Chương : 56
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Thiệu Quân dựa vào người La Cường, nhìn lên bầu trời đầy sao, chậm rãi nói: “Lần trước anh đoán sai rồi. Không phải ba em có người bên ngoài … mà là mẹ.”
La Cường nhướng mày nhìn anh, không lên tiếng, sợ mình lỡ lời nói không đúng, sẽ lại làm tổn thương da mặt non nớt của đứa trẻ này.
Thiệu Quân quay mặt đi, tránh cho La Cường nhìn thấy vẻ mặt xấu hổ của anh. Anh cũng là một người đàn ông hơn 20 tuổi, cũng có lòng tự trọng, có sĩ diện, nói với người ngoài mẹ ruột đi ngoại tình cũng cảm thấy xấu hổ ra mặt. Nhưng cũng có lẽ vì La Cường không còn bố mẹ, xuất thân từ tầng lớp thấp làm anh cảm thấy an tâm. La Cường dù thế nào đi nữa cũng sẽ không nổi bật và vượt trội hơn gia đình mình, điều đó khiến Thiệu Quân sinh ra một loại cảm giác tự cho mình là đồ vật hỏng, tự ném mình vào vũng bùn. Dù sao thì những năm lăn lộn ở Thanh Hà anh cũng đã cảm thấy như thế.
Thiệu Quân là đứa nhỏ được cưng chiều nhất trong gia đình. Người chiều chuộng anh nhất lúc đó chính là mẹ anh.
Những kỷ niệm đẹp nhất trong tuổi thơ anh vẫn được anh ấp ủ trong cuốn album ảnh trong phòng. Trong bức ảnh đen trắng nhỏ, cậu bé đội một chiếc mũ len, mặc một chiếc áo bông lớn, trên tay cầm một cái chong chóng, gương mặt vui thích. Mẹ anh nắm tay anh, dắt anh đi trên những bậc thang cao phủ đầy tuyết ở Thái Miếu.
Một gia đình như vậy, cũng không rõ là ai đã phá vỡ sự hòa thuận, hạnh phúc ban đầu.
Mẹ của Thiệu Quân tên là Cố Hiểu Ảnh, khi đó bà còn rất trẻ và xinh đẹp, từ nhỏ sống trong an nhàn sung sướng, là một mỹ nhân nổi tiếng trong đại viện quân khu. Bức ảnh chụp Cố Hiểu Ảnh mặc quân phục, đội mũ lưỡi trai quấn xà cạp chân (*) tạo dáng rất oai vẫn được trưng bày trong Xưởng ảnh Bắc Kinh lâu đời. Họ là hình tượng thiếu nữ xinh đẹp và thời trang nhất thời đại đó.
(*)
Cố Hiểu Ảnh trước khi kết hôn có rất nhiều người theo đuổi, nhưng tiêu chí của bà rất cao, còn có cá tính mạnh mẽ. Lúc còn đang học, bà đã chung với các học sinh từ các trường cấp 2 Cảnh Sơn, Nguyệt Đàn và 121 gần đó, không đến lớp, cùng với cả thành phố đổ ra đường đi biểu tình. Trong những năm hừng hực khí thế rung chuyển ấy, bà gặp Thiệu Quốc Cương.
Thiệu Quốc Cương thực chất xuất thân từ tầng lớp lao động, gia đình ông là công nhân bình thường trong nhà máy dệt số 2 ở Bát Lý Trang, Bắc Kinh, không có lai lịch gì. Khi Cố Hiểu Ảnh và Thiệu Quốc Cương đến với nhau, gia đình đương nhiên không đồng ý, nhưng bà lại cứng đầu cương quyết, chướng mắt mấy công tử ăn chơi trắc táng trong “Chiến xa đội” ở đại viện quân khu, chỉ thích mỗi thanh niên nghèo Thiệu Quốc Cương.
Năm đó, các học sinh hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước, tạm nghỉ học, lên núi về nông thôn phát triển kinh tế mới. Thiệu Quốc Cương, một thanh niên 18 tuổi, đã đến vùng đông bắc để tham gia Quân đoàn Xây dựng. Đến bờ sông Tùng Hoa băng giá mặc áo khoác quân đội, thêm bốn lớp quần, đội mũ da to che tai, đứng trực ở đồn biên phòng ban đêm trong tuyết, khoét lỗ trên băng để câu cá hồi, hay kéo máy cày ở nông trường hoang vu … đó là niềm nhiệt huyết hào hùng của thế hệ thanh niên những năm ấy.
Trong năm năm sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đầy khắc nghiệt và khó khăn, năm nào Thiệu Quốc Cương cũng nhận được bưu kiện Cố Hiểu Ảnh gửi từ Bắc Kinh, hai người cũng từng hữu tình có nghĩa với nhau.
Tất nhiên, nếu Thiệu Quốc Cương không cưới được một người vợ cao sang, tương lai ông cũng không một bước lên mây, con đường làm quan thăng tiến hết cỡ như vậy.
Dùng cách nói của bây giờ, thì cha của Thiệu Quân giống như một phượng hoàng nam, và mẹ của Thiệu Quân là một con khổng tước nữ tiêu chuẩn.
Tuy Thiệu Quốc Cương là thanh niên nghèo xuất thân khiêm tốn, nhưng ông cũng là một người đàn ông tốt, mạnh mẽ, bản lĩnh, cũng rất thông minh, khi còn trẻ trông cũng cao lớn điển trai, nếu không Cố Hiểu Ảnh sẽ không để mắt đến ông.
Sau khi về lại Bắc Kinh từ Quân đoàn Xây dựng, ông vẫn làm công nhân trong Nhà máy dệt số 2 Bắc Kinh. Lúc đó tất cả mọi người trong đại viện nói, con gái bộ trưởng bị điên rồi, mới chọn đi theo một công nhân tầm thường như vậy. Tương lai thằng nhóc này có gì, với mức lương cao lắm cũng chỉ hơn 30 tệ một tháng, cả nhà sống trong mấy khu ổ chuột rồi định dựa dẫm vào nhà vợ cả đời sao?
Con rể tương lai Thiệu Quốc Cương đến thăm bố vợ, lúc đó không biết hai bên đã nói cụ thể những gì, nhưng tuy Cố lão gia không buông những lời quá gay gắt và xúc phạm, thì ông vẫn không đồng ý cuộc hôn nhân này.
Hai người vẫn quyết định kết hôn dưới áp lực. Bức ảnh cưới là một bức ảnh đen trắng nhỏ họ chụp với nhau trong tiệm ảnh Bắc Kinh.
Thiệu Quốc Cương biết rằng gia đình nhà vợ không vừa mắt ông, ông ngầm nhẫn nhịn, cố gắng phấn đấu trở nên nổi bật, cho những ngườii trong đại viện bảo ông hèn mọn trèo cao ấy sáng mắt ra. Năm 1977, có hơn 800 công nhân trong toàn bộ nhà máy dệt số 1 số 2 và số 3 Bắc Kinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, tất cả cộng lại, cuối cùng chỉ có mười người có thể chen chân vào cánh cổng vàng, Thiệu Quốc Cương là một trong số đó. Không những thế, ông còn đỗ được vào 1 trong 2 trường đại học có lịch sử lâu đời ở kinh đô. Đó là khởi đầu cho nửa đời sau lên như diều gặp gió của Thiệu Quốc Cương.
Người ta hay nói yêu thì dễ, sống chung thì khó, lửa tình tuổi trẻ đã qua, dưới cuộc sống hôn nhân bình thường kéo dài qua ngày tháng, sự khác biệt giữa hai giai cấp khác nhau dần lộ ra, những chuyện lộn xộn vụn vặt xảy ra ngày một nhiều.
Thiệu Quốc Cương nghiêm túc, cứng nhắc trong công việc và luôn chú tâm đến sự nghiệp, khi quá bận rộn, ông không thể quan tâm đến những tiểu tiết trong cuộc sống. Nhưng Cố Hiểu Ảnh, một phụ nữ mang thai, sinh con, ở cữ cũng cần sự chăm sóc dịu dàng của chồng. Sau khi kết hôn, đàn ông lãnh đạm, keo kiệt tình cảm, không nói lời ngon tiếng ngọt, cả ngày cứ thần bí không biết đi đâu làm gì, còn người phụ nữ ở nhà vẫn chìm đắm trong những viễn cảnh phi thực tế về hôn nhân. Tính tình tiểu thư đã quen với những ngày được mọi người yêu quý, bao bọc, không thể thích ứng với môi trường thay đổi đột ngột.
Đặc biệt, Thiệu Quốc Cương vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt ông có khi còn là một thiếu niên, sống vô cùng giản dị và đơn giản, không thích tham gia vào mấy tiệc rượu xã giao của giới thượng lưu, không thích những thứ vật chất thời thượng. Ông không hợp với bạn bè của Cố Hiểu Ảnh. Cố Hiểu Ảnh thì vẫn giống như bao tiểu thư công tử đài các của thời đại đó, yêu thời trang, thích ăn mặc thời thượng và tổ chức party tại nhà vào một ngày cuối tuần nhất định hàng tháng, tổ chức khiêu vũ, trai gái nhảy mua đan xen, nếm sâm panh. Đây là hoạt động yêu thích của những thanh niên giới siêu giàu Bắc Kinh vào đầu những năm 1980 khi ấy.
Thiệu Quốc Cương không thích mấy chuyện này, không bao giờ tham gia vào những buổi tiệc đó cùng vợ, dần dà, hai vợ chồng nảy sinh xa cách.
Cố Hiểu Ảnh và gia đình chồng không có tiếng nói chung, không thể sống chung với gia đình chồng, phần lớn thời gian bà vẫn sống trong đại viện thủ trưởng ở đường Ngọc Tuyền, hàng ngày dẫn con cái ra vào, hai vợ chồng thường xuyên sống xa nhau, ai ở nhà nấy.
Cái chết non của con trai đầu lòng là một đòn nặng nề đối với bà. Cuộc hôn nhân vốn không suôn sẻ, sự bất hòa của hai vợ chồng, tình cảm lạnh nhạt cùng lúc bùng ra theo đau đơn khi đứa con trai mất đi. Cố Hiểu Ảnh khi đó đã rất suy sụp, bị trầm cảm nặng, gần như không thể đi ra ngoài, không thể gặp mặt ai, và trạng thái tinh thần tụt dốc không phanh. Quân khu đại viện người ta cũng xì xầm, chế giễu bà rằng hồi đó bà không nên chọn thằng nhóc nhà nghèo kia, để sinh ra một đứa con tàn tật chết yểu. Bây giờ, thằng nhóc nghèo kia có chỗ đứng, không còn hèn mọn như trước thì hất mặt lên làm chủ, không coi gia đình vợ ra gì.
Cho đến khi có Tiểu Quân Quân, cuộc sống của Cố Hiểu Ảnh mới có lại hy vọng. Bà dành hết tâm sức cho cậu con trai quý giá, tình cảm của bà được chuyển trọn vẹn từ chồng sang con trai.
Những thứ Thiệu Quân ăn, mặc và chơi khi còn nhỏ đa phần đều là mẹ anh mang về từ Hong Kong và nước ngoài cùng bạn bè.
Tiểu Quân Quân là một trong những đứa trẻ ăn mặc đẹp nhất trong đại viện, anh đội một chiếc mũ len cashmere màu hồng, đầu mũ có một quả bóng nhỏ, mặc một chiếc áo khoác lông màu vàng, đi vô số các kiểu giày da nhỏ. Khuôn mặt anh mặt hồng hào, mắt đen long lanh, cái miệng nhỏ nhắn như san hô đỏ, thông minh lanh lợi, toàn thân đều toát lên khí chất con nhà giàu, trông xinh hơn cả con gái, ai gặp cũng thích. Trong tủ quần áo của anh có những chiếc quần bò, quần vải bông trẻ em đủ màu sắc và kiểu dáng và một tủ giày đặc biệt hơn trăm đôi giày dép các loại. So với những đứa trẻ cùng lứa tuổi thập niên 80 đó, quả thật là quá xa xỉ và hạnh phúc.
Tiểu Quân Quân lúc nhỏ đi ăn toàn những nhà hàng cao cấp nhất ở Bắc Kinh, anh thực sự cũng đã ăn ở Hồng Tân Lâu chuyên về hải sản tươi sống nơi bố La làm việc.
Tất nhiên, mẹ anh hay đưa anh đến các nhà hàng tây hơn, chẳng hạn như “Lão Mạc” gần nhà triển lãm, một nhà hàng tây sang trọng và nổi tiếng nhất thời bấy giờ.
Nhà hàng Moscow ở thủ đô hồi đó có địa vị như thế nào? Nhà hàng sang trọng này đã chứng kiến thời kỳ ‘trăng mật’ của Trung-Xô những năm 1950. Đây là nơi để các nhà lãnh đạo nhà nước tiếp đãi các vị khách nước ngoài, và là nơi dành riêng cho những quý công tử tiểu thư con ông cháu cha đến tụ họp vui chơi. Nói đến “Lão Mạc”, không người Bắc Kinh thời đó nào không biết, một bữa ăn ở đấy bằng một tháng lương của những người dân bình thường. Khẩu vị của Tiểu Quân Quân cũng theo người mẹ thời thượng của mình, thích ăn salad Nga, súp bí đỏ, phô mai và thịt bò đóng hộp, từ nhỏ đã được sống xa hoa, được nuông chiều.
(*) Moscow phiên âm tiếng Trung là Mạc Tư Khoa, nên nhà hàng hay được gọi là “Lão Mạc”. Nhà hàng này đến nay vẫn còn hoạt động
Cũng may ông ngoại anh gia giáo, ông rất nghiêm khắc dạy dỗ tác phong, không dạy hư Tiểu Quân Quân thành mấy tên cậu ông trời xấc xược như bọn Lục Viêm Đông.
La Cường nghe Thiệu Quân thao thao bất tuyệt về mấy chuyện vặt thời thơ ấu, xoa đầu trêu chọc anh: “Lúc đó, chắc em cũng ăn món của bố anh nấu rồi.”
Thiệu Quân miễn cưỡng cười cười: “80% là ăn qua rồi. Bố anh làm món tôm rim hay cá chép om dưa? Em thích ăn hai món đó.”
La Cường trầm ngâm: “Vậy sao lúc đó anh không thấy em lần nào nhỉ?”
Thiệu Quân lườm hắn một cái: “Lúc đó em bao nhiêu tuổi còn anh bao nhiêu tuổi? Vừa nhìn thấy em là để ý em ngay à?”
La Cường nhịn không được cười lộ cái răng nanh: “Không quan tâm em ba hay năm tuổi, chắc chắn anh vừa thấy em anh sẽ để ý em ngay … Anh thích em nhiều thế này cơ mà.”
Thêm vài tuổi, Thiệu Quân đến trường tiểu học Cảnh Sơn, nơi tập trung con cái của các gia đình quý tộc, đến trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng đều học trường điểm của thủ đô.
Khi con dần lớn hơn, có bạn bè riêng, thế giới riêng, thời gian xa nhà ngày một dài hơn, không còn thân thiết với mẹ như khi còn nhỏ, điều này lại làm mẹ của Thiệu Quân lần nữa suy sụp, bệnh trầm cảm tái phát, tình cảm vợ chồng ngày càng trở nên lạnh nhạt. Thiệu Quân cũng không thể nhớ anh nhận ra mình không thích nói chuyện với bố mẹ nữa từ khi nào, nhưng anh nhạy cảm, có thể nhận ra rằng mẹ mình bên ngoài có người khác …
Thật ra khi đó, gia đình nhỏ này đã trên đà tan vỡ, chỉ cố duy trì vẻ hòa thuận bên ngoài, cả ba ai cũng hiểu rõ trong lòng, nhưng không ai nguyện ý chọc thủng cái bọc mỏng manh kia trước. Cố Hiểu Ảnh thường xuyên thẫn thờ, Thiệu Quốc Cương bận công việc, có lẽ cũng có nhân tình ở bên ngoài. Thiệu Quân kẹp giữa bố mẹ, tính tình càng ngày càng chống đối, bắt đầu che giấu rất nhiều chuyện, không nói cho bất cứ ai.
Cha mẹ giấu nhau, Thiệu Quân giấu cả hai người.
Thiệu Quân nói với La Cường: “Thực ra khi đó, em lờ mờ đoán ra người đàn ông đó là ai.”
La Cường hỏi: “Em biết là ai thật à?”
Thiệu Quân nói, “Em biết tất cả mọi chuyện. Em chỉ chưa bao giờ hỏi mẹ, cũng không nói với bố. Ông ngoại thì chắc chắn không được biết, nếu không ông sẽ nổi cơn lôi đình…”
Bạn tình của mẹ anh là một người đàn ông trẻ tuổi, cao lớn đẹp trai, có chức vị quan trọng, hình như là bí thư thành ủy thành phố. Mẹ Thiệu Quân có lẽ cần người để làm điểm tựa tinh thần, nên lén lút thư từ qua lại, gặp mặt ông ta.
La Cường khéo léo quan sát nét mặt phức tạp của Thiệu Quân, ẩn ý hỏi: “Em rất ghét người đàn ông đã phá vỡ mối quan hệ của bố mẹ mình đúng không? Em rất muốn giết người đàn ông đó, phải không?”
Thiệu Quân khẽ run tay, ngơ ngác ngẩng đầu nhìn La Cường, liếm môi một hồi, nói: “Em không có… Là bố em….”
La Cường bỗng nhiên cau mày lại, hơi không tin: “Ý em là…. Bố em…?”
Hai mắt Thiệu Quân đăm đăm, lại rơi vào ký ức đau đớn không thể giải thoát: “… Người đàn ông đó bị bắn chết.”
La Cường cuối cùng cũng hiểu được mấu chốt về gút mắc và hận thù giữa hai cha con nhiều năm qua.
Thiệu Quân đã tận mắt chứng kiến mọi chuyện diễn ra.
Người vợ kết tóc với mình suốt bao nhiêu năm lại có tình nhân bên ngoài, Thiệu Quốc Cương khôn khéo như thế nhưng lại là một người đàn ông ghen tuông và sĩ diện, không thể nuốt trôi cục tức này. Vợ ngoại tình mà để yên thì không còn là đàn ông nữa.
Có một thời gian, vị bí thư đó có trong thành ủy bị gây khó dễ, sau nhiều lần bị điều tra, dính vào một số vụ tranh giành nhân sự phức tạp, xung đột lợi ích, ông trở thành bia đỡ đạn cho các cấp lãnh đạo. Người này có lai lịch phức tạp không muốn cho ai biết, xuất thân từ tầng lớp thấp trèo lên trên, từ một tài xế bình thường trở thành thư ký trưởng. Về phần ai đứng sau thao túng thì vẫn chưa rõ, nhưng lúc này, thư ký cùng đường, muốn trốn đi nước ngoài.
Người đàn ông này lại còn là một kẻ si tình, trước khi trốn trạy ông ta còn muốn hẹn Cố Hiểu Ảnh, gặp bà lần cuối.
Thật tình cờ hôm đó, Thiệu Quân tan học, lưng mang cặp sách, đạp con xe đạp leo núi rất ngầu của anh về nhà.
Mẹ anh tiện đường ghé cổng trường gặp anh một chút. Thiệu Quân nhớ rất rõ mẹ mang cho anh một hộp đồ chơi cao cấp, đó là một khẩu súng đồ chơi mang từ nước ngoài về, nó có kích thước giống y như súng lục dùng trong quân đội, trông rất thật. Thiệu Quân cầm nó trong tay, làm các bạn cùng lớp phải trầm trồ liên tục.
Thiệu Quân rõ ràng đã cưỡi xe đạp đi được một đoạn, nhưng ma xui quỷ khiến thế nào lại vòng lại.
Anh băng qua con hẻm, vòng qua một tòa nhà thương mại lớn phía sau trường, rẽ vào một con hẻm nhỏ. Anh không biết mình đang tìm kiếm điều gì, có lẽ anh đang muốn tìm kiếm một kết thúc cho những chuyện đè nặng bấy lâu trong lòng, Anh rẽ vào con hẻm bí ẩn đó, người bạn của mẹ anh đang lượn lờ dưới chân tường, chờ đợi ai đó, lo lắng nhìn xung quanh.
Thiệu Quân kể lại quá khứ một cách vô cùng khó khăn: “Em đã tận mắt chứng kiến hết thảy ngày hôm đó. Không còn ai khác nhìn thấy anh ấy. Ông ta bị bắn chết”.
“Tần Thành Giang, thư ký Tần chắc lúc đó đang đợi mẹ em. Ông ta đi tới đi lui lòng vòng như thế đến hơn một phút đồng hồ…”
“Bất ngờ có một người đàn ông đi vào từ cuối con hẻm, trời đột nhiên tối sầm lại. Người đàn ông mặc đồ đen, cái trán lộ ra cũng bôi nhọ nồi đen, trông giống như người bước ra từ địa ngục. Em không nhìn thấy mặt hắn ta. … Hắn ta đi tới phía trước nói một câu, em đoán đại khái là xác nhận ‘Anh có phải là Tần Thành Giang’, sau đó … “
“Thư ký Tần sờ sờ túi quần, như muốn rút gì đó ra tự vệ, nhưng đã quá muộn. Người đàn ông mặc đồ đen đó động tác nhanh hơn tia chớp, giơ súng lên, chĩa họng súng vào đầu ông ta, bóp cò … “
—
Mỗi lần kể chuyện nhà TQ là thấy thương cho bà chị giữa….. Đứa giữa như chú La tuy cũng bị gia đình quên lãng nhưng ít nhất còn được làm main của bộ truyện này, còn bà chị giữa của TQ chắc thêm quả là con gái nữa nên coi như hông tồn tại luôn, thảo nào lấy chồng xong đi mất biệt không thèm về nhà…..
À… chắc các bạn cũng biết ròi…. không giống với các truyện khác dùng địa điểm giả tưởng, toàn bộ địa danh ở Bắc Kinh trong ‘Tội Phạm’ đều có thật, bao gồm cả Nông trường Thanh Hà.
Có ai thắc mắc tại sao nhà tù mà lại gọi là Nông trường không:)))) Thì Nông trường Thanh Hà lập ra năm 1950 là để tận dụng các tội phạm chiến tranh sau giải phóng để khai hoang luôn, (hồi đó nguyên khu này là vùng hoang ngập nước) nên lúc đầu mới thành lập xây dựng theo hướng nông trường, gồm 8 cái thôn, xây thêm cầu, các nhà máy với các trang trại chăn nuôi trồng trọt, diện tích đến 115 km2 (nôm na to bằng chục cái quận trung tâm HCM gộp lại á ) tù nhân cải tạo và các quản giáo ăn ngủ làm việc…sống ở đó luôn, (kiểu như đi ‘khu kinh tế mới’ sau giải phóng bên VN mình)
Sau này do một vài yếu tố chính trị với nông trường kiểu này an ninh kém bị vượt ngục hoài nên đến năm 1990 thì cải cách lại thành khu nhà tù gồm 6 nhà tù, 1 bệnh viện, dùng tiền nhà nước luôn, mấy thôn xóm nhà dân nào ở đó thì cứ tiếp tục ở. Cái tên Nông trường Thanh Hà là cách gọi miệng cũ, còn trên giấy tờ nó là Chi Nhánh Thanh Hà của Cục quản lý nhà tù Bắc Kinh.
List mấy khu nhà tù trong Nông trường Thanh Hà.
Nhà tù Liễu Lâm
Nhà tù nằm ở phía đông nam Nông trường Thanh Hà, có diện tích 261 mẫu, diện tích xây dựng là 248 mẫu, sức chứa hơn 1.800 phạm nhân và hơn 380 cảnh sát.
Nhà tù Kim Chung
Đặt luôn theo tên của sông Kim Chung gần đó. Nhà tù giam giữ các tù nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như AIDS, giang mai, lao và viêm gan. Nhà tù này cũng là nhà tù duy nhất ở nông trường Thanh Hà có cả chức năng trị bệnh và cải tạo. Nhà tù này cũng là nhà tù duy nhất dành cho các tù nhân mắc bệnh truyền nhiễm ở Bắc Kinh tính đến năm 2010. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2001, bảy tiểu khu của nhà tù bắt đầu nhận tù nhân AIDS.
Nhà tù Tiền Tiến:
Khu nhà tù có diện tích 420 mẫu, sức chứa thiết kế là 2.000 người.
Nhà tù Trường Bạch:
Nhà tù Trường Bạch được đặt tên theo sông Trường Bạch (cái sông vỡ đê dâng nước ngập sml hôm nào đó =)))) . Vào tháng 6 năm 2005, nhà tù đã trở thành đơn vị thí điểm quản lý theo cấp bậc của Cục Nhà tù thành phố Bắc Kinh. Tháng 10 năm 2007, nhà tù chính thức được chuyển đổi thành đơn vị thí điểm phân loại khoa học. Theo phân loại khoa học, các tù nhân được phân loại thành cảnh báo cao, cảnh báo trung bình và cảnh báo nhẹ tùy theo mức độ nguy hiểm.
Nhà tù Thanh Viên:
Thành lập vào năm 1996. Năm 2002, nhà tù nhận được khoản đầu tư 70 triệu nhân dân tệ từ Bắc Kinh để tái thiết và mở rộng. Trại giam chịu trách nhiệm chính trong việc cải tạo phạm nhân ra tù, thông qua ba hình thức quản lý là ra tù, đào tạo thường xuyên và chuyên sâu, đào tạo lập nghiệp, hướng dẫn việc làm, dạy nghề và tiếp cận với phạm nhân.
Nhà tù Khẩn Hoa:
Vị trí nhà tù nằm ở giữa Nông trường Thanh Hà. Lễ khởi công dự án di dời trại giam (giai đoạn 1) được tổ chức vào ngày 6/11/2008. Nhà tù được thiết kế như một nhà tù an ninh cao và là một dự án trọng điểm của Cục quản lý nhà tù thành phố Bắc Kinh.
Bệnh viện chi nhánh Thanh Hà của Cục quản lý nhà tù Bắc Kinh ban đầu được đặt tên là “Bệnh viện Nông trại Thanh Hà của Cục quản lý nhà tù Bắc Kinh”.
Nhìn list này thì tuy truyện không đề cập tên chi nhánh nào thì cũng đoán khu nhà tù mới mà cả bọn vừa chuyển về là Khẩn Hoa nhỉ:))))))))
Tại là khu nhà tù nên kiếm không ra được bao nhiêu ảnh về khu này cả, sương sương có bấy nhiêu, mà cũng không biết cụ thể là ảnh của nhà tù nào trong Thanh Hà =))))))
Chuyển ngữ: Andrew Pastel
Thiệu Quân dựa vào người La Cường, nhìn lên bầu trời đầy sao, chậm rãi nói: “Lần trước anh đoán sai rồi. Không phải ba em có người bên ngoài … mà là mẹ.”
La Cường nhướng mày nhìn anh, không lên tiếng, sợ mình lỡ lời nói không đúng, sẽ lại làm tổn thương da mặt non nớt của đứa trẻ này.
Thiệu Quân quay mặt đi, tránh cho La Cường nhìn thấy vẻ mặt xấu hổ của anh. Anh cũng là một người đàn ông hơn 20 tuổi, cũng có lòng tự trọng, có sĩ diện, nói với người ngoài mẹ ruột đi ngoại tình cũng cảm thấy xấu hổ ra mặt. Nhưng cũng có lẽ vì La Cường không còn bố mẹ, xuất thân từ tầng lớp thấp làm anh cảm thấy an tâm. La Cường dù thế nào đi nữa cũng sẽ không nổi bật và vượt trội hơn gia đình mình, điều đó khiến Thiệu Quân sinh ra một loại cảm giác tự cho mình là đồ vật hỏng, tự ném mình vào vũng bùn. Dù sao thì những năm lăn lộn ở Thanh Hà anh cũng đã cảm thấy như thế.
Thiệu Quân là đứa nhỏ được cưng chiều nhất trong gia đình. Người chiều chuộng anh nhất lúc đó chính là mẹ anh.
Những kỷ niệm đẹp nhất trong tuổi thơ anh vẫn được anh ấp ủ trong cuốn album ảnh trong phòng. Trong bức ảnh đen trắng nhỏ, cậu bé đội một chiếc mũ len, mặc một chiếc áo bông lớn, trên tay cầm một cái chong chóng, gương mặt vui thích. Mẹ anh nắm tay anh, dắt anh đi trên những bậc thang cao phủ đầy tuyết ở Thái Miếu.
Một gia đình như vậy, cũng không rõ là ai đã phá vỡ sự hòa thuận, hạnh phúc ban đầu.
Mẹ của Thiệu Quân tên là Cố Hiểu Ảnh, khi đó bà còn rất trẻ và xinh đẹp, từ nhỏ sống trong an nhàn sung sướng, là một mỹ nhân nổi tiếng trong đại viện quân khu. Bức ảnh chụp Cố Hiểu Ảnh mặc quân phục, đội mũ lưỡi trai quấn xà cạp chân (*) tạo dáng rất oai vẫn được trưng bày trong Xưởng ảnh Bắc Kinh lâu đời. Họ là hình tượng thiếu nữ xinh đẹp và thời trang nhất thời đại đó.
(*)
Cố Hiểu Ảnh trước khi kết hôn có rất nhiều người theo đuổi, nhưng tiêu chí của bà rất cao, còn có cá tính mạnh mẽ. Lúc còn đang học, bà đã chung với các học sinh từ các trường cấp 2 Cảnh Sơn, Nguyệt Đàn và 121 gần đó, không đến lớp, cùng với cả thành phố đổ ra đường đi biểu tình. Trong những năm hừng hực khí thế rung chuyển ấy, bà gặp Thiệu Quốc Cương.
Thiệu Quốc Cương thực chất xuất thân từ tầng lớp lao động, gia đình ông là công nhân bình thường trong nhà máy dệt số 2 ở Bát Lý Trang, Bắc Kinh, không có lai lịch gì. Khi Cố Hiểu Ảnh và Thiệu Quốc Cương đến với nhau, gia đình đương nhiên không đồng ý, nhưng bà lại cứng đầu cương quyết, chướng mắt mấy công tử ăn chơi trắc táng trong “Chiến xa đội” ở đại viện quân khu, chỉ thích mỗi thanh niên nghèo Thiệu Quốc Cương.
Năm đó, các học sinh hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước, tạm nghỉ học, lên núi về nông thôn phát triển kinh tế mới. Thiệu Quốc Cương, một thanh niên 18 tuổi, đã đến vùng đông bắc để tham gia Quân đoàn Xây dựng. Đến bờ sông Tùng Hoa băng giá mặc áo khoác quân đội, thêm bốn lớp quần, đội mũ da to che tai, đứng trực ở đồn biên phòng ban đêm trong tuyết, khoét lỗ trên băng để câu cá hồi, hay kéo máy cày ở nông trường hoang vu … đó là niềm nhiệt huyết hào hùng của thế hệ thanh niên những năm ấy.
Trong năm năm sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc đầy khắc nghiệt và khó khăn, năm nào Thiệu Quốc Cương cũng nhận được bưu kiện Cố Hiểu Ảnh gửi từ Bắc Kinh, hai người cũng từng hữu tình có nghĩa với nhau.
Tất nhiên, nếu Thiệu Quốc Cương không cưới được một người vợ cao sang, tương lai ông cũng không một bước lên mây, con đường làm quan thăng tiến hết cỡ như vậy.
Dùng cách nói của bây giờ, thì cha của Thiệu Quân giống như một phượng hoàng nam, và mẹ của Thiệu Quân là một con khổng tước nữ tiêu chuẩn.
Tuy Thiệu Quốc Cương là thanh niên nghèo xuất thân khiêm tốn, nhưng ông cũng là một người đàn ông tốt, mạnh mẽ, bản lĩnh, cũng rất thông minh, khi còn trẻ trông cũng cao lớn điển trai, nếu không Cố Hiểu Ảnh sẽ không để mắt đến ông.
Sau khi về lại Bắc Kinh từ Quân đoàn Xây dựng, ông vẫn làm công nhân trong Nhà máy dệt số 2 Bắc Kinh. Lúc đó tất cả mọi người trong đại viện nói, con gái bộ trưởng bị điên rồi, mới chọn đi theo một công nhân tầm thường như vậy. Tương lai thằng nhóc này có gì, với mức lương cao lắm cũng chỉ hơn 30 tệ một tháng, cả nhà sống trong mấy khu ổ chuột rồi định dựa dẫm vào nhà vợ cả đời sao?
Con rể tương lai Thiệu Quốc Cương đến thăm bố vợ, lúc đó không biết hai bên đã nói cụ thể những gì, nhưng tuy Cố lão gia không buông những lời quá gay gắt và xúc phạm, thì ông vẫn không đồng ý cuộc hôn nhân này.
Hai người vẫn quyết định kết hôn dưới áp lực. Bức ảnh cưới là một bức ảnh đen trắng nhỏ họ chụp với nhau trong tiệm ảnh Bắc Kinh.
Thiệu Quốc Cương biết rằng gia đình nhà vợ không vừa mắt ông, ông ngầm nhẫn nhịn, cố gắng phấn đấu trở nên nổi bật, cho những ngườii trong đại viện bảo ông hèn mọn trèo cao ấy sáng mắt ra. Năm 1977, có hơn 800 công nhân trong toàn bộ nhà máy dệt số 1 số 2 và số 3 Bắc Kinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, tất cả cộng lại, cuối cùng chỉ có mười người có thể chen chân vào cánh cổng vàng, Thiệu Quốc Cương là một trong số đó. Không những thế, ông còn đỗ được vào 1 trong 2 trường đại học có lịch sử lâu đời ở kinh đô. Đó là khởi đầu cho nửa đời sau lên như diều gặp gió của Thiệu Quốc Cương.
Người ta hay nói yêu thì dễ, sống chung thì khó, lửa tình tuổi trẻ đã qua, dưới cuộc sống hôn nhân bình thường kéo dài qua ngày tháng, sự khác biệt giữa hai giai cấp khác nhau dần lộ ra, những chuyện lộn xộn vụn vặt xảy ra ngày một nhiều.
Thiệu Quốc Cương nghiêm túc, cứng nhắc trong công việc và luôn chú tâm đến sự nghiệp, khi quá bận rộn, ông không thể quan tâm đến những tiểu tiết trong cuộc sống. Nhưng Cố Hiểu Ảnh, một phụ nữ mang thai, sinh con, ở cữ cũng cần sự chăm sóc dịu dàng của chồng. Sau khi kết hôn, đàn ông lãnh đạm, keo kiệt tình cảm, không nói lời ngon tiếng ngọt, cả ngày cứ thần bí không biết đi đâu làm gì, còn người phụ nữ ở nhà vẫn chìm đắm trong những viễn cảnh phi thực tế về hôn nhân. Tính tình tiểu thư đã quen với những ngày được mọi người yêu quý, bao bọc, không thể thích ứng với môi trường thay đổi đột ngột.
Đặc biệt, Thiệu Quốc Cương vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt ông có khi còn là một thiếu niên, sống vô cùng giản dị và đơn giản, không thích tham gia vào mấy tiệc rượu xã giao của giới thượng lưu, không thích những thứ vật chất thời thượng. Ông không hợp với bạn bè của Cố Hiểu Ảnh. Cố Hiểu Ảnh thì vẫn giống như bao tiểu thư công tử đài các của thời đại đó, yêu thời trang, thích ăn mặc thời thượng và tổ chức party tại nhà vào một ngày cuối tuần nhất định hàng tháng, tổ chức khiêu vũ, trai gái nhảy mua đan xen, nếm sâm panh. Đây là hoạt động yêu thích của những thanh niên giới siêu giàu Bắc Kinh vào đầu những năm 1980 khi ấy.
Thiệu Quốc Cương không thích mấy chuyện này, không bao giờ tham gia vào những buổi tiệc đó cùng vợ, dần dà, hai vợ chồng nảy sinh xa cách.
Cố Hiểu Ảnh và gia đình chồng không có tiếng nói chung, không thể sống chung với gia đình chồng, phần lớn thời gian bà vẫn sống trong đại viện thủ trưởng ở đường Ngọc Tuyền, hàng ngày dẫn con cái ra vào, hai vợ chồng thường xuyên sống xa nhau, ai ở nhà nấy.
Cái chết non của con trai đầu lòng là một đòn nặng nề đối với bà. Cuộc hôn nhân vốn không suôn sẻ, sự bất hòa của hai vợ chồng, tình cảm lạnh nhạt cùng lúc bùng ra theo đau đơn khi đứa con trai mất đi. Cố Hiểu Ảnh khi đó đã rất suy sụp, bị trầm cảm nặng, gần như không thể đi ra ngoài, không thể gặp mặt ai, và trạng thái tinh thần tụt dốc không phanh. Quân khu đại viện người ta cũng xì xầm, chế giễu bà rằng hồi đó bà không nên chọn thằng nhóc nhà nghèo kia, để sinh ra một đứa con tàn tật chết yểu. Bây giờ, thằng nhóc nghèo kia có chỗ đứng, không còn hèn mọn như trước thì hất mặt lên làm chủ, không coi gia đình vợ ra gì.
Cho đến khi có Tiểu Quân Quân, cuộc sống của Cố Hiểu Ảnh mới có lại hy vọng. Bà dành hết tâm sức cho cậu con trai quý giá, tình cảm của bà được chuyển trọn vẹn từ chồng sang con trai.
Những thứ Thiệu Quân ăn, mặc và chơi khi còn nhỏ đa phần đều là mẹ anh mang về từ Hong Kong và nước ngoài cùng bạn bè.
Tiểu Quân Quân là một trong những đứa trẻ ăn mặc đẹp nhất trong đại viện, anh đội một chiếc mũ len cashmere màu hồng, đầu mũ có một quả bóng nhỏ, mặc một chiếc áo khoác lông màu vàng, đi vô số các kiểu giày da nhỏ. Khuôn mặt anh mặt hồng hào, mắt đen long lanh, cái miệng nhỏ nhắn như san hô đỏ, thông minh lanh lợi, toàn thân đều toát lên khí chất con nhà giàu, trông xinh hơn cả con gái, ai gặp cũng thích. Trong tủ quần áo của anh có những chiếc quần bò, quần vải bông trẻ em đủ màu sắc và kiểu dáng và một tủ giày đặc biệt hơn trăm đôi giày dép các loại. So với những đứa trẻ cùng lứa tuổi thập niên 80 đó, quả thật là quá xa xỉ và hạnh phúc.
Tiểu Quân Quân lúc nhỏ đi ăn toàn những nhà hàng cao cấp nhất ở Bắc Kinh, anh thực sự cũng đã ăn ở Hồng Tân Lâu chuyên về hải sản tươi sống nơi bố La làm việc.
Tất nhiên, mẹ anh hay đưa anh đến các nhà hàng tây hơn, chẳng hạn như “Lão Mạc” gần nhà triển lãm, một nhà hàng tây sang trọng và nổi tiếng nhất thời bấy giờ.
Nhà hàng Moscow ở thủ đô hồi đó có địa vị như thế nào? Nhà hàng sang trọng này đã chứng kiến thời kỳ ‘trăng mật’ của Trung-Xô những năm 1950. Đây là nơi để các nhà lãnh đạo nhà nước tiếp đãi các vị khách nước ngoài, và là nơi dành riêng cho những quý công tử tiểu thư con ông cháu cha đến tụ họp vui chơi. Nói đến “Lão Mạc”, không người Bắc Kinh thời đó nào không biết, một bữa ăn ở đấy bằng một tháng lương của những người dân bình thường. Khẩu vị của Tiểu Quân Quân cũng theo người mẹ thời thượng của mình, thích ăn salad Nga, súp bí đỏ, phô mai và thịt bò đóng hộp, từ nhỏ đã được sống xa hoa, được nuông chiều.
(*) Moscow phiên âm tiếng Trung là Mạc Tư Khoa, nên nhà hàng hay được gọi là “Lão Mạc”. Nhà hàng này đến nay vẫn còn hoạt động
Cũng may ông ngoại anh gia giáo, ông rất nghiêm khắc dạy dỗ tác phong, không dạy hư Tiểu Quân Quân thành mấy tên cậu ông trời xấc xược như bọn Lục Viêm Đông.
La Cường nghe Thiệu Quân thao thao bất tuyệt về mấy chuyện vặt thời thơ ấu, xoa đầu trêu chọc anh: “Lúc đó, chắc em cũng ăn món của bố anh nấu rồi.”
Thiệu Quân miễn cưỡng cười cười: “80% là ăn qua rồi. Bố anh làm món tôm rim hay cá chép om dưa? Em thích ăn hai món đó.”
La Cường trầm ngâm: “Vậy sao lúc đó anh không thấy em lần nào nhỉ?”
Thiệu Quân lườm hắn một cái: “Lúc đó em bao nhiêu tuổi còn anh bao nhiêu tuổi? Vừa nhìn thấy em là để ý em ngay à?”
La Cường nhịn không được cười lộ cái răng nanh: “Không quan tâm em ba hay năm tuổi, chắc chắn anh vừa thấy em anh sẽ để ý em ngay … Anh thích em nhiều thế này cơ mà.”
Thêm vài tuổi, Thiệu Quân đến trường tiểu học Cảnh Sơn, nơi tập trung con cái của các gia đình quý tộc, đến trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng đều học trường điểm của thủ đô.
Khi con dần lớn hơn, có bạn bè riêng, thế giới riêng, thời gian xa nhà ngày một dài hơn, không còn thân thiết với mẹ như khi còn nhỏ, điều này lại làm mẹ của Thiệu Quân lần nữa suy sụp, bệnh trầm cảm tái phát, tình cảm vợ chồng ngày càng trở nên lạnh nhạt. Thiệu Quân cũng không thể nhớ anh nhận ra mình không thích nói chuyện với bố mẹ nữa từ khi nào, nhưng anh nhạy cảm, có thể nhận ra rằng mẹ mình bên ngoài có người khác …
Thật ra khi đó, gia đình nhỏ này đã trên đà tan vỡ, chỉ cố duy trì vẻ hòa thuận bên ngoài, cả ba ai cũng hiểu rõ trong lòng, nhưng không ai nguyện ý chọc thủng cái bọc mỏng manh kia trước. Cố Hiểu Ảnh thường xuyên thẫn thờ, Thiệu Quốc Cương bận công việc, có lẽ cũng có nhân tình ở bên ngoài. Thiệu Quân kẹp giữa bố mẹ, tính tình càng ngày càng chống đối, bắt đầu che giấu rất nhiều chuyện, không nói cho bất cứ ai.
Cha mẹ giấu nhau, Thiệu Quân giấu cả hai người.
Thiệu Quân nói với La Cường: “Thực ra khi đó, em lờ mờ đoán ra người đàn ông đó là ai.”
La Cường hỏi: “Em biết là ai thật à?”
Thiệu Quân nói, “Em biết tất cả mọi chuyện. Em chỉ chưa bao giờ hỏi mẹ, cũng không nói với bố. Ông ngoại thì chắc chắn không được biết, nếu không ông sẽ nổi cơn lôi đình…”
Bạn tình của mẹ anh là một người đàn ông trẻ tuổi, cao lớn đẹp trai, có chức vị quan trọng, hình như là bí thư thành ủy thành phố. Mẹ Thiệu Quân có lẽ cần người để làm điểm tựa tinh thần, nên lén lút thư từ qua lại, gặp mặt ông ta.
La Cường khéo léo quan sát nét mặt phức tạp của Thiệu Quân, ẩn ý hỏi: “Em rất ghét người đàn ông đã phá vỡ mối quan hệ của bố mẹ mình đúng không? Em rất muốn giết người đàn ông đó, phải không?”
Thiệu Quân khẽ run tay, ngơ ngác ngẩng đầu nhìn La Cường, liếm môi một hồi, nói: “Em không có… Là bố em….”
La Cường bỗng nhiên cau mày lại, hơi không tin: “Ý em là…. Bố em…?”
Hai mắt Thiệu Quân đăm đăm, lại rơi vào ký ức đau đớn không thể giải thoát: “… Người đàn ông đó bị bắn chết.”
La Cường cuối cùng cũng hiểu được mấu chốt về gút mắc và hận thù giữa hai cha con nhiều năm qua.
Thiệu Quân đã tận mắt chứng kiến mọi chuyện diễn ra.
Người vợ kết tóc với mình suốt bao nhiêu năm lại có tình nhân bên ngoài, Thiệu Quốc Cương khôn khéo như thế nhưng lại là một người đàn ông ghen tuông và sĩ diện, không thể nuốt trôi cục tức này. Vợ ngoại tình mà để yên thì không còn là đàn ông nữa.
Có một thời gian, vị bí thư đó có trong thành ủy bị gây khó dễ, sau nhiều lần bị điều tra, dính vào một số vụ tranh giành nhân sự phức tạp, xung đột lợi ích, ông trở thành bia đỡ đạn cho các cấp lãnh đạo. Người này có lai lịch phức tạp không muốn cho ai biết, xuất thân từ tầng lớp thấp trèo lên trên, từ một tài xế bình thường trở thành thư ký trưởng. Về phần ai đứng sau thao túng thì vẫn chưa rõ, nhưng lúc này, thư ký cùng đường, muốn trốn đi nước ngoài.
Người đàn ông này lại còn là một kẻ si tình, trước khi trốn trạy ông ta còn muốn hẹn Cố Hiểu Ảnh, gặp bà lần cuối.
Thật tình cờ hôm đó, Thiệu Quân tan học, lưng mang cặp sách, đạp con xe đạp leo núi rất ngầu của anh về nhà.
Mẹ anh tiện đường ghé cổng trường gặp anh một chút. Thiệu Quân nhớ rất rõ mẹ mang cho anh một hộp đồ chơi cao cấp, đó là một khẩu súng đồ chơi mang từ nước ngoài về, nó có kích thước giống y như súng lục dùng trong quân đội, trông rất thật. Thiệu Quân cầm nó trong tay, làm các bạn cùng lớp phải trầm trồ liên tục.
Thiệu Quân rõ ràng đã cưỡi xe đạp đi được một đoạn, nhưng ma xui quỷ khiến thế nào lại vòng lại.
Anh băng qua con hẻm, vòng qua một tòa nhà thương mại lớn phía sau trường, rẽ vào một con hẻm nhỏ. Anh không biết mình đang tìm kiếm điều gì, có lẽ anh đang muốn tìm kiếm một kết thúc cho những chuyện đè nặng bấy lâu trong lòng, Anh rẽ vào con hẻm bí ẩn đó, người bạn của mẹ anh đang lượn lờ dưới chân tường, chờ đợi ai đó, lo lắng nhìn xung quanh.
Thiệu Quân kể lại quá khứ một cách vô cùng khó khăn: “Em đã tận mắt chứng kiến hết thảy ngày hôm đó. Không còn ai khác nhìn thấy anh ấy. Ông ta bị bắn chết”.
“Tần Thành Giang, thư ký Tần chắc lúc đó đang đợi mẹ em. Ông ta đi tới đi lui lòng vòng như thế đến hơn một phút đồng hồ…”
“Bất ngờ có một người đàn ông đi vào từ cuối con hẻm, trời đột nhiên tối sầm lại. Người đàn ông mặc đồ đen, cái trán lộ ra cũng bôi nhọ nồi đen, trông giống như người bước ra từ địa ngục. Em không nhìn thấy mặt hắn ta. … Hắn ta đi tới phía trước nói một câu, em đoán đại khái là xác nhận ‘Anh có phải là Tần Thành Giang’, sau đó … “
“Thư ký Tần sờ sờ túi quần, như muốn rút gì đó ra tự vệ, nhưng đã quá muộn. Người đàn ông mặc đồ đen đó động tác nhanh hơn tia chớp, giơ súng lên, chĩa họng súng vào đầu ông ta, bóp cò … “
—
Mỗi lần kể chuyện nhà TQ là thấy thương cho bà chị giữa….. Đứa giữa như chú La tuy cũng bị gia đình quên lãng nhưng ít nhất còn được làm main của bộ truyện này, còn bà chị giữa của TQ chắc thêm quả là con gái nữa nên coi như hông tồn tại luôn, thảo nào lấy chồng xong đi mất biệt không thèm về nhà…..
À… chắc các bạn cũng biết ròi…. không giống với các truyện khác dùng địa điểm giả tưởng, toàn bộ địa danh ở Bắc Kinh trong ‘Tội Phạm’ đều có thật, bao gồm cả Nông trường Thanh Hà.
Có ai thắc mắc tại sao nhà tù mà lại gọi là Nông trường không:)))) Thì Nông trường Thanh Hà lập ra năm 1950 là để tận dụng các tội phạm chiến tranh sau giải phóng để khai hoang luôn, (hồi đó nguyên khu này là vùng hoang ngập nước) nên lúc đầu mới thành lập xây dựng theo hướng nông trường, gồm 8 cái thôn, xây thêm cầu, các nhà máy với các trang trại chăn nuôi trồng trọt, diện tích đến 115 km2 (nôm na to bằng chục cái quận trung tâm HCM gộp lại á ) tù nhân cải tạo và các quản giáo ăn ngủ làm việc…sống ở đó luôn, (kiểu như đi ‘khu kinh tế mới’ sau giải phóng bên VN mình)
Sau này do một vài yếu tố chính trị với nông trường kiểu này an ninh kém bị vượt ngục hoài nên đến năm 1990 thì cải cách lại thành khu nhà tù gồm 6 nhà tù, 1 bệnh viện, dùng tiền nhà nước luôn, mấy thôn xóm nhà dân nào ở đó thì cứ tiếp tục ở. Cái tên Nông trường Thanh Hà là cách gọi miệng cũ, còn trên giấy tờ nó là Chi Nhánh Thanh Hà của Cục quản lý nhà tù Bắc Kinh.
List mấy khu nhà tù trong Nông trường Thanh Hà.
Nhà tù Liễu Lâm
Nhà tù nằm ở phía đông nam Nông trường Thanh Hà, có diện tích 261 mẫu, diện tích xây dựng là 248 mẫu, sức chứa hơn 1.800 phạm nhân và hơn 380 cảnh sát.
Nhà tù Kim Chung
Đặt luôn theo tên của sông Kim Chung gần đó. Nhà tù giam giữ các tù nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như AIDS, giang mai, lao và viêm gan. Nhà tù này cũng là nhà tù duy nhất ở nông trường Thanh Hà có cả chức năng trị bệnh và cải tạo. Nhà tù này cũng là nhà tù duy nhất dành cho các tù nhân mắc bệnh truyền nhiễm ở Bắc Kinh tính đến năm 2010. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2001, bảy tiểu khu của nhà tù bắt đầu nhận tù nhân AIDS.
Nhà tù Tiền Tiến:
Khu nhà tù có diện tích 420 mẫu, sức chứa thiết kế là 2.000 người.
Nhà tù Trường Bạch:
Nhà tù Trường Bạch được đặt tên theo sông Trường Bạch (cái sông vỡ đê dâng nước ngập sml hôm nào đó =)))) . Vào tháng 6 năm 2005, nhà tù đã trở thành đơn vị thí điểm quản lý theo cấp bậc của Cục Nhà tù thành phố Bắc Kinh. Tháng 10 năm 2007, nhà tù chính thức được chuyển đổi thành đơn vị thí điểm phân loại khoa học. Theo phân loại khoa học, các tù nhân được phân loại thành cảnh báo cao, cảnh báo trung bình và cảnh báo nhẹ tùy theo mức độ nguy hiểm.
Nhà tù Thanh Viên:
Thành lập vào năm 1996. Năm 2002, nhà tù nhận được khoản đầu tư 70 triệu nhân dân tệ từ Bắc Kinh để tái thiết và mở rộng. Trại giam chịu trách nhiệm chính trong việc cải tạo phạm nhân ra tù, thông qua ba hình thức quản lý là ra tù, đào tạo thường xuyên và chuyên sâu, đào tạo lập nghiệp, hướng dẫn việc làm, dạy nghề và tiếp cận với phạm nhân.
Nhà tù Khẩn Hoa:
Vị trí nhà tù nằm ở giữa Nông trường Thanh Hà. Lễ khởi công dự án di dời trại giam (giai đoạn 1) được tổ chức vào ngày 6/11/2008. Nhà tù được thiết kế như một nhà tù an ninh cao và là một dự án trọng điểm của Cục quản lý nhà tù thành phố Bắc Kinh.
Bệnh viện chi nhánh Thanh Hà của Cục quản lý nhà tù Bắc Kinh ban đầu được đặt tên là “Bệnh viện Nông trại Thanh Hà của Cục quản lý nhà tù Bắc Kinh”.
Nhìn list này thì tuy truyện không đề cập tên chi nhánh nào thì cũng đoán khu nhà tù mới mà cả bọn vừa chuyển về là Khẩn Hoa nhỉ:))))))))
Tại là khu nhà tù nên kiếm không ra được bao nhiêu ảnh về khu này cả, sương sương có bấy nhiêu, mà cũng không biết cụ thể là ảnh của nhà tù nào trong Thanh Hà =))))))