Chương 18: Không bằng lòng
Những chuyện Xuân Thiên trải qua mà nàng kể với Lý nương tử, Lý Vị đương nhiên không tin, hắn cũng có suy tính của mình.
Đương thời, phong tục dân gian được khai hóa, mặc dù phụ nữ thường ra ngoài chơi, có người kinh doanh buôn bán làm chủ gia đình, tuy nhiên phần nhiều là sống ỷ lại vào phụ huynh. Một cô gái vượt ngàn dặm xa xôi từ Trường An tới Bắc Đình chỉ để tìm người họ hàng xa, đường dài năm ngàn dặm, lộ trình đầy rẫy hung hiểm, lòng người khó đường, rốt cuộc đã đi một mình bằng cách nào.
Trước giờ hắn chưa từng hỏi kỹ về những chuyện nàng gặp phải trên đường, nàng kể mơ hồ, hắn cũng không đi sâu vào dò hỏi.
Lý Vị làm người rất trung dung, mặc dù có nhiều chuyện hắn tự đoán ra, nhưng người khác không nói, hắn cũng sẽ giả vờ như không biết. Dẫu vậy, hắn có thể nhận ra sự khác lạ, có thể đoán được nỗi băn khoăn của nàng, thậm chí có đôi lúc sẽ vô tình thay nàng che giấu trước mặt người khác.
Đây mới chính là điều khiến ý nghĩ kia nảy ra trong đầu Lý nương tử.
Hôm sau, Lục Minh Nguyệt đến thăm Lý nương tử, hai người phụ nữ ngồi với nhau, đều mang cùng tâm trạng bực bội không vui.
Lục Minh Nguyệt thấy Lý nương tử có vẻ bất thường, lên tiếng hỏi: "Hôm qua ở Phương gia trông cô vẫn khỏe mà, sao nay tinh thần lại sa sút thế kia."
Lý nương tử thở dài, chẳng biết nên bắt đầu nói từ đâu, thấy trong phòng không có ai khác, hồi lâu sau mới cất giọng: "Nói ra không sợ chị chê cười, hễ có tâm sự gì là em kể với chị hết, giờ xem cũng muốn xin chị cho ý kiến này."
Lục Minh Nguyệt cười hỏi: "Quái nhỉ, chuyện gì mà làm cô lo khiếp thế."
Lý nương tử chau mày: "Mấy năm trước, em từng nghĩ sẽ lấy thêm vợ cho đại gia."
Quan hệ giữa Lục Minh Nguyệt và Lý gia vô cùng thân thiết, chị nghe Lý nương tử nói thì "a" lên một tiếng: "Cô đúng thật là tốt quá đấy, chị có nhớ chuyện ấy, nhưng chả phải là Lý Vị không chịu à?"
"Quả thực đại gia không chịu." Lý nương tử hiểu rất rõ, "Sau khi mang thai Trường Lưu, chàng ấy liền ra ngủ ở gian ngoài, cha em qua đời, chàng lại dọn vào chái Đông. Ròng rã bao nhiêu năm... bảo hai chúng em là vợ chồng, chi bằng nói là chị em còn hơn. Chàng còn trẻ, hoặc sớm hoặc muộn, kiểu gì cũng phải tái hôn. Mấy năm trước sức khỏe em không tốt, chỉ sợ nhất thời nhắm mắt xuôi tay, nên lòng em suy tính ổn thỏa cả rồi. Chọn một người hiền lành, hai bên hiểu rõ lẫn nhau, rước vào nhà mình, em thấy yên tâm hơn. Dù cho mai sau có ra đi, cũng không sợ Trường Lưu bị mẹ kế ức hiếp..."
"Cô thật... bảo chị khuyên cô kiểu gì đây chứ. Bệnh của cô nó bám rễ vào người là do sinh Trường Lưu, có lẽ Lý Vị thấy thẹn với cô, nên không chịu tái hôn."
Lý nương tử thở dài thườn thượt: "Khi đó có mời cô em nhà bà con xa nọ đến nhà làm khách, có ngờ đâu cô gái kia trông bề ngoài thì hiền lành mà trong lòng không biết đã rung rinh từ lúc nào. Biết mỗi ngày Vị Nhi sẽ ra ngoài thành thuần phục Truy Lôi nên lén học cưỡi ngựa theo. Hồi ấy tính Truy Lôi còn hung hãn, ngay cả Vị Nhi cũng chẳng bảo được, thì sao có thể cho cô ấy cưỡi chơi. Mà cô ấy làm nũng suốt, Vị Nhi chả buồn đoái hoài, liếc mắt nhìn em, thái độ mất kiên nhẫn, phất tay áo bỏ đi."
Nói về chuyện cũ, Lý nương tử dở khóc dở cười: "Sau đó lại xảy ra mấy chuyện lạ lùng, cả ngày ầm ĩ chàng ấy cũng đau cả đầu. Cuối cùng là sức chịu đựng có hạn, mới nhịn không được nói với em một câu, bảo mọi chuyện em cứ yên tâm, đừng nghĩ ngợi lung tung tổn hại sức khỏe mình."
Lục Minh Nguyệt cười bảo, "Cô nói thì dễ nghe quá, chị còn hiểu cô quá đi ấy chứ, có lúc nào chịu để đầu óc thảnh thơi chưa. Nếu Lý Vị thực sự rước người ta vào nhà, buổi tối có khi cô lại mất ngủ trắng đêm đấy. Thôi, cô cứ quan tâm mấy cái xa xôi ấy làm gì, người có số của người, cô phải sống cho mình là tốt nhất."
Lý nương tử lại buông tiếng thở dài: "Là nhà em nợ chàng ấy, ban đầu cha em đuổi chàng đi nhập ngũ, vất vả mấy năm, sau đó tướng lĩnh trong quân dìu dắt chàng, chàng vì già trẻ một nhà mà rời quân quay về đội lạc đà. Mấy năm nay chuyện trong nhà đều do một tay chàng chèo chống, không chỗ nào là chàng làm không tốt cả."
"Nếu cô thấy áy náy thì mau dưỡng bệnh cho thật tốt đi, một nhà ba người lại sống ngày tháng an lành vui vẻ." Lục Minh Nguyệt cười nói, "Cô đấy, chỉ thích lo nghĩ, chẳng lẽ không biết tới đạo lý âu sầu thành bệnh à."
"Em biết chị không thích nghe những chuyện này, nhưng chị cũng không được nói với người khác đâu nhé." Lý nương tử bất đắc dĩ bảo, "Đại gia thực sự không chịu nghe em, em chả còn cách nào khác, em không quản được chàng, chỉ đành lo liệu thay chàng. Hiện giờ lòng dạ em đã trói buộc vào Trường Lưu, cũng phải tính toán cho Trường Lưu nữa."
Lại kể cho Lục Minh Nguyệt nghe về chuyện hứa hôn của Trường Lưu hôm qua vừa nói với lý Vị, Lục Minh Nguyệt nghe xong thì phì cười, bảo: "Dạo này cô sao thế hả? Nghĩ gì mà xa xôi, đừng trách Lý Vị không đồng ý, chị nghe cũng nhận ra có phần không ổn. Cô muốn sắp xếp thay Trường Lưu, cứ phải đợi qua hai năm đã, đợi thằng bé mười ba mười bốn, hiểu biết nhiều hơn rồi tính sau, giờ còn sớm lắm."
"Em nghĩ sau khi em đi, nếu đại gia tái hôn, lỡ như gặp mẹ kế lòng dạ xấu xa, Trường Lưu làm sao bây giờ... Nếu có một cô vợ, thì còn phó thác cho nhà thông gia được."
"Cô nghĩ như thế, vậy chị hỏi cô đặt nỗi khổ tâm của Lý Vị ở đâu. Dù cho là người ngoài, chú ấy cũng luôn tận tâm tận lực, huống chi là con trai của mình, cô còn sợ chú ấy không che chở được ư?" Lục Minh Nguyệt bật lực nói, "Bà trẻ của tôi à, đừng suốt ngày nghĩ đi hay là không đi nữa, chị xin Bồ Tát phù hộ cô sống lâu trăm tuổi, không vì điều gì khác, mà là vì giúp Lý Vị và Tường Lưu giảm bớt mớ chuyện này."
"Em sẽ không bao giờ nói những lời này với đại gia, là em lòng dạ hẹp hòi thôi, nhưng làm mẹ, có mấy người không canh cánh về chuyện đó chứ. Em vốn nghĩ là, hiện giờ có cô nương hoàn cảnh đáng thương sống nhờ trong nhà mình, thấy cô nương ấy dịu dàng nết na, mặt mũi xinh xắn, lại còn biết chữ biết văn, vừa vặn lớn hơn Trường Lưu vài tuổi, kết duyên cho hai đứa cũng rất tốt mà."
Lục Minh Nguyệt chẳng biết khóc hay cười, kinh ngạc nói: "Hóa ra cô vẫn còn suy nghĩ đấy cơ à..."
"Đại gia không đồng ý, em không đoán ra vì sao chàng lại không đồng ý..." Lý nương tử không rõ cảm xúc của mình là gì, cô ấy suy tư một lúc, khó khăn hạ quyết tâm, bấy giờ mới dời mắt sang nhìn Lục Minh Nguyệt: "Không nói nữa, em thấy hôm nay tâm trạng chị cũng không tốt lắm nhỉ, Gia Ngôn nó lại chọc tức chị nữa sao?"
"Không phải." Lục Minh Nguyệt nhíu mày, "Kỳ thực là không có gì cả, tự dưng thấy lòng dạ khó chịu thôi."
Chị không thể nói với Lý nương tử, tên chú ở nhà chị kia, gần đây càng lúc càng càn rỡ rồi.
"Hôm nay Hách Liên Quảng có đến tìm Lý Vị không?" Lục Minh Nguyệt cắn môi hỏi Lý nương tử.
Lý nương tử lắc đầu.
Lục Minh Nguyệt rũ mi mắt, Lý nương tử quan sát nét mặt chị: "Chú Hai làm gì để chị không vui à?"
"Cũng chả phải." Lục Minh Nguyệt đáp, cảm giác mờ mịt nói không lên lời, im lặng một hồi lâu sau mới lên tiếng, "Chị vẫn luôn nghĩ sẽ đưa Gia Ngôn về miền Nam, đưa tro cốt của cha mẹ chị về quê chôn cất. Nơi đó... dù sao cũng là nhà chị, ở Cam Châu này, ngoài bọn em ra, chị coi như là không thân không thích. Hai năm nay sống dựa cả vào chút tiền thêu đồ cho người ta, tính ra thì đã đủ phí đi đường rồi."
Lý nương tử cả kinh, lòng dâng lên nỗi niềm hoảng hốt bịn rịn, cầm lấy tay Lục Minh Nguyệt: "Minh Nguyệt, chị nghiêm túc đấy à? Phải về đó sao? Gia Ngôn với chú Hai có biết không?"
Lục Minh Nguyệt lắc đầu, chị chưa từng đề cập chuyện ấy với Gia Ngôn, nếu như trở về thành Cô Tô, Gia Ngôn có quen không? Thằng bé sẽ chịu đi ư? Người của thành Cô Tô, sẽ đón nhận đứa trẻ có tướng mạo thế này sao?
Lý nương tử thở dài, lẩm bẩm: "Sợ là chú Hai không đồng ý đâu, em nhớ lúc tìm thấy mẹ con chị, chẳng phải vì chú Hai muốn dẫn Gia Ngôn đi mà chị không chịu, nên chú ấy mới ở lại à. Hơn nữa... tình cảm bao năm của hai nhà chúng ta, nếu thực sự chị đi, em biết làm sao bây giờ đây... Em không nỡ..."
"Bát tự vẫn chưa bỏ, chỉ là đang suy nghĩ thôi." Lục Minh Nguyệt thấy Lý nương tử buồn bã gạt lệ, liền trấn an: "Chờ mấy năm nữa bọn nhỏ trưởng thành, sức khỏe cô khá hơn, cả nhà ta ra ngoài du sơn ngoạn thủy đi. Chị sẽ dẫn cô đi ngắm nhìn phong cảnh vùng Giang Nam sông nước."
"Nào có dễ dàng như vậy, cả đời này của em e là không thể bước ra khỏi Cam Châu rồi." Lý nương tử thôi khóc, "Nếu chị muốn đi, thế thì đừng để em biết được đấy."
"Không đi không đi, chị thuận miệng nói thế thôi."
Hai người tâm sự đủ chuyện, lo lắng xoay vòng cũng phải cố mà dằn xuống, thay đổi đề tài.
Buổi tối, giờ đã khá muộn, Xuân Thiên ngồi trong phòng hoàn thành công việc may vá, đang chuẩn bị đi nghỉ thì Tiên Tiên đến gõ cửa: "Chị Xuân Thiên ơi, nương tử gọi chị có chuyện, giờ chị có rảnh không ạ?"
Xuân Thiên gật đầu, cười nói: "Tới ngay đây."
Lý nương tử trông bếp đun nước trà, che khăn lên miệng ho khe khẽ, Xuân Thiên vội vàng tiến lên hỏi: "Nương tử muốn uống trà ạ?"
Lý nương tử ngẩng khuôn mặt đỏ bừng, nghỉ ngơi chốc lát, thở hổn hển nói: "Ấm trà trong phòng đại gia đã cạn sạch mấy ngày rồi, ban nãy vừa qua đây uống chén trà nhỏ xong mới về. Tôi sợ đêm khuya chàng khát nước, nên đun ấm trà chuẩn bị sẵn cho chàng."
"Cô cứ nghỉ đi, để em đun cho." Xuân Thiên bước nhanh tới, nhận lấy cái phễu trà trong tay Lý nương tử.
"Người tôi hơi không thoải mái, nhưng Triệu đại nương lại đang bận việc trong bếp mất rồi. Tiên Tiên còn nhỏ, tôi sợ con bé đi đường vấp ngã làm bể ấm, nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng đành gọi em đến đưa ấm trà qua phòng của đại gia. Nếu đại gia đã ngủ thì đánh thức chàng dậy, uống chén trà hẵng ngủ tiếp."
Xuân Thiên vô thức gật đầu, rồi bỗng dưng nàng giật mình, sau đó lại gật đầu nói với Lý nương tử: "Được ạ."
Lý Vị chỉ mặc trung y, ngồi dưới đèn đọc cuốn địa đồ Bắc Đình cũ kỹ tàn tạ, chợt có tiếng đập cửa vang lên, hắn nghe giọng Xuân Thiên ở phía ngoài bảo: "Đại gia, nương tử bảo tôi đưa ấm trà qua."
Lý Vị thấy lạ, Lý nương tử rất hiểu đạo đãi khách, mấy việc lặt vặt trong nhà trước nay đều giao cho Tiên Tiên làm, chưa khi nào nhờ tới Xuân Thiên.
Khoác chiếc áo đi ra mở cửa, nhìn búi tóc lỏng lẻo của Xuân Thiên, lọn tóc dài đèn nhánh vén hết ra sau vành tai trắng tuyết, sau lưng là màn đêm thăm thẳm, chẳng hiểu vì sao, hắn giật mình sửng sốt.
Ánh đèn vàng vọt trong phòng hắt lên khuôn mặt Xuân Thiên, nàng cúi đầu, không trông rõ vẻ mặt. Lý Vị đứng ở cửa nhận ấm trà, đột nhiên cau mày.
Hai người chẳng ai nói một lời, dứt khoát xoay người.
Từ đấy trở đi, chỉ cần Lý Vị ở nhà, hơn nửa thì giờ là Xuân Thiên khép cửa không ra, đắm chìm trong việc may vá ở chái Tây. Tài thêu của nàng rất khá, lại thường có sự khéo léo, tới nay đã dành dụm được vài đồng tiền bạc, tuy nhiên muốn gom đủ chi phí cho cả hành trình về phía Tây, thì vẫn còn xa lắm. Suy đi nghĩ lại, mỗi viên ngọc bích trên cổ đây, mới có khả năng mang đi cầm cố đổi lấy tiền mặt.
Vết thương trên người đã gần khép miệng hết, bình thường đi đứng vô tư, nếu chủ ý đã quyết, chỉ còn chờ đến lúc hết Tết, tìm cách ra khỏi Ngọc Môn, đi đến Y Ngô trước để thám thính tin tức của chú Trần.
Trước những thăm dò của Lý nương tử với mình, Lý Vị có hơi đau đầu, Lý nương tử ưu tư quá nặng, hắn chỉ đành dành nhiều thời gian bầu bạn cạnh cô ấy. Tính ra, năm hắn mười hai tuổi ra ngoài với cha, từ đó về sau mười mấy năm, hoặc ở thương đội, hoặc ở trong quân, còn thời gian ở nhà một năm chẳng bao giờ nhiều hơn hai ba tháng, nợ nần với người nhà mình nhiều lắm. Tuổi hắn đúng vào độ lập nghiệp, trong nhà toàn phụ nữ con nít nhỏ yếu, vậy nên đang có ý định dừng lại, ra Tết sẽ bắt đầu với một công việc khác.
(còn tiếp)
Đương thời, phong tục dân gian được khai hóa, mặc dù phụ nữ thường ra ngoài chơi, có người kinh doanh buôn bán làm chủ gia đình, tuy nhiên phần nhiều là sống ỷ lại vào phụ huynh. Một cô gái vượt ngàn dặm xa xôi từ Trường An tới Bắc Đình chỉ để tìm người họ hàng xa, đường dài năm ngàn dặm, lộ trình đầy rẫy hung hiểm, lòng người khó đường, rốt cuộc đã đi một mình bằng cách nào.
Trước giờ hắn chưa từng hỏi kỹ về những chuyện nàng gặp phải trên đường, nàng kể mơ hồ, hắn cũng không đi sâu vào dò hỏi.
Lý Vị làm người rất trung dung, mặc dù có nhiều chuyện hắn tự đoán ra, nhưng người khác không nói, hắn cũng sẽ giả vờ như không biết. Dẫu vậy, hắn có thể nhận ra sự khác lạ, có thể đoán được nỗi băn khoăn của nàng, thậm chí có đôi lúc sẽ vô tình thay nàng che giấu trước mặt người khác.
Đây mới chính là điều khiến ý nghĩ kia nảy ra trong đầu Lý nương tử.
Hôm sau, Lục Minh Nguyệt đến thăm Lý nương tử, hai người phụ nữ ngồi với nhau, đều mang cùng tâm trạng bực bội không vui.
Lục Minh Nguyệt thấy Lý nương tử có vẻ bất thường, lên tiếng hỏi: "Hôm qua ở Phương gia trông cô vẫn khỏe mà, sao nay tinh thần lại sa sút thế kia."
Lý nương tử thở dài, chẳng biết nên bắt đầu nói từ đâu, thấy trong phòng không có ai khác, hồi lâu sau mới cất giọng: "Nói ra không sợ chị chê cười, hễ có tâm sự gì là em kể với chị hết, giờ xem cũng muốn xin chị cho ý kiến này."
Lục Minh Nguyệt cười hỏi: "Quái nhỉ, chuyện gì mà làm cô lo khiếp thế."
Lý nương tử chau mày: "Mấy năm trước, em từng nghĩ sẽ lấy thêm vợ cho đại gia."
Quan hệ giữa Lục Minh Nguyệt và Lý gia vô cùng thân thiết, chị nghe Lý nương tử nói thì "a" lên một tiếng: "Cô đúng thật là tốt quá đấy, chị có nhớ chuyện ấy, nhưng chả phải là Lý Vị không chịu à?"
"Quả thực đại gia không chịu." Lý nương tử hiểu rất rõ, "Sau khi mang thai Trường Lưu, chàng ấy liền ra ngủ ở gian ngoài, cha em qua đời, chàng lại dọn vào chái Đông. Ròng rã bao nhiêu năm... bảo hai chúng em là vợ chồng, chi bằng nói là chị em còn hơn. Chàng còn trẻ, hoặc sớm hoặc muộn, kiểu gì cũng phải tái hôn. Mấy năm trước sức khỏe em không tốt, chỉ sợ nhất thời nhắm mắt xuôi tay, nên lòng em suy tính ổn thỏa cả rồi. Chọn một người hiền lành, hai bên hiểu rõ lẫn nhau, rước vào nhà mình, em thấy yên tâm hơn. Dù cho mai sau có ra đi, cũng không sợ Trường Lưu bị mẹ kế ức hiếp..."
"Cô thật... bảo chị khuyên cô kiểu gì đây chứ. Bệnh của cô nó bám rễ vào người là do sinh Trường Lưu, có lẽ Lý Vị thấy thẹn với cô, nên không chịu tái hôn."
Lý nương tử thở dài thườn thượt: "Khi đó có mời cô em nhà bà con xa nọ đến nhà làm khách, có ngờ đâu cô gái kia trông bề ngoài thì hiền lành mà trong lòng không biết đã rung rinh từ lúc nào. Biết mỗi ngày Vị Nhi sẽ ra ngoài thành thuần phục Truy Lôi nên lén học cưỡi ngựa theo. Hồi ấy tính Truy Lôi còn hung hãn, ngay cả Vị Nhi cũng chẳng bảo được, thì sao có thể cho cô ấy cưỡi chơi. Mà cô ấy làm nũng suốt, Vị Nhi chả buồn đoái hoài, liếc mắt nhìn em, thái độ mất kiên nhẫn, phất tay áo bỏ đi."
Nói về chuyện cũ, Lý nương tử dở khóc dở cười: "Sau đó lại xảy ra mấy chuyện lạ lùng, cả ngày ầm ĩ chàng ấy cũng đau cả đầu. Cuối cùng là sức chịu đựng có hạn, mới nhịn không được nói với em một câu, bảo mọi chuyện em cứ yên tâm, đừng nghĩ ngợi lung tung tổn hại sức khỏe mình."
Lục Minh Nguyệt cười bảo, "Cô nói thì dễ nghe quá, chị còn hiểu cô quá đi ấy chứ, có lúc nào chịu để đầu óc thảnh thơi chưa. Nếu Lý Vị thực sự rước người ta vào nhà, buổi tối có khi cô lại mất ngủ trắng đêm đấy. Thôi, cô cứ quan tâm mấy cái xa xôi ấy làm gì, người có số của người, cô phải sống cho mình là tốt nhất."
Lý nương tử lại buông tiếng thở dài: "Là nhà em nợ chàng ấy, ban đầu cha em đuổi chàng đi nhập ngũ, vất vả mấy năm, sau đó tướng lĩnh trong quân dìu dắt chàng, chàng vì già trẻ một nhà mà rời quân quay về đội lạc đà. Mấy năm nay chuyện trong nhà đều do một tay chàng chèo chống, không chỗ nào là chàng làm không tốt cả."
"Nếu cô thấy áy náy thì mau dưỡng bệnh cho thật tốt đi, một nhà ba người lại sống ngày tháng an lành vui vẻ." Lục Minh Nguyệt cười nói, "Cô đấy, chỉ thích lo nghĩ, chẳng lẽ không biết tới đạo lý âu sầu thành bệnh à."
"Em biết chị không thích nghe những chuyện này, nhưng chị cũng không được nói với người khác đâu nhé." Lý nương tử bất đắc dĩ bảo, "Đại gia thực sự không chịu nghe em, em chả còn cách nào khác, em không quản được chàng, chỉ đành lo liệu thay chàng. Hiện giờ lòng dạ em đã trói buộc vào Trường Lưu, cũng phải tính toán cho Trường Lưu nữa."
Lại kể cho Lục Minh Nguyệt nghe về chuyện hứa hôn của Trường Lưu hôm qua vừa nói với lý Vị, Lục Minh Nguyệt nghe xong thì phì cười, bảo: "Dạo này cô sao thế hả? Nghĩ gì mà xa xôi, đừng trách Lý Vị không đồng ý, chị nghe cũng nhận ra có phần không ổn. Cô muốn sắp xếp thay Trường Lưu, cứ phải đợi qua hai năm đã, đợi thằng bé mười ba mười bốn, hiểu biết nhiều hơn rồi tính sau, giờ còn sớm lắm."
"Em nghĩ sau khi em đi, nếu đại gia tái hôn, lỡ như gặp mẹ kế lòng dạ xấu xa, Trường Lưu làm sao bây giờ... Nếu có một cô vợ, thì còn phó thác cho nhà thông gia được."
"Cô nghĩ như thế, vậy chị hỏi cô đặt nỗi khổ tâm của Lý Vị ở đâu. Dù cho là người ngoài, chú ấy cũng luôn tận tâm tận lực, huống chi là con trai của mình, cô còn sợ chú ấy không che chở được ư?" Lục Minh Nguyệt bật lực nói, "Bà trẻ của tôi à, đừng suốt ngày nghĩ đi hay là không đi nữa, chị xin Bồ Tát phù hộ cô sống lâu trăm tuổi, không vì điều gì khác, mà là vì giúp Lý Vị và Tường Lưu giảm bớt mớ chuyện này."
"Em sẽ không bao giờ nói những lời này với đại gia, là em lòng dạ hẹp hòi thôi, nhưng làm mẹ, có mấy người không canh cánh về chuyện đó chứ. Em vốn nghĩ là, hiện giờ có cô nương hoàn cảnh đáng thương sống nhờ trong nhà mình, thấy cô nương ấy dịu dàng nết na, mặt mũi xinh xắn, lại còn biết chữ biết văn, vừa vặn lớn hơn Trường Lưu vài tuổi, kết duyên cho hai đứa cũng rất tốt mà."
Lục Minh Nguyệt chẳng biết khóc hay cười, kinh ngạc nói: "Hóa ra cô vẫn còn suy nghĩ đấy cơ à..."
"Đại gia không đồng ý, em không đoán ra vì sao chàng lại không đồng ý..." Lý nương tử không rõ cảm xúc của mình là gì, cô ấy suy tư một lúc, khó khăn hạ quyết tâm, bấy giờ mới dời mắt sang nhìn Lục Minh Nguyệt: "Không nói nữa, em thấy hôm nay tâm trạng chị cũng không tốt lắm nhỉ, Gia Ngôn nó lại chọc tức chị nữa sao?"
"Không phải." Lục Minh Nguyệt nhíu mày, "Kỳ thực là không có gì cả, tự dưng thấy lòng dạ khó chịu thôi."
Chị không thể nói với Lý nương tử, tên chú ở nhà chị kia, gần đây càng lúc càng càn rỡ rồi.
"Hôm nay Hách Liên Quảng có đến tìm Lý Vị không?" Lục Minh Nguyệt cắn môi hỏi Lý nương tử.
Lý nương tử lắc đầu.
Lục Minh Nguyệt rũ mi mắt, Lý nương tử quan sát nét mặt chị: "Chú Hai làm gì để chị không vui à?"
"Cũng chả phải." Lục Minh Nguyệt đáp, cảm giác mờ mịt nói không lên lời, im lặng một hồi lâu sau mới lên tiếng, "Chị vẫn luôn nghĩ sẽ đưa Gia Ngôn về miền Nam, đưa tro cốt của cha mẹ chị về quê chôn cất. Nơi đó... dù sao cũng là nhà chị, ở Cam Châu này, ngoài bọn em ra, chị coi như là không thân không thích. Hai năm nay sống dựa cả vào chút tiền thêu đồ cho người ta, tính ra thì đã đủ phí đi đường rồi."
Lý nương tử cả kinh, lòng dâng lên nỗi niềm hoảng hốt bịn rịn, cầm lấy tay Lục Minh Nguyệt: "Minh Nguyệt, chị nghiêm túc đấy à? Phải về đó sao? Gia Ngôn với chú Hai có biết không?"
Lục Minh Nguyệt lắc đầu, chị chưa từng đề cập chuyện ấy với Gia Ngôn, nếu như trở về thành Cô Tô, Gia Ngôn có quen không? Thằng bé sẽ chịu đi ư? Người của thành Cô Tô, sẽ đón nhận đứa trẻ có tướng mạo thế này sao?
Lý nương tử thở dài, lẩm bẩm: "Sợ là chú Hai không đồng ý đâu, em nhớ lúc tìm thấy mẹ con chị, chẳng phải vì chú Hai muốn dẫn Gia Ngôn đi mà chị không chịu, nên chú ấy mới ở lại à. Hơn nữa... tình cảm bao năm của hai nhà chúng ta, nếu thực sự chị đi, em biết làm sao bây giờ đây... Em không nỡ..."
"Bát tự vẫn chưa bỏ, chỉ là đang suy nghĩ thôi." Lục Minh Nguyệt thấy Lý nương tử buồn bã gạt lệ, liền trấn an: "Chờ mấy năm nữa bọn nhỏ trưởng thành, sức khỏe cô khá hơn, cả nhà ta ra ngoài du sơn ngoạn thủy đi. Chị sẽ dẫn cô đi ngắm nhìn phong cảnh vùng Giang Nam sông nước."
"Nào có dễ dàng như vậy, cả đời này của em e là không thể bước ra khỏi Cam Châu rồi." Lý nương tử thôi khóc, "Nếu chị muốn đi, thế thì đừng để em biết được đấy."
"Không đi không đi, chị thuận miệng nói thế thôi."
Hai người tâm sự đủ chuyện, lo lắng xoay vòng cũng phải cố mà dằn xuống, thay đổi đề tài.
Buổi tối, giờ đã khá muộn, Xuân Thiên ngồi trong phòng hoàn thành công việc may vá, đang chuẩn bị đi nghỉ thì Tiên Tiên đến gõ cửa: "Chị Xuân Thiên ơi, nương tử gọi chị có chuyện, giờ chị có rảnh không ạ?"
Xuân Thiên gật đầu, cười nói: "Tới ngay đây."
Lý nương tử trông bếp đun nước trà, che khăn lên miệng ho khe khẽ, Xuân Thiên vội vàng tiến lên hỏi: "Nương tử muốn uống trà ạ?"
Lý nương tử ngẩng khuôn mặt đỏ bừng, nghỉ ngơi chốc lát, thở hổn hển nói: "Ấm trà trong phòng đại gia đã cạn sạch mấy ngày rồi, ban nãy vừa qua đây uống chén trà nhỏ xong mới về. Tôi sợ đêm khuya chàng khát nước, nên đun ấm trà chuẩn bị sẵn cho chàng."
"Cô cứ nghỉ đi, để em đun cho." Xuân Thiên bước nhanh tới, nhận lấy cái phễu trà trong tay Lý nương tử.
"Người tôi hơi không thoải mái, nhưng Triệu đại nương lại đang bận việc trong bếp mất rồi. Tiên Tiên còn nhỏ, tôi sợ con bé đi đường vấp ngã làm bể ấm, nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng đành gọi em đến đưa ấm trà qua phòng của đại gia. Nếu đại gia đã ngủ thì đánh thức chàng dậy, uống chén trà hẵng ngủ tiếp."
Xuân Thiên vô thức gật đầu, rồi bỗng dưng nàng giật mình, sau đó lại gật đầu nói với Lý nương tử: "Được ạ."
Lý Vị chỉ mặc trung y, ngồi dưới đèn đọc cuốn địa đồ Bắc Đình cũ kỹ tàn tạ, chợt có tiếng đập cửa vang lên, hắn nghe giọng Xuân Thiên ở phía ngoài bảo: "Đại gia, nương tử bảo tôi đưa ấm trà qua."
Lý Vị thấy lạ, Lý nương tử rất hiểu đạo đãi khách, mấy việc lặt vặt trong nhà trước nay đều giao cho Tiên Tiên làm, chưa khi nào nhờ tới Xuân Thiên.
Khoác chiếc áo đi ra mở cửa, nhìn búi tóc lỏng lẻo của Xuân Thiên, lọn tóc dài đèn nhánh vén hết ra sau vành tai trắng tuyết, sau lưng là màn đêm thăm thẳm, chẳng hiểu vì sao, hắn giật mình sửng sốt.
Ánh đèn vàng vọt trong phòng hắt lên khuôn mặt Xuân Thiên, nàng cúi đầu, không trông rõ vẻ mặt. Lý Vị đứng ở cửa nhận ấm trà, đột nhiên cau mày.
Hai người chẳng ai nói một lời, dứt khoát xoay người.
Từ đấy trở đi, chỉ cần Lý Vị ở nhà, hơn nửa thì giờ là Xuân Thiên khép cửa không ra, đắm chìm trong việc may vá ở chái Tây. Tài thêu của nàng rất khá, lại thường có sự khéo léo, tới nay đã dành dụm được vài đồng tiền bạc, tuy nhiên muốn gom đủ chi phí cho cả hành trình về phía Tây, thì vẫn còn xa lắm. Suy đi nghĩ lại, mỗi viên ngọc bích trên cổ đây, mới có khả năng mang đi cầm cố đổi lấy tiền mặt.
Vết thương trên người đã gần khép miệng hết, bình thường đi đứng vô tư, nếu chủ ý đã quyết, chỉ còn chờ đến lúc hết Tết, tìm cách ra khỏi Ngọc Môn, đi đến Y Ngô trước để thám thính tin tức của chú Trần.
Trước những thăm dò của Lý nương tử với mình, Lý Vị có hơi đau đầu, Lý nương tử ưu tư quá nặng, hắn chỉ đành dành nhiều thời gian bầu bạn cạnh cô ấy. Tính ra, năm hắn mười hai tuổi ra ngoài với cha, từ đó về sau mười mấy năm, hoặc ở thương đội, hoặc ở trong quân, còn thời gian ở nhà một năm chẳng bao giờ nhiều hơn hai ba tháng, nợ nần với người nhà mình nhiều lắm. Tuổi hắn đúng vào độ lập nghiệp, trong nhà toàn phụ nữ con nít nhỏ yếu, vậy nên đang có ý định dừng lại, ra Tết sẽ bắt đầu với một công việc khác.
(còn tiếp)