Chương 5: Đoá hoa úa tàn
Chuyến tàu khởi hành lúc hai giờ chiều đưa những con người bần cùng rời xa chốn cũ.
Còi tàu vang dài như một lời từ biệt chẳng biết nói với ai, cảnh vật bên ngoài khung cửa không ngừng biến đổi, từ ngọn cỏ đến áng mây đều gợi lên những nỗi niềm đau đáu.
Hạng Khiết nhắm mắt nguyện cầu cho một tương lai tươi sáng hơn, những ký ức điêu tàn xin hãy nằm yên dưới nấm mồ hoang.
"Tiểu Khiết, có đói bụng không con?"
Hạng Khiết khẽ lắc đầu, trong lòng không vướng bận gì, đôi mắt cô cũng đã khôi phục nét hồn nhiên mà một đứa trẻ nên có, nhưng đâu đó trong đôi mắt ấy vẫn còn sót lại những vụn tro tàn của một thời đau thương.
Mẹ con Hạng Khiết ra đi khi trong tay chỉ có mấy đồng bạc lẻ, đêm nay đành bấm bụng ngủ ở ghế đá công viên, đợi mặt trời lên Tiết Hiểu Lam sẽ đi tìm việc làm.
Mức sống ở thành phố này không quá cao, đó cũng là lý do tại sao Tiết Hiểu Lam lại chọn nơi đây để bắt đầu cuộc sống mới, không dám mong ước cao sang, chỉ cần sau một ngày làm việc vất vả, trở về nhà lại được nhìn thấy nụ cười vô tư của con gái.
Đêm đó Hạng Khiết đã có một giấc mơ rất đẹp, giấc mơ về một mái ấm nhỏ không có những tiếng cãi cọ ầm ĩ, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống, nhưng có lẽ tháng ngày yên bình đó chỉ tồn tại trong những giấc mơ không trọn vẹn.
Hai mẹ con Hạng Khiết đặt chân đến thành phố này khi màn đêm vừa buông xuống, phải chăng đó là khởi đầu cho những tháng ngày tăm tối nhất của đời người?
Sau một đêm kinh hoàng, trái tim đầy thương tích của Hạng Khiết giống như đã chết đi, sẹo cũ chưa lành thì máu tươi lại đổ, nỗi đau chồng chất những nỗi đau.
Ngày khăn gói lên đường Hạng Khiết chỉ dám mang theo một tia sáng yếu ớt làm hành trang đến vùng trời mới, khi đoàn tàu vừa dừng chân tại sân ga, cô gái nhỏ vẫn ôm khư khư hành trang ấy và loay hoay đi tìm chỗ trú cho mình, nào ngờ dọc đường cô đã gặp phải kẻ cướp, hắn lấy đi toàn bộ ánh sáng của đời cô.
Bao nhiêu năm qua cô luôn mang bên người một nỗi đau không tên, nửa đêm giật mình vì cơn ác mộng, sợ hãi mà chẳng ai vỗ về, bóng tối nuốt chửng linh hồn của một kẻ tật nguyền.
Khi trở về thực tại, căn bệnh suy thận của người mẹ đã ngoài năm mươi khiến cô càng sợ hãi hơn nữa, khó khăn lắm hai mẹ con mới thuê được một căn nhà nhỏ sau những chuỗi ngày lăn lộn kiếm sống ở bên ngoài, cớ sao ông trời lại nhẫn tâm đến thế?
Thời gian trước Tiết Hiểu Lam còn làm việc cho một công ty may có đãi ngộ khá tốt, tất cả nhân công đều được cung cấp chỗ ở và bao ăn, suốt mấy năm liền bà vẫn luôn sinh sống và làm việc ở đó.
Riêng Hạng Khiết thì được đưa vào một trung tâm dạy nghề dành cho người khiếm khuyết, mỗi cuối tháng Tiết Hiểu Lam sẽ đến thăm cô một lần, ngoài mặt bà cười cười nói nói, đến lúc phải chia tay thì chỉ dám nép mình vào một góc, nhìn con gái ngồi trên chiếc xe lăn nhỏ cắm cúi xỏ từng đường kim mũi chỉ mà nước mắt không ngừng trào ra.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm nay Hạng Khiết đã hai mươi tuổi, cô xinh đẹp như một đóa hoa nhưng lại bị cuộc đời vùi dập chẳng chút thương tiếc, đóa hoa úa tàn.
Từ năm mười hai tuổi cô đã kiếm được những đồng tiền chân chính nhờ đôi bàn tay khéo léo của mình, năm cô mười tám thì Tiết Hiểu Lam đã thuê được một căn nhà nhỏ, khi đó hai mẹ con mới được về chung một nhà.
Công việc hằng ngày của Hạng Khiết là tạo ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ để giao cho các cơ sở kinh doanh, những công việc liên quan đến sự khéo léo và sáng tạo của đôi bàn tay cô đều có thể đảm nhận được.
Năm cô mười chín, Tiết Hiểu Lam buộc phải thôi việc ở công ty vì vấn đề sức khỏe, những tháng ngày sau này của bà gắn liền với cơn bệnh tật triền miên, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán bà đã bị suy thận và phải tiến hành lọc máu nhân tạo ba lần một tuần.
Chi phí cho mỗi lần lọc máu là không nhỏ, số tiền mẹ con cô tích góp được cứ vơi dần qua từng ngày, Hạng Khiết liều cả mạng sống để lao vào kiếm tiền cũng chẳng thấm thía vào đâu, cô thực sự không dám tưởng tượng đến lúc trong tay không có lấy một đồng xu, đến lúc đó mẹ cô phải tính thế nào đây?
Nếu nước mắt của cô có thể hóa ra tiền thì số tiền ấy đủ để mua cả một hòn đảo.
Hôm nay là lần lọc máu thứ hai trong tuần của Tiết Hiểu Lam, tối hôm trước Hạng Khiết làm việc đến ba giờ sáng, chỉ muốn dậy sớm một chút để tiếp tục công việc nhưng trong nhà còn chẳng có lấy một cái đồng hồ báo thức.
Mười giờ sáng, hai mẹ con dắt díu nhau ra trạm xe buýt ở gần nhà, người bạn đồng hành cùng Hạng Khiết vẫn là chiếc nạng bằng gỗ ấy, chỉ là qua vài năm kích thước của nó sẽ được thay đổi để tương thích với chiều cao của cô.
Khi Tiết Hiểu Lam tiến hành lọc máu, Hạng Khiết luôn túc trực bên bà, mà hôm nay cô cũng mang theo dụng cụ thêu thùa để tranh thủ thời gian hoàn thành công việc sớm nhất có thể, các y tá và bác sĩ ở đó đều không nén được nỗi xúc động mỗi khi bắt gặp hình ảnh này.
“Em nghỉ tay ăn chút gì đi.”
Do quá tập trung nên Hạng Khiết không phát hiện có người vào phòng, đến khi ngẩng đầu lên thì vị bác sĩ trẻ tuổi ấy đã đứng ngay trước mặt, trên môi là nụ cười ấm áp, còn trong tay là hai hộp cơm giữ nhiệt.
Hạng Khiết khá ấn tượng với người này, đây là bác sĩ phụ trách việc lọc máu định kỳ cho mẹ cô, các y tá gọi anh ta là bác sĩ Trình, Trình Duệ Duy.
Một cái tên gợi lên biết bao nỗi ám ảnh trong quá khứ và cả hiện tại, nhưng Hạng Khiết không bị thu hút bởi điều đó mà là vì cách đối nhân xử thế của anh ta, mỗi khi cô đưa mẹ đi lọc máu thì anh ta đều mang cơm trưa đến cho mẹ con cô.
Mười lần như mười, tấm lòng của Trình Duệ Duy đều bị Hạng Khiết khước từ với cùng một lý do.
"Em ăn rồi, cảm ơn anh nhé."
Dứt lời cô lại tiếp tục làm việc của mình, ngoại trừ Tiết Hiểu Lam, cô không cho phép bất kì ai đặt chân vào thế giới của riêng mình, một nơi tối tăm và lạnh lẽo như thế thì có gì đáng để xem?
Còi tàu vang dài như một lời từ biệt chẳng biết nói với ai, cảnh vật bên ngoài khung cửa không ngừng biến đổi, từ ngọn cỏ đến áng mây đều gợi lên những nỗi niềm đau đáu.
Hạng Khiết nhắm mắt nguyện cầu cho một tương lai tươi sáng hơn, những ký ức điêu tàn xin hãy nằm yên dưới nấm mồ hoang.
"Tiểu Khiết, có đói bụng không con?"
Hạng Khiết khẽ lắc đầu, trong lòng không vướng bận gì, đôi mắt cô cũng đã khôi phục nét hồn nhiên mà một đứa trẻ nên có, nhưng đâu đó trong đôi mắt ấy vẫn còn sót lại những vụn tro tàn của một thời đau thương.
Mẹ con Hạng Khiết ra đi khi trong tay chỉ có mấy đồng bạc lẻ, đêm nay đành bấm bụng ngủ ở ghế đá công viên, đợi mặt trời lên Tiết Hiểu Lam sẽ đi tìm việc làm.
Mức sống ở thành phố này không quá cao, đó cũng là lý do tại sao Tiết Hiểu Lam lại chọn nơi đây để bắt đầu cuộc sống mới, không dám mong ước cao sang, chỉ cần sau một ngày làm việc vất vả, trở về nhà lại được nhìn thấy nụ cười vô tư của con gái.
Đêm đó Hạng Khiết đã có một giấc mơ rất đẹp, giấc mơ về một mái ấm nhỏ không có những tiếng cãi cọ ầm ĩ, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống, nhưng có lẽ tháng ngày yên bình đó chỉ tồn tại trong những giấc mơ không trọn vẹn.
Hai mẹ con Hạng Khiết đặt chân đến thành phố này khi màn đêm vừa buông xuống, phải chăng đó là khởi đầu cho những tháng ngày tăm tối nhất của đời người?
Sau một đêm kinh hoàng, trái tim đầy thương tích của Hạng Khiết giống như đã chết đi, sẹo cũ chưa lành thì máu tươi lại đổ, nỗi đau chồng chất những nỗi đau.
Ngày khăn gói lên đường Hạng Khiết chỉ dám mang theo một tia sáng yếu ớt làm hành trang đến vùng trời mới, khi đoàn tàu vừa dừng chân tại sân ga, cô gái nhỏ vẫn ôm khư khư hành trang ấy và loay hoay đi tìm chỗ trú cho mình, nào ngờ dọc đường cô đã gặp phải kẻ cướp, hắn lấy đi toàn bộ ánh sáng của đời cô.
Bao nhiêu năm qua cô luôn mang bên người một nỗi đau không tên, nửa đêm giật mình vì cơn ác mộng, sợ hãi mà chẳng ai vỗ về, bóng tối nuốt chửng linh hồn của một kẻ tật nguyền.
Khi trở về thực tại, căn bệnh suy thận của người mẹ đã ngoài năm mươi khiến cô càng sợ hãi hơn nữa, khó khăn lắm hai mẹ con mới thuê được một căn nhà nhỏ sau những chuỗi ngày lăn lộn kiếm sống ở bên ngoài, cớ sao ông trời lại nhẫn tâm đến thế?
Thời gian trước Tiết Hiểu Lam còn làm việc cho một công ty may có đãi ngộ khá tốt, tất cả nhân công đều được cung cấp chỗ ở và bao ăn, suốt mấy năm liền bà vẫn luôn sinh sống và làm việc ở đó.
Riêng Hạng Khiết thì được đưa vào một trung tâm dạy nghề dành cho người khiếm khuyết, mỗi cuối tháng Tiết Hiểu Lam sẽ đến thăm cô một lần, ngoài mặt bà cười cười nói nói, đến lúc phải chia tay thì chỉ dám nép mình vào một góc, nhìn con gái ngồi trên chiếc xe lăn nhỏ cắm cúi xỏ từng đường kim mũi chỉ mà nước mắt không ngừng trào ra.
Thời gian thấm thoát thoi đưa, năm nay Hạng Khiết đã hai mươi tuổi, cô xinh đẹp như một đóa hoa nhưng lại bị cuộc đời vùi dập chẳng chút thương tiếc, đóa hoa úa tàn.
Từ năm mười hai tuổi cô đã kiếm được những đồng tiền chân chính nhờ đôi bàn tay khéo léo của mình, năm cô mười tám thì Tiết Hiểu Lam đã thuê được một căn nhà nhỏ, khi đó hai mẹ con mới được về chung một nhà.
Công việc hằng ngày của Hạng Khiết là tạo ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ để giao cho các cơ sở kinh doanh, những công việc liên quan đến sự khéo léo và sáng tạo của đôi bàn tay cô đều có thể đảm nhận được.
Năm cô mười chín, Tiết Hiểu Lam buộc phải thôi việc ở công ty vì vấn đề sức khỏe, những tháng ngày sau này của bà gắn liền với cơn bệnh tật triền miên, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán bà đã bị suy thận và phải tiến hành lọc máu nhân tạo ba lần một tuần.
Chi phí cho mỗi lần lọc máu là không nhỏ, số tiền mẹ con cô tích góp được cứ vơi dần qua từng ngày, Hạng Khiết liều cả mạng sống để lao vào kiếm tiền cũng chẳng thấm thía vào đâu, cô thực sự không dám tưởng tượng đến lúc trong tay không có lấy một đồng xu, đến lúc đó mẹ cô phải tính thế nào đây?
Nếu nước mắt của cô có thể hóa ra tiền thì số tiền ấy đủ để mua cả một hòn đảo.
Hôm nay là lần lọc máu thứ hai trong tuần của Tiết Hiểu Lam, tối hôm trước Hạng Khiết làm việc đến ba giờ sáng, chỉ muốn dậy sớm một chút để tiếp tục công việc nhưng trong nhà còn chẳng có lấy một cái đồng hồ báo thức.
Mười giờ sáng, hai mẹ con dắt díu nhau ra trạm xe buýt ở gần nhà, người bạn đồng hành cùng Hạng Khiết vẫn là chiếc nạng bằng gỗ ấy, chỉ là qua vài năm kích thước của nó sẽ được thay đổi để tương thích với chiều cao của cô.
Khi Tiết Hiểu Lam tiến hành lọc máu, Hạng Khiết luôn túc trực bên bà, mà hôm nay cô cũng mang theo dụng cụ thêu thùa để tranh thủ thời gian hoàn thành công việc sớm nhất có thể, các y tá và bác sĩ ở đó đều không nén được nỗi xúc động mỗi khi bắt gặp hình ảnh này.
“Em nghỉ tay ăn chút gì đi.”
Do quá tập trung nên Hạng Khiết không phát hiện có người vào phòng, đến khi ngẩng đầu lên thì vị bác sĩ trẻ tuổi ấy đã đứng ngay trước mặt, trên môi là nụ cười ấm áp, còn trong tay là hai hộp cơm giữ nhiệt.
Hạng Khiết khá ấn tượng với người này, đây là bác sĩ phụ trách việc lọc máu định kỳ cho mẹ cô, các y tá gọi anh ta là bác sĩ Trình, Trình Duệ Duy.
Một cái tên gợi lên biết bao nỗi ám ảnh trong quá khứ và cả hiện tại, nhưng Hạng Khiết không bị thu hút bởi điều đó mà là vì cách đối nhân xử thế của anh ta, mỗi khi cô đưa mẹ đi lọc máu thì anh ta đều mang cơm trưa đến cho mẹ con cô.
Mười lần như mười, tấm lòng của Trình Duệ Duy đều bị Hạng Khiết khước từ với cùng một lý do.
"Em ăn rồi, cảm ơn anh nhé."
Dứt lời cô lại tiếp tục làm việc của mình, ngoại trừ Tiết Hiểu Lam, cô không cho phép bất kì ai đặt chân vào thế giới của riêng mình, một nơi tối tăm và lạnh lẽo như thế thì có gì đáng để xem?