Chương 14
Cô giáo bắt đầu lượn một vòng quanh lớp, tôi đang loay hoay giở sách thì giật cả mình, quay lại thì thấy cô đang nhìn, may mà có An bên cạnh nhắc.
- Cẩn thận không muỗi nó đốt đó Văn Khoa. - Đó là câu cửa miệng của cô khi có đứa nào coi tài liệu dưới gầm bàn.
- Ui, em học bài rồi cô ạ, không sợ muỗi đốt đâu ạ. - Văn Khoa cười ti hí.
Cô lại lượn một vòng nửa, cô dừng lại trước bàn chúng tôi, tại cô đứng gần quá tôi không có cách nào ra hiệu cho cậu ta, thằng bé không biết gì cả vẫn say sưa chép bài.
- Sai rồi.
- Thế à, tưởng đúng chứ.
Nó ngây ngô nói, cả lớp tôi ôm bụng cười, thấy vậy nó ngẩng đầu lên nhìn.
- Á, cô, cô đứng đây từ bao giờ thế ạ?
- Tôi đứng đây từ khi anh chép câu năm đến bây giờ, chép được nhiều quá nhỉ?
- Em có chép bài đâu cô.
- Giở sách đây mà còn kêu không chép.
An lúng túng đáp:
- Gió bay á cô.
Cô chau mày nói:
- Gió bay đúng trang thế.
Cả lớp nghe xong cười sặc sụa. Thằng Thắng cứ ôm bụng cười, cười nhiều quá thành ra đau bụng.
- Ôi, đau bụng quá, haha. - Nó vừa cười vừa ôm bụng than đau.
Bốn mươi năm phút khắc nghiệt trôi qua, giây phút cô kêu cả lớp nộp bài, đứa nào đứa nấy như vừa trải qua một trận sinh tử, tôi làm bài không được tốt cho lắm, tự nhiên đang làm bài thi thì quên mất công thức. Buồn thật, lớp tôi không ai là ngoại lệ, gương mặt ai cũng hiện rõ sự buồn hiu xen lẫn thất vọng.
Đến giờ ra chơi.
- Cô ra đề khó quá chúng mày ạ, tự luận tao bỏ hết luôn làm được mỗi câu đầu. - Mùi thở dài.
- Tao đang đau hết cả đầu đây này, cả đống dạng bài tập, chẳng biết đâu mà lần. - Thắng Hiếu nằm xuống bàn than thở.
Thấy vậy tôi mới nhẹ nhàng an ủi nói:
- Thôi đừng lo quá chúng mày ạ, cố gắng bài sau.
Reng.. reng.. reng..
Tiếng chuông kết thúc giờ ra chơi vang lên, tiết học tiếp theo bắt đầu.
Lái xe về đến nhà, đã thấy mẹ tôi đang ở trong bếp thái thịt với dưa cải rồi, món gì thế không biết, mẹ tôi rất ít khi đổi món, quanh đi quẩn lại thịt kho dưa cải và canh rau má, ngán tới tận cổ, hôm nay lại là thịt kho à.
Vứt cặp sách xuống bàn, tôi chạy thẳng về phía tủ lạnh, tôi là một đứa đi đâu hay làm gì khi về đến nhà phải mở tủ lạnh đầu tiên, oa một ly sinh tố dưa hấu này, nhìn ngon thế.
Chợt nghĩ mùa này làm gì có dưa hấu, không biết đây có phải là dưa hấu Trung Quốc không.
Tôi đang lẩm bẩm trong đầu thì mẹ tôi đi ngang qua, không biết bằng cách nào mà mẹ tôi đọc được suy nghĩ của tôi phán một câu xanh rờn:
- Sinh tố Trung Quốc đấy đừng ăn.
- Hihi, con đâu có nói thế đâu. - Tôi cười tít mắt với mẹ.
Mẹ lườm tôi một cái, tôi lãnh luôn công việc trong nhà, bắt đầu lôi chổi ra quét.
Oaaaaa.. oaaaaa
- Sáu giờ sáng rồi sao, buồn ngủ quá đi, chẳng muốn đi học chút nào.
Tôi ngáp ngắn ngáp dài lầm bẩm nói.
- Oanh ơi, mày có chịu dậy đi học không mấy giờ rồi. - Mẹ tôi gào lên từ nhà bếp vọng lên.
- Mới có sáu giờ mà, đã muộn đâu mà mẹ cứ la toáng lên thế. - Tôi nhăn mặt đi ra khỏi phòng.
- Mày có chắc là sáu giờ không? Bây giờ là sáu giờ bốn lăm phút rồi, không thay quần áo nhanh đi không là muộn học bây giờ. - Mẹ tôi vừa nói vừa chỉ tay về phía đồng hồ treo tường.
- Ơ, sao lại thế? - Tôi ngơ người ra hỏi mẹ.
Tôi chợt nhớ ra đồng hồ của mình bị hư mấy ngày nay, mẹ tôi dặn mang đi sửa mà tôi cứ chần chừ quên mất, thôi xong rồi, trễ giờ rồi.
Tôi vội vàng chạy về phòng quấn quýt thay quần áo rồi chải đầu gọn gàng, dắt vội xe ra cửa còn không kịp chào bố mẹ đã vội đi học.
Tít.. tít.
Cuối cùng cũng đến trường, khổ quá đi, nhà tôi ở xa trường, phóng nhanh cũng mất ba mươi phút, tôi giơ tay lau mồ hôi đang vã ra như tắm ở trên trán.
- Chết rồi, muộn ba mươi phút rồi, giờ sao.
Chẳng lẽ lại trèo tường vào, thôi, đi vào cổng chính, việc gì phải chui lủi chi cho mệt. Tôi lẩm bẩm một mình, sau khi suy đi nghĩ lại tôi quyết định gọi bác bảo vệ, dù bác ấy là hàng xóm với nhà tôi nhưng tôi vẫn khá dè dặt.
- Bác Tuấn ơi.. Bác Tuấn ơi, mở cửa cho cháu với ạ, bác đâu rồi? - Tôi kêu ầm lên ngoài cửa.
Bác Tuấn vừa thấy tôi vừa lắc đầu ngao ngán nói:
- Mày làm cái gì mà kêu ầm lên thế, đi muộn hả, đấy tao biết ngay mà, mặt mày chỉ có thế thôi.
Tôi vịn tay vào cánh cửa sắt nói:
- Vâng ạ, tại đồng hồ cháu bị hư mấy hôm nay rồi, cháu lười quá vẫn chưa kịp sửa, bác tha cho cháu với lại đâu có mình cháu đi trễ đâu ạ.
Tôi vừa nói vừa chỉ tay về phía mấy con bánh bèo đang ung dung đi về phía cổng trường con thì cầm điện thoại mắt không rời khỏi màn hình, con thì tô son, còn thì đang cố nhét bánh bao vào miệng nhai nhồm nhoàn.
Bác Tuấn tức giận nhìn về phía tụi nó.
- Mẹ cha mấy con này, trễ học rồi mà vẫn ung dung như thế được, tao mở cửa cho mày vào nhanh để bác khóa cổng không cho tụi nó vào cho chừa.
Bác bảo vệ vừa cằn nhằn vừa vội vàng mở cửa cho tôi vào rồi đóng lại ngay, tôi quay lại nhìn mấy đứa nó nở nụ cười nhan hiểm, hết đường vào luôn, chọc ai không chọc, chọc phải bác bảo vệ cọc tính.
- Cẩn thận không muỗi nó đốt đó Văn Khoa. - Đó là câu cửa miệng của cô khi có đứa nào coi tài liệu dưới gầm bàn.
- Ui, em học bài rồi cô ạ, không sợ muỗi đốt đâu ạ. - Văn Khoa cười ti hí.
Cô lại lượn một vòng nửa, cô dừng lại trước bàn chúng tôi, tại cô đứng gần quá tôi không có cách nào ra hiệu cho cậu ta, thằng bé không biết gì cả vẫn say sưa chép bài.
- Sai rồi.
- Thế à, tưởng đúng chứ.
Nó ngây ngô nói, cả lớp tôi ôm bụng cười, thấy vậy nó ngẩng đầu lên nhìn.
- Á, cô, cô đứng đây từ bao giờ thế ạ?
- Tôi đứng đây từ khi anh chép câu năm đến bây giờ, chép được nhiều quá nhỉ?
- Em có chép bài đâu cô.
- Giở sách đây mà còn kêu không chép.
An lúng túng đáp:
- Gió bay á cô.
Cô chau mày nói:
- Gió bay đúng trang thế.
Cả lớp nghe xong cười sặc sụa. Thằng Thắng cứ ôm bụng cười, cười nhiều quá thành ra đau bụng.
- Ôi, đau bụng quá, haha. - Nó vừa cười vừa ôm bụng than đau.
Bốn mươi năm phút khắc nghiệt trôi qua, giây phút cô kêu cả lớp nộp bài, đứa nào đứa nấy như vừa trải qua một trận sinh tử, tôi làm bài không được tốt cho lắm, tự nhiên đang làm bài thi thì quên mất công thức. Buồn thật, lớp tôi không ai là ngoại lệ, gương mặt ai cũng hiện rõ sự buồn hiu xen lẫn thất vọng.
Đến giờ ra chơi.
- Cô ra đề khó quá chúng mày ạ, tự luận tao bỏ hết luôn làm được mỗi câu đầu. - Mùi thở dài.
- Tao đang đau hết cả đầu đây này, cả đống dạng bài tập, chẳng biết đâu mà lần. - Thắng Hiếu nằm xuống bàn than thở.
Thấy vậy tôi mới nhẹ nhàng an ủi nói:
- Thôi đừng lo quá chúng mày ạ, cố gắng bài sau.
Reng.. reng.. reng..
Tiếng chuông kết thúc giờ ra chơi vang lên, tiết học tiếp theo bắt đầu.
Lái xe về đến nhà, đã thấy mẹ tôi đang ở trong bếp thái thịt với dưa cải rồi, món gì thế không biết, mẹ tôi rất ít khi đổi món, quanh đi quẩn lại thịt kho dưa cải và canh rau má, ngán tới tận cổ, hôm nay lại là thịt kho à.
Vứt cặp sách xuống bàn, tôi chạy thẳng về phía tủ lạnh, tôi là một đứa đi đâu hay làm gì khi về đến nhà phải mở tủ lạnh đầu tiên, oa một ly sinh tố dưa hấu này, nhìn ngon thế.
Chợt nghĩ mùa này làm gì có dưa hấu, không biết đây có phải là dưa hấu Trung Quốc không.
Tôi đang lẩm bẩm trong đầu thì mẹ tôi đi ngang qua, không biết bằng cách nào mà mẹ tôi đọc được suy nghĩ của tôi phán một câu xanh rờn:
- Sinh tố Trung Quốc đấy đừng ăn.
- Hihi, con đâu có nói thế đâu. - Tôi cười tít mắt với mẹ.
Mẹ lườm tôi một cái, tôi lãnh luôn công việc trong nhà, bắt đầu lôi chổi ra quét.
Oaaaaa.. oaaaaa
- Sáu giờ sáng rồi sao, buồn ngủ quá đi, chẳng muốn đi học chút nào.
Tôi ngáp ngắn ngáp dài lầm bẩm nói.
- Oanh ơi, mày có chịu dậy đi học không mấy giờ rồi. - Mẹ tôi gào lên từ nhà bếp vọng lên.
- Mới có sáu giờ mà, đã muộn đâu mà mẹ cứ la toáng lên thế. - Tôi nhăn mặt đi ra khỏi phòng.
- Mày có chắc là sáu giờ không? Bây giờ là sáu giờ bốn lăm phút rồi, không thay quần áo nhanh đi không là muộn học bây giờ. - Mẹ tôi vừa nói vừa chỉ tay về phía đồng hồ treo tường.
- Ơ, sao lại thế? - Tôi ngơ người ra hỏi mẹ.
Tôi chợt nhớ ra đồng hồ của mình bị hư mấy ngày nay, mẹ tôi dặn mang đi sửa mà tôi cứ chần chừ quên mất, thôi xong rồi, trễ giờ rồi.
Tôi vội vàng chạy về phòng quấn quýt thay quần áo rồi chải đầu gọn gàng, dắt vội xe ra cửa còn không kịp chào bố mẹ đã vội đi học.
Tít.. tít.
Cuối cùng cũng đến trường, khổ quá đi, nhà tôi ở xa trường, phóng nhanh cũng mất ba mươi phút, tôi giơ tay lau mồ hôi đang vã ra như tắm ở trên trán.
- Chết rồi, muộn ba mươi phút rồi, giờ sao.
Chẳng lẽ lại trèo tường vào, thôi, đi vào cổng chính, việc gì phải chui lủi chi cho mệt. Tôi lẩm bẩm một mình, sau khi suy đi nghĩ lại tôi quyết định gọi bác bảo vệ, dù bác ấy là hàng xóm với nhà tôi nhưng tôi vẫn khá dè dặt.
- Bác Tuấn ơi.. Bác Tuấn ơi, mở cửa cho cháu với ạ, bác đâu rồi? - Tôi kêu ầm lên ngoài cửa.
Bác Tuấn vừa thấy tôi vừa lắc đầu ngao ngán nói:
- Mày làm cái gì mà kêu ầm lên thế, đi muộn hả, đấy tao biết ngay mà, mặt mày chỉ có thế thôi.
Tôi vịn tay vào cánh cửa sắt nói:
- Vâng ạ, tại đồng hồ cháu bị hư mấy hôm nay rồi, cháu lười quá vẫn chưa kịp sửa, bác tha cho cháu với lại đâu có mình cháu đi trễ đâu ạ.
Tôi vừa nói vừa chỉ tay về phía mấy con bánh bèo đang ung dung đi về phía cổng trường con thì cầm điện thoại mắt không rời khỏi màn hình, con thì tô son, còn thì đang cố nhét bánh bao vào miệng nhai nhồm nhoàn.
Bác Tuấn tức giận nhìn về phía tụi nó.
- Mẹ cha mấy con này, trễ học rồi mà vẫn ung dung như thế được, tao mở cửa cho mày vào nhanh để bác khóa cổng không cho tụi nó vào cho chừa.
Bác bảo vệ vừa cằn nhằn vừa vội vàng mở cửa cho tôi vào rồi đóng lại ngay, tôi quay lại nhìn mấy đứa nó nở nụ cười nhan hiểm, hết đường vào luôn, chọc ai không chọc, chọc phải bác bảo vệ cọc tính.