Chương 29: Chương 29
Sớm hôm sau, Tô Thế Vĩ chưa kịp đánh răng rửa mặt đã có khách tới thăm.Tô Thế Đào tươi cười hớn hở chào hỏi.Tô Thế Vĩ lây nhiễm tâm trạng vui vẻ: “Có tin tốt ạ?”Tô Thế Đào: “Uh.Hôm qua bát thúc dẫn theo huynh cầu kiến huyện lệnh đại nhân.Mục đích chính là trình bản vẽ và bừa sắt lên cho ngài ấy.Ngài vạn phần coi trọng, lập tức điều động sai nha xuống ruộng quan thử nghiệm ngay.Tận mắt chứng kiến hiệu quả và công dụng, đại nhân cười sảng khoái vừa lòng, khen ngợi không ngớt miệng.Ngài vừa hạ lệnh mở rộng sản xuất, phổ cập cho dân chúng huyện ta vừa giữ bọn huynh ăn cơm chiều.Huynh ngại từ chối thiện ý nên về bị muộn.Đoán chắc nhà đệ yên giấc cả rồi, huynh chưa sang báo tin ngay.”Tô Thế Vĩ: “Vâng.”Tô Thế Đào rút tấm ngân phiếu tròn trăm lượng bạc khỏi tay áo, giới thiệu: “Đây là phần thưởng của huyện Hoành cho người lập công sáng tạo.Huyện lệnh đại nhân đã viết sổ con, đang trên đường cấp báo hồi kinh.Khả năng hoàng thượng sẽ ban thưởng thêm đấy.”Tô Thế Vĩ run rẩy đôi bàn tay: “Đệ được nhận ạ?”Tô Thế Đào: “Vốn thưởng cho đệ mà.”Tô Thế Vĩ: “Nhưng người trong tộc….”Tô Thế Đào: “Các bô lão họ Tô đã họp bàn thống nhất rồi, đệ an tâm.Hiện tại huyện lệnh có ấn tượng cực tốt với dòng tộc chúng ta, đây mới là điểm quan trọng nhất.”Tô Thế Đào: “Huynh nghe ngóng được một số tin tức.Địa giới phủ Sơn Nam đang chịu nạn hạn hán, ruộng vườn nứt nẻ chân chim lan rộng khá nhanh.May mắn bên họ nhiều núi rừng, hệ thống sông ngòi đan xen luân chuyển nước nên vẫn trong tầm kiểm soát.Những tỉnh thành khác xa hơn tạm thời chưa rõ tình huống.Huynh khuyên đệ mạnh dạn đổi hết ngân phiếu thành bạc rồi tích trữ thêm nhiều lương thực vào.Tương lai phía trước mù mịt lắm.”Tô Thế Vĩ: “Cảm tạ huynh nhắc nhở.”Tô Thế Đào ngập ngừng đôi chút nói: “Phụ thân huynh có đôi ba lời muốn nhắn nhủ đệ.Nếu nương đệ náo loạn đòi bạc khiến đệ rơi vào tình thế khó xử nan kham, đệ đừng ngại cầu xin các bô lão trợ giúp.Tộc ta nhất định sẽ phân xử công bằng.”Tô Thế Vĩ: “Đệ chân thành cảm ơn tộc trưởng đã quan tâm chăm sóc.”Tô Thế Đào vỗ vai Tô Thế Vĩ động viên: “Tương lai dòng tộc Tô gia còn dựa vào nhà đệ nhiều.”Tô Thế Vĩ hoang mang mơ hồ, chỉ nghĩ tộc huynh quá khách sáo.Chân trước Tô Thế Đào vừa bước khỏi cổng, chân sau toàn gia vây quanh Tô Thế Vĩ, mắt sáng lấp lánh tựa trăng rằm nhìn chằm chằm hóng hớt.Tô Cảnh Phong sốt ruột giục: “Cha, một trăm lượng thật ạ?”Tô Thế Vĩ: “Uh”Tô Cảnh Phong: “Uầy, sau này ai bị bệnh cũng thoải mái mời đại phu thăm khám rồi nhỉ? Trước kia nghèo rớt mồng tơi, nhị tỷ ốm phải vay tiền khắp nơi mới tạm đủ bắt mạch bốc thuốc, sầu não lòng bảo bảo.”Toàn gia câm nín ngây đơ người, Tô Cảnh Lâm tức mình đập đầu thằng em non dại, mắng: “Đồ vô tri, ngươi mong nhà ta ốm đau bệnh tật nữa hả?”Tô Cảnh Phong ngây thơ: “Không ạ.Đệ nêu thí dụ thôi mà.”Tô Thế Vĩ trìu mến vuốt ve tóc cậu trai út: “Yên tâm, cha sẽ cân nhắc chi tiêu kỹ càng.Chuyện buồn hồi năm ngoái sẽ không bao giờ lặp lại nữa đâu.”Tô Cảnh Phong: “Cha, hay chúng ta nuôi hai con heo con đi.Ruộng lúa nước bón phân hòm hòm rồi, chăn nuôi không gây ảnh hưởng đồng ánh mà.”Tô Thế Vĩ đồng ý: “Được.Ngày mai họp chợ phiên cha mua liền.Sẵn tiện mua thêm gà trống choai với đàn gà con.”“Sớm nay các con cố gắng làm việc.Hôm qua mới đổ bùn nhão thành đống.Giờ cần đãi mỏng, rải vào các luống, cào qua lại cho trộn lẫn lộn quyện đều với đất.Hạt giống tách vỏ trấu lộ rễ trắng rồi, mai rắc xuống ruộng vừa đẹp.”Tô tộc trưởng ngồi trong thư phòng luyện viết thư pháp.Tô Thế Đào không dám để cha chờ lâu, vội vàng quay về.Hắn đứng thẳng lưng, cung kính nói: “Phụ thân, con đã hoàn thành trọng trách cha giao phó.Liên quan tới vụ xuân, mấy nay con quan sát thấy bà con thôn mình đã bắt đầu gieo thóc giống.Nếu chúng ta muốn phổ cập rộng rãi phương pháp ươm mầm lúa nước thì cần triển khai thực hiện ngay kẻo trễ.Cha xem giải quyết như nào?”Tô tộc trưởng đáp: “Nhà mình tự áp dụng trước phương pháp này đã.Con lẳng lặng thử nghiệm riêng hai mẫu.Thời thế khó khăn chỉ dám mong cầu mảnh trời an ổn.Căn cơ tộc ta mỏng yếu, nhỡ may thất bại ta không dám gánh vác hậu quả.”Tô Thế Vĩ thưa: “Vâng, phụ thân”Lúc Tô Thế Vĩ dẫn Tô Diệp, Tô Cảnh Lâm ra mép ruộng thì Diệp Quốc Kiện và ba cậu con trai đã bận rộn ngược xuôi.Mọi người chăm chỉ luôn tay luôn chân tới quá trưa, hàng hàng luống luống lấm chấm sình đen.Nửa cuối chiều nắng bớt gay gắt độc hại, Diệp Quốc Kiện với Diệp Đức Tường sẽ khua trâu kéo cày.Tô Thế Vĩ ngắm nghía quy hoạch cái sân nhỏ, chọn vị trí thích hợp vây chuồng heo.Cuối cùng hắn quyết định xây ngay góc tường vuông sau vườn.Tường vây đá cực chắc chắn kín đáo sẵn tiện đảm đương hai mặt chuồng chịu lực chính.Cửa chuồng rào bằng gỗ thừa, ghép trục xoay thuận tiện đóng mở.Hắn chỉ cần xây nốt mặt sườn bên cao chừng 1m2, lợp mái tranh che mưa.Tổng hòa thiết kế khả thi, tiết kiệm thời gian, công sức.Nhà không sẵn nguyên vật liệu, Tô Thế Vĩ tạm vẽ đường biên chuồng.Tô Diệp, Tô Cảnh Lâm, Diệp Đức Võ, Diệp Đức Chính kéo hai xe đẩy ra khỏi cổng thôn, lên ngọn núi đá thoai thoải cách thôn khoảng hơn dặm đường.Họ gặp Diệp Quốc Kiện đang đi ngược hướng từ đồng về nhà.Hắn nói thôn dân kết nhóm đập đá, nhặt đá khá nhiều, nhắc nhở đám nhỏ chú ý giữ an toàn.Chân núi cách lề đường chính trên dưới một trăm mét.Lối mòn dẫn thẳng qua bển đã phạt cỏ thoáng đãng nhưng gồ ghề lồi lõm.Càng đến gần càng lắm hố lổn nhổn.Mạnh ai nấy đào, xúc chỗ nọ, đập chỗ kia còn chừa vài tảng đá cỡ đại đứng sừng sững.Tô Diệp cầm chùy sắt bước vòng vòng quan sát.Nàng chọn một tảng bám phủ rêu phong, chất cuội hình thành lâu năm, có vẻ rắn chắc.Tô Diệp đập thử phát đầu tiên, tảng đá chưa sứt mẻ.Nàng vận lực đập liên tiếp ba phát, vết nứt bắt đầu xuất hiện, tản dần bốn phía tựa mạng nhện.Tô Diệp bồi thêm năm sáu chùy, nó hoàn toàn tan vỡ, rơi rụng lả tả.Tô Diệp ngừng tay chờ các ca ca khuân đá vụn chất lên thùng xe.Diệp Đức Võ cảm khái: “Diệp tử à, đá xây tường vây nhà huynh đành nhờ cả vào muội thôi.”Tô Diệp: “Thoải mái… Huynh chuẩn bị chùy sắt nhé.”Diệp Đức Võ: “Uh, tối nay huynh lựa nói với cha.”Thùng xe bị lấp đầy rất nhanh.Tô Diệp tự phụ trách riêng một xe.Chiếc còn lại do Diệp Đức Võ kéo, Tô Cảnh Lâm và Diệp Đức Tường đẩy theo sao.Ba anh em dỡ hết đá xuống sân nhà rồi tranh thủ kéo thêm mấy chuyến xe nữa.Diệp Văn Giang phụ Tô Thế Vĩ khởi công đắp chuồng.Ngoài mặt chuồng thứ tư, họ dựng thêm hai cột đá cao 3m.Trên hai bức tường vây đối diện cột đá, khoét lỗ đối xứng làm điểm tựa đặt bốn thanh xà ngang và ghép khung xương trần.Chuồng heo hình vuông cao 3m, rộng 2m5, đỉnh mái dốc nghiêng 30 độ hoàn thành trước chạng vạng tối dưới sự chung sức đồng lòng của toàn gia.Diệp Mai, Trần Lan phụ trách cắt cỏ tranh, chuẩn bị nguyên liệu lợp mái.Cỏ tranh hoang mới dài tầm 30cm, khá ngắn so với cây trưởng thành nên số lượng tiêu tốn gấp đôi.Vầng thái dương dần dần ló dạng khỏi chân mây, hai nhà Diệp Tô giật mình khỏi giấc mộng.Đầu hạ chim hót líu lo báo hiệu ngày mùa bận rộn.Cánh đàn ông con trai lũ lượt vác nông cụ ra đồng.Diệp Quốc Kiện, Tô Thế Vĩ, Diệp Đức Tường, Diệp Đức Võ căng dây, kéo cự định hình luống và khơi mương.Họ dùng cuốc lấy ½ đất ở rãnh kéo lên mặt luống, quay ngược cán cuộc đập chặt má luống và mép gờ.Tô Diệp, Tô Cảnh Lâm, Diệp Đức Chính cầm sẵn tấm gỗ đã bào bóng loáng nhẵn mịn.Loại nông cụ chuyên dụng này tên là bàn trang.Ba anh em dùng bàn trang kéo đất ở rìa vào giữa luống nhằm san phẳng bề mặt, giữ hạt giống không bị trôi dạt khi mưa to hoặc xối nước mạnh.Khác vùng đồng bằng Giang Nam, thổ địa huyện Hoành mang đậm đặc tính vùng núi.Chất đất thiên khô thiếu độ nhẵn mịn.Dù Diệp gia và Tô gia đã cải tạo tỉ mỉ vẫn phải tạm chấp nhận bề mặt luống hơi hơi nhấp nhô.Chính ngọ mặt trời đứng bóng, hai mẫu ruộng ươm xong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng.Tô Diệp đau muốn gãy lưng, chống eo mãi mới đứng thẳng người nổi.Nàng đấm nhẹ xoa bóp cơ giảm nhức mỏi, uốn éo khớp hông.Sau bữa cơm trưa, mọi người bê sàng thóc mầm theo ra đồng.Thao tác rải hạt giống đề cao sự cẩn thận và tập trung.Quá trình sạ lúa là khâu rất quan trọng vì tỷ lệ của hạt giống sẽ quyết định năng suất của cả mùa vụ.Diệp Mai, Trần Lan quấn dây vải buộc chặt ống quần xuất quân.Tô Thế Vĩ sai Tô Diệp trực tiếp làm mẫu cho nương và mợ xem.Tô Diệp bần thần hồi tưởng hình ảnh bà ngoại gieo sạ lan (sạ lúa thủ công) trong quá khứ..