Chương 22:
Đôi mắt Diệp Hồng Hà đỏ hoe, cô ấy cười và nói với Hoắc Sênh: "Tớ đi đây." Cô ấy đeo ba lô lên lưng, vẫy tay chào tạm biệt Hoắc Sênh cùng với mảnh đất mà cô ấy đã dành phần lớn tuổi trẻ của mình để gắn bó.Chiếc xe nhanh chóng nổ máy rời đi, mang theo những thanh niên trí thức trở về nơi thành phố mà họ mơ ước, khi đến thành phố, những trải nghiệm tham gia đội sản xuất ở nông thôn* sẽ trở thành một nét chấm phá mạnh mẽ trong lý lịch của những thanh niên trí thức.*BA: thanh niên trí thức tham gia phong trào vô sản hoá bằng cách gia nhập các công xã, đội sản xuất ở nông thôn trong cuộc đại cách mạng văn hoá Trung quốc.Sau khi Diệp Hồng Hà rời đi, Hoắc Sênh ít nói chuyện với mọi người hơn, nhưng tính cách của cô đã thay đổi nhiều hơn so với trước kia, các nữ thanh niên trí thức trong đội cũng giúp đỡ cô nhiều hơn, bọn họ cũng sống chan hòa với nhau hơn trước.Sau mấy ngày làm việc đồng áng nặng nhọc cuối cùng cũng được xả hơi, đội trưởng nói qua hai ngày làm việc nữa sẽ là ngày nghỉ, lúc đó sẽ cho mọi người nghỉ ngơi xả láng. Vì vậy, trong hai ngày vừa qua, sự hăng hái của các thành viên khi làm việc cao hơn hẳn so với ngày thường.Hoắc Sênh đang cắt lúa mì trong đống lúa mì, nếu không nhìn kỹ thì khó có thể nhìn thấy bóng dáng mảnh khảnh của cô. Hiện tại trình độ làm việc của cô đã tiến bộ lên rất nhiều, cô có thể sử dụng liềm và xẻng nhanh hơn trước, tuy làm việc vẫn còn chậm chạp nhưng đã tốt hơn nhiều so với những ngày đầu.Cô nghĩ đến việc sẽ dựa vào ngày nghỉ để đi tìm bí thư chi bộ công xã, cầm theo hai bao gói thuốc lá đi loanh quanh cửa, bây giờ cô đang ở trong đội ba, làm việc vất vả cực lực không nói, quan trọng hơn chính là Tôn Kính Văn thường xuyên tới quấy nhiễu cô, trong miệng thì nói là đi giám sát công việc và kiểm tra chất lượng công việc của các thành viên, nhưng ánh mắt giễu cợt cứ chĩa thẳng vào người Hoắc Sênh khiến cô cảm thấy phát ón.Hiện tại Hoắc Sênh không dám ra ngoài một mình, nhưng công việc trong tay cô nặng nhọc hơn so với người khác, bình thường những người khác đã làm xong công việc của mình từ lúc sáng sớm, còn cô lúc nào cũng là người về cuối cùng. Bà vợ của Tôn Kính Văn liên tục bắt gặp Hoắc Sênh đến trả nông cụ, bà ta lúc nào cũng nặng nề mắng mỏ cô là người khiến cả đội sản xuất bị kéo lại phía sau, nói cô hoàn toàn không có bất kỳ đóng góp nào cho đội, lúc nào cũng chỉ biết ăn nằm ngồi không.Lúc đầu Hoắc Sênh nghe không hiểu phương ngữ mà bà ta nói, sau này có lẽ do bà ta nói mấy lời quá khó nghe, một nam thanh niên trí thức không nhịn được nói đỡ cho Hoắc Sênh mấy câu, lúc này Hoắc Sênh mới hiểu rõ cái người phụ nữ nông dân này ngoài mặc hay thích mắng những lời thô tục ra bà ta cũng chẳng biết làm gì nữa.Hôm nay, Hoắc Sênh làm việc mãi đến chạng vạng mới xong. Cô cầm lấy liềm và xẻng chạy vội vào nhà kho trả nông cụ. Nhưng thật không may, khi cô tới đó, người canh giữ nhà kho lại không phải bà vợ của Tôn Kính Văn, mà lại chính là Tôn Kính Văn.Hoắc Sênh dừng lại bước chân, cũng may vẫn chưa phải là muộn, thấy xung quanh vẫn còn rất nhiều người, tuy rằng cách nơi này không gần, nhưng cũng không quá xa, cô đi về phía trước, tháo bao tay của mình ra, sau đó lại mang nông cụ cất vào trong nhà kho, tiếp theo đánh dấu vào ô "đã làm" vào danh sách đăng ký rồi trả sổ lại.Cô đang cầm bút, chợt nhìn thấy Tôn Kính Văn đưa tay ra, cô vội vàng đặt bút xuống: "Đội trưởng Tôn, tôi đã trả nông cụ lại rồi, tôi đi trước nhé.""Chờ đã, thanh niên Hoắc này, cô chạy làm cái gì vậy?" Tôn Kính Văn lật xem tập tài liệu trong tay, nhìn vào nơi mà Hoắc Sênh vừa đánh dấu, rất có trách nhiệm lên tiếng nhắc nhở: "Sau khi đánh dấu vào ô "đã làm", cô phải ký tên của mình đã chứ. Nếu không ai mà biết nông cụ là do chính mình tự trả lại, làm chuyện gì cũng phải biết tuân thủ theo nguyên tắc. Những thanh niên trí thức giống như cô đều là những người có học thì lại càng phải biết tuân thủ theo nguyên tắc chứ."Hoắc Sênh nghe xong, cũng không còn cách nào khác đành phải xoay người, cầm bút viết một lượt tên của mình lên sổ đăng ký.Tôn Kính Văn nhìn ngón tay cầm bút của cô, mười ngón thon dài, đầu ngón tay trắng nõn nà mà lại phải dùng liềm, xẻng cắt lúa mì thì thật đáng tiếc. Thế là, ông ta bày đặt giở bản chất là một nông dân thuần phác, giả bộ ân cần hỏi han cô: "Mấy ngày nay làm việc có mệt không? Có muốn đổi sang công việc ít vất vả hơn không?"“Không có việc gì khó, lao động là vinh quang!” Hoắc Sênh hô khẩu hiệu thường ngày, nhưng đầu lại không thèm ngẩng lên.