Chương : 4
Lâm Chấn Nam quát hỏi:
- Ngươi có điều chi mà hốt hoảng như vậy?
Tên chạy hiệu Thất Trần ấp úng đáp:
- Bạch... Bạch Nhị chết rồi!
Lâm Chấn Nam giật mình kinh hãi hỏi ngay:
- Ai giết gã? Tụi bay đánh bạc rồi gây thành ấu đả phải không?
Trong lòng phiền muộn, Lâm Chấn Nam bụng bảo dạ:
- Những tên hán tử này bôn tẩu giang hồ quen thói cờ bạc mất rồi, thật khó mà quản thúc chúng được! Ðộng một cái là tay đấm chân đá, rồi rút dao đâm chém nhau. Nơi đây là chỗ phủ thành, mà để phát sinh án mạng thì rầy rà to rồi.
Bỗng nghe Thất Trần đáp:
- Không phải thế! Không phải thế!... Vừa rồi gã Tiểu Lý ra cầu tiêu thấy Bạch Nhị nằm bên nhà cầu trong vườn rau. Trong người y chẳng có thương tích chi hết, nhưng toàn thân lạnh cứng, không hiểu chết tự bao giờ và bị chết trong trường hợp nào? Chắc y bị cấp bệnh mà thác.
Lâm Chấn Nam thở phào một cái nói:
- Ðể ta ra coi.
Ông nói rồi lập tức đi ngay. Lâm Bình Chi cũng theo sau. Ra tới vườn rau đã thấy bảy tám người vừa tiêu sư vừa người chạy cờ hiệu đang xúm xít vào một chỗ. Mọi người thấy tổng tiêu đầu tới đều tránh ra nhường lối đi.
Lúc Lâm Chấn Nam coi thi thể Bạch Nhị thì người gã đã lột hết quần áo ra rồi. Trong mình gã tuyệt không một vết máu. Ông liền hỏi Chúc tiêu sư đứng bên:
- Có thương tích gì không?
Chúc tiêu sư đáp:
- Thuộc hạ khám xét rất kỹ, khắp mình gã không có một vết thương nào mà cũng không phải gã bị trúng độc.
Lâm Chấn Nam nhìn sắc mặt Bạch Nhị vẫn như thường không có chỗ nào thâm tím, bên môi hãy còn đọng nụ cười, liền gật đầu nói:
- Vào nói cho Ðồng tiên sinh hay để y liệu lý việc tống táng cho Bạch Nhị và cấp cho gia đình gã một trăm y liệu.
Từ ngày Lâm Viễn Ðồ sáng lập ra Phước Oai tiêu cục đã định lệ những món tiền gọi là phủ tuất cho tiêu sư, chạy hiệu và phu tạp dịch chết vì đang làm việc hoặc bị trọng thương, hay mắc bệnh mà chết mỗi hạng bao nhiêu. Từ ngày Lâm Chấn Nam lên nắm quyền tiêu cục đã hai ba lần gia tăng các khoản tiền phủ tuất này.
Một tên chạy hiệu nhân bị bệnh mà chết, dĩ nhiên Lâm Chấn Nam chẳng lấy gì làm quan tâm, ông trở gót quay về nhà đại sảnh gọi Lâm Bình Chi hỏi:
- Sáng nay Bạch Nhị có theo ngươi đi săn không?
Lâm Bình Chi đáp:
- Gã có đi, lúc về vẫn bình yên, không hiểu gã bị cấp bệnh hồi nào.
Lâm Chấn Nam nói sang chuyện khác:
- Vụ này thật là đột ngột. Ta lăm le mở đường bảo tiêu vào Tứ Xuyên đã đến mười năm nay chưa thành. Không ngờ Dư quán chủ đột nhiên cao hứng chẳng những thu nạp lễ vật của mình, còn phái bốn đệ tử vượt đường ngàn dặm, đến đây đáp lễ.
Lâm Bình Chi nói:
- Thanh Thành tuy là một môn phái lớn trong võ lâm, nhưng oai danh của Phước Oai tiêu cục cùng gia gia trên chốn giang hồ cũng không phải là nhỏ. Hàng năm mình phái người đến Tứ Xuyên đưa lễ biếu, thì Dư quán chủ có phái người tới đây đáp lễ cũng chỉ là câu chuyện có đi có lại mà thôi chứ gì?
Lâm Chấn Nam cười nói:
- Ngươi thật chẳng biết gì. hai phái Thanh Thành, Nga Mi tại tỉnh Tứ Xuyên oai danh ngang hàng với hai phái Thiếu Lâm, Võ Ðương. Họ dựng ra môn phái đã mấy trăm năm, những anh tài dưới trướng nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Ta tuy võ nghệ không đến nỗi hèn kém, nhưng không thu nạp đệ tử, truyền nhân. Ðời ta trơ trọi một mình, đến đời ngươi cũng thế, so với họ người nhiều thế lớn làm sao được?
Lâm Bình Chi trong lòng không phục, chàng đáp:
- Triệu thúc thúc, Chu bá bá, Phùng thúc thúc, Tưởng tiêu tiên sinh đều võ công cao cường đáng kể vào hạng tuyệt đỉnh võ lâm. Nếu bao nhiêu anh hùng hảo hán tại khắp các tiêu cục tụ hội lại chẳng lẽ lại không địch nổi những phái Thiếu Lâm, Võ Ðương, Nga Mi, Thanh Thành chi chi đó hay sao?
Lâm Chấn Nam cười nói:
- Hài tử! Câu này ngươi nói với gia gia đây thì không sao, nếu lọt vào tai người khác thì thật là phiền lắm đó.Trong 12 tiêu cục của chúng ta có 94 vị tiêu sư đều là những tay bản lãnh cao thâm, nếu tụ họp vào một chỗ thì chẳng chịu thua bất luận môn phái nào, nhưng thắng người có lợi gì không? Người ta thường nói hòa khí sinh tiền tài. Chúng ta ăn bát cơm bảo tiêu, càng nên nhân nhượng với người ta một bước. Hễ mình lễ nhượng là họ không sinh sự, mình tự lún thấp đi để người ta xưng hùng, mà ta có mất mát gì đâu?
Lâm Chấn Nam vào nghề bảo tiêu đã mấy chục năm, ông biết rõ trên chốn giang hồ rất nhiều sóng gió hiểm nghèo. Hồi còn ít tuổi ông đã bị thất bại nhiều phen. Ngày nay tuổi già, ông đã giàu kinh nghiệm giang hồ và chủ trương lễ nhượng cho nên việc.
Lâm Bình Chi lại nói:
- Gia gia!...
Chàng vừa mở miệng bỗng có tiếng người la thất thanh:
- Chao ôi! Trịnh tiêu đầu lại chết rồi!
Cha con Lâm Chấn Nam cùng giật mình kinh hãi. Lâm Bình Chi đang ngồi ghế đứng phắt dậy run run lên nói:
- Bọn chúng đến báo...
Chữ "thù" chàng sắp thốt ra bỗng nhiên dừng lại. Lúc này Lâm Chấn Nam đã ra đến cửa nhà đại sảnh. Ông không để tới lời nói.
Bỗng thấy gã chạy hiệu Trần Thất thở hồng hộc chạy vào báo:
- Tổng... Tổng tiêu đầu! Nguy to rồi! Trịnh tiêu đầu... lại bị con ác quỷ Tứ Xuyên đòi mạng... bắt đem đi...
Lâm Chấn Nam sa sầm nét mặt quát lên:
- Cái gì mà ác quỷ Tứ Xuyên? Ngươi đừng ăn nói hồ đồ.
Trần Thất đáp:
- Ðúng thế thật!... Thiếu tiêu đầu cứu mạng cho tiểu nhân. Con ác quỷ này sắp tìm đến tiểu nhân rồi. Số mạng thiếu tiêu đầu to lớn... dương khí thịnh vượng... có quỷ thần hộ vệ ác quỷ không làm gì được... chúng ta mau mau tìm biện pháp hoặc mời thầy chùa được sỡi về đọc kinh cúng dường... Thiếu tiêu đầu dập đầu lạy mấy lạy là xong. Có như thế mới tiêu tan được oan hồn con ác quỷ Tứ Xuyên. Giống ác quỷ này đòi mạng báo thù thiệt là ghê gớm chứ không phải chuyện chơi...
Gã nói lắp bắp một hồi câu nọ xọ câu kia. Lâm Chấn Nam chẳng hiểu ra sao quát lên:
- Câm miệng đi! Ngươi nói trăng nói cuội gì thế?
Trần Thất lại lắp bắp:
- Dạ! Dạ!...Con ác quỷ Tứ Xuyên kia... Người Tứ Xuyên còn sống đã hung hãn bá đạo... Hắn chết đi dĩ nhiên là ghê gớm lắm...
Gã thấy tổng tiêu đầu trừng mắt lên nhìn, vẻ mặt nghiêm khắc, không dám nói nữa, nhưng vẻ mặt rất sợ hãi ra dáng năn nỉ cầu người cứu mạng.
Lâm Chấn Nam hỏi:
- Ngươi bảo Trịnh tiêu đầu chết rồi phải không? Thi thể hiện giờ ở đâu? Y chết trong trường hợp nào?
Giữa lúc ấy có mấy tên tiêu sư cùng mấy gã chạy hiệu tiến đến sảnh đường. Một tên tiêu sư chau mày hỏi:
- Tổng tiêu đầu! cái chết của Trịnh huynh đệ cũng giống hệt như cái chết của Bạch Nhị. Trong người không có một vết thương tích, mặt mũi không xanh xám hay phù thũng. Thủ khiếu cũng không ứa máu. Hay là... Hay là vừa theo thiếu tiêu đầu đi săn rồi trúng phải tà ma? Chạm phải hung thần ác quỷ gì đây?
Lâm Chấn Nam hừ một tiếng rồi nói:
- Suốt đời ta bôn tẩu giang hồ, chưa bao giờ gặp ma quỷ hết. Chúng ta thử đi coi.
Dứt lời ông cất bước ra khỏi sảnh đường. Trần Thất lại nói:
- Số mạng tổng tiêu đầu đã lớn, oai phong phúc phận cũng lớn, dĩ nhiên ác quỷ phải gờm không dám làm gì. Nhưng bọn tiểu nhân thân hèn sâu cát, phận mọn kiến giun, không thể bì được.
Lâm Chấn Nam không lý gì đến gã, tiếp tục đi theo bọn tiêu đầu tới tàu ngựa thì thấy Trịnh tiêu đầu nằm sóng sượt ngay trước cửa, hai tay y còn cầm chiếc yên ngựa. Hiển nhiên y đang tháo yên thì đột nhiên lăn ra mà chết, chứ không phải ấu đả gì.
Lúc này trời đã tối rồi. Lâm Chấn Nam bảo người giơ đèn lồng lên soi. Ông thò tay cởi quần áo Trịnh tiêu đầu xem xét rất kỹ, lại nắn các khớp xương thì quả nhiên không thương tích, cả đến những đốt xương ngón tay cũng không bị gãy cái nào.
Lâm Chấn Nam là một tay hào kiệt, vốn không tin quỷ thần. Cái chết đột ngột của Bạch Nhị chứa đủ khiến cho ông lấy làm kỳ dị nhưng cái chết của Trịnh tiêu đầu giống hệt gã kia nhắc nhở cho ông trong vụ này có điều chi ngoắt nghéo. Nếu bảo là bị chết về những chứng bệnh ôn dịch thì sao trong mình không có chấm đen loang lổ? Ông nghĩ vụ này tất có liên quan đến chuyện đi săn của cậu con sáng nay, liền quay lại hỏi Lâm Bình Chi:
- Bữa nay theo ngươi đi săn, ngoài Trịnh tiêu đầu còn những ai?
Lâm Bình Chi đáp:
- Còn Sử tiêu đầu và gã này.
Chàng vừa nói vừa chỉ vào Trần Thất. Lâm Chấn Nam gật đầu nói:
- Hai người hãy theo ta!
Rồi quay lại bảo một tên chạy hiệu đi mời Sử tiêu đầu đến sương phòng phía Ðông nói chuyện.
Ba người về đến sương phòng, Lâm Chấn Nam ngồi xuống không nói gì. Ông biết cậu con chưa từng lịch duyệt, kiến thức nông cạn, còn Trần Thất chỉ ăn nói hồ đồ khiến người loạn óc. Cần phải hỏi tới Sử tiêu đầu là tay lão luyện mới ra được manh mối gì chăng?
Trần Thất mấy lần muốn nói nhưng thấy tổng tiêu đầu vẻ mặt oai nghiêm, liền rụt lưỡi lại không dám nói nữa.
Ngờ đâu chờ đã lâu lắm, thủy chung vẫn không thấy Sử tiêu đầu tới. Lâm Chấn Nam liền giục Trần Thất:
- Ngươi đi mời Sử tiêu đầu mau lên.
Trần Thất dạ một tiếng rồi chạy ra cửa sương phòng. Nhưng gã quay lại ấp úng nói:
- Sử tiêu đầu chắc sắp tới rồi... Tưởng tiểu nhân... bất tất phải đi giục dã y làm chi?
Lâm Chấn Nam tức giận quát lên:
- Ta bảo mi thì cứ biết là đi cho mau, còn rắc rối gì nữa?
Trần Thất vội đáp:
- Dạ! Dạ! Tiểu nhân xin đi.
Toàn thân gã run bần bật. Chân phải gã vừa khoa lên bước qua ngưỡng cửa, bỗng lại rụt vào, quỳ hai gối xuống nhìn Lâm Chấn Nam năn nỉ:
- Tổng... Tổng tiêu đầu tha mạng cho!... Một mình tiểu nhân đi ra tất là phải chết!
Lâm Chấn Nam thấy Trần Thất sắc mặt tái mét, cắt không còn giọt máu, khiếp sợ đến một trình độ khôn tả. Tuy ông không tin quỷ thần, nhưng tình trạng Trần Thất tỏ ra như gã trông thấy ác quỷ rõ ràng, ông cũng không khỏi ớn da gà, liền dậm chân bảo gã:
- Ðứng dậy! Ðứng dậy! Ngươi điên rồi,,, hay sao?
Trần Thất vẫn nằm yên, miệng lắp bắp:
- Thiếu tiêu đầu!... Vụ đó không liên quan gì đến tiểu nhân. Thiếu tiêu đầu... mau tìm biện pháp nào để đối phó...
Lâm Chấn Nam nghe gã nói vậy, sinh lòng ngờ vực, bảo gã:
- Ngươi dậy đi!... Rồi đứng yên đây là được.
Trần Thất tưởng chừng như được đức thượng đế ban lệnh đại xá. Gã đứng dậy liền, xoay tay đóng cửa phòng lại, tựa hồ gã sợ con ác quỷ Tứ Xuyên xông vào hại người. Lâm Chấn Nam quay lại hỏi Lâm Bình Chi:
- Vụ này là thế nào đây?
Lâm Bình Chi biết là không thể dấu giếm được nữa. Chàng liền đem câu chuyện đi săn trở về vào tửu quán bên đường uống rượu rồi thấy hai gã hán tử người Tứ Xuyên trêu trọc cô gái bán rượu nhân đó xảy ra câu chuyện xung đột thế nào? Cuộc động thủ ra sao? Gã hán tử đã đấu chàng thế nào? Trong lúc hoang mang vừa tức giận, chàng rút kim đao đâm chết hán tử ra sao? Nhất nhất thuật lại cho Lâm Chấn Nam nghe.
Chàng kể cả việc đem chôn thi thể hán tử ở trong vườn rau sau tửu quán và cho tiền chủ quán, dặn lão không được tiết lộ vụ này với bất cứ một ai.
Lâm Chấn Nam càng nghe càng biết là câu chuyện rắc rối. Nhưng ông đã từng trải sóng to gió cả trên giang hồ. Việc cậu con cùng người xảy cuộc ấu đả, giết chết một kẻ tha hương tuy là một thủ đoạn tàn nhẫn, nhưng cũng chưa phải việc động trời, ông vẫn bình tĩnh nghe chàng thuật chuyện, nét mặt không lộ vẻ gì khác lạ.
Nghe Lâm Bình Chi kể chuyện xong, Lâm Chấn Nam trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
- Hai hán tử đó không nói rõ là người môn phái hay bang hội nào ư?
Lâm Bình Chi đáp:
- Không.
Lâm Chấn Nam lại hỏi:
- Trong ngôn ngữ cử chỉ của họ có chỗ nào khác lạ không?
Lâm Bình Chi đáp:
- Hài nhi không thấy có chỗ nào khác lạ. Có điều gã hán tử họ Dư nói...
Lâm Bình Chi chưa dứt lời, Lâm Chấn Nam đã hỏi xen vào:
- Phải chăng ngươi đã giết hán tử họ Dư?
Lâm Bình Chi đáp:
- Ðúng thế! Hài nhi nghe gã kia kêu hắn là "Dư huynh đệ". Có điều hài nhi không rõ là Dư hay Du vì khấu âm người phương xa, không nghe được chuẩn đích.
Lâm Chấn Nam lắc đầu rồi nói như để mình nghe:
- Không hiểu, không hiểu có phải y hay không? Dư quán chủ bảo là phái người đến đây, nhưng không có lý nào lại tới phủ Lục Châu mau thế được, trừ khi người họ mọc cánh.
Lâm Bình Chi trong lòng hồi hộp, hỏi lại:
- Gia gia! Gia gia liệu hai gã đó có phải là người phái Thanh Thành không?
Lâm Chấn Nam không trả lời. Hồi lâu, ông vừa đưa tay ra vừa vạch vừa hỏi:
- Ngươi thi triển thức "Phiên thiên chưởng" thế này đánh gã thì gã chiết giải bằng cách nào?
Lâm Bình Chi đáp:
- Gã không biết chiết giải chi hết, mà tát tai hài nhi một cái thật mạnh.
Lâm Chấn Nam cười ồ nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Hay lắm!
Ông nói liền ba câu "Hay lắm" khiến cho căn phòng đang bao phủ một làn không khí nghiêm trọng, khẩn trương, hòa hoãn trở lại. Lâm Bình Chi thấy Lâm Chấn Nam bật cười, chàng chẳng hiểu gì cũng cười theo và cảm thấy rất yên tâm vững dạ. Lâm Chấn Nam lại hỏi:
- Ngươi dùng thủ thức này đánh gã thì gã trả đòn thế nào?
Ông vừa hỏi vừa giơ tay ra chỉ trỏ làm hiệu. Lâm Bình Chi đáp:
- Lúc đó hài nhi lửa giận bốc lên ngùn ngụt nên không nhớ được rõ ràng. Dường như hài nhi ra chiêu đó, hắn đấm vào ngực hài nhi một thoi quyền.
Lâm Chấn Nam càng lộ vẻ ôn hòa, nói:
- Hay quá! Chiêu này phải trả lại thế này mới đúng. Thế mà gã đó cũng không hiểu thì quyết nhiên không phải là con cháu Dư quán chủ ở chùa Tùng Phong của phái Thanh Thành mà tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ.
Té ra Lâm Chấn Nam nói mấy câu "hay lắm" không phải là để khen thưởng cậu con giỏi quyền cước mà là vì ông đã yên tâm. Ông nghĩ rằng trong cả tỉnh Tứ Xuyên rộng lớn, người hiểu võ công kể cả mười muôn, mà gã hán tử họ Dư kia đã bị cậu con ông hạ sát thì dĩ nhiên bản lĩnh tầm thường, nhất định gã không liên quan gì đến phái Thanh Thành.
Lâm Chấn Nam thò ngón tay giữa bên phải ra gõ lách cách xuống mặt bàn một lúc rồi lại hỏi:
- Gã đè cổ ngươi thế nào?
Lâm Bình Chi đưa tay ra vừa trỏ vừa vạch để diễn tả lại trường hợp chàng bị hán tử họ Dư đè cổ khiến chàng không nhúc nhích được. Trần Thất dường như lúc này đã mạnh bạo hơn, nói xen vào:
- Bạch Nhị cầm đinh ba đâm gã, liền bị gã vung cước đá ngược lại phía sau hất đinh ba đi... rồi lại... lại đá cả Bạch Nhị lăn long lóc.
Lâm Chấn Nam tâm thần chấn động, đứng lên hỏi:
- Gã xoay cước đá văng cây đinh ba lại đá ngã cả Bạch Nhị nữa ư?... Thế thì phép đá của gã thế nào?
Trần Thất đáp:
- Gã đá thế này.
Hai tay Trần Thất bám vào chân ghế. Gã nhảy người lên, hất chân trái đá ngược lại một cái. Người gã lại nhẩy lên rồi mới đá chân phải ra. Võ nghệ gã rất tầm thường nên động tác của gã vụng về chẳng khác gì con ngựa tung vó đá người. Lâm Bình Chi thấy Trần Thất đá ngược lại hai cước kiểu cách rất khó coi. Chàng không nhịn được, suýt nữa phải phì cười nói với Lâm Chấn Nam:
- Gia gia! Gia gia thử coi...
Chàng đang nói dở câu, ngửng đầu lên nhìn thấy phụ thân nét mặt đầy vẻ khủng khiếp, liền dừng lại không dám nói nữa. Lâm Chấn Nam lộ vẻ đăm chiêu hỏi:
- Dường như hai cái đá hậu đó là "Bách biến ảo thoái", một tuyệt kỹ đắc ý của phái Thanh Thành. Hài nhi! Hai cước đó gã đá thế nào.
Lâm Bình Chi đáp:
- Lúc đó hài nhi bị gã đè đầu, nên không nhìn rõ gã đá ra sao.
Lâm Chấn Nam nói:
- Ðúng rồi. Phải hỏi Sử tiêu đầu mới biết được.
Ông liền chạy ra cửa phòng lớn tiếng gọi:
- Có ai đấy không? Sử tiêu đầu đâu? Sao mãi không thấy đến?
Hai tên chạy hiệu nghe tiếng vội chạy lại đáp:
- Bọn tiểu nhân tìm mãi chẳng thấy Sử tiêu đầu đâu cả. Chắc y đi chơi phố rồi.
Lâm Chấn Nam giậm chân nói:
- Ði tìm y về ngay lẹ lên! Chắc y tìm đến nhà mụ quả phụ họ Trương bán đậu hủ ở đường Tây Hậu đó. Trời ơi đã xảy ra chuyện tày đình mà còn đi... nói chuyện... tâm tình được!
Ông vừa nói vừa lắc đầu hoài. Một tên chạy hiệu đáp:
- Ðã phái người tới đó kêu y rồi.
Hai tên chạy hiệu nhìn nhau mà cười, chúng đều bụng bảo dạ:
- Mọi người trong tiêu cục đều cho là tổng tiêu đầu không hay. Ngờ đâu cả câu chuyện trăng hoa của Sử tiêu đầu này cũng đến tai ông. Có điều ông không muốn nói ra mà thôi. Ta nên biết Lâm Chấn Nam thống lĩnh Phước Oai tiêu cục cả các tỉnh. Ngay ở các phân cục, mỗi khi lựa chọn tiêu sư thì việc đầu tiên là phải điều tra cho biết rõ nhân phẩm từng người, xuất thân ra sao? Các tiên sư gia nhập tiêu cục rồi, mọi hành vi và cách ăn nói thường nhật Lâm Chấn Nam vẫn gia tâm theo dõi. Có điều trước mặt người ngoài, không bao giờ ông đề cập đến đời tư của ai.
Giả sử có tên tiêu sư nào bị thua bạc lớn, hoặc giữa các tiêu sư có điều xích mích là lập tức ông tìm cách giải quyết.
Việc bảo tiêu chẳng khác gì việc hành quân lâm địch. Nếu nội bộ lục đục là địch thừa cơ những kẽ hở để xâm nhập vào ngay.
Phụ thân ông thường nhắc tới chuyện An Thông tiêu cục ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã gậy dựng thành một cơ nghiệp đồ sộ, rồi sau để cho những tay cao thủ của phe địch trà trộn vào tiêu cục làm tiêu sư. Nhân thế mà lúc gặp nguy biến bị tay trong làm nội ứng cho ngoài đánh vào. Thế là trong vòng ba ngày An Thông tiêu cục nổi tiếng khắp thiên hạ bị san thành bình địa. Bao nhiêu xe tiêu đang bôn tẩu bên ngoài cũng bị cướp nhẵn trong mấy ngày. Vì thế mà mọi hành động cùng sự kết bạn của các tiêu sư hàng ngày, Lâm Chấn Nam đều theo sát không bao giờ chạnh mảng.
Sau một lúc, hai tên chạy hiệu lật đật chạy vào bẩm:
- Thưa tổng tiêu đầu! Sử tiêu đầu không có ở những nơi... mà y thường lui tới...
Lâm Chấn Nam sinh dạ hoài nghi, tự hỏi:
- Hay Sử tiêu đầu là người của địch cho vào nằm vùng. Bây giờ xảy chuyện, hắn liền bỏ đi? Không chừng cả Bạch Nhị lẫn Trịnh tiêu đầu cũng đều do hắn ngấm ngầm gia hại? Nếu không thì tại sao đột nhiên hắn lại lánh mặt?
Bỗng nghe Trần Thất lên tiếng:
- Hỏng bét! Hỏng bét! Sử tiêu đầu nhất định bị con ác quỷ Tứ Xuyên đòi mạng lôi đi rồi. Tiến thêm bước nữa là đến lượt tiểu nhân... Tổng tiêu đầu! Xin lão gia tìm cách cứu mạng cho tiểu nhân...
Gã khóc sướt mướt, tựa hồ lại sắp quỳ hai chân xuống.
- Ngươi có điều chi mà hốt hoảng như vậy?
Tên chạy hiệu Thất Trần ấp úng đáp:
- Bạch... Bạch Nhị chết rồi!
Lâm Chấn Nam giật mình kinh hãi hỏi ngay:
- Ai giết gã? Tụi bay đánh bạc rồi gây thành ấu đả phải không?
Trong lòng phiền muộn, Lâm Chấn Nam bụng bảo dạ:
- Những tên hán tử này bôn tẩu giang hồ quen thói cờ bạc mất rồi, thật khó mà quản thúc chúng được! Ðộng một cái là tay đấm chân đá, rồi rút dao đâm chém nhau. Nơi đây là chỗ phủ thành, mà để phát sinh án mạng thì rầy rà to rồi.
Bỗng nghe Thất Trần đáp:
- Không phải thế! Không phải thế!... Vừa rồi gã Tiểu Lý ra cầu tiêu thấy Bạch Nhị nằm bên nhà cầu trong vườn rau. Trong người y chẳng có thương tích chi hết, nhưng toàn thân lạnh cứng, không hiểu chết tự bao giờ và bị chết trong trường hợp nào? Chắc y bị cấp bệnh mà thác.
Lâm Chấn Nam thở phào một cái nói:
- Ðể ta ra coi.
Ông nói rồi lập tức đi ngay. Lâm Bình Chi cũng theo sau. Ra tới vườn rau đã thấy bảy tám người vừa tiêu sư vừa người chạy cờ hiệu đang xúm xít vào một chỗ. Mọi người thấy tổng tiêu đầu tới đều tránh ra nhường lối đi.
Lúc Lâm Chấn Nam coi thi thể Bạch Nhị thì người gã đã lột hết quần áo ra rồi. Trong mình gã tuyệt không một vết máu. Ông liền hỏi Chúc tiêu sư đứng bên:
- Có thương tích gì không?
Chúc tiêu sư đáp:
- Thuộc hạ khám xét rất kỹ, khắp mình gã không có một vết thương nào mà cũng không phải gã bị trúng độc.
Lâm Chấn Nam nhìn sắc mặt Bạch Nhị vẫn như thường không có chỗ nào thâm tím, bên môi hãy còn đọng nụ cười, liền gật đầu nói:
- Vào nói cho Ðồng tiên sinh hay để y liệu lý việc tống táng cho Bạch Nhị và cấp cho gia đình gã một trăm y liệu.
Từ ngày Lâm Viễn Ðồ sáng lập ra Phước Oai tiêu cục đã định lệ những món tiền gọi là phủ tuất cho tiêu sư, chạy hiệu và phu tạp dịch chết vì đang làm việc hoặc bị trọng thương, hay mắc bệnh mà chết mỗi hạng bao nhiêu. Từ ngày Lâm Chấn Nam lên nắm quyền tiêu cục đã hai ba lần gia tăng các khoản tiền phủ tuất này.
Một tên chạy hiệu nhân bị bệnh mà chết, dĩ nhiên Lâm Chấn Nam chẳng lấy gì làm quan tâm, ông trở gót quay về nhà đại sảnh gọi Lâm Bình Chi hỏi:
- Sáng nay Bạch Nhị có theo ngươi đi săn không?
Lâm Bình Chi đáp:
- Gã có đi, lúc về vẫn bình yên, không hiểu gã bị cấp bệnh hồi nào.
Lâm Chấn Nam nói sang chuyện khác:
- Vụ này thật là đột ngột. Ta lăm le mở đường bảo tiêu vào Tứ Xuyên đã đến mười năm nay chưa thành. Không ngờ Dư quán chủ đột nhiên cao hứng chẳng những thu nạp lễ vật của mình, còn phái bốn đệ tử vượt đường ngàn dặm, đến đây đáp lễ.
Lâm Bình Chi nói:
- Thanh Thành tuy là một môn phái lớn trong võ lâm, nhưng oai danh của Phước Oai tiêu cục cùng gia gia trên chốn giang hồ cũng không phải là nhỏ. Hàng năm mình phái người đến Tứ Xuyên đưa lễ biếu, thì Dư quán chủ có phái người tới đây đáp lễ cũng chỉ là câu chuyện có đi có lại mà thôi chứ gì?
Lâm Chấn Nam cười nói:
- Ngươi thật chẳng biết gì. hai phái Thanh Thành, Nga Mi tại tỉnh Tứ Xuyên oai danh ngang hàng với hai phái Thiếu Lâm, Võ Ðương. Họ dựng ra môn phái đã mấy trăm năm, những anh tài dưới trướng nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Ta tuy võ nghệ không đến nỗi hèn kém, nhưng không thu nạp đệ tử, truyền nhân. Ðời ta trơ trọi một mình, đến đời ngươi cũng thế, so với họ người nhiều thế lớn làm sao được?
Lâm Bình Chi trong lòng không phục, chàng đáp:
- Triệu thúc thúc, Chu bá bá, Phùng thúc thúc, Tưởng tiêu tiên sinh đều võ công cao cường đáng kể vào hạng tuyệt đỉnh võ lâm. Nếu bao nhiêu anh hùng hảo hán tại khắp các tiêu cục tụ hội lại chẳng lẽ lại không địch nổi những phái Thiếu Lâm, Võ Ðương, Nga Mi, Thanh Thành chi chi đó hay sao?
Lâm Chấn Nam cười nói:
- Hài tử! Câu này ngươi nói với gia gia đây thì không sao, nếu lọt vào tai người khác thì thật là phiền lắm đó.Trong 12 tiêu cục của chúng ta có 94 vị tiêu sư đều là những tay bản lãnh cao thâm, nếu tụ họp vào một chỗ thì chẳng chịu thua bất luận môn phái nào, nhưng thắng người có lợi gì không? Người ta thường nói hòa khí sinh tiền tài. Chúng ta ăn bát cơm bảo tiêu, càng nên nhân nhượng với người ta một bước. Hễ mình lễ nhượng là họ không sinh sự, mình tự lún thấp đi để người ta xưng hùng, mà ta có mất mát gì đâu?
Lâm Chấn Nam vào nghề bảo tiêu đã mấy chục năm, ông biết rõ trên chốn giang hồ rất nhiều sóng gió hiểm nghèo. Hồi còn ít tuổi ông đã bị thất bại nhiều phen. Ngày nay tuổi già, ông đã giàu kinh nghiệm giang hồ và chủ trương lễ nhượng cho nên việc.
Lâm Bình Chi lại nói:
- Gia gia!...
Chàng vừa mở miệng bỗng có tiếng người la thất thanh:
- Chao ôi! Trịnh tiêu đầu lại chết rồi!
Cha con Lâm Chấn Nam cùng giật mình kinh hãi. Lâm Bình Chi đang ngồi ghế đứng phắt dậy run run lên nói:
- Bọn chúng đến báo...
Chữ "thù" chàng sắp thốt ra bỗng nhiên dừng lại. Lúc này Lâm Chấn Nam đã ra đến cửa nhà đại sảnh. Ông không để tới lời nói.
Bỗng thấy gã chạy hiệu Trần Thất thở hồng hộc chạy vào báo:
- Tổng... Tổng tiêu đầu! Nguy to rồi! Trịnh tiêu đầu... lại bị con ác quỷ Tứ Xuyên đòi mạng... bắt đem đi...
Lâm Chấn Nam sa sầm nét mặt quát lên:
- Cái gì mà ác quỷ Tứ Xuyên? Ngươi đừng ăn nói hồ đồ.
Trần Thất đáp:
- Ðúng thế thật!... Thiếu tiêu đầu cứu mạng cho tiểu nhân. Con ác quỷ này sắp tìm đến tiểu nhân rồi. Số mạng thiếu tiêu đầu to lớn... dương khí thịnh vượng... có quỷ thần hộ vệ ác quỷ không làm gì được... chúng ta mau mau tìm biện pháp hoặc mời thầy chùa được sỡi về đọc kinh cúng dường... Thiếu tiêu đầu dập đầu lạy mấy lạy là xong. Có như thế mới tiêu tan được oan hồn con ác quỷ Tứ Xuyên. Giống ác quỷ này đòi mạng báo thù thiệt là ghê gớm chứ không phải chuyện chơi...
Gã nói lắp bắp một hồi câu nọ xọ câu kia. Lâm Chấn Nam chẳng hiểu ra sao quát lên:
- Câm miệng đi! Ngươi nói trăng nói cuội gì thế?
Trần Thất lại lắp bắp:
- Dạ! Dạ!...Con ác quỷ Tứ Xuyên kia... Người Tứ Xuyên còn sống đã hung hãn bá đạo... Hắn chết đi dĩ nhiên là ghê gớm lắm...
Gã thấy tổng tiêu đầu trừng mắt lên nhìn, vẻ mặt nghiêm khắc, không dám nói nữa, nhưng vẻ mặt rất sợ hãi ra dáng năn nỉ cầu người cứu mạng.
Lâm Chấn Nam hỏi:
- Ngươi bảo Trịnh tiêu đầu chết rồi phải không? Thi thể hiện giờ ở đâu? Y chết trong trường hợp nào?
Giữa lúc ấy có mấy tên tiêu sư cùng mấy gã chạy hiệu tiến đến sảnh đường. Một tên tiêu sư chau mày hỏi:
- Tổng tiêu đầu! cái chết của Trịnh huynh đệ cũng giống hệt như cái chết của Bạch Nhị. Trong người không có một vết thương tích, mặt mũi không xanh xám hay phù thũng. Thủ khiếu cũng không ứa máu. Hay là... Hay là vừa theo thiếu tiêu đầu đi săn rồi trúng phải tà ma? Chạm phải hung thần ác quỷ gì đây?
Lâm Chấn Nam hừ một tiếng rồi nói:
- Suốt đời ta bôn tẩu giang hồ, chưa bao giờ gặp ma quỷ hết. Chúng ta thử đi coi.
Dứt lời ông cất bước ra khỏi sảnh đường. Trần Thất lại nói:
- Số mạng tổng tiêu đầu đã lớn, oai phong phúc phận cũng lớn, dĩ nhiên ác quỷ phải gờm không dám làm gì. Nhưng bọn tiểu nhân thân hèn sâu cát, phận mọn kiến giun, không thể bì được.
Lâm Chấn Nam không lý gì đến gã, tiếp tục đi theo bọn tiêu đầu tới tàu ngựa thì thấy Trịnh tiêu đầu nằm sóng sượt ngay trước cửa, hai tay y còn cầm chiếc yên ngựa. Hiển nhiên y đang tháo yên thì đột nhiên lăn ra mà chết, chứ không phải ấu đả gì.
Lúc này trời đã tối rồi. Lâm Chấn Nam bảo người giơ đèn lồng lên soi. Ông thò tay cởi quần áo Trịnh tiêu đầu xem xét rất kỹ, lại nắn các khớp xương thì quả nhiên không thương tích, cả đến những đốt xương ngón tay cũng không bị gãy cái nào.
Lâm Chấn Nam là một tay hào kiệt, vốn không tin quỷ thần. Cái chết đột ngột của Bạch Nhị chứa đủ khiến cho ông lấy làm kỳ dị nhưng cái chết của Trịnh tiêu đầu giống hệt gã kia nhắc nhở cho ông trong vụ này có điều chi ngoắt nghéo. Nếu bảo là bị chết về những chứng bệnh ôn dịch thì sao trong mình không có chấm đen loang lổ? Ông nghĩ vụ này tất có liên quan đến chuyện đi săn của cậu con sáng nay, liền quay lại hỏi Lâm Bình Chi:
- Bữa nay theo ngươi đi săn, ngoài Trịnh tiêu đầu còn những ai?
Lâm Bình Chi đáp:
- Còn Sử tiêu đầu và gã này.
Chàng vừa nói vừa chỉ vào Trần Thất. Lâm Chấn Nam gật đầu nói:
- Hai người hãy theo ta!
Rồi quay lại bảo một tên chạy hiệu đi mời Sử tiêu đầu đến sương phòng phía Ðông nói chuyện.
Ba người về đến sương phòng, Lâm Chấn Nam ngồi xuống không nói gì. Ông biết cậu con chưa từng lịch duyệt, kiến thức nông cạn, còn Trần Thất chỉ ăn nói hồ đồ khiến người loạn óc. Cần phải hỏi tới Sử tiêu đầu là tay lão luyện mới ra được manh mối gì chăng?
Trần Thất mấy lần muốn nói nhưng thấy tổng tiêu đầu vẻ mặt oai nghiêm, liền rụt lưỡi lại không dám nói nữa.
Ngờ đâu chờ đã lâu lắm, thủy chung vẫn không thấy Sử tiêu đầu tới. Lâm Chấn Nam liền giục Trần Thất:
- Ngươi đi mời Sử tiêu đầu mau lên.
Trần Thất dạ một tiếng rồi chạy ra cửa sương phòng. Nhưng gã quay lại ấp úng nói:
- Sử tiêu đầu chắc sắp tới rồi... Tưởng tiểu nhân... bất tất phải đi giục dã y làm chi?
Lâm Chấn Nam tức giận quát lên:
- Ta bảo mi thì cứ biết là đi cho mau, còn rắc rối gì nữa?
Trần Thất vội đáp:
- Dạ! Dạ! Tiểu nhân xin đi.
Toàn thân gã run bần bật. Chân phải gã vừa khoa lên bước qua ngưỡng cửa, bỗng lại rụt vào, quỳ hai gối xuống nhìn Lâm Chấn Nam năn nỉ:
- Tổng... Tổng tiêu đầu tha mạng cho!... Một mình tiểu nhân đi ra tất là phải chết!
Lâm Chấn Nam thấy Trần Thất sắc mặt tái mét, cắt không còn giọt máu, khiếp sợ đến một trình độ khôn tả. Tuy ông không tin quỷ thần, nhưng tình trạng Trần Thất tỏ ra như gã trông thấy ác quỷ rõ ràng, ông cũng không khỏi ớn da gà, liền dậm chân bảo gã:
- Ðứng dậy! Ðứng dậy! Ngươi điên rồi,,, hay sao?
Trần Thất vẫn nằm yên, miệng lắp bắp:
- Thiếu tiêu đầu!... Vụ đó không liên quan gì đến tiểu nhân. Thiếu tiêu đầu... mau tìm biện pháp nào để đối phó...
Lâm Chấn Nam nghe gã nói vậy, sinh lòng ngờ vực, bảo gã:
- Ngươi dậy đi!... Rồi đứng yên đây là được.
Trần Thất tưởng chừng như được đức thượng đế ban lệnh đại xá. Gã đứng dậy liền, xoay tay đóng cửa phòng lại, tựa hồ gã sợ con ác quỷ Tứ Xuyên xông vào hại người. Lâm Chấn Nam quay lại hỏi Lâm Bình Chi:
- Vụ này là thế nào đây?
Lâm Bình Chi biết là không thể dấu giếm được nữa. Chàng liền đem câu chuyện đi săn trở về vào tửu quán bên đường uống rượu rồi thấy hai gã hán tử người Tứ Xuyên trêu trọc cô gái bán rượu nhân đó xảy ra câu chuyện xung đột thế nào? Cuộc động thủ ra sao? Gã hán tử đã đấu chàng thế nào? Trong lúc hoang mang vừa tức giận, chàng rút kim đao đâm chết hán tử ra sao? Nhất nhất thuật lại cho Lâm Chấn Nam nghe.
Chàng kể cả việc đem chôn thi thể hán tử ở trong vườn rau sau tửu quán và cho tiền chủ quán, dặn lão không được tiết lộ vụ này với bất cứ một ai.
Lâm Chấn Nam càng nghe càng biết là câu chuyện rắc rối. Nhưng ông đã từng trải sóng to gió cả trên giang hồ. Việc cậu con cùng người xảy cuộc ấu đả, giết chết một kẻ tha hương tuy là một thủ đoạn tàn nhẫn, nhưng cũng chưa phải việc động trời, ông vẫn bình tĩnh nghe chàng thuật chuyện, nét mặt không lộ vẻ gì khác lạ.
Nghe Lâm Bình Chi kể chuyện xong, Lâm Chấn Nam trầm ngâm một lúc rồi hỏi:
- Hai hán tử đó không nói rõ là người môn phái hay bang hội nào ư?
Lâm Bình Chi đáp:
- Không.
Lâm Chấn Nam lại hỏi:
- Trong ngôn ngữ cử chỉ của họ có chỗ nào khác lạ không?
Lâm Bình Chi đáp:
- Hài nhi không thấy có chỗ nào khác lạ. Có điều gã hán tử họ Dư nói...
Lâm Bình Chi chưa dứt lời, Lâm Chấn Nam đã hỏi xen vào:
- Phải chăng ngươi đã giết hán tử họ Dư?
Lâm Bình Chi đáp:
- Ðúng thế! Hài nhi nghe gã kia kêu hắn là "Dư huynh đệ". Có điều hài nhi không rõ là Dư hay Du vì khấu âm người phương xa, không nghe được chuẩn đích.
Lâm Chấn Nam lắc đầu rồi nói như để mình nghe:
- Không hiểu, không hiểu có phải y hay không? Dư quán chủ bảo là phái người đến đây, nhưng không có lý nào lại tới phủ Lục Châu mau thế được, trừ khi người họ mọc cánh.
Lâm Bình Chi trong lòng hồi hộp, hỏi lại:
- Gia gia! Gia gia liệu hai gã đó có phải là người phái Thanh Thành không?
Lâm Chấn Nam không trả lời. Hồi lâu, ông vừa đưa tay ra vừa vạch vừa hỏi:
- Ngươi thi triển thức "Phiên thiên chưởng" thế này đánh gã thì gã chiết giải bằng cách nào?
Lâm Bình Chi đáp:
- Gã không biết chiết giải chi hết, mà tát tai hài nhi một cái thật mạnh.
Lâm Chấn Nam cười ồ nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Hay lắm!
Ông nói liền ba câu "Hay lắm" khiến cho căn phòng đang bao phủ một làn không khí nghiêm trọng, khẩn trương, hòa hoãn trở lại. Lâm Bình Chi thấy Lâm Chấn Nam bật cười, chàng chẳng hiểu gì cũng cười theo và cảm thấy rất yên tâm vững dạ. Lâm Chấn Nam lại hỏi:
- Ngươi dùng thủ thức này đánh gã thì gã trả đòn thế nào?
Ông vừa hỏi vừa giơ tay ra chỉ trỏ làm hiệu. Lâm Bình Chi đáp:
- Lúc đó hài nhi lửa giận bốc lên ngùn ngụt nên không nhớ được rõ ràng. Dường như hài nhi ra chiêu đó, hắn đấm vào ngực hài nhi một thoi quyền.
Lâm Chấn Nam càng lộ vẻ ôn hòa, nói:
- Hay quá! Chiêu này phải trả lại thế này mới đúng. Thế mà gã đó cũng không hiểu thì quyết nhiên không phải là con cháu Dư quán chủ ở chùa Tùng Phong của phái Thanh Thành mà tiếng tăm lừng lẫy khắp thiên hạ.
Té ra Lâm Chấn Nam nói mấy câu "hay lắm" không phải là để khen thưởng cậu con giỏi quyền cước mà là vì ông đã yên tâm. Ông nghĩ rằng trong cả tỉnh Tứ Xuyên rộng lớn, người hiểu võ công kể cả mười muôn, mà gã hán tử họ Dư kia đã bị cậu con ông hạ sát thì dĩ nhiên bản lĩnh tầm thường, nhất định gã không liên quan gì đến phái Thanh Thành.
Lâm Chấn Nam thò ngón tay giữa bên phải ra gõ lách cách xuống mặt bàn một lúc rồi lại hỏi:
- Gã đè cổ ngươi thế nào?
Lâm Bình Chi đưa tay ra vừa trỏ vừa vạch để diễn tả lại trường hợp chàng bị hán tử họ Dư đè cổ khiến chàng không nhúc nhích được. Trần Thất dường như lúc này đã mạnh bạo hơn, nói xen vào:
- Bạch Nhị cầm đinh ba đâm gã, liền bị gã vung cước đá ngược lại phía sau hất đinh ba đi... rồi lại... lại đá cả Bạch Nhị lăn long lóc.
Lâm Chấn Nam tâm thần chấn động, đứng lên hỏi:
- Gã xoay cước đá văng cây đinh ba lại đá ngã cả Bạch Nhị nữa ư?... Thế thì phép đá của gã thế nào?
Trần Thất đáp:
- Gã đá thế này.
Hai tay Trần Thất bám vào chân ghế. Gã nhảy người lên, hất chân trái đá ngược lại một cái. Người gã lại nhẩy lên rồi mới đá chân phải ra. Võ nghệ gã rất tầm thường nên động tác của gã vụng về chẳng khác gì con ngựa tung vó đá người. Lâm Bình Chi thấy Trần Thất đá ngược lại hai cước kiểu cách rất khó coi. Chàng không nhịn được, suýt nữa phải phì cười nói với Lâm Chấn Nam:
- Gia gia! Gia gia thử coi...
Chàng đang nói dở câu, ngửng đầu lên nhìn thấy phụ thân nét mặt đầy vẻ khủng khiếp, liền dừng lại không dám nói nữa. Lâm Chấn Nam lộ vẻ đăm chiêu hỏi:
- Dường như hai cái đá hậu đó là "Bách biến ảo thoái", một tuyệt kỹ đắc ý của phái Thanh Thành. Hài nhi! Hai cước đó gã đá thế nào.
Lâm Bình Chi đáp:
- Lúc đó hài nhi bị gã đè đầu, nên không nhìn rõ gã đá ra sao.
Lâm Chấn Nam nói:
- Ðúng rồi. Phải hỏi Sử tiêu đầu mới biết được.
Ông liền chạy ra cửa phòng lớn tiếng gọi:
- Có ai đấy không? Sử tiêu đầu đâu? Sao mãi không thấy đến?
Hai tên chạy hiệu nghe tiếng vội chạy lại đáp:
- Bọn tiểu nhân tìm mãi chẳng thấy Sử tiêu đầu đâu cả. Chắc y đi chơi phố rồi.
Lâm Chấn Nam giậm chân nói:
- Ði tìm y về ngay lẹ lên! Chắc y tìm đến nhà mụ quả phụ họ Trương bán đậu hủ ở đường Tây Hậu đó. Trời ơi đã xảy ra chuyện tày đình mà còn đi... nói chuyện... tâm tình được!
Ông vừa nói vừa lắc đầu hoài. Một tên chạy hiệu đáp:
- Ðã phái người tới đó kêu y rồi.
Hai tên chạy hiệu nhìn nhau mà cười, chúng đều bụng bảo dạ:
- Mọi người trong tiêu cục đều cho là tổng tiêu đầu không hay. Ngờ đâu cả câu chuyện trăng hoa của Sử tiêu đầu này cũng đến tai ông. Có điều ông không muốn nói ra mà thôi. Ta nên biết Lâm Chấn Nam thống lĩnh Phước Oai tiêu cục cả các tỉnh. Ngay ở các phân cục, mỗi khi lựa chọn tiêu sư thì việc đầu tiên là phải điều tra cho biết rõ nhân phẩm từng người, xuất thân ra sao? Các tiên sư gia nhập tiêu cục rồi, mọi hành vi và cách ăn nói thường nhật Lâm Chấn Nam vẫn gia tâm theo dõi. Có điều trước mặt người ngoài, không bao giờ ông đề cập đến đời tư của ai.
Giả sử có tên tiêu sư nào bị thua bạc lớn, hoặc giữa các tiêu sư có điều xích mích là lập tức ông tìm cách giải quyết.
Việc bảo tiêu chẳng khác gì việc hành quân lâm địch. Nếu nội bộ lục đục là địch thừa cơ những kẽ hở để xâm nhập vào ngay.
Phụ thân ông thường nhắc tới chuyện An Thông tiêu cục ở phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam đã gậy dựng thành một cơ nghiệp đồ sộ, rồi sau để cho những tay cao thủ của phe địch trà trộn vào tiêu cục làm tiêu sư. Nhân thế mà lúc gặp nguy biến bị tay trong làm nội ứng cho ngoài đánh vào. Thế là trong vòng ba ngày An Thông tiêu cục nổi tiếng khắp thiên hạ bị san thành bình địa. Bao nhiêu xe tiêu đang bôn tẩu bên ngoài cũng bị cướp nhẵn trong mấy ngày. Vì thế mà mọi hành động cùng sự kết bạn của các tiêu sư hàng ngày, Lâm Chấn Nam đều theo sát không bao giờ chạnh mảng.
Sau một lúc, hai tên chạy hiệu lật đật chạy vào bẩm:
- Thưa tổng tiêu đầu! Sử tiêu đầu không có ở những nơi... mà y thường lui tới...
Lâm Chấn Nam sinh dạ hoài nghi, tự hỏi:
- Hay Sử tiêu đầu là người của địch cho vào nằm vùng. Bây giờ xảy chuyện, hắn liền bỏ đi? Không chừng cả Bạch Nhị lẫn Trịnh tiêu đầu cũng đều do hắn ngấm ngầm gia hại? Nếu không thì tại sao đột nhiên hắn lại lánh mặt?
Bỗng nghe Trần Thất lên tiếng:
- Hỏng bét! Hỏng bét! Sử tiêu đầu nhất định bị con ác quỷ Tứ Xuyên đòi mạng lôi đi rồi. Tiến thêm bước nữa là đến lượt tiểu nhân... Tổng tiêu đầu! Xin lão gia tìm cách cứu mạng cho tiểu nhân...
Gã khóc sướt mướt, tựa hồ lại sắp quỳ hai chân xuống.