Lang nghe nói, cố sức năn nỉ để rước bà cụ về. Nhưng bà cụ giữ ý không đổi. Lương Hưng Lang không còn cách nào hơn, bèn đem cả gia quyến về Hưng Long trấn, và cất cho bà cụ một ngôi chùa để tu hành tịnh dưỡng, phần Lương Hưng Lang cũng được luôn luôn đến trong chùa thăm hỏi. Ngày kia, Lương Hưng Lang nghĩ: "Để mình đến thử Vạn Duyên kiều xem thử mấy khối đá do ai viết. Ta phải hỏi ra lẽ mới được". Nghĩ rồi bèn dắt theo hai đứa thư đồng đến Vạn Duyên kiều. Vạn Duyên kiều sắp làm xong. Lương Hưng Lang hỏi thăm mới biết mấy chữ đó là do Tế Công Thiền Sư viết, Lương Hưng Lang muốn gặp mặt Phật sống Tế Điên. Ngay lúc ấy, Vương Thái Hòa cùng Tế Điên đến Vạn Duyên kiều để giám sát, có người chỉ dẫn:
- Vị Hòa thượng kiếc kia chính là Tế Điên trưởng lão trong chùa Linh Ẩn đấy!
Lương Hưng Lang vội bước tới hành lễ và nói:
- Thánh tăng ở trên, đệ tử xin ra mắt! Trước đây mong nhờ Thánh tăng chỉ bảo cho mới tìm được mẹ, đệ tử thật cảm ơn vô cùng!
- Ngươi đứng dậy đi, không cần phải hành lễ! Mẹ con ngươi đã gặp mặt rồi, ngươi phải hết lòng báo hiếu nhé! Thôi, ngươi hãy trở về đi.
Lương Hưng Lang còn muốn dâng tạ lễ vật cho Thánh tăng trưởng lão, nhưng Tế Điên nói:
- Không cần đâu! Hòa thượng ta thường nói: Một là không chứa của, hai là không chứa oán, ngủ cũng an giấc, đi cũng tự do.
Lương Hưng Lang không cách gì hơn đành cáo từ trở về. Vương Thái Hòa đương cùng Tế Điên giám sát công trình, bỗng thấy từ đằng kia, một trận gió trốt thổi lại. Tế Điên nói:
- Tới rồi, tới rồi!
Vương Thái Hòa nhìn xem, thấy theo trận gió trốt là một vị lão đạo sĩ tóc bỏ xõa, mình cao tám thước, mặt mũi vàng ệch, ba chòm râu đen nhánh phất phơ, mặc đạo bào bằng đoạn màu lam. Vương Thái Hòa nhìn rồi ngạc nhiên thấy lão đạo sĩ chạy nhanh tới trước cúi chào Tế Điên. Lão đạo sĩ mới đến không phải người nào khác, chính là Hoàng diện chân nhân Tôn Đạo Toàn. Tế Điên hỏi:
- Ngộ Chơn, con đến đây có việc gì thế?
- Từ khi chia tay ở núi Thiên Thai, con trở về miếu, sắp xếp mọi việc xong, đến chùa Linh Ẩn tìm lão nhân gia, nghe nói lão nhân gia đã đến sửa Vạn Duyên kiều, con bèn ở lại trong chùa chờ đợi; nào ngờ tại thành Lâm An lại xảy ra một tai họa tày trời. Quan Tri huyện Tiền Đường phái con đến thỉnh lão nhân gia trở về.
Tế Điên án linh quang đã biết trước rõ ràng, vẫn hỏi:
- Ở Lâm An xảy ra việc gì thế?
- Nhân vì quan tân nhiệm của huyên Tiền Đường là Triệu Văn Huy; ông ta vốn xuất thân từ lưỡng bảng, từ khi đáo nhiệm đến nay, hành sự rất thanh liêm, yêu dân như con đẻ. Nào ngờ trên mặt đất lại xuất hiện một nghịch án, em của Tần Thừa tướng là Hoa hoa thái tuế Vương Thắng Tiên vốn là một tên ác bá, không chừa một việc xấu nào. Hắn ta ỷ anh mình là quan Tể tướng đương triều không ai dám động đến hắn, nên Vương Thắng Tiên trong nhà có đến 30 người hầu thiếp như phu nhân. Có một người hầu thiếp được sủng ái là em gái Điền Quốc Bổn. Cô này nguyên là ca kỹ xuất thân, giỏi về đàn hát. Hôm ấy, Vương Thắng Tiên muốn đến hồ Tâm Đình ở Tây Hồ để thưởng nhạc uống rượu, mới kêu Điền thị dẫn a hoàn, vú em đi trước. Ba cỗ kiệu đang đi trên Tô Đê ở Tây Hồ, bỗng nhiên gặp một luồng gió trốt vây lấy kiệu xoắn đi mấy vòng, đến nỗi người kiêng kiệu mở mắt không ra, đến khi gió trốt qua đi, nhìn lại thì không thấy tung tích Điền thị đâu nữa! Những a hoàn, vú em trong kiệu nhỏ mỗi người bị một dao chết tốt. Mọi người sợ đến nỗi mắt mở trừng trừng, miệng há hốc.