Chương : 1
Kinh Thành ráng hồng bao phủ, dược *** Hạc Ngũ Đường.
Gian Hạc Ngũ Đường này chỉ mới khai trương hai năm, nhưng ở Kinh thành rất có danh tiếng. Chưởng quầy dược *** kiêm đại phu nguyên là tú tài lên kinh ứng thí, khi làm bài thi đã quên kiêng nể tục danh của vị chủ khảo nên bị âm thầm loại bỏ. Sau đó nơi quê nhà, bên thông gia chán ghét y không biết tranh thủ công danh liền hối hôn, đem hôn thê gả cho người khác. Người nhà thấy y không khả quang, cũng đưa người truyền tin, bảo y ở Kinh thành tự tìm đường mưu sinh, năm sau tái khảo. Lời tuy như thế, nhưng chẳng khác nào hàm ý: không có công danh thì cũng đừng về nhà.
Liễu Tử Thừa thấy thư nhà như thế cũng không chút kỳ quái, chính là cười. Liễu gia chính là thư hương dòng họ, y lại là đại diện nên hầu như mọi niềm hy vọng đều đổ dồn trên người y.
Liễu Tử Thừa từ nhỏ đã thông minh hơn người, địa phương nổi danh tài tử, đậu tú tài cử nhân đều là đầu giáp. Tiên sinh dạy học lúc ấy đối y mà bình một câu: cần mẫn mà hiếu học. Đến tuổi vào kinh ứng thí, trong nhà liền kỳ vọng rất cao, cả dòng tộc ra đưa tiễn dặn dò đủ thứ. Không nghĩ tới chỉ vì một ý văn đụng chạm đến tục danh quân vương, nào ngờ quan trường hắc ám liền bị đánh rớt. Kể từ đó, Liễu Tử Thừa thu lại thiên hạ chi tâm(*), dựa vào chính mình y thuật ở Kinh thành an phận mà sống. Y y thuật coi như không tồi, Liễu gia mấy đời trước từng có một ngự y, tự nhiên có chút y thư lưu lại. Liễu Tử Thừa từ nhỏ ham đọc sách vở nên cũng đã thông hết sách trong nhà, chỉ cần bệnh không quá nan giải, y có thể trị liệu. Huống hồ y trời sinh thanh tú, đối đãi người bệnh lại tao nhã, hơn nữa cũng có chút tài kinh doanh, cho nên trong vòng hai năm ngắn ngủi, một gian nhỏ nhỏ Hạc Ngũ Đường liền phát trển thành tám đại gian mặt tiền dược phố, nổi tiếng khắp Kinh thành.
Trời vào giữa hè, bên ngoài nắng như đổ lửa, ve kêu không dứt, không khí oi bức lạ kỳ. Liễu Tử Thừa vẫn một thân y sam, khí định thần nhàn ngồi ngay ngắn trong viện nghiên cứu thuốc, từ khi vào nghề y càng cẩn thận trao dồi y thuật, trong *** cũng chỉ để hai khoả kế trông coi, nếu có khách lớn hoặc bệnh tình nghiêm trọng y mới tự mình ra mặt.
Liễu Tử Thừa vốn cực kỳ mộc mạc, y phục trên người hay quan bội ngọc(*) đều là chất liệu bình thường, chính là mặc trên thân hình thon dài lại toát ra thanh ưu nho nhã, hơn nữa y thái độ làm người thân thiết khiêm nhường, làm cho người ta cảm thấy tựa như làn gió mát nhẹ ấm áp hết sức thoải mái.
Kinh thành có dịch sốt cao do đại hạn, thời tiết nóng nực tụ hoài không tán, người bệnh cảm nắng cũng ngày một tăng lên, Liễu Tử Thừa liền kêu khoả kế mỗi ngày sắc chút thang đậu xanh phân cho láng giềng cùng người nghèo khổ, thuốc nước cùng nhân đan(*) đều ổn định giá, không vì lợi dụng thời cơ mà trục lợi. Y tấm lòng nhân đức khiến cho Hạc Ngũ Đường ở trong lòng dân chúng cùng giới y dược uy tín càng cao.
Bận bịu suốt hai ngày, bệnh nhân cảm nắng chung quanh đến bốc thuốc cũng ít đi nhiều, Liễu Tử Thừa vui vẻ ở trong viện thanh tĩnh mà xem thư một lát.
Chính ngọ qua đi, mặt trời chói chang, trong hiệu thuốc có hai người đến. Một người là thiếu niên khoảng chừng mười bốn mười lăm tuổi dìu một thiếu niên khác, vào cửa liền la lớn:
“Mau tới cứu người!”
Trong hiệu thuốc hai khoả kế nhìn thấy liền lập tức nghênh liễu thượng khứ(*), một bên hỗ trợ một bên hỏi:
“Vị công tử này làm sao vậy?”
“Nhanh đi kêu chưởng quầy các ngươi ra đây, chủ tử nhà ta có điểm gì sơ suất, cẩn thận mạng chó các ngươi.”
Khoả kế vừa nghe có chút mất hứng, chính là thấy thấy thiếu niên hôn mê sắc mặt đỏ bừng, nhớ tới chưởng quầy thường căn dặn cứu người là trước nhất, cũng không đáp lời mà buông một tiếng “Chờ” rồi đi vào nội viện.
Liễu Tử Thừa vừa nghe khoả kế trình bày, liền hiểu được hẳn là vương tôn công tử nhà nào bên ngoài ngã bệnh, không trì hoãn lập tức buông sách đứng dậy, với lấy hòm thuốc bước ra ngoại đường.
Thiếu niên dựa vào lưng ghế, hai má đỏ bừng hôn mê bất tỉnh, thiếu niên nhỏ hơn đứng một bên khóc thút thít, miệng còn lớn giọng quở trách:
“Nhanh đi kêu chưởng quầy ra đây, nếu chậm trễ bệnh tình chủ tử, các ngươi toàn bộ đều đem uy cẩu.”
Liễu Tử Thừa nghe vậy đạm cười, bước nhanh đến bên thiếu niên hoà nhã nói: “Để ngươi đợi lâu, ta là chưởng quầy, xin hỏi vị công tử này vì sao phát bệnh?”
“Ta cũng không biết……….Chủ tử cùng ta đi dưới thái dương nửa ngày, chủ tử kêu đau đầu liền sau đó ngã xuống, ta………..Ô ô…………..”
“Tốt lắm, đừng khóc.” Liễu Tử Thừa hỏi xong bệnh tình, liền tiến lên thân thủ nhẹ nhàng bắt mạch cho thiếu niên hôn mê.
Chỉ thấy ngón tay thon dài linh hoạt trên cổ tay thiếu niên ấn một cái liền lập tức tách ra, Liễu Tử Thừa không chút suy tư mở miệng hỏi:
“Các ngươi từ nơi nào đi ra?”
“…………Trong nhà.” Thiếu niên nhỏ tuổi cúi đầu có chút ngập ngừng.
“Không đúng………..Công tử bệnh tình nếu không thành thực nói rõ, xin thứ cho Liễu mỗ không thể trị liệu.”
”Ngươi…………Hôm nay nếu ngươi không trị hết bệnh cho chủ tử, liền cho ngươi………”
Liễu Tử Thừa nhẹ phất tay áo, thần sắc có chút giận, y nguyên bản không nguyện cùng quan to quý nhân lui tới, bởi vậy thản nhiên nói:
“Tuỳ ngươi, ngươi nếu không nói rõ tình hình thực tế, chỉ sợ lúc đó khó tránh can hệ.”
_______
Chú giải:
– thiên hạ chi tâm: một lòng vì nước
– quan bội ngọc: mũ và đai lưng
– nhân đan: thuốc viên
– nghênh liễu thượng khứ: đón tiếp
Gian Hạc Ngũ Đường này chỉ mới khai trương hai năm, nhưng ở Kinh thành rất có danh tiếng. Chưởng quầy dược *** kiêm đại phu nguyên là tú tài lên kinh ứng thí, khi làm bài thi đã quên kiêng nể tục danh của vị chủ khảo nên bị âm thầm loại bỏ. Sau đó nơi quê nhà, bên thông gia chán ghét y không biết tranh thủ công danh liền hối hôn, đem hôn thê gả cho người khác. Người nhà thấy y không khả quang, cũng đưa người truyền tin, bảo y ở Kinh thành tự tìm đường mưu sinh, năm sau tái khảo. Lời tuy như thế, nhưng chẳng khác nào hàm ý: không có công danh thì cũng đừng về nhà.
Liễu Tử Thừa thấy thư nhà như thế cũng không chút kỳ quái, chính là cười. Liễu gia chính là thư hương dòng họ, y lại là đại diện nên hầu như mọi niềm hy vọng đều đổ dồn trên người y.
Liễu Tử Thừa từ nhỏ đã thông minh hơn người, địa phương nổi danh tài tử, đậu tú tài cử nhân đều là đầu giáp. Tiên sinh dạy học lúc ấy đối y mà bình một câu: cần mẫn mà hiếu học. Đến tuổi vào kinh ứng thí, trong nhà liền kỳ vọng rất cao, cả dòng tộc ra đưa tiễn dặn dò đủ thứ. Không nghĩ tới chỉ vì một ý văn đụng chạm đến tục danh quân vương, nào ngờ quan trường hắc ám liền bị đánh rớt. Kể từ đó, Liễu Tử Thừa thu lại thiên hạ chi tâm(*), dựa vào chính mình y thuật ở Kinh thành an phận mà sống. Y y thuật coi như không tồi, Liễu gia mấy đời trước từng có một ngự y, tự nhiên có chút y thư lưu lại. Liễu Tử Thừa từ nhỏ ham đọc sách vở nên cũng đã thông hết sách trong nhà, chỉ cần bệnh không quá nan giải, y có thể trị liệu. Huống hồ y trời sinh thanh tú, đối đãi người bệnh lại tao nhã, hơn nữa cũng có chút tài kinh doanh, cho nên trong vòng hai năm ngắn ngủi, một gian nhỏ nhỏ Hạc Ngũ Đường liền phát trển thành tám đại gian mặt tiền dược phố, nổi tiếng khắp Kinh thành.
Trời vào giữa hè, bên ngoài nắng như đổ lửa, ve kêu không dứt, không khí oi bức lạ kỳ. Liễu Tử Thừa vẫn một thân y sam, khí định thần nhàn ngồi ngay ngắn trong viện nghiên cứu thuốc, từ khi vào nghề y càng cẩn thận trao dồi y thuật, trong *** cũng chỉ để hai khoả kế trông coi, nếu có khách lớn hoặc bệnh tình nghiêm trọng y mới tự mình ra mặt.
Liễu Tử Thừa vốn cực kỳ mộc mạc, y phục trên người hay quan bội ngọc(*) đều là chất liệu bình thường, chính là mặc trên thân hình thon dài lại toát ra thanh ưu nho nhã, hơn nữa y thái độ làm người thân thiết khiêm nhường, làm cho người ta cảm thấy tựa như làn gió mát nhẹ ấm áp hết sức thoải mái.
Kinh thành có dịch sốt cao do đại hạn, thời tiết nóng nực tụ hoài không tán, người bệnh cảm nắng cũng ngày một tăng lên, Liễu Tử Thừa liền kêu khoả kế mỗi ngày sắc chút thang đậu xanh phân cho láng giềng cùng người nghèo khổ, thuốc nước cùng nhân đan(*) đều ổn định giá, không vì lợi dụng thời cơ mà trục lợi. Y tấm lòng nhân đức khiến cho Hạc Ngũ Đường ở trong lòng dân chúng cùng giới y dược uy tín càng cao.
Bận bịu suốt hai ngày, bệnh nhân cảm nắng chung quanh đến bốc thuốc cũng ít đi nhiều, Liễu Tử Thừa vui vẻ ở trong viện thanh tĩnh mà xem thư một lát.
Chính ngọ qua đi, mặt trời chói chang, trong hiệu thuốc có hai người đến. Một người là thiếu niên khoảng chừng mười bốn mười lăm tuổi dìu một thiếu niên khác, vào cửa liền la lớn:
“Mau tới cứu người!”
Trong hiệu thuốc hai khoả kế nhìn thấy liền lập tức nghênh liễu thượng khứ(*), một bên hỗ trợ một bên hỏi:
“Vị công tử này làm sao vậy?”
“Nhanh đi kêu chưởng quầy các ngươi ra đây, chủ tử nhà ta có điểm gì sơ suất, cẩn thận mạng chó các ngươi.”
Khoả kế vừa nghe có chút mất hứng, chính là thấy thấy thiếu niên hôn mê sắc mặt đỏ bừng, nhớ tới chưởng quầy thường căn dặn cứu người là trước nhất, cũng không đáp lời mà buông một tiếng “Chờ” rồi đi vào nội viện.
Liễu Tử Thừa vừa nghe khoả kế trình bày, liền hiểu được hẳn là vương tôn công tử nhà nào bên ngoài ngã bệnh, không trì hoãn lập tức buông sách đứng dậy, với lấy hòm thuốc bước ra ngoại đường.
Thiếu niên dựa vào lưng ghế, hai má đỏ bừng hôn mê bất tỉnh, thiếu niên nhỏ hơn đứng một bên khóc thút thít, miệng còn lớn giọng quở trách:
“Nhanh đi kêu chưởng quầy ra đây, nếu chậm trễ bệnh tình chủ tử, các ngươi toàn bộ đều đem uy cẩu.”
Liễu Tử Thừa nghe vậy đạm cười, bước nhanh đến bên thiếu niên hoà nhã nói: “Để ngươi đợi lâu, ta là chưởng quầy, xin hỏi vị công tử này vì sao phát bệnh?”
“Ta cũng không biết……….Chủ tử cùng ta đi dưới thái dương nửa ngày, chủ tử kêu đau đầu liền sau đó ngã xuống, ta………..Ô ô…………..”
“Tốt lắm, đừng khóc.” Liễu Tử Thừa hỏi xong bệnh tình, liền tiến lên thân thủ nhẹ nhàng bắt mạch cho thiếu niên hôn mê.
Chỉ thấy ngón tay thon dài linh hoạt trên cổ tay thiếu niên ấn một cái liền lập tức tách ra, Liễu Tử Thừa không chút suy tư mở miệng hỏi:
“Các ngươi từ nơi nào đi ra?”
“…………Trong nhà.” Thiếu niên nhỏ tuổi cúi đầu có chút ngập ngừng.
“Không đúng………..Công tử bệnh tình nếu không thành thực nói rõ, xin thứ cho Liễu mỗ không thể trị liệu.”
”Ngươi…………Hôm nay nếu ngươi không trị hết bệnh cho chủ tử, liền cho ngươi………”
Liễu Tử Thừa nhẹ phất tay áo, thần sắc có chút giận, y nguyên bản không nguyện cùng quan to quý nhân lui tới, bởi vậy thản nhiên nói:
“Tuỳ ngươi, ngươi nếu không nói rõ tình hình thực tế, chỉ sợ lúc đó khó tránh can hệ.”
_______
Chú giải:
– thiên hạ chi tâm: một lòng vì nước
– quan bội ngọc: mũ và đai lưng
– nhân đan: thuốc viên
– nghênh liễu thượng khứ: đón tiếp