Chương : 17
Tin Hoàng thượng bị bệnh không thể thiết triều quả nhiên chưa đầy hai canh giờ đã lan tới tai Thái hậu, bà ta lập tức bãi giá đến điện Hàm Long còn không quên mang theo ngự y tâm phúc của mình.
Ta đã cho Tiểu Giảo uống một loại thuốc Mạc Thám hội điều chế khiến cơ thể trở nên yếu ớt, hít thở không thông và có triệu chứng của bệnh thương hàn, nhưng sau khi hết nửa canh giờ thì liền trở lại bình thường như ban đầu.
Ngự y bình thường trong cung dễ dàng bị loại thuốc này qua mặt, Thái hậu ở lại nói đôi ba câu như uống thuốc giữ gìn long thể sau đó cũng vội vàng rời đi. Không biết Vi Tử Khải đã làm thế nào mà các đại thần kể cả Tả tướng cũng không thấy ghé qua, mấy ngày sau đó trôi qua rất bình lặng.
Triệu đại phu rốt cuộc vẫn không thể tìm được bệnh rõ ràng cho ta, chỉ có thể vớ đại lấy lý do là ta trải qua nhiều chuyện thương tâm nên đầu óc tự động muốn cơ thể đi ngủ để trốn tránh hiện thực, lại còn tốn mấy lượng bạc của Tiểu Giảo vì đơn thuốc bổ tầm phào của ông ta. Chỉ vì sợ Tiểu Giảo lại lo lắng nên ta mới cắn răng mà nuốt xuống cái thứ chất lỏng đen thui đắng nghét đó.
Uống thuốc xong rồi thì sao chứ, ta vẫn buồn ngủ như trước lại vì dư vị của thuốc nên ăn cũng chẳng ngon miệng.
"Triệu đại phu đúng là lang băm." Ta thầm nguyền rủa lão ta trước khi chìm vào giấc ngủ thứ ba trong ngày.
Dạo này ngoại trừ hay buồn ngủ ra, những điều khác ngược lại lại trở nên tốt đẹp một cách khác thường. Ta không còn bị đau đầu hay khó chịu như trước kia nữa, tâm trạng không hề có gì đặc biệt không vui cũng không buồn, đầu óc cũng trống trơn chẳng suy nghĩ được điều gì cả. Ta thầm nghĩ thế lại càng hay, không phải lo lắng gì cả người cũng nhẹ nhõm hơn hẳn.
Thái hậu vẫn không buông tha cho ta, phái người đến hai lần triệu gọi ta, nhưng xui cho bà ta là ngay lúc đó ta lại đang ngủ. Tiểu Giảo biết ta ngủ rất nhiều nên ra lệnh ta bị ốm nặng cần chữa bệnh không nên ra khỏi phòng dễ gây bệnh. Kết quả của việc này là ta bị chuyển qua tiểu viện phía sau lưng hậu điện vì sợ ở chung sẽ tổn hại đến long thể của Hoàng thượng, Thái hậu thấy ta bị chuyển đi rồi thì cũng không tìm đến nữa.
Một mình ta ở trong tiểu viện cũng cảm thấy quá rộng rãi rồi, cả ngày chỉ có mỗi việc ngủ, thức dậy thì ăn cơm uống thuốc rồi lại ngủ tiếp, có đôi khi ta ngồi thừ người trên chiếc ghế gỗ dài đặt cạnh cửa sổ nhìn ra vườn cây không được chăm sóc cỏ dại mọc đầy. Một thái giám và một nô tỳ đi theo hầu hạ cũng không nói nhiều, thành ra tiểu viện giống như hồi chưa có người ở vậy.
Hôm sinh thần cũng là quán lễ của Tiểu Giảo, người trong cung đều tụ họp lại với nhau, ta cảm thấy bản thân không nên mặt dày mà đến đó ăn chực.
Rảnh rỗi không có gì làm chợt nhớ lại ngày xưa khi ta làm chè viên ngũ sắc cho Đường Nhất Bạch có làm cho Tiểu Giảo ăn thử trước, kết quả là từ đó nó rất hay đòi ta làm cho nó ăn. Ta vẻ tiểu thái giám đến phòng bếp kiếm ít bột và nguyên liệu làm bánh, loay hoay một hồi nấu được đúng bốn bát chè. Hai bát cho tiểu thái giám và nô tỳ, định bụng sẽ đợi Tiểu Giảo về ăn cùng nhưng lại ngủ quên lúc nào không hay.
Đến khi gió đêm lùa vào qua khung cửa, ta tỉnh dậy thì mới biết đã là cuối giờ Tuất, hai bát chè đều đã nguội, ta lấy nắp đậy lại để đấy lỡ nó có về thì sẽ thấy. Lúc vươn tay đóng cửa, ta chợt ngửi thấy hương hàm tu thảo thoang thoảng trong màn đêm.
(Khi trời sắp mưa, hoa hàm tu (hàm tu thảo hay hoa mimosa) sẽ có một mùi hương đặc trưng báo hiệu.)
"Trời lại sắp mưa rồi."
Khi ta thức giấc bên ngoài thực sự là đang mưa to, bầu trời tối tăm u ám không rõ đã giờ nào rồi. Hai chén chè trên bàn đã bị dọn đi, chắc là Tiểu Giảo đã ăn hết rồi.
"Diệp cô nương đã tỉnh dậy chưa?" Là giọng của Vi Tử Khải.
"Đại nhân, mời vào." Ta định đứng dậy khoác thêm áo vào thì phát hiện cả người không hề có lực, chỉ có thể ngồi yên trên giường nhìn ra khung cửa bị hạt mưa đập vào nghe lộp độp: "Bây giờ là tối hay sáng sớm vậy?"
"Vẫn chưa đến trưa, vì mưa to nên trời cứ âm u mãi." Hắn từ tốn ngồi xuống ghế, cũng hướng mắt về phía cửa sổ như ta.
Hai người bọn ta lặng lẽ ngồi như thế không biết bao nhiêu khắc trôi qua, cho đến khi ta thôi ngẩn người nhớ đến sự tồn tại của hắn ở đây.
"Đại nhân đến tìm ta có việc gì thế?"
"Ta vừa từ chỗ Hoàng thượng ra, nhân tiện ghé thăm Diệp cô nương, nghe nói cô nương bệnh nặng mấy ngày nay không hết."
Ta cười nhạt, đáp: "Bệnh gì cơ chứ, chỉ là buồn chán không việc gì làm nên cơ thể chịu khổ đã quen này không thích nghi được thôi."
Giọng hắn nghe ra rõ ràng là châm biếm ta: "Cô nương khuynh quốc khuynh thành, may mắn lọt vào mắt Bệ hạ sao lại mặt ủ mày chau, tâm trạng trùng trùng như thế."
"Cái gì gọi là khuynh quốc khuynh thành rồi lọt vào mắt Bệ hạ chứ, ta đã hai mươi ba rồi, xuân sắc tam phân thì đã bán tùy lưu thủy bán nhập trần ai rồi. Thân này kinh qua sương gió đã chẳng còn tha thiết gì tình cảm hồng trần nữa rồi, chỉ mong ý nguyện có thể hoàn thành trước khi tấm thân bèo bọt này nhập thế thì đã mãn nguyện lắm rồi."
(Xuân sắc tam phân, bán tùy lưu thủy, bán nhập trần ai: xuân sắc ba phần, nửa trôi theo nước, nửa tan thành cát bụi (Mộc lan hoa mạc – Lương Nguyên), ý nói nhan sắc và cuộc đời người phụ nữ đã lỡ thì.)
"Ồ, chẳng hay ý nguyện của cô nương là gì, to tát đến đâu mà có thể suy nghĩ bi ai như thế."
Ta quay đầu sang nhìn thẳng vào mắt hắn không trốn tránh, cái nhìn bình thản đến mức ta cũng không hiểu bản thân rốt cuộc là đang suy nghĩ điều gì.
"Ý nguyện của ta e là cũng giống như của đại nhân."
Lại một khoảng lặng khá lâu, trên khuôn mặt hắn không còn nét cười mỉa mai nữa mà trở nên nghiêm nghị nặng nề.
"Dã tâm của Phù Đế đã lên đến đỉnh điểm, hai ngày nữa Tuyên thành sẽ xảy ra trận chiến lớn quyết định đến sự sống còn của cả Đại Mạc. Ta sẽ cầm binh phù dẫn quân đến ứng chiến, nhưng lòng dũng cảm cũng không thể thắng nổi một đổi quân đang sôi sục khí thế được."
Mấy ngày trước ta cũng đã nghe người của Mạc Thám hội trong cung báo lại, Tuyên thành là cửa ngõ dẫn đường vào kinh mà trận chiến quan trọng này tất nhiên phải do Vu Thuần Hy dẫn đầu.
"Đại nhân là người rất thẳng thắn đối mặt với sự thật tàn khốc đấy nhỉ? Không dám giấu gì, ngày trước ở Nham thành ta đã từng đối đầu với quân Phù, quân lính triều đình ta chẳng qua chỉ là huấn luyện cho có, ra chiến trường cũng không bì nổi lính ở chiến thành."
"Khi ta nhậm chức, một nửa quân của Diệp tướng đã bị Tả tướng thay thế bằng người của ông ta nhưng trong tay ta có ba ngàn tư binh tinh nhuệ do Hoàng thượng đích thân ban mật dụ thành lập. Ta biết lời này nói ra rất ích kỷ, nhưng vì ý nguyện của ta và cũng là ý nguyện của cô nương, ta muốn cô cùng ra trận này."
(Tư binh: bính lính riêng của cá nhân.)
Lần này dù cho hắn không yêu cầu ta cũng sẽ làm, kế hoạch này ta đã tốn công bài trí suốt hai năm qua, bao nhiêu người phải hy sinh cũng chỉ vì ngày này. Chẳng qua chỉ cần cắn răng một cái, đau luôn một lần để kết thúc tất cả, để mọi chuyện tiếp tục dây dưa người chịu hậu quả sẽ là Tiểu Giảo.
"Mùng năm tháng sau, một nghìn tử sĩ của ta sẽ có mặt ở Tuyên thành, nhiều nhất là hai ngày sau đó ta sẽ đến nơi. Còn lại thì phải nhờ cậy vào đại nhân rồi."
Một ngàn tử quân đó chính là một ngàn người mà ta lựa chọn huấn luyện suốt hai năm ở tại Đại Phù, sức chiến đấu của bọn họ gấp ba lần quân thường. Phật Cước lệnh hạ xuống, có lẽ bây giờ bọn họ đã lên đường rồi.
Vi Tử Khải ngạc nhiên không hiểu ta lấy đâu ra nhiều quân như vậy nhưng lại không hề thắc mắc lấy một lời.
Nô tỳ bưng vào một ấm trà nóng, hắn chỉ nhấp một ngụm cho có rồi lại đặt xuống không thèm ngó tới, hẳn là trà dở lắm.
"Chuyện ta nói với đại nhân hôm nay, mong ngài đừng kể lại với Hoàng thượng. Nếu lỡ... chỉ là nếu lỡ... ta không thể quay về, xin ngài hãy bảo vệ Tiểu Giảo... Thật ra không làm vua cũng được, chỉ cần có thể bình an mà sống, cưới một nữ nhân tốt bụng, sinh thật nhiều con cháu, đến năm sáu mươi bảy mươi tuổi thì lặng lẽ nhắm mắt xuôi tay không tranh giành toan tính gì cả."
Đây là lần đầu ta gọi tên Tiểu Giảo trước mặt hắn.
Tiểu Giảo, ta biết nó không phải là người sinh ra để lo việc lớn hay sống một cuộc sống quyền lực đơn độc.
Mùng một tháng sáu, Tuyên thành cấp báo năm vạn quân Phù đã vượt sông tiến đánh từ cổng Nam thành, Vi Hữu thừa tướng nhận lệnh chỉ huy bảy vạn quân binh ra chiến đấu bảo vệ thành.
Chiều tối ngày hôm sau, tin tức quân ta đang ở thế hạ truyền về khiến Hoàng thượng lo lắng, điện Hàm Long cả đêm sáng đèn.
Ta bí mật đến gặp Thái hậu lúc đã khuya, cung nữ trong Vĩnh Ninh cung dẫn đường nói:
"Thái hậu vì lo cho sức khỏe của Hoàng thượng nên đang niệm phật trong phật đường ở hậu điện, căn dặn cô nương cứ đợi ở tiền sảnh."
"Làm phiền cô rồi."
Ta cười khẩy trong lòng, đất nước đang lâm nguy bà ta lại chỉ cầu nguyện cho Hoàng thượng, mà chắc gì đã thật tâm lo cho nó. Ta ngồi đợi hết một tuần hương thì cung tỳ đỡ tay bà ta đi ra, phong thái vẫn y hệt năm xưa, rặt là loại khẩu phật tâm xà.
"Dân nữ tham kiến Thái hậu nương nương." Ta hơi cúi đầu chào, trong tâm còn cảm thấy chào thế này quả là quá có hời cho bà ta rồi.
"Miễn lễ. Mấy lần ai gia cho người gọi thì Diệp cô nương không đến, cứ tưởng muốn gặp được ngươi khó hơn lên trời. Ai ngờ hôm nay lại đến tận cửa Vĩnh Ninh cung này, ai gia có nên suy nghĩ đến câu rồng đến nhà tôm không nhỉ?" Bà ta mỉa mai chế nhạo.
Ta cũng chẳng buồn để tâm, nhanh chóng vào vấn đề chính. Hoàng cung là nơi tai vách mạch rừng, ở lại đây càng lâu tin ta đến Vĩnh Ninh cung vào ban đêm lại nhanh chóng truyền ra bên ngoài hơn.h
"Dân nữ đoán Thái hậu nương nương cũng đang lo lắng cho chiến trận ở Tuyên thành giống như Bệ hạ. Chẳng dám giấu gì nương nương, ngày trước gia đình dân nữ cũng thuộc hạng trung, cha dân nữ có từng mời thầy dạy đến dạy chữ cho dân nữ, nhưng dân nữ lại có hứng thú với điều binh khiển tướng. Nay vì nỗi lo nước mất thì nhà cũng tan, dân nữ hy vọng có thể ra sa trường giúp sức mọn cho đất nước, nhưng nhiều lần van xin Bệ hạ lại quyết không cho dân nữ xuất cung. Lần này to gan đến đây mong nương nương có thể ban cho dân nữ một đạo chỉ xuất cung."
Ta không cần quan tâm xem bà ta có tin lời mình nói hay không, chỉ cần biết mục đích của bà ta chính là buộc ta rời khỏi cung làm xao nhãng sự tập trung của Tiểu Giảo lên người ta. Dù sao ta cũng không phải là người của hậu cung, muốn đưa ta ra ngoài với bà ta dễ như trở bàn tay.
Thái hậu trầm ngâm một hồi, rồi cất tiếng nhẹ nhàng: "Nếu cô nương đã có lòng vì xã tắc của Hoàng thượng như thế, ai gia ngăn cản há chẳng phải là phụ lòng ngươi rồi hay sao. Ai gia chỉ tiếc một người tài sắc như ngươi không có mệnh khai chi tán diệp cho hoàng tộc rồi."
(Khai chi tán diệp: sinh con đẻ cái, mở rộng gia phả.)
Quả nhiên, ta đã bắt cho bà ta một cái thang, chỉ có ngu xuẩn mới không chịu đi xuống. Ta nhấp chén trà, phần sau khi ta rời đi ắt hẳn bà ta có thể lo liệu được, mục đích đã đạt được ta liền rời đi.
Không hiểu sao trước khi quay lưng dời bước, nhìn người phụ nữ dù xinh đẹp tôn quý nhất nơi đây nhưng cũng không tránh khỏi dấu vết của thời gian, vết chân chim đã hiện rõ nơi đuôi mắt, trong lòng bỗng thấy bi ai.
"Dân nữ hiện tại chỉ có thể nói với người một câu, thay vì chăm chăm chèn ép kẻ khác chi bằng dùng người của mình, vừa không phải động tay vừa dễ dàng thành công hơn."
Bà ta ở trong hậu cung của tiên đế có thể ngoi lên được Hậu vị, sống sót đến ngày hôm nay mà bước lên ngôi Thái hậu, ta không tin bà ta không biết những điều ta nói, chỉ là một thoáng hồ đồ cho nên ta sẵn lòng nhắc cho bà ta nhớ.
Chỉ cần có thể đưa được cháu gái của bà ta vào cung, thế chân vạc giữa quan văn do Tư Đồ Cung đứng đầu cùng quan võ do Vi Tử Khải đứng đầu và ngoại thích của Thái hậu sẽ càng vững chắc kiềm chế lẫn nhau.
Ta thoáng thấy nét sững sờ trên khuôn mặt bà, đúng lúc ta cười nhạt rời đi, bà ta nâng tay xoa thái dương nhăn mặt: "Ba ngày nữa, Hoàng thượng sẽ xuất cung."
Điều này ta cũng biết, Tiểu Giảo đã nói với ta từ trước rồi, Thái hậu bà ta quả nhiên rất hợp ý ta.
Ba hôm sau, Tiểu Giảo xuất cung vi hành, Thái hậu nhân dịp này triệu gọi ta đến Vĩnh Ninh cung chép kinh phật giúp bà, ta nhẩm tính có lẽ tử sĩ Mạc Thám hội cũng đã đến Tuyên thành.
Ta để lại cung nữ theo hầu ở hậu điện, một mình vòng qua hành lang dài tiến về vườn hoa ở phía sau cùng cung Vĩnh Ninh, cung tỳ dẫn đường lần trước đã đứng đợi sẵn, trên tay là đạo chỉ xuất cung có ấn tín của Thái hậu.
"Thái hậu đã chuẩn bị ngựa tốt ở đợi sẵn ở Chiêu Dương môn, mấy ngày nữa tin tức cô nương mắc bệnh qua đời sẽ được truyền ra ngoài."
Ta nhận đạo chỉ, qua cửa sau men theo con đường ít người qua lại tiến đến Chiêu Dương môn, nhanh chóng leo lên ngựa phi thẳng đi.
Lại một lần nữa bỏ lại kinh thành Đại Mạc ở sau lưng, thành bại dựa vào lần này.
Ta đã cho Tiểu Giảo uống một loại thuốc Mạc Thám hội điều chế khiến cơ thể trở nên yếu ớt, hít thở không thông và có triệu chứng của bệnh thương hàn, nhưng sau khi hết nửa canh giờ thì liền trở lại bình thường như ban đầu.
Ngự y bình thường trong cung dễ dàng bị loại thuốc này qua mặt, Thái hậu ở lại nói đôi ba câu như uống thuốc giữ gìn long thể sau đó cũng vội vàng rời đi. Không biết Vi Tử Khải đã làm thế nào mà các đại thần kể cả Tả tướng cũng không thấy ghé qua, mấy ngày sau đó trôi qua rất bình lặng.
Triệu đại phu rốt cuộc vẫn không thể tìm được bệnh rõ ràng cho ta, chỉ có thể vớ đại lấy lý do là ta trải qua nhiều chuyện thương tâm nên đầu óc tự động muốn cơ thể đi ngủ để trốn tránh hiện thực, lại còn tốn mấy lượng bạc của Tiểu Giảo vì đơn thuốc bổ tầm phào của ông ta. Chỉ vì sợ Tiểu Giảo lại lo lắng nên ta mới cắn răng mà nuốt xuống cái thứ chất lỏng đen thui đắng nghét đó.
Uống thuốc xong rồi thì sao chứ, ta vẫn buồn ngủ như trước lại vì dư vị của thuốc nên ăn cũng chẳng ngon miệng.
"Triệu đại phu đúng là lang băm." Ta thầm nguyền rủa lão ta trước khi chìm vào giấc ngủ thứ ba trong ngày.
Dạo này ngoại trừ hay buồn ngủ ra, những điều khác ngược lại lại trở nên tốt đẹp một cách khác thường. Ta không còn bị đau đầu hay khó chịu như trước kia nữa, tâm trạng không hề có gì đặc biệt không vui cũng không buồn, đầu óc cũng trống trơn chẳng suy nghĩ được điều gì cả. Ta thầm nghĩ thế lại càng hay, không phải lo lắng gì cả người cũng nhẹ nhõm hơn hẳn.
Thái hậu vẫn không buông tha cho ta, phái người đến hai lần triệu gọi ta, nhưng xui cho bà ta là ngay lúc đó ta lại đang ngủ. Tiểu Giảo biết ta ngủ rất nhiều nên ra lệnh ta bị ốm nặng cần chữa bệnh không nên ra khỏi phòng dễ gây bệnh. Kết quả của việc này là ta bị chuyển qua tiểu viện phía sau lưng hậu điện vì sợ ở chung sẽ tổn hại đến long thể của Hoàng thượng, Thái hậu thấy ta bị chuyển đi rồi thì cũng không tìm đến nữa.
Một mình ta ở trong tiểu viện cũng cảm thấy quá rộng rãi rồi, cả ngày chỉ có mỗi việc ngủ, thức dậy thì ăn cơm uống thuốc rồi lại ngủ tiếp, có đôi khi ta ngồi thừ người trên chiếc ghế gỗ dài đặt cạnh cửa sổ nhìn ra vườn cây không được chăm sóc cỏ dại mọc đầy. Một thái giám và một nô tỳ đi theo hầu hạ cũng không nói nhiều, thành ra tiểu viện giống như hồi chưa có người ở vậy.
Hôm sinh thần cũng là quán lễ của Tiểu Giảo, người trong cung đều tụ họp lại với nhau, ta cảm thấy bản thân không nên mặt dày mà đến đó ăn chực.
Rảnh rỗi không có gì làm chợt nhớ lại ngày xưa khi ta làm chè viên ngũ sắc cho Đường Nhất Bạch có làm cho Tiểu Giảo ăn thử trước, kết quả là từ đó nó rất hay đòi ta làm cho nó ăn. Ta vẻ tiểu thái giám đến phòng bếp kiếm ít bột và nguyên liệu làm bánh, loay hoay một hồi nấu được đúng bốn bát chè. Hai bát cho tiểu thái giám và nô tỳ, định bụng sẽ đợi Tiểu Giảo về ăn cùng nhưng lại ngủ quên lúc nào không hay.
Đến khi gió đêm lùa vào qua khung cửa, ta tỉnh dậy thì mới biết đã là cuối giờ Tuất, hai bát chè đều đã nguội, ta lấy nắp đậy lại để đấy lỡ nó có về thì sẽ thấy. Lúc vươn tay đóng cửa, ta chợt ngửi thấy hương hàm tu thảo thoang thoảng trong màn đêm.
(Khi trời sắp mưa, hoa hàm tu (hàm tu thảo hay hoa mimosa) sẽ có một mùi hương đặc trưng báo hiệu.)
"Trời lại sắp mưa rồi."
Khi ta thức giấc bên ngoài thực sự là đang mưa to, bầu trời tối tăm u ám không rõ đã giờ nào rồi. Hai chén chè trên bàn đã bị dọn đi, chắc là Tiểu Giảo đã ăn hết rồi.
"Diệp cô nương đã tỉnh dậy chưa?" Là giọng của Vi Tử Khải.
"Đại nhân, mời vào." Ta định đứng dậy khoác thêm áo vào thì phát hiện cả người không hề có lực, chỉ có thể ngồi yên trên giường nhìn ra khung cửa bị hạt mưa đập vào nghe lộp độp: "Bây giờ là tối hay sáng sớm vậy?"
"Vẫn chưa đến trưa, vì mưa to nên trời cứ âm u mãi." Hắn từ tốn ngồi xuống ghế, cũng hướng mắt về phía cửa sổ như ta.
Hai người bọn ta lặng lẽ ngồi như thế không biết bao nhiêu khắc trôi qua, cho đến khi ta thôi ngẩn người nhớ đến sự tồn tại của hắn ở đây.
"Đại nhân đến tìm ta có việc gì thế?"
"Ta vừa từ chỗ Hoàng thượng ra, nhân tiện ghé thăm Diệp cô nương, nghe nói cô nương bệnh nặng mấy ngày nay không hết."
Ta cười nhạt, đáp: "Bệnh gì cơ chứ, chỉ là buồn chán không việc gì làm nên cơ thể chịu khổ đã quen này không thích nghi được thôi."
Giọng hắn nghe ra rõ ràng là châm biếm ta: "Cô nương khuynh quốc khuynh thành, may mắn lọt vào mắt Bệ hạ sao lại mặt ủ mày chau, tâm trạng trùng trùng như thế."
"Cái gì gọi là khuynh quốc khuynh thành rồi lọt vào mắt Bệ hạ chứ, ta đã hai mươi ba rồi, xuân sắc tam phân thì đã bán tùy lưu thủy bán nhập trần ai rồi. Thân này kinh qua sương gió đã chẳng còn tha thiết gì tình cảm hồng trần nữa rồi, chỉ mong ý nguyện có thể hoàn thành trước khi tấm thân bèo bọt này nhập thế thì đã mãn nguyện lắm rồi."
(Xuân sắc tam phân, bán tùy lưu thủy, bán nhập trần ai: xuân sắc ba phần, nửa trôi theo nước, nửa tan thành cát bụi (Mộc lan hoa mạc – Lương Nguyên), ý nói nhan sắc và cuộc đời người phụ nữ đã lỡ thì.)
"Ồ, chẳng hay ý nguyện của cô nương là gì, to tát đến đâu mà có thể suy nghĩ bi ai như thế."
Ta quay đầu sang nhìn thẳng vào mắt hắn không trốn tránh, cái nhìn bình thản đến mức ta cũng không hiểu bản thân rốt cuộc là đang suy nghĩ điều gì.
"Ý nguyện của ta e là cũng giống như của đại nhân."
Lại một khoảng lặng khá lâu, trên khuôn mặt hắn không còn nét cười mỉa mai nữa mà trở nên nghiêm nghị nặng nề.
"Dã tâm của Phù Đế đã lên đến đỉnh điểm, hai ngày nữa Tuyên thành sẽ xảy ra trận chiến lớn quyết định đến sự sống còn của cả Đại Mạc. Ta sẽ cầm binh phù dẫn quân đến ứng chiến, nhưng lòng dũng cảm cũng không thể thắng nổi một đổi quân đang sôi sục khí thế được."
Mấy ngày trước ta cũng đã nghe người của Mạc Thám hội trong cung báo lại, Tuyên thành là cửa ngõ dẫn đường vào kinh mà trận chiến quan trọng này tất nhiên phải do Vu Thuần Hy dẫn đầu.
"Đại nhân là người rất thẳng thắn đối mặt với sự thật tàn khốc đấy nhỉ? Không dám giấu gì, ngày trước ở Nham thành ta đã từng đối đầu với quân Phù, quân lính triều đình ta chẳng qua chỉ là huấn luyện cho có, ra chiến trường cũng không bì nổi lính ở chiến thành."
"Khi ta nhậm chức, một nửa quân của Diệp tướng đã bị Tả tướng thay thế bằng người của ông ta nhưng trong tay ta có ba ngàn tư binh tinh nhuệ do Hoàng thượng đích thân ban mật dụ thành lập. Ta biết lời này nói ra rất ích kỷ, nhưng vì ý nguyện của ta và cũng là ý nguyện của cô nương, ta muốn cô cùng ra trận này."
(Tư binh: bính lính riêng của cá nhân.)
Lần này dù cho hắn không yêu cầu ta cũng sẽ làm, kế hoạch này ta đã tốn công bài trí suốt hai năm qua, bao nhiêu người phải hy sinh cũng chỉ vì ngày này. Chẳng qua chỉ cần cắn răng một cái, đau luôn một lần để kết thúc tất cả, để mọi chuyện tiếp tục dây dưa người chịu hậu quả sẽ là Tiểu Giảo.
"Mùng năm tháng sau, một nghìn tử sĩ của ta sẽ có mặt ở Tuyên thành, nhiều nhất là hai ngày sau đó ta sẽ đến nơi. Còn lại thì phải nhờ cậy vào đại nhân rồi."
Một ngàn tử quân đó chính là một ngàn người mà ta lựa chọn huấn luyện suốt hai năm ở tại Đại Phù, sức chiến đấu của bọn họ gấp ba lần quân thường. Phật Cước lệnh hạ xuống, có lẽ bây giờ bọn họ đã lên đường rồi.
Vi Tử Khải ngạc nhiên không hiểu ta lấy đâu ra nhiều quân như vậy nhưng lại không hề thắc mắc lấy một lời.
Nô tỳ bưng vào một ấm trà nóng, hắn chỉ nhấp một ngụm cho có rồi lại đặt xuống không thèm ngó tới, hẳn là trà dở lắm.
"Chuyện ta nói với đại nhân hôm nay, mong ngài đừng kể lại với Hoàng thượng. Nếu lỡ... chỉ là nếu lỡ... ta không thể quay về, xin ngài hãy bảo vệ Tiểu Giảo... Thật ra không làm vua cũng được, chỉ cần có thể bình an mà sống, cưới một nữ nhân tốt bụng, sinh thật nhiều con cháu, đến năm sáu mươi bảy mươi tuổi thì lặng lẽ nhắm mắt xuôi tay không tranh giành toan tính gì cả."
Đây là lần đầu ta gọi tên Tiểu Giảo trước mặt hắn.
Tiểu Giảo, ta biết nó không phải là người sinh ra để lo việc lớn hay sống một cuộc sống quyền lực đơn độc.
Mùng một tháng sáu, Tuyên thành cấp báo năm vạn quân Phù đã vượt sông tiến đánh từ cổng Nam thành, Vi Hữu thừa tướng nhận lệnh chỉ huy bảy vạn quân binh ra chiến đấu bảo vệ thành.
Chiều tối ngày hôm sau, tin tức quân ta đang ở thế hạ truyền về khiến Hoàng thượng lo lắng, điện Hàm Long cả đêm sáng đèn.
Ta bí mật đến gặp Thái hậu lúc đã khuya, cung nữ trong Vĩnh Ninh cung dẫn đường nói:
"Thái hậu vì lo cho sức khỏe của Hoàng thượng nên đang niệm phật trong phật đường ở hậu điện, căn dặn cô nương cứ đợi ở tiền sảnh."
"Làm phiền cô rồi."
Ta cười khẩy trong lòng, đất nước đang lâm nguy bà ta lại chỉ cầu nguyện cho Hoàng thượng, mà chắc gì đã thật tâm lo cho nó. Ta ngồi đợi hết một tuần hương thì cung tỳ đỡ tay bà ta đi ra, phong thái vẫn y hệt năm xưa, rặt là loại khẩu phật tâm xà.
"Dân nữ tham kiến Thái hậu nương nương." Ta hơi cúi đầu chào, trong tâm còn cảm thấy chào thế này quả là quá có hời cho bà ta rồi.
"Miễn lễ. Mấy lần ai gia cho người gọi thì Diệp cô nương không đến, cứ tưởng muốn gặp được ngươi khó hơn lên trời. Ai ngờ hôm nay lại đến tận cửa Vĩnh Ninh cung này, ai gia có nên suy nghĩ đến câu rồng đến nhà tôm không nhỉ?" Bà ta mỉa mai chế nhạo.
Ta cũng chẳng buồn để tâm, nhanh chóng vào vấn đề chính. Hoàng cung là nơi tai vách mạch rừng, ở lại đây càng lâu tin ta đến Vĩnh Ninh cung vào ban đêm lại nhanh chóng truyền ra bên ngoài hơn.h
"Dân nữ đoán Thái hậu nương nương cũng đang lo lắng cho chiến trận ở Tuyên thành giống như Bệ hạ. Chẳng dám giấu gì nương nương, ngày trước gia đình dân nữ cũng thuộc hạng trung, cha dân nữ có từng mời thầy dạy đến dạy chữ cho dân nữ, nhưng dân nữ lại có hứng thú với điều binh khiển tướng. Nay vì nỗi lo nước mất thì nhà cũng tan, dân nữ hy vọng có thể ra sa trường giúp sức mọn cho đất nước, nhưng nhiều lần van xin Bệ hạ lại quyết không cho dân nữ xuất cung. Lần này to gan đến đây mong nương nương có thể ban cho dân nữ một đạo chỉ xuất cung."
Ta không cần quan tâm xem bà ta có tin lời mình nói hay không, chỉ cần biết mục đích của bà ta chính là buộc ta rời khỏi cung làm xao nhãng sự tập trung của Tiểu Giảo lên người ta. Dù sao ta cũng không phải là người của hậu cung, muốn đưa ta ra ngoài với bà ta dễ như trở bàn tay.
Thái hậu trầm ngâm một hồi, rồi cất tiếng nhẹ nhàng: "Nếu cô nương đã có lòng vì xã tắc của Hoàng thượng như thế, ai gia ngăn cản há chẳng phải là phụ lòng ngươi rồi hay sao. Ai gia chỉ tiếc một người tài sắc như ngươi không có mệnh khai chi tán diệp cho hoàng tộc rồi."
(Khai chi tán diệp: sinh con đẻ cái, mở rộng gia phả.)
Quả nhiên, ta đã bắt cho bà ta một cái thang, chỉ có ngu xuẩn mới không chịu đi xuống. Ta nhấp chén trà, phần sau khi ta rời đi ắt hẳn bà ta có thể lo liệu được, mục đích đã đạt được ta liền rời đi.
Không hiểu sao trước khi quay lưng dời bước, nhìn người phụ nữ dù xinh đẹp tôn quý nhất nơi đây nhưng cũng không tránh khỏi dấu vết của thời gian, vết chân chim đã hiện rõ nơi đuôi mắt, trong lòng bỗng thấy bi ai.
"Dân nữ hiện tại chỉ có thể nói với người một câu, thay vì chăm chăm chèn ép kẻ khác chi bằng dùng người của mình, vừa không phải động tay vừa dễ dàng thành công hơn."
Bà ta ở trong hậu cung của tiên đế có thể ngoi lên được Hậu vị, sống sót đến ngày hôm nay mà bước lên ngôi Thái hậu, ta không tin bà ta không biết những điều ta nói, chỉ là một thoáng hồ đồ cho nên ta sẵn lòng nhắc cho bà ta nhớ.
Chỉ cần có thể đưa được cháu gái của bà ta vào cung, thế chân vạc giữa quan văn do Tư Đồ Cung đứng đầu cùng quan võ do Vi Tử Khải đứng đầu và ngoại thích của Thái hậu sẽ càng vững chắc kiềm chế lẫn nhau.
Ta thoáng thấy nét sững sờ trên khuôn mặt bà, đúng lúc ta cười nhạt rời đi, bà ta nâng tay xoa thái dương nhăn mặt: "Ba ngày nữa, Hoàng thượng sẽ xuất cung."
Điều này ta cũng biết, Tiểu Giảo đã nói với ta từ trước rồi, Thái hậu bà ta quả nhiên rất hợp ý ta.
Ba hôm sau, Tiểu Giảo xuất cung vi hành, Thái hậu nhân dịp này triệu gọi ta đến Vĩnh Ninh cung chép kinh phật giúp bà, ta nhẩm tính có lẽ tử sĩ Mạc Thám hội cũng đã đến Tuyên thành.
Ta để lại cung nữ theo hầu ở hậu điện, một mình vòng qua hành lang dài tiến về vườn hoa ở phía sau cùng cung Vĩnh Ninh, cung tỳ dẫn đường lần trước đã đứng đợi sẵn, trên tay là đạo chỉ xuất cung có ấn tín của Thái hậu.
"Thái hậu đã chuẩn bị ngựa tốt ở đợi sẵn ở Chiêu Dương môn, mấy ngày nữa tin tức cô nương mắc bệnh qua đời sẽ được truyền ra ngoài."
Ta nhận đạo chỉ, qua cửa sau men theo con đường ít người qua lại tiến đến Chiêu Dương môn, nhanh chóng leo lên ngựa phi thẳng đi.
Lại một lần nữa bỏ lại kinh thành Đại Mạc ở sau lưng, thành bại dựa vào lần này.