Chương 2
3.
Đến tối, thím Lưu lại sang gõ cửa.
Lần này thím ấy không đến tay không như mọi khi mà mang theo một chiếc bánh nướng, nhìn vỏ bánh trắng phau kia, có lẽ được làm bằng bột mì.
Hai mắt mẹ chồng sáng rực lên, vội gọi người vào hỏi han ân cần.
Nhưng thím Lưu chưa nói được hai câu, gương mặt vừa nhăn vừa khô như vỏ quýt của bà đen kịt.
- Vân Sinh ba năm nay không có tin tức, Thanh Nương coi như đã hết lòng chăm sóc bà. Bà xem Thạch Đầu nhà tôi tuổi trẻ cường tráng, nhanh tay hay làm. Hôm nay bà chủ trì chuyện này, về sau bọn tôi coi bà như mẹ Thanh Nương, hai đứa nhỏ cùng hiếu thuận với bà.
Lúc thím Lưu nói câu này, hai mắt cong lên như trăng non, là vẻ ôn hòa hiếm thấy.
Cái bánh nướng kia được đặt giữa cái bàn thấp, là sính lễ duy nhất của thím Lưu.
Mặt mẹ chồng lạnh tanh. Bà im lặng chốc lát, rồi đột nhiên cầm cái bánh nướng ném thẳng vào người thím Lưu.
Bánh nướng rơi vào đất bùn, thím Lưu tiếc của vội nhặt lên.
Lúc bị đuổi ra ngoài sân, thím ấy vẫn còn gân cổ lên.
- Nếu không phải thấy Thanh Nương ưa nhìn chăm chỉ, tôi còn chả thèm đến nhà bà! Bà cứ chờ xem, Thạch Đầu nhà tôi trẻ tuổi khỏe mạnh, muốn chọn bao nhiêu chẳng được!
Nhưng thím Lưu chẳng chờ được Thạch Đầu chọn vợ.
Thạch Đầu ăn đất Quan Âm, cả người phồng lên như quả bóng.
Người đến làm mai vừa nhìn thấy cơ thể sưng vù tím tái đến không nhìn ra ngũ quan của cậu ta, đã biết cậu ta bị bệnh. Mà một người bị bệnh, cao lớn đến đâu cũng vô dụng.
Một không lo được chuyện đồng áng, hai không có tiền khám bệnh, chết rồi còn phải tốn tiền mua quan tài.
Chuyện của Thạch Đầu truyền ra, mấy cô gái trong chu vi vài dặm không ai dám hỏi đến nữa.
Qua thêm mấy ngày, Thạch Đầu đã chẳng nuốt được thứ gì. Cậu ta nằm trên ván giường trong nhà, hơi thở yếu ớt. Thím Lưu bê bát muốn đút cho cậu ta chút nước, nước lại chảy hết ra ngoài.
Thím Lưu mấy hôm trước còn vui mừng hớn hở, bây giờ tiều tụy mệt mỏi, hai mắt vô hồn.
Chỉ khi Thạch Đầu nằm trên giường đau đớn gọi mẹ, mắt thím ấy mới hơi sáng lên.
Thạch Đầu đau không chịu nổi, thím ấy lại gần, vỗ lưng cậu ta như đang dỗ trẻ nít, vừa vỗ vừa rơi nước mắt lã chã.
- Thạch Đầu của mẹ cứng cỏi hơn cha con nhiều. Cha con lúc trước còn bị người ta bắt lại rồi chết trên đường đi. Thạch Đầu còn biết trốn về gặp mẹ.
Thím ấy nói, cuối cùng không nhịn được òa khóc thảm thiết, nước mắt rơi ào ào như thác đổ.
- Con trai ngốc của mẹ ơi, sao con lại ăn đất hở con! Trong bụng con toàn là đất, thầy thuốc nói có nôn cũng không nôn nổi!
- Khó khăn lắm mẹ mới gặp được con, những năm này mẹ chỉ biết dựa vào con mà sống!
- Ông trời ơi! Vì cớ gì cơ chứ?
Thím Lưu khóc, khóc rất to. Miệng thím ấy ngoác rộng, giống như muốn móc hết tim gan phèo phổi ra mà khóc mới có thể xả hết đau đớn trong lòng.
Thạch Đầu cũng khóc:
- Trên đường không có gì ăn cả. Cỏ cũng bị người ta vặt trụi cả rồi. Mẹ ơi, con không ăn đất ăn cát, thì không gặp được mẹ đâu.
Hai mẹ con ôm nhau khóc, tôi cúi đầu đóng cửa ra về.
Đêm hôm ấy, tôi nghe được tin hai mẹ con thím Lưu lìa đời.
Lúc trước Thạch Đầu trở về, thím ấy đã thấy không ổn. Thím ấy móc hết tiền bạc tiết kiệm được hai năm nay mua bánh nướng bột mỳ trắng phau, muốn dùng để đổi vợ cho Thạch Đầu, giữ lại hương hỏa.
Nhưng Thạch Đầu thật sự không chịu được nữa. Từ biên cương về đây đến ba mươi dặm đường, cậu ta ôm một bụng toàn đất trở về gặp mẹ đã dùng đến hơi thở cuối cùng.
Trước mất chồng, nay mất con, thím Lưu đã tuyệt vọng. Thím ấy dùng chút tiền cuối cùng mua hai lạng thạch tín, bỏ vào trong cái bánh kia.
Đút cho Thạch Đầu nửa cái bánh xong, thím Lưu cũng tự ăn nửa cái còn lại.
Đến lúc được người ta phát hiện, hai mẹ con đã ôm nhau tắt thở rồi.
Từ hai mươi năm trước, người chết đã là chuyện thật bình thường.
Trưởng thôn nhờ người trong thôn khiêng họ đi chôn ở mảnh đất cuối thôn.
Tôi cũng đi giúp, lúc lấp đất được một nửa, tôi lại nôn khan.
Cũng may trời tối, mọi người sợ xui xẻo chỉ muốn làm cho nhanh để về nhà nên không ai để ý tới tôi.
Đến lúc về lại căn nhà rách nát đã là nửa đêm.
Mẹ chồng bình thường giờ này đã ngủ say như chết đang ngồi bên giường, vừa áy náy vừa bất an nhìn tôi.
- Đừng trách tao… Thím ta muốn sống, tao cũng muốn sống.
Giọng nói của mẹ chồng rất nhỏ, nói đi nói lại rằng phải đợi con trai của bà ấy về, từ giờ đến lúc đó tôi không được đi theo thằng khác.
Câu sau là bà ấy lỡ miệng, rằng, nếu mày đi với người khác thì ai nuôi tao.
Bà ấy giống như tất cả người già sợ bị bỏ rơi, lúc nhận ra mình lỡ nói lời thật lòng lại bắt đầu nổi giận. Mẹ chồng co chân nhích vào bên trong, quay lưng về phía tôi bắt đầu càm ràm.
Tôi chỉ quen tay tháo màn xuống, nhìn ánh trăng lọt qua ván cửa, khẽ nói:
- Không đâu.
Mẹ chồng im lặng.
Tôi nói tiếp:
- Chỉ cần con còn sống sẽ không bỏ rơi mẹ, cuộc sống bây giờ không dễ, hai mẹ con chúng ta cùng cố gắng vượt qua.
4.
Cuộc sống nhà nông vừa khổ vừa nhàm chán.
Cái chết của mẹ con thím Lưu cũng chẳng gây nên sóng gió gì.
Ngôi nhà gỗ đối diện nhà tôi nhanh chóng trở nên hoang phế.
Điểm khác duy nhất là, dân thôn không được ăn đậu hũ vừa rẻ vừa tươi nữa.
Hơn nửa tháng sau, có một hôm tôi ra ngoài, mẹ chồng bỗng nhìn tôi rồi nói:
- Gần đây có phải mày béo ra không?
Tim tôi lơ lửng, nhưng tôi chưa kịp nói gì, bà ấy đã tự cho rằng tôi ăn vụng sau lưng bà ấy.
Mẹ chồng vừa đặt mông xuống đất, định khóc la tôi bạc đãi bà ấy thì chợt nhớ ra thím Lưu đã mất rồi, không ai cổ động trò ăn vạ của bà ấy, vội ngượng ngùng đứng lên phủi mông như chẳng có gì.
Tôi lên thị trấn giao lương thực và rau dưa cho ông chủ Vu như mọi khi. Nghe nói ông chủ vừa nạp cô thiếp thứ mười chín, hình như mua được ở thôn bên cạnh. Cô thiếp này năm nay mới mười hai tuổi, ông chủ vừa ngỏ ý miễn nửa năm tiền thuê ruộng, cha đứa bé đó đã hai tay dâng người lên.
Trước khi ra ngoài tôi luôn bôi bùn lên mặt để tránh bị người khác săm soi.
Tôi vào phủ nộp đồ xong thì đi ngay nhưng vẫn bị người núp sau cửa chặn lại.
Mấy hôm không gặp, quần áo trên người ông chủ càng xa hoa hơn, người cũng tròn hơn trước. Nhìn gương mặt tròn vo trắng phớ của ông ta, tôi lại nhớ đến gương mặt sưng vù tím tái vì đất Quan Âm của Thạch Đầu.
Cô thiếp ông ta mới cưới cũng ở bên cạnh, vóc người gầy gò như đang bơi trong bộ quần áo.
Ông chủ Vu vuốt ria mép, vốn định chào hỏi tôi, thấy vẻ mặt rụt rè của cô thiếp bèn giáng cho con nhỏ một bạt tai. Dáng người trơ xương của nhỏ chịu sao nổi, cả người lệch đi, đầu đập vào thềm đá.
Tôi vội chạy đến đỡ, lại vị ông chủ Vu túm cánh tay, ông ta nói:
- Thanh Nương à, đúng là chỉ có em làm ông đây thích. Em xem con nhỏ này, ông đây bảo nhà họ nộp con chị lên, họ lại dám đưa cái con mắm ốm yếu này đến lừa ông.
Cô thiếp đã tỉnh lại, nghe thấy tiếng mắng của ông chủ bèn run rẩy bó gối thu mình vào một góc.
- Mặt mũi xinh đẹp thế này sao phải bôi đen thui thế? Mau rửa đi cho ông ngắm cái nào. Thanh Nương ơi, ông thèm em lắm rồi đấy.
Bàn tay mập mạp của ông ta chạm vào gò má của tôi, tôi ra sức giãy giụa mà không thoát ra được.
Ngay khi tôi sắp tuyệt vọng, bỗng có tiếng chửi bới vang lên.
- Lão già háo sắc chết tiệt kia! Nháy mắt một cái đã định ăn vụng rồi à!
Là bà vợ cả của ông ta. Tính cách bà ta đanh đá cứng cỏi, ông chủ Vu không thắng nổi.
Đúng như dự đoán, ông chủ Vu nãy còn dính chặt lấy tôi chớp mắt đã chạy mất dạng.
Bà Vu chống nạnh, nhìn bóng lưng ục ịch đang chạy của ông Vu chửi liên tục.
- Thứ rác rưởi, mấy năm nay sống dựa cả vào nhà tao mà chẳng được tích sự gì đã hưởng được phúc ông chủ cơ đấy!
Dứt lời, bà ta ngoái sang bên tôi nạt:
- Thế nào? Còn đứng ở đấy làm gì, muốn nghe chửi phỏng? Còn không cút mau, về sau bớt đến nhà tao đi.
Tôi đi ngay, chỉ không ngờ cô thiếp kia cũng lầm lũi theo sau.
Bà Vu đuổi tôi chứ có đuổi nhỏ đó đâu.
Chỉ khác là, tôi có nhà để về, nhỏ bị cha mẹ bán phứt rồi, không biết nên đi đâu.
Nên nhỏ đi theo tôi thẳng về đến nhà mẹ chồng, đứng ngoài sân rúm người không dám vào nhưng cũng không dám đi đâu nữa.
Thấy sau lưng tôi có người theo, mẹ chồng há hốc mồm, sau đó lại bắt đầu quở trách tôi. Hỏi tôi nhặt được con nhóc kia ở đâu.
Cô thiếp nghe thấy tiếng mắng, không dám nhúc nhích nữa.
Bóng hoàng hôn tối tăm, nhỏ còn đang mặc bộ quần áo diêm dúa rộng thùng thình kia, chỗ đầu bị đập lúc nãy đã sưng vù lên.
Đôi bàn chân nhỏ thó của nhỏ một bên đạp bùn, một bên xỏ giày thêu. Lúc nãy nhỏ đuổi theo tôi, giày tuột lúc nào cũng không biết.
Mãi đến lúc trời tối hẳn, mẹ chồng mới mở cửa nhà cho nhỏ vào.
Bà vừa cằn nhằn vừa móc ra cái bát vỡ, gắp cho cô thiếp kia một bát dưa muối và nửa cái bánh khô.
Đôi mắt cô thiếp sáng rực, cầm bánh ăn sạch, đến cái bát đựng dưa muối cũng bị nhỏ liếm bóng loáng.
Tôi và mẹ chồng không nói gì, nhìn là biết trước đây nhỏ cũng không được ăn no.
Thời đại bây giờ, lương thực khó kiếm, đa số gia đình đều bỏ đói con gái. Có lẽ vì con gái đến tuổi sẽ ra khỏi nhà, sống hay chết đành nhờ trời.
Tôi và mẹ chồng hồi trước cũng từng bị đói. Tôi may hơn mẹ chồng một chút, vóc dáng bà ấy nhỏ thó, tôi thì cao to, làm việc gì cũng dễ dàng hơn nhiều.
Lúc tôi và Vân Sinh kết hôn, mẹ chồng cười sung sướng, nói trong nhà có ba người lao động được, cuộc sống sau này sẽ khá lên thôi.
Đáng tiếc ngày tốt chưa tới, chồng tôi đã bị bắt đến tiền tuyến
Đến tối, thím Lưu lại sang gõ cửa.
Lần này thím ấy không đến tay không như mọi khi mà mang theo một chiếc bánh nướng, nhìn vỏ bánh trắng phau kia, có lẽ được làm bằng bột mì.
Hai mắt mẹ chồng sáng rực lên, vội gọi người vào hỏi han ân cần.
Nhưng thím Lưu chưa nói được hai câu, gương mặt vừa nhăn vừa khô như vỏ quýt của bà đen kịt.
- Vân Sinh ba năm nay không có tin tức, Thanh Nương coi như đã hết lòng chăm sóc bà. Bà xem Thạch Đầu nhà tôi tuổi trẻ cường tráng, nhanh tay hay làm. Hôm nay bà chủ trì chuyện này, về sau bọn tôi coi bà như mẹ Thanh Nương, hai đứa nhỏ cùng hiếu thuận với bà.
Lúc thím Lưu nói câu này, hai mắt cong lên như trăng non, là vẻ ôn hòa hiếm thấy.
Cái bánh nướng kia được đặt giữa cái bàn thấp, là sính lễ duy nhất của thím Lưu.
Mặt mẹ chồng lạnh tanh. Bà im lặng chốc lát, rồi đột nhiên cầm cái bánh nướng ném thẳng vào người thím Lưu.
Bánh nướng rơi vào đất bùn, thím Lưu tiếc của vội nhặt lên.
Lúc bị đuổi ra ngoài sân, thím ấy vẫn còn gân cổ lên.
- Nếu không phải thấy Thanh Nương ưa nhìn chăm chỉ, tôi còn chả thèm đến nhà bà! Bà cứ chờ xem, Thạch Đầu nhà tôi trẻ tuổi khỏe mạnh, muốn chọn bao nhiêu chẳng được!
Nhưng thím Lưu chẳng chờ được Thạch Đầu chọn vợ.
Thạch Đầu ăn đất Quan Âm, cả người phồng lên như quả bóng.
Người đến làm mai vừa nhìn thấy cơ thể sưng vù tím tái đến không nhìn ra ngũ quan của cậu ta, đã biết cậu ta bị bệnh. Mà một người bị bệnh, cao lớn đến đâu cũng vô dụng.
Một không lo được chuyện đồng áng, hai không có tiền khám bệnh, chết rồi còn phải tốn tiền mua quan tài.
Chuyện của Thạch Đầu truyền ra, mấy cô gái trong chu vi vài dặm không ai dám hỏi đến nữa.
Qua thêm mấy ngày, Thạch Đầu đã chẳng nuốt được thứ gì. Cậu ta nằm trên ván giường trong nhà, hơi thở yếu ớt. Thím Lưu bê bát muốn đút cho cậu ta chút nước, nước lại chảy hết ra ngoài.
Thím Lưu mấy hôm trước còn vui mừng hớn hở, bây giờ tiều tụy mệt mỏi, hai mắt vô hồn.
Chỉ khi Thạch Đầu nằm trên giường đau đớn gọi mẹ, mắt thím ấy mới hơi sáng lên.
Thạch Đầu đau không chịu nổi, thím ấy lại gần, vỗ lưng cậu ta như đang dỗ trẻ nít, vừa vỗ vừa rơi nước mắt lã chã.
- Thạch Đầu của mẹ cứng cỏi hơn cha con nhiều. Cha con lúc trước còn bị người ta bắt lại rồi chết trên đường đi. Thạch Đầu còn biết trốn về gặp mẹ.
Thím ấy nói, cuối cùng không nhịn được òa khóc thảm thiết, nước mắt rơi ào ào như thác đổ.
- Con trai ngốc của mẹ ơi, sao con lại ăn đất hở con! Trong bụng con toàn là đất, thầy thuốc nói có nôn cũng không nôn nổi!
- Khó khăn lắm mẹ mới gặp được con, những năm này mẹ chỉ biết dựa vào con mà sống!
- Ông trời ơi! Vì cớ gì cơ chứ?
Thím Lưu khóc, khóc rất to. Miệng thím ấy ngoác rộng, giống như muốn móc hết tim gan phèo phổi ra mà khóc mới có thể xả hết đau đớn trong lòng.
Thạch Đầu cũng khóc:
- Trên đường không có gì ăn cả. Cỏ cũng bị người ta vặt trụi cả rồi. Mẹ ơi, con không ăn đất ăn cát, thì không gặp được mẹ đâu.
Hai mẹ con ôm nhau khóc, tôi cúi đầu đóng cửa ra về.
Đêm hôm ấy, tôi nghe được tin hai mẹ con thím Lưu lìa đời.
Lúc trước Thạch Đầu trở về, thím ấy đã thấy không ổn. Thím ấy móc hết tiền bạc tiết kiệm được hai năm nay mua bánh nướng bột mỳ trắng phau, muốn dùng để đổi vợ cho Thạch Đầu, giữ lại hương hỏa.
Nhưng Thạch Đầu thật sự không chịu được nữa. Từ biên cương về đây đến ba mươi dặm đường, cậu ta ôm một bụng toàn đất trở về gặp mẹ đã dùng đến hơi thở cuối cùng.
Trước mất chồng, nay mất con, thím Lưu đã tuyệt vọng. Thím ấy dùng chút tiền cuối cùng mua hai lạng thạch tín, bỏ vào trong cái bánh kia.
Đút cho Thạch Đầu nửa cái bánh xong, thím Lưu cũng tự ăn nửa cái còn lại.
Đến lúc được người ta phát hiện, hai mẹ con đã ôm nhau tắt thở rồi.
Từ hai mươi năm trước, người chết đã là chuyện thật bình thường.
Trưởng thôn nhờ người trong thôn khiêng họ đi chôn ở mảnh đất cuối thôn.
Tôi cũng đi giúp, lúc lấp đất được một nửa, tôi lại nôn khan.
Cũng may trời tối, mọi người sợ xui xẻo chỉ muốn làm cho nhanh để về nhà nên không ai để ý tới tôi.
Đến lúc về lại căn nhà rách nát đã là nửa đêm.
Mẹ chồng bình thường giờ này đã ngủ say như chết đang ngồi bên giường, vừa áy náy vừa bất an nhìn tôi.
- Đừng trách tao… Thím ta muốn sống, tao cũng muốn sống.
Giọng nói của mẹ chồng rất nhỏ, nói đi nói lại rằng phải đợi con trai của bà ấy về, từ giờ đến lúc đó tôi không được đi theo thằng khác.
Câu sau là bà ấy lỡ miệng, rằng, nếu mày đi với người khác thì ai nuôi tao.
Bà ấy giống như tất cả người già sợ bị bỏ rơi, lúc nhận ra mình lỡ nói lời thật lòng lại bắt đầu nổi giận. Mẹ chồng co chân nhích vào bên trong, quay lưng về phía tôi bắt đầu càm ràm.
Tôi chỉ quen tay tháo màn xuống, nhìn ánh trăng lọt qua ván cửa, khẽ nói:
- Không đâu.
Mẹ chồng im lặng.
Tôi nói tiếp:
- Chỉ cần con còn sống sẽ không bỏ rơi mẹ, cuộc sống bây giờ không dễ, hai mẹ con chúng ta cùng cố gắng vượt qua.
4.
Cuộc sống nhà nông vừa khổ vừa nhàm chán.
Cái chết của mẹ con thím Lưu cũng chẳng gây nên sóng gió gì.
Ngôi nhà gỗ đối diện nhà tôi nhanh chóng trở nên hoang phế.
Điểm khác duy nhất là, dân thôn không được ăn đậu hũ vừa rẻ vừa tươi nữa.
Hơn nửa tháng sau, có một hôm tôi ra ngoài, mẹ chồng bỗng nhìn tôi rồi nói:
- Gần đây có phải mày béo ra không?
Tim tôi lơ lửng, nhưng tôi chưa kịp nói gì, bà ấy đã tự cho rằng tôi ăn vụng sau lưng bà ấy.
Mẹ chồng vừa đặt mông xuống đất, định khóc la tôi bạc đãi bà ấy thì chợt nhớ ra thím Lưu đã mất rồi, không ai cổ động trò ăn vạ của bà ấy, vội ngượng ngùng đứng lên phủi mông như chẳng có gì.
Tôi lên thị trấn giao lương thực và rau dưa cho ông chủ Vu như mọi khi. Nghe nói ông chủ vừa nạp cô thiếp thứ mười chín, hình như mua được ở thôn bên cạnh. Cô thiếp này năm nay mới mười hai tuổi, ông chủ vừa ngỏ ý miễn nửa năm tiền thuê ruộng, cha đứa bé đó đã hai tay dâng người lên.
Trước khi ra ngoài tôi luôn bôi bùn lên mặt để tránh bị người khác săm soi.
Tôi vào phủ nộp đồ xong thì đi ngay nhưng vẫn bị người núp sau cửa chặn lại.
Mấy hôm không gặp, quần áo trên người ông chủ càng xa hoa hơn, người cũng tròn hơn trước. Nhìn gương mặt tròn vo trắng phớ của ông ta, tôi lại nhớ đến gương mặt sưng vù tím tái vì đất Quan Âm của Thạch Đầu.
Cô thiếp ông ta mới cưới cũng ở bên cạnh, vóc người gầy gò như đang bơi trong bộ quần áo.
Ông chủ Vu vuốt ria mép, vốn định chào hỏi tôi, thấy vẻ mặt rụt rè của cô thiếp bèn giáng cho con nhỏ một bạt tai. Dáng người trơ xương của nhỏ chịu sao nổi, cả người lệch đi, đầu đập vào thềm đá.
Tôi vội chạy đến đỡ, lại vị ông chủ Vu túm cánh tay, ông ta nói:
- Thanh Nương à, đúng là chỉ có em làm ông đây thích. Em xem con nhỏ này, ông đây bảo nhà họ nộp con chị lên, họ lại dám đưa cái con mắm ốm yếu này đến lừa ông.
Cô thiếp đã tỉnh lại, nghe thấy tiếng mắng của ông chủ bèn run rẩy bó gối thu mình vào một góc.
- Mặt mũi xinh đẹp thế này sao phải bôi đen thui thế? Mau rửa đi cho ông ngắm cái nào. Thanh Nương ơi, ông thèm em lắm rồi đấy.
Bàn tay mập mạp của ông ta chạm vào gò má của tôi, tôi ra sức giãy giụa mà không thoát ra được.
Ngay khi tôi sắp tuyệt vọng, bỗng có tiếng chửi bới vang lên.
- Lão già háo sắc chết tiệt kia! Nháy mắt một cái đã định ăn vụng rồi à!
Là bà vợ cả của ông ta. Tính cách bà ta đanh đá cứng cỏi, ông chủ Vu không thắng nổi.
Đúng như dự đoán, ông chủ Vu nãy còn dính chặt lấy tôi chớp mắt đã chạy mất dạng.
Bà Vu chống nạnh, nhìn bóng lưng ục ịch đang chạy của ông Vu chửi liên tục.
- Thứ rác rưởi, mấy năm nay sống dựa cả vào nhà tao mà chẳng được tích sự gì đã hưởng được phúc ông chủ cơ đấy!
Dứt lời, bà ta ngoái sang bên tôi nạt:
- Thế nào? Còn đứng ở đấy làm gì, muốn nghe chửi phỏng? Còn không cút mau, về sau bớt đến nhà tao đi.
Tôi đi ngay, chỉ không ngờ cô thiếp kia cũng lầm lũi theo sau.
Bà Vu đuổi tôi chứ có đuổi nhỏ đó đâu.
Chỉ khác là, tôi có nhà để về, nhỏ bị cha mẹ bán phứt rồi, không biết nên đi đâu.
Nên nhỏ đi theo tôi thẳng về đến nhà mẹ chồng, đứng ngoài sân rúm người không dám vào nhưng cũng không dám đi đâu nữa.
Thấy sau lưng tôi có người theo, mẹ chồng há hốc mồm, sau đó lại bắt đầu quở trách tôi. Hỏi tôi nhặt được con nhóc kia ở đâu.
Cô thiếp nghe thấy tiếng mắng, không dám nhúc nhích nữa.
Bóng hoàng hôn tối tăm, nhỏ còn đang mặc bộ quần áo diêm dúa rộng thùng thình kia, chỗ đầu bị đập lúc nãy đã sưng vù lên.
Đôi bàn chân nhỏ thó của nhỏ một bên đạp bùn, một bên xỏ giày thêu. Lúc nãy nhỏ đuổi theo tôi, giày tuột lúc nào cũng không biết.
Mãi đến lúc trời tối hẳn, mẹ chồng mới mở cửa nhà cho nhỏ vào.
Bà vừa cằn nhằn vừa móc ra cái bát vỡ, gắp cho cô thiếp kia một bát dưa muối và nửa cái bánh khô.
Đôi mắt cô thiếp sáng rực, cầm bánh ăn sạch, đến cái bát đựng dưa muối cũng bị nhỏ liếm bóng loáng.
Tôi và mẹ chồng không nói gì, nhìn là biết trước đây nhỏ cũng không được ăn no.
Thời đại bây giờ, lương thực khó kiếm, đa số gia đình đều bỏ đói con gái. Có lẽ vì con gái đến tuổi sẽ ra khỏi nhà, sống hay chết đành nhờ trời.
Tôi và mẹ chồng hồi trước cũng từng bị đói. Tôi may hơn mẹ chồng một chút, vóc dáng bà ấy nhỏ thó, tôi thì cao to, làm việc gì cũng dễ dàng hơn nhiều.
Lúc tôi và Vân Sinh kết hôn, mẹ chồng cười sung sướng, nói trong nhà có ba người lao động được, cuộc sống sau này sẽ khá lên thôi.
Đáng tiếc ngày tốt chưa tới, chồng tôi đã bị bắt đến tiền tuyến