Chương : 17
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
La Cường cứ như vậy ‘nghĩa khí’ với Thiệu Quân.
Cả hai không nói gì với nhau, không một lời vô nghĩa, nhưng dường như trong lòng cả hai đều cảm nhận được đối phương là người đáng để tin tưởng.
Thiệu Tam gia nói được thì làm được, hôm sau, tranh thủ ngày nghỉ của mình, anh không nghỉ ngơi, lái xe đến thị trấn Thanh Hà, mua mấy túi thịt xương và đùi dê lớn.
Đêm hôm đó đại đội 1 vui như trẩy hội, sau bữa cơm chiều với canh cải trắng như mọi hôm, đến bữa ăn khuya giữa đêm thì là món thịt dê này. Thịt dê là do quản giáo mua riêng để thưởng cho đội của mình, nên không ăn cùng bữa cơm chiều mà phải lén lút ăn trong bí mật.
Khi đèn ngoài hành lang dần tắt bớt, trong không khí đã đậm nồng mùi thịt dê.
Những thùng thịt xương dê nấu nước dùng lần lượt được đặt trước các cửa buồng giam, một nhóm người xúm lại, nước bọt chảy dài đến suýt rớt vào thùng.
Có người phàn nàn: “Thịt nấu tan vào nước cả rồi à, chỉ toàn xương!
Có người trả lời: “Thà có nước dùng để húp, mày thấy các đội khác có được đãi ngộ như vậy không!”
Thiệu Quân tự tay lấy một thùng đầy thịt dê, mang vào ban 7.
Nhím ngạc nhiên kêu lên: “Thịt … có thịt … đùi dê! …”
Thuận Tử vội vàng bịt miệng Nhím lại: “Nhỏ nhỏ cái coi! Cắm mặt ăn đi đừng có nói nhiều, nói một hồi đám buồng bên kia nó kéo qua bây giờ!”
Ban 7 đã nhận ra, Thiệu Quân đưa cho ban 7 thùng có nhiều thịt nhất, không phải là xương sườn chỉ dính tý thịt mà là những cái đùi dê lớn!
Tất cả mọi người đều nghĩ Thiệu Quân thiên vị ban 7 vì Thiệu Tam gia và La lão nhị có quan hệ rất tốt, là để giữ thể diện cho La Cường.
La Cường bưng một bát lớn đầy nước dùng và thịt dê, há miệng xé một miếng thịt thơm phức, ăn như một con Thao Thiết.
Nhím hi hi ha ha cười lấy lòng: “Cảnh sát Thiệu, anh thật tốt bụng, quan tâm đến chúng tôi! Có anh che chở, chúng tôi không muốn ra ngoài nữa!”
Thiệu Quân hừ mũi nói: “Làm gì, tưởng tôi mang mấy này cho cậu ăn đấy à?”
Nhím lắc vai chỉ vào đũa: “Anh cho anh Cường ăn, chúng tôi chỉ được húp nước ké thôi!” Một câu nói nịnh nọt bợ mông cả hai người.
La Cường vùi đầu ăn, tuy không nói gì, nhưng trong lòng lại chợt động.
Đó là một cảm xúc khó tả, làm trái tim hắn như mềm đi.
Nhưng Thiệu Quân lại lập tức nói: “Bữa này, là tôi dành tẩm bổ cho Đại Hắc. Mấy ngày nữa Đại Hắc sẽ ra tù rồi, mấy cậu cũng là anh em, coi như mình tổ chức một bữa tiệc mừng tiễn Đại Hắc ra tù.”
La Cường suýt chút nữa cắn vào lưỡi của mình…
Không chỉ La Cường sửng sốt, chiêu của của Thiệu Tam gia này làm ai nghe xong nét mặt cũng đều thay đổi.
Đại Hắc chậm rãi đứng dậy khỏi ghế, tay cầm cái bát, ngây người một lúc mới nói: “Cảm ơn cảnh sát Thiệu…”
Đại Hắc là ai? Đây là người ở trong ban 7 lâu nhất cả bọn. Lúc vừa đến, anh ta được gọi là Tiểu Hắc, sau đó thì thành Đại Hắc, vài tù nhân trẻ còn gọi anh ta là Lão Hắc. Từ hoãn vô thời hạn xử tử đến chung thân rồi giảm dần án, Đại Hắc đã ở trong tù hai mươi năm, chứng kiến từng đợt quản giáo và tù nhân đến rồi đi, rốt cuộc cũng đã chờ đến ngày ra tù.
Buồng giam ban 7 lại sinh động lên, mọi người thi nhau ôm chầm lấy Đại Hắc, ôm quyền, trong mắt hiện lên sự hâm mộ, hoài niệm và lưu luyến.
Trong ngục giam không cho phép uống rượu, Thiệu Quân lấy một chai Coke to trộm được giấu trong ngực ra.
Mọi người lấy Coke thay rượu. Thoáng chốc, trên đôi mắt vài người đã bắt đầu ậng nước, quay đầu lén lút lau đi…
La Cường vào ban 7 được vài tháng, nhưng Đại Hắc chưa bao giờ bắt nạt tù nhân mới. La Cường cũng kính Đại Hắc một ly, hỏi, “Anh có tính toán gi sau khi ra tù chưa?”
Đại Hắc nói: “Còn có thể đi đâu nữa, về nhà thôi … Mà tôi còn đang sợ lâu quá rồi, không tìm được đường về nhà nữa.”
Đại Hắc cười nói với Thiệu Quân: “Cảnh sát Thiệu, tôi đã quen với việc ở đây với cậu. Tôi thực sự không muốn ra ngoài, tại vì tôi không biết mình sẽ làm gì khi ra ngoài nữa.”
Thiệu Quân trừng mắt: “Ra ngoài làm công hay mở cửa hàng!”
La Cường tiếp lời: “Cưới vợ lập gia đình!”
“Lúc hơn 20 tôi chưa cưới, bây giờ tôi đã 50 rồi, biết đi đâu tìm vợ đây? Ai mà chịu lấy tôi cơ chứ…” Đại Hắc cười khổ, “Cảnh sát Thiệu, nói thật với anh, điều kiện trong nhà tù rất tốt, có đồ ăn thức uống, nhóm quản giáo cũng tốt bụng. Tôi chưa bao giờ ăn được thịt dê hay thịt kho tàu khi ở bên ngoài. Sau khi vào đây tôi mới được ăn những món đó, lúc tôi ôm đau cũng được chữa bệnh miễn phí, còn tốt hơn cả bảo hiểm y tế trong thôn của tôi…”
“Hơn hai mươi năm mọi vật đều thay đổi, đã chẳng còn là khung cảnh mà tôi từng quen thuộc. Cha mẹ tôi đã mất mấy năm trước, thôn làm đường, trưng dụng đất nhà tôi. Giờ ngay cả nhà tôi cũng mất … Tôi thật sự không muốn rời xa mọi người ”.
Nhím và Hồ Nham im lặng, nghe Đại Hắc kể về cuộc đời mình, phảng phất như thể họ nhìn thấy chính mình mười hay hai mươi năm sau.
Bữa tiệc chia tay hôm ấy không có rượu nhưng trong mắt ai cũng mông lung như đã say rồi.
Ăn hết thịt dê, nước cũng đã húp sạch, nhưng mọi người vẫn còn thòm thèm đến mức ước gì có thể liếm sạch từng cái bát. Lúc này La Cường lấy xương ống chân ra và tháo phần khớp ở phía trên.
Thiệu Quân hỏi: “Anh làm gì thế?”
La Cường nói: “Chưa thấy bao giờ à?”
Thiệu Quân chớp mắt: “Thấy cái gì cơ?”
La Cường nói: “Đồ chơi!”
La Cường thuộc thế hệ cuối những năm 1960, là tầng lớp nông dân nghèo, từ khi sinh ra đã không có ngày nào được sung sướng, khi đó là khoảng thời kỳ người dân cả nước nghèo nhất, đói nhất, thời kỳ đen tối rung chuyển và loạn lạc nhất. La Cường chưa bao giờ được ăn món gì ngon khi còn nhỏ, không được áo quần gì đẹp, càng không có đồ chơi gì tốt. Lúc nhỏ hắn mặc quần áo cũ của anh cả, luôn rộng thùng thình cứ như lửng lơ trên người, mang đôi tất thủng lộ cả ngón chân cái, khuôn mặt lúc nào cũng lấm lem muội than từ xe chở hàng. Hàng xóm lần nào trông ra cũng thấy La lão nhị đi bộ một mình trong con hẻm nhỏ, lững thững nhặt đá, trèo tường trèo cây, lầm lì nhưng nhanh nhẹn, hay giúp bố khiêng cải thảo, kéo than tổ ong.
Sau nhà có thêm Tiểu tam nhi, Tiểu tam nhi được mặc quần áo mới hàng xóm bán, được chơi những đồ chơi mới, La Cường vẫn mặc chiếc quần giãn thun rộng thùng thình và đôi tất rách, trên vai cõng thêm Tiểu tam nhi, nấu ăn trong nhà bếp, gảy gảy than tổ ong …
La Cường hay bày trò chơi cho Tiểu tam nhi, và trò đầu tiên hắn chỉ em trai mình là bắt nạng (*). Hồi đó trẻ con chơi trong ngõ, con trai chơi đập hình (**), con gái chơi bắt nạng. Nhưng đập hình thì phải tốn tiền mua, còn bắt nạng thì không tốn tiền, chỉ cần đến tiệm cơm nơi bố La làm việc, xin mấy cái xương đùi dê về, tách xương khớp gối ra, mài sạch hai đầu, rửa rồi chà sáng lên, là thành ngay một viên ‘nạng’.
Chỉ cần một cái bao cát và bốn viên nạng là thành một bộ đồ chơi, để làm được cặp nạng này cần có ít nhất hai con dê. Đối với La Cường khi đó, có được một bộ bắt nạng đã là thứ hắn có thể tự hào khoe với em trai mình.
(*) Bắt nạng: Đây là một trò chơi phổ biến của TQ thập niên 60-80, cách chơi tương tự thảy đá bên mình. Trò này có từ hồi hy lạp cổ đại, rất lâu rồi, cứ search knucklebastorys là ra.
(**) Đập hình: VN mình cũng chơi nhiều. Lấy hai tấm hình hơi gấp lại để úp dưới đất sau đó thổi hay đập hay gì đó, ko đụng vào hình mà làm cho hai tấm hình 1 tấm úp một tấm ngửa thì thắng.
Thiệu Quân xuất thân từ đâu? Làm sao mà anh biết những trò chơi này.
Anh bắt chước La Cường, lấy răng nanh nạy nạy cắn cắn như sóc, rứt xương nạng dê ra rồi gặm sạch.
Cắn gặm xong rồi lại chà, chà đến nỗi tay anh dính toàn váng dầu, xoa lên đùi, trên quần cảnh phục dính toàn dầu và nước thịt dê…
La Cường chỉ Thiệu Quân cách chơi. Xòe mu bàn tay, đặt hai viên nạng vào các kẽ ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út rồi tung nó lên cùng một lúc, trong lúc đó nhanh tay lật hai viên nạng còn lại trên ghế, rồi nhanh chóng bắt lấy hai viên nạng đang rơi xuống.
“Tôi cũng chơi được, có gì khó đâu!” Thiệu Quân nói.
“Để tôi xem cậu bắt được bao nhiêu viên.” La Cường hừ mũi.
“Anh học trò này từ ai vậy?” Thiệu Quân tò mò.
“… Bố tôi.” Khóe miệng La Cường nhoẻn lên một vòng cung dịu dàng hiếm khi được gặp.
Thiệu Quân chưa bao giờ được thấy trò chơi dân gian của bọn trẻ em nghèo cả, nhìn cách chơi mộc mạc, anh cảm thấy rất mới mẻ. Nhưng mà lần đầu tiên chơi vẫn chưa quen, hai viên nạng thì được nhưng đế ba viên thì bắt đầu lúng túng.
Bàn tay La Cường như một nhà ảo thuật, tung hứng, bắt lấy gọn gàng, thậm chí còn có thể xếp những viên nạng trên ghế thành một hàng thẳng tắp khi chờ viên nạng rơi.
Thiệu Quân càng chơi càng hăng, xắn tay áo, sau gáy đổ mồ hôi, cùng một đám người chơi đến nháo nhào.
Những viên nạng trơn trượt trong tay Thiệu Quân chuyền qua cho La Cường, sau đó lại vòng về Thiệu Quân, càng xoa trong lòng bàn tay, nó càng nóng lên, càng trơn trượt, cảm giác rất dễ chịu, là sự dễ chịu của những kỷ niệm thời ấu thơ, từ trong bàn tay truyền về…
Bàn tay La Cường rất to, chai sạn, ngón tay thô và dài, thoạt nhìn cũng biết đây là bàn tay của những người lam lũ, bươn chải với cuộc sống từ khi tấm bé.
Nhím ngồi một bên ngơ ngác nhìn, đột nhiên nói: “Bàn tay to, ngón giữa dài, chim to.”
Cả buồng giam đầy người đang tập trung chơi đùa, đột nhiên nghe thấy cái câu lãng nhách này, cả bọn im lặng hai giây rồi cùng nhau cười phá lên!
Bình thường ban đêm tắt đèn chuẩn bị ngủ, hay lúc tắm rửa tập thể, một đám đàn ông chung với nhau đùa giỡn như thế thì là chuyện bình thường. Nhưng vấn đề là con nhím này ngu, thật sự rất ngu, nó có thể nói chuyện mà chẳng bao giờ nhìn xem đang trong hoàn cảnh nào.
La Cường nhướng mày, nghiến răng với Nhím, Thuận Tử nín cười đến bả vai run bần bật, Hồ Nham và Thiệu Quân một người lấy tay ôm mặt, người còn lại cười ngả nghiêng đến suýt rớt ra khỏi ghế.
Chim chóc của La Cường lớn hay không, trong buồng giam này ai cũng biết, vì ngày đầu tiên và hắn đã bị ‘kiểm tra’ đũng quần.
Thuận Tử cố tình chọc Nhím: “Mày với quản giáo Thiệu tìm thuốc lá với điện thoại trong đũng quần người ta, cuối cùng tìm ra một cái điện thoại bự quá luôn ha!”
Thiệu Quân pha trò theo: “Mẫu điện thoại cũ cuối năm 80 đó, tôi thấy to như cục gạch.”
Có người cười đến mức sắp lọt ra khỏi ghế.
Nhím đỏ bừng mặt, ngượng ngùng cười trừ: “Chuyện trong nhà thôi mà, anh Cường, ngày đó em lỡ tay, miệng cũng lỡ, anh đừng để bụng em nha.”
La Cường hừ lạnh: “Tôi mà thèm để bụng cậu sao?”
Nhím đáng thương nói: “Em…em …em…lúc đó em không hiểu chuyện, em sai rồi, mắt để trong lỗ đít, không biết phải trái. Anh tha cho em lần này đi!”
Mọi người cười khoái chí khi thấy người khác gặp họa.
“Thằng lỏi này…” La Cường nháy mắt ra hiệu hai bên trái phải, “Lột.”
Một nhóm người điên cuồng lao đến, Nhín rú lên giữa biển đầu: “Cứu…Cứu..Ông đây đang bị hiếp dâm nè!!!”
“Lột sạch, tuốt thẳng lên rồi đo thử.” La Cường hạ lệnh.
Nhím liều mạng ôm chặt đũng quần, suýt khóc: “Không cho, đáng ghét! Đừng động vô! Họa mi của ông vẫn còn nhỏ, chưa hót được đâu đừng làm nó sợ!!! …”
Thiệu Quân ngửa mặt, ngồi gác một chân lên ghế, ra lệnh: “Này mấy cậu đừng tuốt, vô ích thôi, để hồ ly tuốt cho, có khi họa mi lớn lên gấp đôi đó.”
Thiệu Quân đêm đó cũng vui vẻ, quẩy đến điên.
Cà vạt của anh treo bên cổ, chiếc áo sơ mi cảnh phục màu xám bung những viên cúc áo đầu, lộ ra một khuôn ngực phập phồng, trên còn rịn một tầng mồ hôi mỏng, khuôn mặt anh ửng hồng.
Giữa đám đông điên cuồng, La Cường vô thức nhìn hiệu Quân rất nhiều lần.
Ánh mắt hai người chạm nhau trong không khí oi bức, cả hai không hẹn cùng nhếch lên một nụ cười …
Vài ngày sau, Đại Hắc ra tù, La Cường đứng nghiêng bên cửa sổ nhả khói, nhìn Thiệu Quân tiễn Đại Hắc ra ngoài. Hai người mang theo hành lý, thong thả đi trên sân chơi lớn tiến ra khỏi bức tường cao.
La Cường lấy dao cạo và keo xịt tóc cao cấp chải chuốt cho Đại Hắc một chút, làm các tù nhân khác trong phòng giam xuýt xoa ầm ầm.
Sau đó La Cường nghe nói bộ tây trang mới Đại Hắc mặc hôm đó là do Thiệu Quân mua tặng, vì anh ta đã ở tù quá lâu, chuyển qua chuyển lại nhiều nhà tù, đồ dùng tư trang cũng không còn lại bao nhiêu. Vất vả lắm mới được ra tù, lại lần nữa đi trên con đường quang minh chính đại, làm sao mà mặc đồng phục tù ra ngoài được? Thiệu Quân cũng dúi cho Đại Hắc một xấp tiền để mua vé xe, chỉ cho anh ta cách bắt tàu, tìm đường về nhà.
Nghe nói khi Thiệu Tam gia mới đến nhà tù Thanh hà, chưa quen với cuộc sống ở đây, trong tù ma cũ bắt nạt ma mới, quản giáo mới vào cũng khó mà quản lý được. Lúc đó Đại Hắc tốt bụng đã giúp đỡ Thiệu Quân nhiều lần, Thiệu Quân rất biết ơn.
La Cường chăm chú nhìn bóng lưng Thiệu Quân không chớp mắt, nhìn thân hình dong dỏng thon dài với cái hông đánh qua đánh lại kia lướt qua xà đơn, rồi vòng qua sân bóng rổ, nhìn đến khi mắt hắn cay xè…
Từ khi đó La Cường bắt đầu nhìn Thiệu Quân với cặp mắt khác, cảm thấy người này khác biệt, có tình có nghĩa.
Vẻ ngoài anh rặt một bộ dạng cậu ấm con nhà giàu cà lơ phất phơ, tính tình lại nóng nảy, nhưng lại có một nội tâm sâu sắc, thiện lương và đơn thuần.
Nếu hỏi khi đó La Cường đã có thâm tình hậu nghĩa với Tam Màn Thầu chưa, thì vẫn là chưa có đâu.
Trong mắt hắn lúc này, Thiệu Quân vẫn chỉ là một cảnh sát rất tốt, trông đẹp mắt, là một người đáng tin cậy.
Từ khi bị bắt vào Thanh Hà, tất cả tài sản của La Cường bị tịch thu, ngay cả một người hắn tin cậy cũng không còn nữa. Nếu một ngày nào đó hắn bị bôi đen, bị giết chết trong nhà tù này, chỉ e gia đình cũng không biết hắn đã chết như thế nào.
Thiệu Quân xuất hiện làm hắn cảm thấy mọi chuyện chợt trở nên khác lạ. Chỉ vì những lời mà người thanh niên này từng nói: “Anh bây giờ là người của tôi, do tôi phụ trách, tôi sẽ che chở anh cho đến cái ngày anh bước ra khỏi cánh cổng sắt lớn của nhà tù Thanh Hà này”.
Và cũng chỉ vì câu nói này, La Cường đã chú ý đến anh. Cảnh sát trẻ tuổi này là người duy nhất mà hắn có thể tin tưởng trong tù, nếu ngày nào đó lỡ may hắn bỏ mạng, còn có người đáng tin cậy đem xác hắn về, báo tin cho gia đình.
Sống cô độc đến cái tuổi này, lại sa vào ngõ cụt, suy nghĩ trong đầu cũng đơn giản và thật thẳng thắn.
Tối hôm đó, các tù nhân trở lại làm việc trong nhà xưởng như thường lệ, quản giáo nhờ La Cường và Nhím mang máy móc đến lối vào của tòa nhà văn phòng, băng qua một con đường tắt đâm ngang qua rừng cây nhỏ.
La Cường lơ đễnh suốt quãng đường, làm xong việc thì vùi đầu trở về, chợt hắn tình cờ bắt gặp một bóng dáng quen thuộc, đội mũ, mồ hôi nhễ nhại sau lưng áo, chạy bộ dọc theo con đường mòn rợp bóng cây.
Thiệu Quân chạy vội vàng, theo thói quen tay túm lấy thắt lưng quần kéo lên, làm trò con bò cho thiên hạ cười mà không biết…
La Cường nhìn chằm chằm bóng lưng của Thiệu Quân, đột nhiên bật cười.
Hắn nhớ lại ngày đầu tiên hắn đến Thanh Hà, người nào đó trên sân chơi vén áo ba lỗ lên lộ hết cả cơ bụng, phóng khoáng bật cao đưa bóng vào rổ, đáp đất thì còn đắc chí lắc hông …
Lúc đó hắn nhìn chằm chằm Thiệu Quân, làm anh ngớ ngẩn cúi đầu xuống kiểm tra đũng quần của mình mấy lần.
Một số người thường rất tự cao, hay cợt nhả không đứng đắn, nhưng lại vô ý bộc lộ ra khuôn mặt thật chỉ là một đứa trẻ ngốc nghếch của mình…
“Cậu về trước đi, tôi có chuyện cần làm.”
La Cường nói với Nhím một câu, rồi cúi đầu bước nhanh vài bước, rẽ vào trong lùm cây, lập tức bám theo Thiệu Quân.
—
Huhu toy chỉ là reader mà còn muốn daddy issue với chú La thì nói gì đến anh Quân với thiếu tình thương của bố sẵn uhhuhuhu…
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
La Cường cứ như vậy ‘nghĩa khí’ với Thiệu Quân.
Cả hai không nói gì với nhau, không một lời vô nghĩa, nhưng dường như trong lòng cả hai đều cảm nhận được đối phương là người đáng để tin tưởng.
Thiệu Tam gia nói được thì làm được, hôm sau, tranh thủ ngày nghỉ của mình, anh không nghỉ ngơi, lái xe đến thị trấn Thanh Hà, mua mấy túi thịt xương và đùi dê lớn.
Đêm hôm đó đại đội 1 vui như trẩy hội, sau bữa cơm chiều với canh cải trắng như mọi hôm, đến bữa ăn khuya giữa đêm thì là món thịt dê này. Thịt dê là do quản giáo mua riêng để thưởng cho đội của mình, nên không ăn cùng bữa cơm chiều mà phải lén lút ăn trong bí mật.
Khi đèn ngoài hành lang dần tắt bớt, trong không khí đã đậm nồng mùi thịt dê.
Những thùng thịt xương dê nấu nước dùng lần lượt được đặt trước các cửa buồng giam, một nhóm người xúm lại, nước bọt chảy dài đến suýt rớt vào thùng.
Có người phàn nàn: “Thịt nấu tan vào nước cả rồi à, chỉ toàn xương!
Có người trả lời: “Thà có nước dùng để húp, mày thấy các đội khác có được đãi ngộ như vậy không!”
Thiệu Quân tự tay lấy một thùng đầy thịt dê, mang vào ban 7.
Nhím ngạc nhiên kêu lên: “Thịt … có thịt … đùi dê! …”
Thuận Tử vội vàng bịt miệng Nhím lại: “Nhỏ nhỏ cái coi! Cắm mặt ăn đi đừng có nói nhiều, nói một hồi đám buồng bên kia nó kéo qua bây giờ!”
Ban 7 đã nhận ra, Thiệu Quân đưa cho ban 7 thùng có nhiều thịt nhất, không phải là xương sườn chỉ dính tý thịt mà là những cái đùi dê lớn!
Tất cả mọi người đều nghĩ Thiệu Quân thiên vị ban 7 vì Thiệu Tam gia và La lão nhị có quan hệ rất tốt, là để giữ thể diện cho La Cường.
La Cường bưng một bát lớn đầy nước dùng và thịt dê, há miệng xé một miếng thịt thơm phức, ăn như một con Thao Thiết.
Nhím hi hi ha ha cười lấy lòng: “Cảnh sát Thiệu, anh thật tốt bụng, quan tâm đến chúng tôi! Có anh che chở, chúng tôi không muốn ra ngoài nữa!”
Thiệu Quân hừ mũi nói: “Làm gì, tưởng tôi mang mấy này cho cậu ăn đấy à?”
Nhím lắc vai chỉ vào đũa: “Anh cho anh Cường ăn, chúng tôi chỉ được húp nước ké thôi!” Một câu nói nịnh nọt bợ mông cả hai người.
La Cường vùi đầu ăn, tuy không nói gì, nhưng trong lòng lại chợt động.
Đó là một cảm xúc khó tả, làm trái tim hắn như mềm đi.
Nhưng Thiệu Quân lại lập tức nói: “Bữa này, là tôi dành tẩm bổ cho Đại Hắc. Mấy ngày nữa Đại Hắc sẽ ra tù rồi, mấy cậu cũng là anh em, coi như mình tổ chức một bữa tiệc mừng tiễn Đại Hắc ra tù.”
La Cường suýt chút nữa cắn vào lưỡi của mình…
Không chỉ La Cường sửng sốt, chiêu của của Thiệu Tam gia này làm ai nghe xong nét mặt cũng đều thay đổi.
Đại Hắc chậm rãi đứng dậy khỏi ghế, tay cầm cái bát, ngây người một lúc mới nói: “Cảm ơn cảnh sát Thiệu…”
Đại Hắc là ai? Đây là người ở trong ban 7 lâu nhất cả bọn. Lúc vừa đến, anh ta được gọi là Tiểu Hắc, sau đó thì thành Đại Hắc, vài tù nhân trẻ còn gọi anh ta là Lão Hắc. Từ hoãn vô thời hạn xử tử đến chung thân rồi giảm dần án, Đại Hắc đã ở trong tù hai mươi năm, chứng kiến từng đợt quản giáo và tù nhân đến rồi đi, rốt cuộc cũng đã chờ đến ngày ra tù.
Buồng giam ban 7 lại sinh động lên, mọi người thi nhau ôm chầm lấy Đại Hắc, ôm quyền, trong mắt hiện lên sự hâm mộ, hoài niệm và lưu luyến.
Trong ngục giam không cho phép uống rượu, Thiệu Quân lấy một chai Coke to trộm được giấu trong ngực ra.
Mọi người lấy Coke thay rượu. Thoáng chốc, trên đôi mắt vài người đã bắt đầu ậng nước, quay đầu lén lút lau đi…
La Cường vào ban 7 được vài tháng, nhưng Đại Hắc chưa bao giờ bắt nạt tù nhân mới. La Cường cũng kính Đại Hắc một ly, hỏi, “Anh có tính toán gi sau khi ra tù chưa?”
Đại Hắc nói: “Còn có thể đi đâu nữa, về nhà thôi … Mà tôi còn đang sợ lâu quá rồi, không tìm được đường về nhà nữa.”
Đại Hắc cười nói với Thiệu Quân: “Cảnh sát Thiệu, tôi đã quen với việc ở đây với cậu. Tôi thực sự không muốn ra ngoài, tại vì tôi không biết mình sẽ làm gì khi ra ngoài nữa.”
Thiệu Quân trừng mắt: “Ra ngoài làm công hay mở cửa hàng!”
La Cường tiếp lời: “Cưới vợ lập gia đình!”
“Lúc hơn 20 tôi chưa cưới, bây giờ tôi đã 50 rồi, biết đi đâu tìm vợ đây? Ai mà chịu lấy tôi cơ chứ…” Đại Hắc cười khổ, “Cảnh sát Thiệu, nói thật với anh, điều kiện trong nhà tù rất tốt, có đồ ăn thức uống, nhóm quản giáo cũng tốt bụng. Tôi chưa bao giờ ăn được thịt dê hay thịt kho tàu khi ở bên ngoài. Sau khi vào đây tôi mới được ăn những món đó, lúc tôi ôm đau cũng được chữa bệnh miễn phí, còn tốt hơn cả bảo hiểm y tế trong thôn của tôi…”
“Hơn hai mươi năm mọi vật đều thay đổi, đã chẳng còn là khung cảnh mà tôi từng quen thuộc. Cha mẹ tôi đã mất mấy năm trước, thôn làm đường, trưng dụng đất nhà tôi. Giờ ngay cả nhà tôi cũng mất … Tôi thật sự không muốn rời xa mọi người ”.
Nhím và Hồ Nham im lặng, nghe Đại Hắc kể về cuộc đời mình, phảng phất như thể họ nhìn thấy chính mình mười hay hai mươi năm sau.
Bữa tiệc chia tay hôm ấy không có rượu nhưng trong mắt ai cũng mông lung như đã say rồi.
Ăn hết thịt dê, nước cũng đã húp sạch, nhưng mọi người vẫn còn thòm thèm đến mức ước gì có thể liếm sạch từng cái bát. Lúc này La Cường lấy xương ống chân ra và tháo phần khớp ở phía trên.
Thiệu Quân hỏi: “Anh làm gì thế?”
La Cường nói: “Chưa thấy bao giờ à?”
Thiệu Quân chớp mắt: “Thấy cái gì cơ?”
La Cường nói: “Đồ chơi!”
La Cường thuộc thế hệ cuối những năm 1960, là tầng lớp nông dân nghèo, từ khi sinh ra đã không có ngày nào được sung sướng, khi đó là khoảng thời kỳ người dân cả nước nghèo nhất, đói nhất, thời kỳ đen tối rung chuyển và loạn lạc nhất. La Cường chưa bao giờ được ăn món gì ngon khi còn nhỏ, không được áo quần gì đẹp, càng không có đồ chơi gì tốt. Lúc nhỏ hắn mặc quần áo cũ của anh cả, luôn rộng thùng thình cứ như lửng lơ trên người, mang đôi tất thủng lộ cả ngón chân cái, khuôn mặt lúc nào cũng lấm lem muội than từ xe chở hàng. Hàng xóm lần nào trông ra cũng thấy La lão nhị đi bộ một mình trong con hẻm nhỏ, lững thững nhặt đá, trèo tường trèo cây, lầm lì nhưng nhanh nhẹn, hay giúp bố khiêng cải thảo, kéo than tổ ong.
Sau nhà có thêm Tiểu tam nhi, Tiểu tam nhi được mặc quần áo mới hàng xóm bán, được chơi những đồ chơi mới, La Cường vẫn mặc chiếc quần giãn thun rộng thùng thình và đôi tất rách, trên vai cõng thêm Tiểu tam nhi, nấu ăn trong nhà bếp, gảy gảy than tổ ong …
La Cường hay bày trò chơi cho Tiểu tam nhi, và trò đầu tiên hắn chỉ em trai mình là bắt nạng (*). Hồi đó trẻ con chơi trong ngõ, con trai chơi đập hình (**), con gái chơi bắt nạng. Nhưng đập hình thì phải tốn tiền mua, còn bắt nạng thì không tốn tiền, chỉ cần đến tiệm cơm nơi bố La làm việc, xin mấy cái xương đùi dê về, tách xương khớp gối ra, mài sạch hai đầu, rửa rồi chà sáng lên, là thành ngay một viên ‘nạng’.
Chỉ cần một cái bao cát và bốn viên nạng là thành một bộ đồ chơi, để làm được cặp nạng này cần có ít nhất hai con dê. Đối với La Cường khi đó, có được một bộ bắt nạng đã là thứ hắn có thể tự hào khoe với em trai mình.
(*) Bắt nạng: Đây là một trò chơi phổ biến của TQ thập niên 60-80, cách chơi tương tự thảy đá bên mình. Trò này có từ hồi hy lạp cổ đại, rất lâu rồi, cứ search knucklebastorys là ra.
(**) Đập hình: VN mình cũng chơi nhiều. Lấy hai tấm hình hơi gấp lại để úp dưới đất sau đó thổi hay đập hay gì đó, ko đụng vào hình mà làm cho hai tấm hình 1 tấm úp một tấm ngửa thì thắng.
Thiệu Quân xuất thân từ đâu? Làm sao mà anh biết những trò chơi này.
Anh bắt chước La Cường, lấy răng nanh nạy nạy cắn cắn như sóc, rứt xương nạng dê ra rồi gặm sạch.
Cắn gặm xong rồi lại chà, chà đến nỗi tay anh dính toàn váng dầu, xoa lên đùi, trên quần cảnh phục dính toàn dầu và nước thịt dê…
La Cường chỉ Thiệu Quân cách chơi. Xòe mu bàn tay, đặt hai viên nạng vào các kẽ ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út rồi tung nó lên cùng một lúc, trong lúc đó nhanh tay lật hai viên nạng còn lại trên ghế, rồi nhanh chóng bắt lấy hai viên nạng đang rơi xuống.
“Tôi cũng chơi được, có gì khó đâu!” Thiệu Quân nói.
“Để tôi xem cậu bắt được bao nhiêu viên.” La Cường hừ mũi.
“Anh học trò này từ ai vậy?” Thiệu Quân tò mò.
“… Bố tôi.” Khóe miệng La Cường nhoẻn lên một vòng cung dịu dàng hiếm khi được gặp.
Thiệu Quân chưa bao giờ được thấy trò chơi dân gian của bọn trẻ em nghèo cả, nhìn cách chơi mộc mạc, anh cảm thấy rất mới mẻ. Nhưng mà lần đầu tiên chơi vẫn chưa quen, hai viên nạng thì được nhưng đế ba viên thì bắt đầu lúng túng.
Bàn tay La Cường như một nhà ảo thuật, tung hứng, bắt lấy gọn gàng, thậm chí còn có thể xếp những viên nạng trên ghế thành một hàng thẳng tắp khi chờ viên nạng rơi.
Thiệu Quân càng chơi càng hăng, xắn tay áo, sau gáy đổ mồ hôi, cùng một đám người chơi đến nháo nhào.
Những viên nạng trơn trượt trong tay Thiệu Quân chuyền qua cho La Cường, sau đó lại vòng về Thiệu Quân, càng xoa trong lòng bàn tay, nó càng nóng lên, càng trơn trượt, cảm giác rất dễ chịu, là sự dễ chịu của những kỷ niệm thời ấu thơ, từ trong bàn tay truyền về…
Bàn tay La Cường rất to, chai sạn, ngón tay thô và dài, thoạt nhìn cũng biết đây là bàn tay của những người lam lũ, bươn chải với cuộc sống từ khi tấm bé.
Nhím ngồi một bên ngơ ngác nhìn, đột nhiên nói: “Bàn tay to, ngón giữa dài, chim to.”
Cả buồng giam đầy người đang tập trung chơi đùa, đột nhiên nghe thấy cái câu lãng nhách này, cả bọn im lặng hai giây rồi cùng nhau cười phá lên!
Bình thường ban đêm tắt đèn chuẩn bị ngủ, hay lúc tắm rửa tập thể, một đám đàn ông chung với nhau đùa giỡn như thế thì là chuyện bình thường. Nhưng vấn đề là con nhím này ngu, thật sự rất ngu, nó có thể nói chuyện mà chẳng bao giờ nhìn xem đang trong hoàn cảnh nào.
La Cường nhướng mày, nghiến răng với Nhím, Thuận Tử nín cười đến bả vai run bần bật, Hồ Nham và Thiệu Quân một người lấy tay ôm mặt, người còn lại cười ngả nghiêng đến suýt rớt ra khỏi ghế.
Chim chóc của La Cường lớn hay không, trong buồng giam này ai cũng biết, vì ngày đầu tiên và hắn đã bị ‘kiểm tra’ đũng quần.
Thuận Tử cố tình chọc Nhím: “Mày với quản giáo Thiệu tìm thuốc lá với điện thoại trong đũng quần người ta, cuối cùng tìm ra một cái điện thoại bự quá luôn ha!”
Thiệu Quân pha trò theo: “Mẫu điện thoại cũ cuối năm 80 đó, tôi thấy to như cục gạch.”
Có người cười đến mức sắp lọt ra khỏi ghế.
Nhím đỏ bừng mặt, ngượng ngùng cười trừ: “Chuyện trong nhà thôi mà, anh Cường, ngày đó em lỡ tay, miệng cũng lỡ, anh đừng để bụng em nha.”
La Cường hừ lạnh: “Tôi mà thèm để bụng cậu sao?”
Nhím đáng thương nói: “Em…em …em…lúc đó em không hiểu chuyện, em sai rồi, mắt để trong lỗ đít, không biết phải trái. Anh tha cho em lần này đi!”
Mọi người cười khoái chí khi thấy người khác gặp họa.
“Thằng lỏi này…” La Cường nháy mắt ra hiệu hai bên trái phải, “Lột.”
Một nhóm người điên cuồng lao đến, Nhín rú lên giữa biển đầu: “Cứu…Cứu..Ông đây đang bị hiếp dâm nè!!!”
“Lột sạch, tuốt thẳng lên rồi đo thử.” La Cường hạ lệnh.
Nhím liều mạng ôm chặt đũng quần, suýt khóc: “Không cho, đáng ghét! Đừng động vô! Họa mi của ông vẫn còn nhỏ, chưa hót được đâu đừng làm nó sợ!!! …”
Thiệu Quân ngửa mặt, ngồi gác một chân lên ghế, ra lệnh: “Này mấy cậu đừng tuốt, vô ích thôi, để hồ ly tuốt cho, có khi họa mi lớn lên gấp đôi đó.”
Thiệu Quân đêm đó cũng vui vẻ, quẩy đến điên.
Cà vạt của anh treo bên cổ, chiếc áo sơ mi cảnh phục màu xám bung những viên cúc áo đầu, lộ ra một khuôn ngực phập phồng, trên còn rịn một tầng mồ hôi mỏng, khuôn mặt anh ửng hồng.
Giữa đám đông điên cuồng, La Cường vô thức nhìn hiệu Quân rất nhiều lần.
Ánh mắt hai người chạm nhau trong không khí oi bức, cả hai không hẹn cùng nhếch lên một nụ cười …
Vài ngày sau, Đại Hắc ra tù, La Cường đứng nghiêng bên cửa sổ nhả khói, nhìn Thiệu Quân tiễn Đại Hắc ra ngoài. Hai người mang theo hành lý, thong thả đi trên sân chơi lớn tiến ra khỏi bức tường cao.
La Cường lấy dao cạo và keo xịt tóc cao cấp chải chuốt cho Đại Hắc một chút, làm các tù nhân khác trong phòng giam xuýt xoa ầm ầm.
Sau đó La Cường nghe nói bộ tây trang mới Đại Hắc mặc hôm đó là do Thiệu Quân mua tặng, vì anh ta đã ở tù quá lâu, chuyển qua chuyển lại nhiều nhà tù, đồ dùng tư trang cũng không còn lại bao nhiêu. Vất vả lắm mới được ra tù, lại lần nữa đi trên con đường quang minh chính đại, làm sao mà mặc đồng phục tù ra ngoài được? Thiệu Quân cũng dúi cho Đại Hắc một xấp tiền để mua vé xe, chỉ cho anh ta cách bắt tàu, tìm đường về nhà.
Nghe nói khi Thiệu Tam gia mới đến nhà tù Thanh hà, chưa quen với cuộc sống ở đây, trong tù ma cũ bắt nạt ma mới, quản giáo mới vào cũng khó mà quản lý được. Lúc đó Đại Hắc tốt bụng đã giúp đỡ Thiệu Quân nhiều lần, Thiệu Quân rất biết ơn.
La Cường chăm chú nhìn bóng lưng Thiệu Quân không chớp mắt, nhìn thân hình dong dỏng thon dài với cái hông đánh qua đánh lại kia lướt qua xà đơn, rồi vòng qua sân bóng rổ, nhìn đến khi mắt hắn cay xè…
Từ khi đó La Cường bắt đầu nhìn Thiệu Quân với cặp mắt khác, cảm thấy người này khác biệt, có tình có nghĩa.
Vẻ ngoài anh rặt một bộ dạng cậu ấm con nhà giàu cà lơ phất phơ, tính tình lại nóng nảy, nhưng lại có một nội tâm sâu sắc, thiện lương và đơn thuần.
Nếu hỏi khi đó La Cường đã có thâm tình hậu nghĩa với Tam Màn Thầu chưa, thì vẫn là chưa có đâu.
Trong mắt hắn lúc này, Thiệu Quân vẫn chỉ là một cảnh sát rất tốt, trông đẹp mắt, là một người đáng tin cậy.
Từ khi bị bắt vào Thanh Hà, tất cả tài sản của La Cường bị tịch thu, ngay cả một người hắn tin cậy cũng không còn nữa. Nếu một ngày nào đó hắn bị bôi đen, bị giết chết trong nhà tù này, chỉ e gia đình cũng không biết hắn đã chết như thế nào.
Thiệu Quân xuất hiện làm hắn cảm thấy mọi chuyện chợt trở nên khác lạ. Chỉ vì những lời mà người thanh niên này từng nói: “Anh bây giờ là người của tôi, do tôi phụ trách, tôi sẽ che chở anh cho đến cái ngày anh bước ra khỏi cánh cổng sắt lớn của nhà tù Thanh Hà này”.
Và cũng chỉ vì câu nói này, La Cường đã chú ý đến anh. Cảnh sát trẻ tuổi này là người duy nhất mà hắn có thể tin tưởng trong tù, nếu ngày nào đó lỡ may hắn bỏ mạng, còn có người đáng tin cậy đem xác hắn về, báo tin cho gia đình.
Sống cô độc đến cái tuổi này, lại sa vào ngõ cụt, suy nghĩ trong đầu cũng đơn giản và thật thẳng thắn.
Tối hôm đó, các tù nhân trở lại làm việc trong nhà xưởng như thường lệ, quản giáo nhờ La Cường và Nhím mang máy móc đến lối vào của tòa nhà văn phòng, băng qua một con đường tắt đâm ngang qua rừng cây nhỏ.
La Cường lơ đễnh suốt quãng đường, làm xong việc thì vùi đầu trở về, chợt hắn tình cờ bắt gặp một bóng dáng quen thuộc, đội mũ, mồ hôi nhễ nhại sau lưng áo, chạy bộ dọc theo con đường mòn rợp bóng cây.
Thiệu Quân chạy vội vàng, theo thói quen tay túm lấy thắt lưng quần kéo lên, làm trò con bò cho thiên hạ cười mà không biết…
La Cường nhìn chằm chằm bóng lưng của Thiệu Quân, đột nhiên bật cười.
Hắn nhớ lại ngày đầu tiên hắn đến Thanh Hà, người nào đó trên sân chơi vén áo ba lỗ lên lộ hết cả cơ bụng, phóng khoáng bật cao đưa bóng vào rổ, đáp đất thì còn đắc chí lắc hông …
Lúc đó hắn nhìn chằm chằm Thiệu Quân, làm anh ngớ ngẩn cúi đầu xuống kiểm tra đũng quần của mình mấy lần.
Một số người thường rất tự cao, hay cợt nhả không đứng đắn, nhưng lại vô ý bộc lộ ra khuôn mặt thật chỉ là một đứa trẻ ngốc nghếch của mình…
“Cậu về trước đi, tôi có chuyện cần làm.”
La Cường nói với Nhím một câu, rồi cúi đầu bước nhanh vài bước, rẽ vào trong lùm cây, lập tức bám theo Thiệu Quân.
—
Huhu toy chỉ là reader mà còn muốn daddy issue với chú La thì nói gì đến anh Quân với thiếu tình thương của bố sẵn uhhuhuhu…