Chương 3: Lượm được tiểu nha hoàn
Đúng lúc này, có tiếng chân bước vội ngoài cửa.
Một bé gái tay bưng chậu nước rửa mặt đi về phía phòng hắn. Cô bé bước đi rất vội vàng nhưng chậu nước không hề văng đổ giọt nào ra ngoài cả.
Hắn nghe tiếng bước chân đang càng lúc càng gần đến cửa, thì hoảng, hai tay vội vàng vơ lấy quần áo đang treo trên móc nhanh như chớp mặc vào.
Mặc xong quần áo thì vừa vặn cửa mở. Con bé bước vô. Quần áo kiểu cổ trang, tà dài thắt đai ngang eo ôm trọn bề mông thiếu nữ tuổi 15 thon tròn xinh xắn. Tuy mộc mạc đơn giản nhưng sạch sẽ. Khuôn mặt thanh tú. Tóc đuôi ngựa trôi dài xuống ngang lưng như dòng thác óng ánh bạc. Dáng người cao ráo. Và đôi mắt to vô cùng đáng yêu. Con bé là nha hoàn của hắn.
Trong mớ ký ức dung nhập có được từ linh hồn Từ Tự Cung mà hắn đang chiếm giữ, thông tin về con bé này hiện lên rất rõ ràng. Con bé nha hoàn này tên là Thi Mai. Nó mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nói đúng hơn là nó không có cha mẹ. Nó không biết cha mẹ của mình là ai.
Cái nhân sinh đau buồn nhất, tủi hổ nhất của một con người không phải là bị sỉ nhục, bị kêu phế vật, không phải là nghèo hèn, cũng không phải gặp nhiều thất bại mà là bị thân sinh phụ mẫu bỏ rơi.
Bị bỏ rơi, hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa cũng đều gợi lên trong lòng bao nỗi bi ai…
Một đứa bé không được sống với gia đình, không được hưởng sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, nhưng ít nhất cũng biết họ là ai và còn sống trên đời để hoài niệm dù sao cũng còn được an ủi chút gì, đằng này, Thi Mai còn không biết cha mẹ mình là ai, còn sống hay không.
Nàng cứ như là được sinh ra từ hư vô. Mở mắt thì đã thấy riêng mình bơ vơ nằm dưới đất nhìn trời. Ký ức về họ là một khoảng đen tối mơ hồ.
Năm đó, một mùa đông đến sớm, giá lạnh và ẩm ướt. Cả Nguyệt Trinh Đại Lục và Băng Vũ Thành - nơi Từ Tự Cung sống - ngập chìm trong gió tuyết.
Từ trong phòng mình nhìn qua cửa sổ, hắn thấy cô bé co ro rúc vào hốc cửa của căn phủ đệ đối diện để tránh rét. Nhìn thấy cô gái gầy yếu, nhỏ bé, quần áo rách rưới nằm bất động trên nền đất lạnh, lòng hắn chua xót.
Hắn tuy phế vật, nhưng dù sao cũng được chăn êm nệm ấm, còn cô bé kia…
Ôi chao… lòng hắn quặn thắt lại.
Hắn không kịp suy nghĩ gì cả, mở cửa chạy ra và tay cầm vội cái áo choàng lông thú mà mẫu thân mới tặng hắn trong tiệc mừng sinh nhật 10 tuổi. Hắn không để ý gì hết, chạy nhanh đến và khoác lên người cô bé.
- Nha đầu, đừng nói gì hết. Để ta khoác áo cho ngươi. Mặc đi. Nếu không lạnh chết đó. Nào đứng dậy, ta đỡ ngươi vào nhà ta… Ta có sữa, có bánh… Ta cho ngươi ăn.
- Đừng từ chối… Đi mau…
Cô bé mở mắt ra ngơ ngác nhìn mọi mọi thứ, mọi hành động của hắn mà không hề phản kháng, đứng dậy và run rẩy đi theo…
Sau đó hắn dẫn cô vào phòng bếp lấy cho cô một cốc sữa nóng, một cái bánh bao….
Nàng uống một hơi hết cốc sữa, và tay cầm cái bánh bao đưa lên miệng nhai ngấu nghiến.
- Ta tên Thi Mai. Cảm tạ, ngươi!
…..................
Chuyện cứ thế diễn ra đúng như kịch bản của bao nhiêu cuộc gặp gỡ giữa thiếu gia và nữ nô nghèo: Ăn uống, trò chuyện, hỏi thăm thân thế, bày tỏ quan tâm nhau, đề nghị này nọ… x x y y z z ….
Từ đó, Thi Mai tự nguyện làm nha hoàn thiếp thân hầu hạ hắn. Hắn dẫn cô bé đến gặp mẫu thân để xin cho nàng ở lại.
Thấy cô bé dễ thương đáng yêu, mẫu thân hắn cũng rất thưởng thức.
Bà nở nụ cười triều mến, hỏi vài thông tin cơ bản rồi xoa đầu 2 đứa nhỏ.
- Hài tử của ta lớn rồi, đã biết lo cho người khác cơ đấy… Mẫu thân đồng ý. Từ nay, Thi Mai sẽ đi theo bên Cung nhi làm tiểu nha hoàn.
Nói xong, bà nhìn sang người phụ nữ trung niên đứng bên trái, nói:
Dì Thanh, thu xếp một căn phòng riêng cho Thi Mai ở cạnh Cung nhi. Phiền Dì sắp đặt mọi thứ và để tâm chỉ bảo cho con bé. Trách nhiệm của tiểu nha đầu này là chăm sóc Cung nhi.
- Dạ, phu nhân!
Thi Mai, cuối đầu lắp bắp nói:
- Tạ… ơn, chủ mẫu!
Người phụ nữ được gọi là Dì Thanh bước tới kéo tay Thi Mai, nở nụ cười hiền hậu.
- Nha đầu, đi theo ta.
Từ Mộng Lan nhìn theo bước chân xa dần của Thi Mai, bà lắc đầu thở dài. Ngày xưa, khi bằng tuổi cô bé, Từ Mộng Lan bà cũng là một thiên chi kiêu nữ, hồn nhiên tung tăng sống trong hào quang rực rỡ của đại gia tộc, có phụ mẫu yêu thương, chẳng biết lo biết buồn.
- Haizzz… “Thương hải vi tang điền”, chớp mắt đã mấy chục năm…
Nghĩ thân mình, thương cho đứa con phận bạc, hành động vừa rồi của bà có chủ tâm ưu ái Thi Mai hơn một chút.
- Có con bé làm bạn, thằng nhóc có lẽ sẽ bớt cô đơn. Người làm mẫu thân như ta thật là thất bại… Hài tử, (bà thầm thì một mình) mong con hiểu… phế vật có lẽ cũng là một chuyện tốt để con bình bình đạm đạm mà sống hết một đời vô danh. Trong cái thế giới cường giả vi tôn này, tranh đấu háo cường, sinh mệnh mỗi tu luyện giả đặt trên lưỡi đao, mũi kiếm, mẫu thân cũng là thân bất do kỷ. Hai đứa bé các con… chắc đây cũng là sự an bài của tạo hóa…
Thi Mai được cấp riêng một căn phòng đàng hoàng ở cạnh phòng thiếu chủ cũng được phép ngồi ăn cơm cùng thiếu chủ. Đây là đãi ngộ mà không phải nha hoàn nào cũng có được. Chính vì vậy, Thi Mai trong mắt của các nha hoàn khác và người làm trong viện cũng trở nên đáng ghét. Nàng bị dè biểu, bị xỉa xói nói xấu khắp nơi trong thế giới người hầu.
Nơi nào cũng vậy, có người là có thị phi. Thế gian này, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “gà ganh nhau tiếng gáy”.
Thế nhưng, Thi Mai không thèm để tâm đến những thị phi tục tằng của những bần nhân hạ tiện. Nàng ở đây là hầu hạ thiếu chủ. Với nàng, cốc sữa nóng, cái bánh nhỏ, tấm áo choàng ủ ấm mà thiếu chủ khoác lên nàng trong mùa đông năm ấy đã cứu mạng nàng, cứu cả trái tim rét lạnh của nàng.
Một bé gái tay bưng chậu nước rửa mặt đi về phía phòng hắn. Cô bé bước đi rất vội vàng nhưng chậu nước không hề văng đổ giọt nào ra ngoài cả.
Hắn nghe tiếng bước chân đang càng lúc càng gần đến cửa, thì hoảng, hai tay vội vàng vơ lấy quần áo đang treo trên móc nhanh như chớp mặc vào.
Mặc xong quần áo thì vừa vặn cửa mở. Con bé bước vô. Quần áo kiểu cổ trang, tà dài thắt đai ngang eo ôm trọn bề mông thiếu nữ tuổi 15 thon tròn xinh xắn. Tuy mộc mạc đơn giản nhưng sạch sẽ. Khuôn mặt thanh tú. Tóc đuôi ngựa trôi dài xuống ngang lưng như dòng thác óng ánh bạc. Dáng người cao ráo. Và đôi mắt to vô cùng đáng yêu. Con bé là nha hoàn của hắn.
Trong mớ ký ức dung nhập có được từ linh hồn Từ Tự Cung mà hắn đang chiếm giữ, thông tin về con bé này hiện lên rất rõ ràng. Con bé nha hoàn này tên là Thi Mai. Nó mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Nói đúng hơn là nó không có cha mẹ. Nó không biết cha mẹ của mình là ai.
Cái nhân sinh đau buồn nhất, tủi hổ nhất của một con người không phải là bị sỉ nhục, bị kêu phế vật, không phải là nghèo hèn, cũng không phải gặp nhiều thất bại mà là bị thân sinh phụ mẫu bỏ rơi.
Bị bỏ rơi, hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa cũng đều gợi lên trong lòng bao nỗi bi ai…
Một đứa bé không được sống với gia đình, không được hưởng sự chăm sóc yêu thương của cha mẹ, nhưng ít nhất cũng biết họ là ai và còn sống trên đời để hoài niệm dù sao cũng còn được an ủi chút gì, đằng này, Thi Mai còn không biết cha mẹ mình là ai, còn sống hay không.
Nàng cứ như là được sinh ra từ hư vô. Mở mắt thì đã thấy riêng mình bơ vơ nằm dưới đất nhìn trời. Ký ức về họ là một khoảng đen tối mơ hồ.
Năm đó, một mùa đông đến sớm, giá lạnh và ẩm ướt. Cả Nguyệt Trinh Đại Lục và Băng Vũ Thành - nơi Từ Tự Cung sống - ngập chìm trong gió tuyết.
Từ trong phòng mình nhìn qua cửa sổ, hắn thấy cô bé co ro rúc vào hốc cửa của căn phủ đệ đối diện để tránh rét. Nhìn thấy cô gái gầy yếu, nhỏ bé, quần áo rách rưới nằm bất động trên nền đất lạnh, lòng hắn chua xót.
Hắn tuy phế vật, nhưng dù sao cũng được chăn êm nệm ấm, còn cô bé kia…
Ôi chao… lòng hắn quặn thắt lại.
Hắn không kịp suy nghĩ gì cả, mở cửa chạy ra và tay cầm vội cái áo choàng lông thú mà mẫu thân mới tặng hắn trong tiệc mừng sinh nhật 10 tuổi. Hắn không để ý gì hết, chạy nhanh đến và khoác lên người cô bé.
- Nha đầu, đừng nói gì hết. Để ta khoác áo cho ngươi. Mặc đi. Nếu không lạnh chết đó. Nào đứng dậy, ta đỡ ngươi vào nhà ta… Ta có sữa, có bánh… Ta cho ngươi ăn.
- Đừng từ chối… Đi mau…
Cô bé mở mắt ra ngơ ngác nhìn mọi mọi thứ, mọi hành động của hắn mà không hề phản kháng, đứng dậy và run rẩy đi theo…
Sau đó hắn dẫn cô vào phòng bếp lấy cho cô một cốc sữa nóng, một cái bánh bao….
Nàng uống một hơi hết cốc sữa, và tay cầm cái bánh bao đưa lên miệng nhai ngấu nghiến.
- Ta tên Thi Mai. Cảm tạ, ngươi!
…..................
Chuyện cứ thế diễn ra đúng như kịch bản của bao nhiêu cuộc gặp gỡ giữa thiếu gia và nữ nô nghèo: Ăn uống, trò chuyện, hỏi thăm thân thế, bày tỏ quan tâm nhau, đề nghị này nọ… x x y y z z ….
Từ đó, Thi Mai tự nguyện làm nha hoàn thiếp thân hầu hạ hắn. Hắn dẫn cô bé đến gặp mẫu thân để xin cho nàng ở lại.
Thấy cô bé dễ thương đáng yêu, mẫu thân hắn cũng rất thưởng thức.
Bà nở nụ cười triều mến, hỏi vài thông tin cơ bản rồi xoa đầu 2 đứa nhỏ.
- Hài tử của ta lớn rồi, đã biết lo cho người khác cơ đấy… Mẫu thân đồng ý. Từ nay, Thi Mai sẽ đi theo bên Cung nhi làm tiểu nha hoàn.
Nói xong, bà nhìn sang người phụ nữ trung niên đứng bên trái, nói:
Dì Thanh, thu xếp một căn phòng riêng cho Thi Mai ở cạnh Cung nhi. Phiền Dì sắp đặt mọi thứ và để tâm chỉ bảo cho con bé. Trách nhiệm của tiểu nha đầu này là chăm sóc Cung nhi.
- Dạ, phu nhân!
Thi Mai, cuối đầu lắp bắp nói:
- Tạ… ơn, chủ mẫu!
Người phụ nữ được gọi là Dì Thanh bước tới kéo tay Thi Mai, nở nụ cười hiền hậu.
- Nha đầu, đi theo ta.
Từ Mộng Lan nhìn theo bước chân xa dần của Thi Mai, bà lắc đầu thở dài. Ngày xưa, khi bằng tuổi cô bé, Từ Mộng Lan bà cũng là một thiên chi kiêu nữ, hồn nhiên tung tăng sống trong hào quang rực rỡ của đại gia tộc, có phụ mẫu yêu thương, chẳng biết lo biết buồn.
- Haizzz… “Thương hải vi tang điền”, chớp mắt đã mấy chục năm…
Nghĩ thân mình, thương cho đứa con phận bạc, hành động vừa rồi của bà có chủ tâm ưu ái Thi Mai hơn một chút.
- Có con bé làm bạn, thằng nhóc có lẽ sẽ bớt cô đơn. Người làm mẫu thân như ta thật là thất bại… Hài tử, (bà thầm thì một mình) mong con hiểu… phế vật có lẽ cũng là một chuyện tốt để con bình bình đạm đạm mà sống hết một đời vô danh. Trong cái thế giới cường giả vi tôn này, tranh đấu háo cường, sinh mệnh mỗi tu luyện giả đặt trên lưỡi đao, mũi kiếm, mẫu thân cũng là thân bất do kỷ. Hai đứa bé các con… chắc đây cũng là sự an bài của tạo hóa…
Thi Mai được cấp riêng một căn phòng đàng hoàng ở cạnh phòng thiếu chủ cũng được phép ngồi ăn cơm cùng thiếu chủ. Đây là đãi ngộ mà không phải nha hoàn nào cũng có được. Chính vì vậy, Thi Mai trong mắt của các nha hoàn khác và người làm trong viện cũng trở nên đáng ghét. Nàng bị dè biểu, bị xỉa xói nói xấu khắp nơi trong thế giới người hầu.
Nơi nào cũng vậy, có người là có thị phi. Thế gian này, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “gà ganh nhau tiếng gáy”.
Thế nhưng, Thi Mai không thèm để tâm đến những thị phi tục tằng của những bần nhân hạ tiện. Nàng ở đây là hầu hạ thiếu chủ. Với nàng, cốc sữa nóng, cái bánh nhỏ, tấm áo choàng ủ ấm mà thiếu chủ khoác lên nàng trong mùa đông năm ấy đã cứu mạng nàng, cứu cả trái tim rét lạnh của nàng.