Chương 7: Phải lòng
Ngự hoa viên, Tống Thanh Dực ánh nhìn đầu rung động
Tửu quán chiều, Tạ Vô Phong tâm loạn, tỏ nguồn cơn
Phủ quốc công.
Sáng đó, người hầu trong phủ đem đến một bộ y phục cho Tống Thanh Dực, nói rằng là thứ mà phu nhân chuẩn bị, xem ra bà quả thực dốc lòng muốn đem "gả bán" chàng.
Chinh chiến sa trường bao năm, vận phục giáp nặng trịch cũng không hề gì, ấy vậy mà triều phục hôm nay lại khiến chàng chẳng thoải mái chút nào. Nó trông đẹp thì có đẹp, kim vân ôm trọn dọc nửa người, sơn lâm chiếm nửa còn lại, bộ triều phục này thật sự rất tinh tế, từ mũi thêu, đường chỉ đến chất liệu vải phải nói là vô cùng hoàn mỹ, dù thích hay không vẫn phải tấm tắc gật gù cho sự kì công tỉ mỉ này.
Chỉnh y xong, Tống Thanh Dực đến phòng Cao Lâm Mạn vấn an:
- Mẫu thân, yến tiệc tối nay có thể kéo dài. Con và phụ thân chắc sẽ về trễ, người hãy nghỉ ngơi trước, đừng đợi ạ!
Cao Lâm Mạn mỉm cười, mắt nhìn triều phục mà Tống Thanh Dực đang vận, quay sang hỏi A Lan:
- Nhũ nương, hãy thay ta nhìn xem. Hôm nay Dực nhi trông thế nào?
A Lan mỉm cười, lại gần bên Cao Lâm Mạn, nói:
- Đại phu nhân, thiếu gia chúng ta anh tuấn, khôi ngô, hôm nay lại càng phong thái ngút trời, chắc hẳn sẽ làm các tiểu thư, quận chúa phải xiêu lòng từ cái nhìn đầu tiên.
Tống Thanh Dực phì cười, nói vui:
- Xem ra mẫu thân thật lòng rất muốn có con dâu, nôn nóng đem bán con như vậy mà.
Nói rồi thì trực tiếp đi lại quỵ gối xuống gần bên Cao Lâm Mạn, thủ thỉ:
- Mẫu thân, là Dực nhi bất hiếu. Bao năm chinh chiến sa trường, không lo nghĩ cho người. Con..
Cao Lâm Mạn ngắt lời, dịu dàng nói:
- Sao có thể nói như vậy. Dực nhi của ta lòng mang chí lớn, sao có thể so bì với thứ tình cảm tầm thường ấy được.
Tống Thanh Dực sụt sùi, hai mắt đỏ hoe, nghĩ một lúc thì cương định nói:
- Hôm nay, con nhất định sẽ tìm cho người một nàng dâu thật ưng ý.
Cao Lâm Mạn cười hiền, nhìn chàng đôn hậu. Tống Thanh Dực hiểu rõ mẫu thân của chàng, bà là yêu thích nàng Triều Dương quận chúa của phủ Bảo Thân Vương, không như phụ thân chàng, muốn chàng phải kết thân cùng tam công chúa. Cũng dễ hiểu thôi, Triều Dương quận chúa nổi tiếng xinh đẹp, nhu mì, đoan trang, tiết hạnh, lúc nhỏ lại còn có vài lần ghé qua phủ quốc công, vừa hiếu thuận vừa hiểu chuyện lại hiền dịu, nếu hỏi chàng có ưng ý không thì thật ra cũng là thích lắm. Bao năm không gặp, không biết bây giờ nàng ta trông thế nào, chắc là sẽ rất xinh đẹp.
Hoàng cung.
Cùng Tống Trích Tư vào hoàng cung chỉ có Tống Thanh Dực và Tiết Minh. Dọc đường lại gặp không biết bao nhiêu là vương công, quý tộc, đều mang theo nhi tử. Xem ra, yến tiệc tối nay không chỉ có mình phụ thân chàng hướng đến việc kết thân, tình hình có vẻ vô cùng căng thẳng. Ngoài mặt họ chào hỏi khách sáo nhưng trong lòng hẳn là đã đoán được tất thảy ý đồ của nhau, chỉ nhìn ánh mắt là biết, quan trường không có bạn thân, chỉ có xu nịnh, chàng chính là không ưa gì điều này nên rất hiếm khi tham dự yến tiệc của hoàng cung. Vốn định sẽ bỏ đi nhưng lại sợ cha chàng không thuận ý, đang không biết phải làm thế nào thì từ xa đã nghe tiếng của Dương Oai:
- Thanh Dực huynh, huynh cũng có mặt ở đây à?
Dương Quảng từ sau bước tới, lên tiếng trách mắng:
- Vô lễ! Con không thấy quốc công đang có mặt hay sao?
Dương Quảng là thừa tướng đương triều, rất có tiếng nói trong những lần nghị chính, cùng với Tống Trích Tư được xem là đòn bẩy hai đầu của thế lực Nguyên triều. Đưa mắt nhìn quanh một lượt những quan lại đang có mặt, Dương Quảng vừa cười vừa nói, trong điệu bộ có chút mỉa mai:
- Cái bọn rắn nước vùng vẫy ao lầy lại còn vọng tưởng hóa rồng bay lượn trời cao.
Tống Trích Tư nhếch môi không nói, chỉ đưa mắt nhìn Dương Quảng rồi thôi. Tống Thanh Dực nở một cười nhàn nhạt, lòng lúc này chợt nghĩ qua: "Dương bá phụ trong triều được xem là thân thiết nhất với phụ thân, liệu với ông ấy, phụ thân có đề phòng hay toan tính điều gì không?".
Tống Trích Tư vốn là người ít nói, thân thiết cỡ nào chưa chắc đã đủ khả năng khiến ông khai khẩu quá ba câu, ngoại trừ những chuyện có liên quan đến công vụ. Tống Thanh Dực nghĩ bụng: "Lẽ nào phụ thân sợ nói nhiều sai nhiều, nói ít sai ít nên không nói sẽ không sai? Thế cũng quá khắc khe với bản thân rồi!". Nghĩ vậy cũng đúng, vì từ nhỏ dù chàng có làm bao nhiêu việc khiến ông vừa lòng, chỉ cần là một lần lỡ nói ra điều gì cấm kỵ hoặc mang ý không may mắn đều sẽ vì đó mà bị nhốt vào nhà củi tận mấy ngày không cho ăn uống. Với chàng, chỉ khi đi cùng Lý Kiên hoặc Chiêu Tâm Đan thì lời thật từ tâm can mới theo đó mà thoát ra nổi, bằng không thì nửa chữ cũng đừng hòng cạy được từ miệng chàng. Mà kể cũng lạ, từ nhỏ đã vì sợ bị trách phạt mà kiềm lòng nói ít lại, khi nói phải dè chừng, suy tính, lớn dần lại không cần phải như thế nữa, tự bản thân sinh ra một lớp phòng vệ, mặc định chỉ nói nhiều, vui nhiều khi gặp người nào thân thiết. Nhưng cái đó chỉ dành cho chàng thôi, chứ phụ thân chàng thì khác, ông ấy với cả người bạn già bao năm sát cánh đảm đương nhau trong triều cũng đâu có mở miệng nói quá ba câu, thói quen này hẳn phải tập rất lâu, rất khó, không thoải mái chút nào.
* * *
Từ sáng, hoa ở ngự hoa viên đã được tỉa tưới, chăm sóc kỹ càng, chính điện thì bày đủ ngự thiện, đều là cực phẩm. Một mình Tống Thanh Dực rời khỏi nơi lừa lọc xu nịnh, tự đi dạo xung quanh. Chân đang bước bỗng dừng lại bất ngờ, chàng phát hiện có một mùi hương khác biệt, rõ là không phải hương hoa nhưng lại rất thơm, không quá nồng nàn nhưng lại cuốn hút, tạo cảm giác dễ chịu vô cùng.
Chinh chiến sa trường bao năm, khả năng phòng bị nhạy bén hơn người thường đã cho Tống Thanh Dực những kinh nghiệm không sao học được ở bất cứ đâu. Chàng nhẹ nhàng bước từng bước thật chậm rãi, vừa đi vừa quan sát xung quanh, đặt vào mắt chàng là một nữ tử da trắng, tóc đen, vận y phục ánh kim rực rỡ, giữa vườn hoa của ngự hoa viên, nữ tử đó vừa kiêu sa vừa lộng lẫy, người quyện vào hoa, hoa khép nép bên người, nếu có giấy bút chàng sẽ vẽ ngay một bức họa, đặt tên là "Diễm sắc". Thoáng bất giác vì từ "Diễm" Tống Thanh Dực thất thần, tự nghĩ: "Diễm? Diễm Tiên Các? Lẽ nào là..". Trong lúc chàng còn đang bận suy tư thì bỗng nghe tiếng người gọi:
- Phiêu kỵ tướng quân?
Bị gọi ngay đúng chức trách, Tống Thanh Dực giật mình đưa mắt nhìn người trước mặt, thoáng chút ngây ngô. Trước nay, ngoại trừ mẹ chàng Cao Lâm Mạn thì Lý Tiên là nữ tử được coi là người xinh đẹp thứ hai trong mắt chàng. Thế mà hôm nay, đối diện với nữ tử này, không một câu nào có thể diễn tả được hết sự diễm lệ đó. Mắt nàng ta trong suốt tựa sương mai buổi sáng, long lanh như nước hồ trong vắt, đôi mắt ấy đang nhìn chàng chờ câu trả lời, vừa ngạo mạn vừa tinh nghịch. Trời đang nắng, hai má nàng hồng hào, trên trán lấm tấm mồ hôi, đôi môi đỏ mọng hệt quả đào mọng nước. Tống Thanh Dực nuốt "ực" một cái nhẹ rồi nói:
- Phải!
"Gì thế này? Phải ư? Có thất lễ quá không?". Tống Thanh Dực lúng túng lùi về sau một bước rồi đưa tay che miệng, hắng giọng, ấp úng:
- À, mạt tướng..
Nghinh Hương Đoan Mẫn ngắt lời, thẳng thắn:
- Đích tử của quốc công, phiêu kỵ tướng quân trẻ tuổi nhất của Nguyên triều, Tống Thanh Dực. Ta nói đúng chứ?
Lúc này, Tống Thanh Dực đã gần như xác định được người trước mặt chàng đúng thật là tam công chúa Nghinh Hương Đoan Mẫn, có điều nàng thực sự đúng như lời đồn, quả nhiên là tuyệt sắc khuynh thành. Cả Lý Tiên, và cả Triều Dương quận chúa tuy chưa gặp lại kia cũng không thể nào so bì được.
Tia nắng trên cao chạy theo hướng mặt trời lui về sau hậu viện, dưới ánh hoàng hôn của buổi chiều nhàn nhạt, nét kiều diễm kia dù đã trải qua cả trưa gay gắt, tóc mai bên tai tuy có chút rối vẫn khiến lòng người say đắm. Tống Thanh Dực đưa ánh nhìn về khuôn mặt của Đoan Mẫn, tim liên hồi từng nhịp, lúc có lúc không. Đoạn thì lên tiếng:
- Mạt tướng tham kiến tam công chúa. Chúc tam công chúa sinh thần vui vẻ, trường lạc an khang.
Vài hôm trước sinh thần, Đoan Mẫn có nghe phụ hoàng nói qua về hôn sự của nàng. Mặc dù ông không cưỡng ép nhưng dường như cũng là mặc định, và người mà ông chọn cho nàng là đích tử của quốc công đương triều, cháu ngoại của tiền ngự sử, Tống Thanh Dực. Nàng đưa mắt nhìn rồi cười qua loa, nói:
- Đa tạ tướng quân. Nhưng.. làm sao mà tướng quân lại biết là ta?
Tống Thanh Dực ngước nhìn Đoan Mẫn, vẫn là ánh nhìn say đắm, chân thành như thế, vẫn là thái độ ngượng ngùng, bối rối như thế, chàng ngập ngừng giây lát, hồi lâu mới nói:
- Hồi tam công chúa, hôm nay là sinh thần của người, chẳng phải cả hoàng cung đã có lệnh bất cứ ai cũng không được bước vào ngự hoa viên này sao? Hơn nữa, Diễm Tiên Các của tam công chúa cũng gần nơi này nhất, với lại..
Lúc này, lại nghe tiếng nàng hỏi:
- Thế sao ngài lại vào đây?
Đoan Mẫn nhướng mắt đợi câu nói tiếp theo, Tống Thanh Dực kiên định nhìn thẳng mặt nàng, phần nào đó bớt đi sự ngại ngùng, điềm nhiên nói:
- Mạt tướng không phải người trong cung.
Rồi trầm giọng, ôn nhu:
- Trước đây, thần từng nghe qua một câu nói được lưu truyền trong dân gian, đó là tam công chúa Nghinh Hương Đoan Mẫn là đệ nhất mỹ nhân của Nguyên triều. Nếu người đây không phải là tam công chúa thì chẳng lẽ trên đời lại thật sự có tiên nữ hạ phàm hay sao?
Nghe qua lời khen có chút không trực tiếp này, Đoan Mẫn vừa vui vừa lạ, ai gặp nàng không khen cũng tụng, ca ngợi đủ điều, không khéo lại đưa nàng lên tận mây xanh chứ nói gì là kiểu nhẹ nhàng mà chân thật này. Thoáng chút thú vị, nàng cười rồi hỏi lại:
- Thế ra, tướng quân là đang khen ta xinh đẹp sao?
Tống Thanh Dực mỉm cười, ngượng nghịu gật đầu nói:
- Không phải là xinh đẹp, mà là vô cùng xinh đẹp. Đôi mắt này của mạt tướng nhìn chiến loạn, dấy máu tanh đã quen, hôm nay may mắn được dùng nó ngắm sự kiều diễm của tam công chúa, thật là vô cùng diễm phúc..
Đoan Mẫn ngắt lời chàng, cười nói:
- Tướng quân anh hùng xuất thiếu niên. Tuổi còn trẻ như vậy đã lập được biết bao công lao hạng mã cho triều ta, phụ hoàng đánh giá rất cao năng lực của ngài. Gặp được nhau đây xem như là có duyên, ta đa tạ lời chúc phúc của tướng quân, nhân tiện cũng chúc tướng quân bách chiến bách thắng, cũng mong ngài sẽ trường lạc an khang.
Nói xong thì bỏ đi ngay sau đó, còn chẳng thèm đợi Tống Thanh Dực nói thêm lời nào. Chàng mỉm cười, nghĩ bụng: "Quả nhiên là nàng công chúa ngạo mạn, nhưng.. sao nàng ấy lại có thể xinh đẹp thế này".
Buổi tiệc tối đó diễn ra êm đềm, không có gì đặc biệt cũng chẳng có dấu hiệu gì của việc kết thân như lúc đầu chàng thấy, mọi người chỉ chào hỏi nhau và rồi ra về sau khi tiệc kết thúc. Hôm nay Bảo Thân Vương cáo bệnh không tới được, vì thế chàng cũng không có cơ hội gặp được Triều Dương quận chúa. Nhưng việc đó đã là gì, vì tối nay chàng chắc chắn sẽ chẳng thể nào ngủ được. Lúc về, phụ thân có hỏi chàng về tam công chúa, chàng lại giả vờ bình tĩnh, ậm ừ qua loa rồi thôi. Kỳ lạ là ông lại chẳng gặng hỏi gì nhiều, cứ thế về đến tận phủ, hai người chia nhau mỗi người một hướng. Tối đó, chàng quả nhiên không ngủ được, nhưng đến sáng vẫn nằm im ở đó, có lẽ là mệt quá thiếp đi lúc nào không hay.
* * *
Thay xong y phục, Tống Thanh Dực đến ngay phòng khách gặp Tống Trích Tư. Vừa tới nơi đã thấy ông như đang đợi chàng, liền hỏi:
- Phụ thân, người đang chờ con sao?
Tống Trích Tư gật đầu, nói:
- Lần này tới Ôn Châu, ngoài mặt là hỗ trợ vùng dịch, nhưng thực ra là vì ta có việc quan trọng muốn con đi làm.
Tống Thanh Dực thoáng nghĩ qua: "Lẽ nào có liên quan với người đột nhập mật thất mấy hôm trước". Như thể đã đoán được suy nghĩ của chàng, Tống Trích Tư bày ra nét mặt có hơi nghiêm trọng, nói:
- Đúng thế! Ta muốn con thay ta thăm dò về tin tức của một người.
Diễm Tiên Các.
Tô Lịch chân thoăn thoắt đi nhanh như bay về phía Diễm Tiên Các, vừa vào tới cửa đã lớn tiếng gọi:
- Tiểu Noãn Nhi, mau ra đây!
Tô Lịch là ma ma thân cận của Nghinh Hương Đoan Mẫn, cũng có chút quyền hạn nho nhỏ trong Diễm Tiên Các. Nghe tiếng gọi, tiểu Noãn Nhi chạy nhanh ra, kéo tay Tô Lịch lại gần mình, suỵt khẽ:
- Ma ma, ma ma, người nhỏ tiếng thôi. Công chúa mà nghe thấy là con đi đời đó.
Nguyên là lúc sáng, tiểu Noãn Nhi có dọn đẹp lại Diễm Tiên Các vì mớ hỗn độn của yến tiệc tối qua. Không may cho nàng ta là trong lúc vô tình đã lỡ làm bể miếng ngọc lưu ly mà Đoan Mẫn xem như báu vật, và khoảnh khắc đó đã bị Tô Lịch bắt gặp.
Đang bối rối không biết phải làm sao, cả người tiểu Noãn Nhi lập tức bất động khi nghe thấy tiếng Đoan Mẫn từ sau vọng tới:
- Có chuyện gì mà mới sáng đã ồn ào rồi, ma ma?
Tô Lịch còn chưa lên tiếng đã bị tiểu Noãn Nhi cướp lời:
- Không.. không có gì đâu ạ. Công chúa, người.. người đói chưa? Em có nấu cháo hạnh nhân, người đi bên này nè.
Nói rồi liền dùng tay trực tiếp đẩy Đoan Mẫn đi khỏi đó, mặt tái xanh không còn chút máu. Lúc tới bàn ăn được chừng đôi ba muỗng, Đoan Mẫn như sực nhớ tới điều gì quan trọng, liền đó hỏi:
- À phải rồi tiểu Noãn Nhi, tối qua ta nhớ là có đưa em giữ hộ ta miếng ngọc. Giờ nó đâu rồi, em đưa lại cho ta đi.
Chạy trời không khỏi nắng, bao nhiêu chân lý luân thường giờ được tái hiện chân thật trên người của tiểu Noãn Nhi, đã xui thì xui cho tới như thế đã đành, giờ lại còn bị bắt tại trận, đành bước ra mà quỳ xuống xin tha:
- Công chúa, em xin lỗi người. Em lỡ.. em lỡ làm nó vỡ rồi!. ngôn tình sủng
Một tiếng "vỡ" đánh tan chút cô lãnh trên gương mặt Đoan Mẫn, nàng thất thần nhìn vào miếng ngọc vỡ vụn trên tay của tiểu Noãn Nhi, vừa đau vừa ức. Đó là kỉ vật duy nhất còn sót lại trong kí ức mơ hồ của nàng về "tiểu ca ca". Lần đó nàng đi lạc, là "tiểu ca ca" hơn nàng đôi ba tuổi đưa nàng về, trong đêm vắng lạnh, một thân một mình khoác áo cho nàng ấm, đưa bánh cho nàng ăn, lấy nước cho nàng uống, "tiểu ca ca" đó là người duy nhất cho đến bây giờ mà nàng luôn chờ đợi, không trách móc.
Giờ phút này đây, nàng giận cũng không được, trách cũng không xong, cứ thế im lặng rồi một mình rời khỏi, tiểu Noãn Nhi cực kì lo lắng, vội vàng đi tìm Tô Lịch cầu xin giúp đỡ. Tô Lịch giận thì có giận nhưng thực cũng thương người, theo đó đi đến tư phòng của Đoan Mẫn.
Tới cũng được một lúc, đứng ngoài suy nghĩ đắn đo cũng được một lúc, Tô Lịch không biết phải nói gì nên lần lựa mãi mà chưa gõ cửa. Đoan Mẫn hiểu cả, nói vọng ra:
- Tô ma ma, ma ma về đi. Ta không sao.
Từ lúc hoàng quý phi qua đời, tất cả sủng ái mà bà có được khi còn sống dồn hết cả lên người Đoan Mẫn. Hoàng đế yêu thương nàng hết mực, trong số hai người con gái, ông chiều chuộng nhất là nàng, nhưng bao nhiêu đó vẫn không đủ để vơi đi sự trống vắng trong lòng Đoan Mẫn. Kể từ ngày mẫu phi mất đi, nàng trở nên lãnh cảm, vô tình, ngoại trừ Tô Lịch và tiểu Noãn Nhi, dĩ nhiên không tính hoàng đế thì rất ít ai có thể bắt chuyện với nàng quá hai câu. Tất nhiên, trường hợp của Tống Thanh Dực cũng là cực kì hiếm hoi.
Sinh thần của nàng ngoài mặt thì hoành tráng thế thôi chứ đến đêm của năm nào cũng chỉ có mỗi nàng ngồi trước bức họa của mẫu phi, tay cầm ngọc bội, tay cầm bình rượu, uống cạn ngon lành. Đã mười lăm năm rồi, lần nào chả thế, nàng vốn đã quen với việc đón sinh thần kiểu cô độc như vậy, tốt nhất là đừng có ai làm phiền hay kiếm cớ bắt chuyện, lại càng hay. Năm nay, có chút đổi thay, ngọc bội đã vỡ, rượu cũng tỉnh rồi, hiện thực dường như đang muốn nàng quên đi kỉ niệm ngày xưa, chẳng còn lại thứ gì lưu giữ.
Buổi chiều hôm đó, Đoan Mẫn cuối cùng cũng rời khỏi phòng, tiểu Noãn Nhi mừng lắm, ríu rít chạy lại nắm lấy tay áo nàng, nhỏ giọng mà nũng nịu:
- Công chúa, công chúa. Người dọa nô tì sắp chết rồi!
Đoan Mẫn không muốn khiến mọi người khó chịu, không vui lại cắn rứt bèn nở nụ cười nhạt nhẽo, vô cảm nói:
- Đem vứt đi..
Tiểu Noãn Nhi buông nhanh tay áo Đoan Mẫn, miệng lắp bắp:
- V.. ứt vứt? Cô.. ông công chúa, người bảo vứt là vứt ngọc.. ngọc bội sao?
Đoan Mẫn đưa ánh mắt vô hồn nhìn tiểu Noãn Nhi rồi hờ hững buông một câu:
- Đúng thế! Dù sao cũng đã vỡ rồi, giữ lại có ích gì nữa.
Nói xong thì quay lưng bỏ đi, chẳng thèm đoái hoài xem vật đó bị vỡ thành thế nào. Tiểu Noãn Nhi phải nói là cực kì sốc, bình thường chủ nhân của nàng trân quý miếng ngọc đó thế nào, nàng là người rõ nhất, ấy vậy mà hôm nay lại chủ động đòi vứt đi. Nghĩ tới nghĩ lui vẫn cảm thấy không ổn, tiểu Noãn Nhi đem nó bỏ lại vào túi thơm rồi cất ở tư phòng.
Như Lai tửu quán.
Như Lai tửu quán thật không hổ danh là đệ nhất tửu lầu của Đại Đô, khách đến đây không ngớt bất kể ngày đêm, mỗi người đều là đại phú, mà kể cả bản thân chưa giàu có thì cũng là tiểu thiếu gia, người kế thừa chính tông của dòng họ. Tính ra, nhóm người của Tạ Vô Phong, Chu Linh và Lệ Ân Đình là khách vãn lai rỗng túi nhất. Đâu đó vài tiếng cười vui, trêu nhau lâu ngày không gặp, Lệ Ân Đình chán ngán vô thức bóc tách vỏ đậu rồi bóp nắn cái màn thầu, thực là chẳng có gì để làm nên đâm ra rảnh rỗi. Lúc sáng, đúng lý sẽ ra ngoài cùng Tạ Vô Phong nhưng vì trông cái bản mặt Chu Linh không mấy thích nên nàng làm lẫy chẳng thèm đi, đành ở lại tửu quán một mình.
Bàn đối diện cửa chính mới thêm hai vị khách, có vẻ là thương nhân, làm ăn hẳn là kha khá, quần áo trên người trông qua cũng rất có giá trị, điệu bộ hống hách lắm. Vừa tới bàn ngồi xuống liền lớn tiếng nói:
- Đúng là xúi quẩy, đám quan lại Ôn Châu làm gì không biết. Dịch bệnh đã xảy ra cả tháng trời lại chẳng có ai đứng ra giải quyết. Đám dân đen gánh nạn chết thì chẳng nói làm gì, con đường làm ăn của chúng ta lại cũng vì thế mà liên lụy.
Người còn lại chọt vào mấy tiếng:
- Triều đình còn chưa lo thì đâu đến lượt chúng ta. Tôi nghe nói dịch bệnh lần này triệu chứng giống hệt như của hai mươi năm trước. Lần này Ôn Châu lại xác chất thành núi rồi.
Lệ Ân Đình nghe qua thì có chút ngạc nhiên. Lúc tới đây, nàng và Tạ Vô Phong cũng có đi ngang Ôn Châu. Nơi đó sung túc, ấm no, giàu có, không phải kiểu lưa thưa, thiếu thốn. Nếu là hai mươi năm trước dịch bệnh khiến Ôn Châu xác phơi đầy đồng thì lẽ nào ngày đó nơi họ đi qua lại là bãi tha ma. Nghĩ tới mà ớn lạnh cả người, Lệ Ân Đình đứng lên đi về phía đám người lúc nãy, dò dèm hỏi:
- Xin lỗi, lúc nãy ta nghe các vị nói trước đây khá lâu Ôn Châu từng bị dịch bệnh giống như bây giờ sao?
Người khách trong bàn nghe hỏi thì lập tức thể hiện sự hiểu biết của mình, kể liền một mạch:
- Đúng thế! Chuyện cũng khá lâu rồi, là khoảng hai mươi năm trước. Ôn Châu hứng chịu sự trừng phạt của lão thiên gia, hạn hán, vỡ đê, mất mùa và dịch bệnh kéo đến cùng một lúc. Năm đó, bá tánh Ôn Châu kéo tới đây mấy trăm người, hoàng đế không hiểu vì sao lại nhất quyết không mở cổng thành, bỏ mặc sự sống chết của họ. Sau đó, họ đã bỏ cuộc trở về, xác chết khắp nơi, trở thành một cuộc chết chóc hiếm hoi nhất trong lịch sử Nguyên triều.
Người bên cạnh nói thêm vào:
- Cũng không thể trách hoàng đế được, tất cả là vì nghĩ cho bách tính thiên hạ mà thôi. Khi ấy, những người đó đã bị nhiễm bệnh cả rồi, nếu mở cổng thành cho họ vào trong khác nào đem mầm bệnh gieo rắc cho cả Đại Đô và hoàng cung đại nội sao?
Lệ Ân Đình nghe qua đầy cảm thán, trong lòng chợt dấy lên suy nghĩ: "Cũng đều là một mạng người, lại có kẻ được cứu, kẻ không có quyền sống. Công bằng, công lý ở đâu?". Im lặng hồi lâu, nàng lại hỏi:
- Vậy.. năm đó làm sao Ôn Châu vượt qua được? Tiểu nữ có đi ngang Ôn Châu vào hai tháng trước, thấy nơi đó vẫn an hòa, bá tánh có cuộc sống rất khắm khá. Không giống gì là bị tàn phá, dù cho đã hai mươi năm thì việc khan phục như thế cũng khiến người ta thật khó tin.
Người khách đó vỗ tay lên đùi, cười lớn, ồ ồ nói:
- Dĩ nhiên rồi, năm đó là Ôn Châu gặp may, nếu không có người đó ra tay cứu giúp thì giờ này nơi đó đã là miền đất hoang khô cằn rồi.
Lệ Ân Đình nghe thấy thì hồ hởi, hỏi tới:
- Có người giúp sao? Người đó lợi hại tới vậy à?
Người khách ôn tồn, nói:
- Không phải là lợi hại mà là vì người đó yêu dân, bát ái lại được trời thương, ban mưa, dừng lũ, Ôn Châu mới tai qua nạn khỏi.
Lệ Ân Đình ngây người ra, vị khách đó lại tiếp:
- Người đó được mệnh danh là phật sống của Ôn Châu, Bình Dương vương gia, Trương Nhất Sơn.
Lệ Ân Đình lùi về sau mấy bước, tim nàng như ngừng đập khi được nghe lần nữa tên gọi của một người mà trước khi chết sư phụ của nàng, Tạ Sâm đã từng nhắc đến. Bao lâu đến Đại Đô vẫn mãi chưa có tin tức gì của người cần tìm, nay lại vô tình bắt được chút manh mối có liên quan, nàng dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội, liền đó hỏi tới:
- Vậy.. không biết huynh có biết gì về sự việc năm đó và những chuyện có liên quan tới vị vương gia đó không?
Người khách đó có hơi nhíu mày, từ từ nói:
- Ta cũng không rõ, chỉ biết là không lâu sau lần đó phủ Bình Dương đã xảy ra một thảm án lớn, cướp đi hơn năm trăm mạng người, cả chủ nhân nơi đó là phu phụ của Bình Dương vương gia và đích tử của họ. Thật đau xót! Ta còn nhớ năm đó, bá tánh Ôn Châu kéo tới không ít, khóc lóc suốt ba ngày ba đêm ngoài cổng thành Đại Đô, có đuổi thế nào cũng không chịu rời khỏi. Hoàng đế cũng vì nhớ thương con cháu mà ngã bệnh mấy tháng trời.
Lệ Ân Đình sụt sùi một hồi lâu thì hỏi:
- Theo như mọi người nói thì dịch bệnh năm đó là nhờ có Bình Dương vương gia mà giải quyết được. Vậy là ngài ấy rất giỏi y thuật sao?
Vị khách đó xua tay, nói:
- À không, Ôn Châu là nhờ phúc của ngài ấy mới được cứu chứ ngài ấy thì không biết y thuật. Dịch bệnh là do bạn của ngài ấy chữa, một trong tứ kiệt vang danh thời đó, Vân Du.
Lệ Ân Đình há hốc mồm, bất giác ngây người. Tạ Vô Phong cùng Chu Linh ở bên ngoài vừa vào thì nghe thấy câu chuyện, chân như chôn tại chỗ, môi mấp máy không thành tiếng: "Vân.. Vân Du?"
Tửu quán chiều, Tạ Vô Phong tâm loạn, tỏ nguồn cơn
Phủ quốc công.
Sáng đó, người hầu trong phủ đem đến một bộ y phục cho Tống Thanh Dực, nói rằng là thứ mà phu nhân chuẩn bị, xem ra bà quả thực dốc lòng muốn đem "gả bán" chàng.
Chinh chiến sa trường bao năm, vận phục giáp nặng trịch cũng không hề gì, ấy vậy mà triều phục hôm nay lại khiến chàng chẳng thoải mái chút nào. Nó trông đẹp thì có đẹp, kim vân ôm trọn dọc nửa người, sơn lâm chiếm nửa còn lại, bộ triều phục này thật sự rất tinh tế, từ mũi thêu, đường chỉ đến chất liệu vải phải nói là vô cùng hoàn mỹ, dù thích hay không vẫn phải tấm tắc gật gù cho sự kì công tỉ mỉ này.
Chỉnh y xong, Tống Thanh Dực đến phòng Cao Lâm Mạn vấn an:
- Mẫu thân, yến tiệc tối nay có thể kéo dài. Con và phụ thân chắc sẽ về trễ, người hãy nghỉ ngơi trước, đừng đợi ạ!
Cao Lâm Mạn mỉm cười, mắt nhìn triều phục mà Tống Thanh Dực đang vận, quay sang hỏi A Lan:
- Nhũ nương, hãy thay ta nhìn xem. Hôm nay Dực nhi trông thế nào?
A Lan mỉm cười, lại gần bên Cao Lâm Mạn, nói:
- Đại phu nhân, thiếu gia chúng ta anh tuấn, khôi ngô, hôm nay lại càng phong thái ngút trời, chắc hẳn sẽ làm các tiểu thư, quận chúa phải xiêu lòng từ cái nhìn đầu tiên.
Tống Thanh Dực phì cười, nói vui:
- Xem ra mẫu thân thật lòng rất muốn có con dâu, nôn nóng đem bán con như vậy mà.
Nói rồi thì trực tiếp đi lại quỵ gối xuống gần bên Cao Lâm Mạn, thủ thỉ:
- Mẫu thân, là Dực nhi bất hiếu. Bao năm chinh chiến sa trường, không lo nghĩ cho người. Con..
Cao Lâm Mạn ngắt lời, dịu dàng nói:
- Sao có thể nói như vậy. Dực nhi của ta lòng mang chí lớn, sao có thể so bì với thứ tình cảm tầm thường ấy được.
Tống Thanh Dực sụt sùi, hai mắt đỏ hoe, nghĩ một lúc thì cương định nói:
- Hôm nay, con nhất định sẽ tìm cho người một nàng dâu thật ưng ý.
Cao Lâm Mạn cười hiền, nhìn chàng đôn hậu. Tống Thanh Dực hiểu rõ mẫu thân của chàng, bà là yêu thích nàng Triều Dương quận chúa của phủ Bảo Thân Vương, không như phụ thân chàng, muốn chàng phải kết thân cùng tam công chúa. Cũng dễ hiểu thôi, Triều Dương quận chúa nổi tiếng xinh đẹp, nhu mì, đoan trang, tiết hạnh, lúc nhỏ lại còn có vài lần ghé qua phủ quốc công, vừa hiếu thuận vừa hiểu chuyện lại hiền dịu, nếu hỏi chàng có ưng ý không thì thật ra cũng là thích lắm. Bao năm không gặp, không biết bây giờ nàng ta trông thế nào, chắc là sẽ rất xinh đẹp.
Hoàng cung.
Cùng Tống Trích Tư vào hoàng cung chỉ có Tống Thanh Dực và Tiết Minh. Dọc đường lại gặp không biết bao nhiêu là vương công, quý tộc, đều mang theo nhi tử. Xem ra, yến tiệc tối nay không chỉ có mình phụ thân chàng hướng đến việc kết thân, tình hình có vẻ vô cùng căng thẳng. Ngoài mặt họ chào hỏi khách sáo nhưng trong lòng hẳn là đã đoán được tất thảy ý đồ của nhau, chỉ nhìn ánh mắt là biết, quan trường không có bạn thân, chỉ có xu nịnh, chàng chính là không ưa gì điều này nên rất hiếm khi tham dự yến tiệc của hoàng cung. Vốn định sẽ bỏ đi nhưng lại sợ cha chàng không thuận ý, đang không biết phải làm thế nào thì từ xa đã nghe tiếng của Dương Oai:
- Thanh Dực huynh, huynh cũng có mặt ở đây à?
Dương Quảng từ sau bước tới, lên tiếng trách mắng:
- Vô lễ! Con không thấy quốc công đang có mặt hay sao?
Dương Quảng là thừa tướng đương triều, rất có tiếng nói trong những lần nghị chính, cùng với Tống Trích Tư được xem là đòn bẩy hai đầu của thế lực Nguyên triều. Đưa mắt nhìn quanh một lượt những quan lại đang có mặt, Dương Quảng vừa cười vừa nói, trong điệu bộ có chút mỉa mai:
- Cái bọn rắn nước vùng vẫy ao lầy lại còn vọng tưởng hóa rồng bay lượn trời cao.
Tống Trích Tư nhếch môi không nói, chỉ đưa mắt nhìn Dương Quảng rồi thôi. Tống Thanh Dực nở một cười nhàn nhạt, lòng lúc này chợt nghĩ qua: "Dương bá phụ trong triều được xem là thân thiết nhất với phụ thân, liệu với ông ấy, phụ thân có đề phòng hay toan tính điều gì không?".
Tống Trích Tư vốn là người ít nói, thân thiết cỡ nào chưa chắc đã đủ khả năng khiến ông khai khẩu quá ba câu, ngoại trừ những chuyện có liên quan đến công vụ. Tống Thanh Dực nghĩ bụng: "Lẽ nào phụ thân sợ nói nhiều sai nhiều, nói ít sai ít nên không nói sẽ không sai? Thế cũng quá khắc khe với bản thân rồi!". Nghĩ vậy cũng đúng, vì từ nhỏ dù chàng có làm bao nhiêu việc khiến ông vừa lòng, chỉ cần là một lần lỡ nói ra điều gì cấm kỵ hoặc mang ý không may mắn đều sẽ vì đó mà bị nhốt vào nhà củi tận mấy ngày không cho ăn uống. Với chàng, chỉ khi đi cùng Lý Kiên hoặc Chiêu Tâm Đan thì lời thật từ tâm can mới theo đó mà thoát ra nổi, bằng không thì nửa chữ cũng đừng hòng cạy được từ miệng chàng. Mà kể cũng lạ, từ nhỏ đã vì sợ bị trách phạt mà kiềm lòng nói ít lại, khi nói phải dè chừng, suy tính, lớn dần lại không cần phải như thế nữa, tự bản thân sinh ra một lớp phòng vệ, mặc định chỉ nói nhiều, vui nhiều khi gặp người nào thân thiết. Nhưng cái đó chỉ dành cho chàng thôi, chứ phụ thân chàng thì khác, ông ấy với cả người bạn già bao năm sát cánh đảm đương nhau trong triều cũng đâu có mở miệng nói quá ba câu, thói quen này hẳn phải tập rất lâu, rất khó, không thoải mái chút nào.
* * *
Từ sáng, hoa ở ngự hoa viên đã được tỉa tưới, chăm sóc kỹ càng, chính điện thì bày đủ ngự thiện, đều là cực phẩm. Một mình Tống Thanh Dực rời khỏi nơi lừa lọc xu nịnh, tự đi dạo xung quanh. Chân đang bước bỗng dừng lại bất ngờ, chàng phát hiện có một mùi hương khác biệt, rõ là không phải hương hoa nhưng lại rất thơm, không quá nồng nàn nhưng lại cuốn hút, tạo cảm giác dễ chịu vô cùng.
Chinh chiến sa trường bao năm, khả năng phòng bị nhạy bén hơn người thường đã cho Tống Thanh Dực những kinh nghiệm không sao học được ở bất cứ đâu. Chàng nhẹ nhàng bước từng bước thật chậm rãi, vừa đi vừa quan sát xung quanh, đặt vào mắt chàng là một nữ tử da trắng, tóc đen, vận y phục ánh kim rực rỡ, giữa vườn hoa của ngự hoa viên, nữ tử đó vừa kiêu sa vừa lộng lẫy, người quyện vào hoa, hoa khép nép bên người, nếu có giấy bút chàng sẽ vẽ ngay một bức họa, đặt tên là "Diễm sắc". Thoáng bất giác vì từ "Diễm" Tống Thanh Dực thất thần, tự nghĩ: "Diễm? Diễm Tiên Các? Lẽ nào là..". Trong lúc chàng còn đang bận suy tư thì bỗng nghe tiếng người gọi:
- Phiêu kỵ tướng quân?
Bị gọi ngay đúng chức trách, Tống Thanh Dực giật mình đưa mắt nhìn người trước mặt, thoáng chút ngây ngô. Trước nay, ngoại trừ mẹ chàng Cao Lâm Mạn thì Lý Tiên là nữ tử được coi là người xinh đẹp thứ hai trong mắt chàng. Thế mà hôm nay, đối diện với nữ tử này, không một câu nào có thể diễn tả được hết sự diễm lệ đó. Mắt nàng ta trong suốt tựa sương mai buổi sáng, long lanh như nước hồ trong vắt, đôi mắt ấy đang nhìn chàng chờ câu trả lời, vừa ngạo mạn vừa tinh nghịch. Trời đang nắng, hai má nàng hồng hào, trên trán lấm tấm mồ hôi, đôi môi đỏ mọng hệt quả đào mọng nước. Tống Thanh Dực nuốt "ực" một cái nhẹ rồi nói:
- Phải!
"Gì thế này? Phải ư? Có thất lễ quá không?". Tống Thanh Dực lúng túng lùi về sau một bước rồi đưa tay che miệng, hắng giọng, ấp úng:
- À, mạt tướng..
Nghinh Hương Đoan Mẫn ngắt lời, thẳng thắn:
- Đích tử của quốc công, phiêu kỵ tướng quân trẻ tuổi nhất của Nguyên triều, Tống Thanh Dực. Ta nói đúng chứ?
Lúc này, Tống Thanh Dực đã gần như xác định được người trước mặt chàng đúng thật là tam công chúa Nghinh Hương Đoan Mẫn, có điều nàng thực sự đúng như lời đồn, quả nhiên là tuyệt sắc khuynh thành. Cả Lý Tiên, và cả Triều Dương quận chúa tuy chưa gặp lại kia cũng không thể nào so bì được.
Tia nắng trên cao chạy theo hướng mặt trời lui về sau hậu viện, dưới ánh hoàng hôn của buổi chiều nhàn nhạt, nét kiều diễm kia dù đã trải qua cả trưa gay gắt, tóc mai bên tai tuy có chút rối vẫn khiến lòng người say đắm. Tống Thanh Dực đưa ánh nhìn về khuôn mặt của Đoan Mẫn, tim liên hồi từng nhịp, lúc có lúc không. Đoạn thì lên tiếng:
- Mạt tướng tham kiến tam công chúa. Chúc tam công chúa sinh thần vui vẻ, trường lạc an khang.
Vài hôm trước sinh thần, Đoan Mẫn có nghe phụ hoàng nói qua về hôn sự của nàng. Mặc dù ông không cưỡng ép nhưng dường như cũng là mặc định, và người mà ông chọn cho nàng là đích tử của quốc công đương triều, cháu ngoại của tiền ngự sử, Tống Thanh Dực. Nàng đưa mắt nhìn rồi cười qua loa, nói:
- Đa tạ tướng quân. Nhưng.. làm sao mà tướng quân lại biết là ta?
Tống Thanh Dực ngước nhìn Đoan Mẫn, vẫn là ánh nhìn say đắm, chân thành như thế, vẫn là thái độ ngượng ngùng, bối rối như thế, chàng ngập ngừng giây lát, hồi lâu mới nói:
- Hồi tam công chúa, hôm nay là sinh thần của người, chẳng phải cả hoàng cung đã có lệnh bất cứ ai cũng không được bước vào ngự hoa viên này sao? Hơn nữa, Diễm Tiên Các của tam công chúa cũng gần nơi này nhất, với lại..
Lúc này, lại nghe tiếng nàng hỏi:
- Thế sao ngài lại vào đây?
Đoan Mẫn nhướng mắt đợi câu nói tiếp theo, Tống Thanh Dực kiên định nhìn thẳng mặt nàng, phần nào đó bớt đi sự ngại ngùng, điềm nhiên nói:
- Mạt tướng không phải người trong cung.
Rồi trầm giọng, ôn nhu:
- Trước đây, thần từng nghe qua một câu nói được lưu truyền trong dân gian, đó là tam công chúa Nghinh Hương Đoan Mẫn là đệ nhất mỹ nhân của Nguyên triều. Nếu người đây không phải là tam công chúa thì chẳng lẽ trên đời lại thật sự có tiên nữ hạ phàm hay sao?
Nghe qua lời khen có chút không trực tiếp này, Đoan Mẫn vừa vui vừa lạ, ai gặp nàng không khen cũng tụng, ca ngợi đủ điều, không khéo lại đưa nàng lên tận mây xanh chứ nói gì là kiểu nhẹ nhàng mà chân thật này. Thoáng chút thú vị, nàng cười rồi hỏi lại:
- Thế ra, tướng quân là đang khen ta xinh đẹp sao?
Tống Thanh Dực mỉm cười, ngượng nghịu gật đầu nói:
- Không phải là xinh đẹp, mà là vô cùng xinh đẹp. Đôi mắt này của mạt tướng nhìn chiến loạn, dấy máu tanh đã quen, hôm nay may mắn được dùng nó ngắm sự kiều diễm của tam công chúa, thật là vô cùng diễm phúc..
Đoan Mẫn ngắt lời chàng, cười nói:
- Tướng quân anh hùng xuất thiếu niên. Tuổi còn trẻ như vậy đã lập được biết bao công lao hạng mã cho triều ta, phụ hoàng đánh giá rất cao năng lực của ngài. Gặp được nhau đây xem như là có duyên, ta đa tạ lời chúc phúc của tướng quân, nhân tiện cũng chúc tướng quân bách chiến bách thắng, cũng mong ngài sẽ trường lạc an khang.
Nói xong thì bỏ đi ngay sau đó, còn chẳng thèm đợi Tống Thanh Dực nói thêm lời nào. Chàng mỉm cười, nghĩ bụng: "Quả nhiên là nàng công chúa ngạo mạn, nhưng.. sao nàng ấy lại có thể xinh đẹp thế này".
Buổi tiệc tối đó diễn ra êm đềm, không có gì đặc biệt cũng chẳng có dấu hiệu gì của việc kết thân như lúc đầu chàng thấy, mọi người chỉ chào hỏi nhau và rồi ra về sau khi tiệc kết thúc. Hôm nay Bảo Thân Vương cáo bệnh không tới được, vì thế chàng cũng không có cơ hội gặp được Triều Dương quận chúa. Nhưng việc đó đã là gì, vì tối nay chàng chắc chắn sẽ chẳng thể nào ngủ được. Lúc về, phụ thân có hỏi chàng về tam công chúa, chàng lại giả vờ bình tĩnh, ậm ừ qua loa rồi thôi. Kỳ lạ là ông lại chẳng gặng hỏi gì nhiều, cứ thế về đến tận phủ, hai người chia nhau mỗi người một hướng. Tối đó, chàng quả nhiên không ngủ được, nhưng đến sáng vẫn nằm im ở đó, có lẽ là mệt quá thiếp đi lúc nào không hay.
* * *
Thay xong y phục, Tống Thanh Dực đến ngay phòng khách gặp Tống Trích Tư. Vừa tới nơi đã thấy ông như đang đợi chàng, liền hỏi:
- Phụ thân, người đang chờ con sao?
Tống Trích Tư gật đầu, nói:
- Lần này tới Ôn Châu, ngoài mặt là hỗ trợ vùng dịch, nhưng thực ra là vì ta có việc quan trọng muốn con đi làm.
Tống Thanh Dực thoáng nghĩ qua: "Lẽ nào có liên quan với người đột nhập mật thất mấy hôm trước". Như thể đã đoán được suy nghĩ của chàng, Tống Trích Tư bày ra nét mặt có hơi nghiêm trọng, nói:
- Đúng thế! Ta muốn con thay ta thăm dò về tin tức của một người.
Diễm Tiên Các.
Tô Lịch chân thoăn thoắt đi nhanh như bay về phía Diễm Tiên Các, vừa vào tới cửa đã lớn tiếng gọi:
- Tiểu Noãn Nhi, mau ra đây!
Tô Lịch là ma ma thân cận của Nghinh Hương Đoan Mẫn, cũng có chút quyền hạn nho nhỏ trong Diễm Tiên Các. Nghe tiếng gọi, tiểu Noãn Nhi chạy nhanh ra, kéo tay Tô Lịch lại gần mình, suỵt khẽ:
- Ma ma, ma ma, người nhỏ tiếng thôi. Công chúa mà nghe thấy là con đi đời đó.
Nguyên là lúc sáng, tiểu Noãn Nhi có dọn đẹp lại Diễm Tiên Các vì mớ hỗn độn của yến tiệc tối qua. Không may cho nàng ta là trong lúc vô tình đã lỡ làm bể miếng ngọc lưu ly mà Đoan Mẫn xem như báu vật, và khoảnh khắc đó đã bị Tô Lịch bắt gặp.
Đang bối rối không biết phải làm sao, cả người tiểu Noãn Nhi lập tức bất động khi nghe thấy tiếng Đoan Mẫn từ sau vọng tới:
- Có chuyện gì mà mới sáng đã ồn ào rồi, ma ma?
Tô Lịch còn chưa lên tiếng đã bị tiểu Noãn Nhi cướp lời:
- Không.. không có gì đâu ạ. Công chúa, người.. người đói chưa? Em có nấu cháo hạnh nhân, người đi bên này nè.
Nói rồi liền dùng tay trực tiếp đẩy Đoan Mẫn đi khỏi đó, mặt tái xanh không còn chút máu. Lúc tới bàn ăn được chừng đôi ba muỗng, Đoan Mẫn như sực nhớ tới điều gì quan trọng, liền đó hỏi:
- À phải rồi tiểu Noãn Nhi, tối qua ta nhớ là có đưa em giữ hộ ta miếng ngọc. Giờ nó đâu rồi, em đưa lại cho ta đi.
Chạy trời không khỏi nắng, bao nhiêu chân lý luân thường giờ được tái hiện chân thật trên người của tiểu Noãn Nhi, đã xui thì xui cho tới như thế đã đành, giờ lại còn bị bắt tại trận, đành bước ra mà quỳ xuống xin tha:
- Công chúa, em xin lỗi người. Em lỡ.. em lỡ làm nó vỡ rồi!. ngôn tình sủng
Một tiếng "vỡ" đánh tan chút cô lãnh trên gương mặt Đoan Mẫn, nàng thất thần nhìn vào miếng ngọc vỡ vụn trên tay của tiểu Noãn Nhi, vừa đau vừa ức. Đó là kỉ vật duy nhất còn sót lại trong kí ức mơ hồ của nàng về "tiểu ca ca". Lần đó nàng đi lạc, là "tiểu ca ca" hơn nàng đôi ba tuổi đưa nàng về, trong đêm vắng lạnh, một thân một mình khoác áo cho nàng ấm, đưa bánh cho nàng ăn, lấy nước cho nàng uống, "tiểu ca ca" đó là người duy nhất cho đến bây giờ mà nàng luôn chờ đợi, không trách móc.
Giờ phút này đây, nàng giận cũng không được, trách cũng không xong, cứ thế im lặng rồi một mình rời khỏi, tiểu Noãn Nhi cực kì lo lắng, vội vàng đi tìm Tô Lịch cầu xin giúp đỡ. Tô Lịch giận thì có giận nhưng thực cũng thương người, theo đó đi đến tư phòng của Đoan Mẫn.
Tới cũng được một lúc, đứng ngoài suy nghĩ đắn đo cũng được một lúc, Tô Lịch không biết phải nói gì nên lần lựa mãi mà chưa gõ cửa. Đoan Mẫn hiểu cả, nói vọng ra:
- Tô ma ma, ma ma về đi. Ta không sao.
Từ lúc hoàng quý phi qua đời, tất cả sủng ái mà bà có được khi còn sống dồn hết cả lên người Đoan Mẫn. Hoàng đế yêu thương nàng hết mực, trong số hai người con gái, ông chiều chuộng nhất là nàng, nhưng bao nhiêu đó vẫn không đủ để vơi đi sự trống vắng trong lòng Đoan Mẫn. Kể từ ngày mẫu phi mất đi, nàng trở nên lãnh cảm, vô tình, ngoại trừ Tô Lịch và tiểu Noãn Nhi, dĩ nhiên không tính hoàng đế thì rất ít ai có thể bắt chuyện với nàng quá hai câu. Tất nhiên, trường hợp của Tống Thanh Dực cũng là cực kì hiếm hoi.
Sinh thần của nàng ngoài mặt thì hoành tráng thế thôi chứ đến đêm của năm nào cũng chỉ có mỗi nàng ngồi trước bức họa của mẫu phi, tay cầm ngọc bội, tay cầm bình rượu, uống cạn ngon lành. Đã mười lăm năm rồi, lần nào chả thế, nàng vốn đã quen với việc đón sinh thần kiểu cô độc như vậy, tốt nhất là đừng có ai làm phiền hay kiếm cớ bắt chuyện, lại càng hay. Năm nay, có chút đổi thay, ngọc bội đã vỡ, rượu cũng tỉnh rồi, hiện thực dường như đang muốn nàng quên đi kỉ niệm ngày xưa, chẳng còn lại thứ gì lưu giữ.
Buổi chiều hôm đó, Đoan Mẫn cuối cùng cũng rời khỏi phòng, tiểu Noãn Nhi mừng lắm, ríu rít chạy lại nắm lấy tay áo nàng, nhỏ giọng mà nũng nịu:
- Công chúa, công chúa. Người dọa nô tì sắp chết rồi!
Đoan Mẫn không muốn khiến mọi người khó chịu, không vui lại cắn rứt bèn nở nụ cười nhạt nhẽo, vô cảm nói:
- Đem vứt đi..
Tiểu Noãn Nhi buông nhanh tay áo Đoan Mẫn, miệng lắp bắp:
- V.. ứt vứt? Cô.. ông công chúa, người bảo vứt là vứt ngọc.. ngọc bội sao?
Đoan Mẫn đưa ánh mắt vô hồn nhìn tiểu Noãn Nhi rồi hờ hững buông một câu:
- Đúng thế! Dù sao cũng đã vỡ rồi, giữ lại có ích gì nữa.
Nói xong thì quay lưng bỏ đi, chẳng thèm đoái hoài xem vật đó bị vỡ thành thế nào. Tiểu Noãn Nhi phải nói là cực kì sốc, bình thường chủ nhân của nàng trân quý miếng ngọc đó thế nào, nàng là người rõ nhất, ấy vậy mà hôm nay lại chủ động đòi vứt đi. Nghĩ tới nghĩ lui vẫn cảm thấy không ổn, tiểu Noãn Nhi đem nó bỏ lại vào túi thơm rồi cất ở tư phòng.
Như Lai tửu quán.
Như Lai tửu quán thật không hổ danh là đệ nhất tửu lầu của Đại Đô, khách đến đây không ngớt bất kể ngày đêm, mỗi người đều là đại phú, mà kể cả bản thân chưa giàu có thì cũng là tiểu thiếu gia, người kế thừa chính tông của dòng họ. Tính ra, nhóm người của Tạ Vô Phong, Chu Linh và Lệ Ân Đình là khách vãn lai rỗng túi nhất. Đâu đó vài tiếng cười vui, trêu nhau lâu ngày không gặp, Lệ Ân Đình chán ngán vô thức bóc tách vỏ đậu rồi bóp nắn cái màn thầu, thực là chẳng có gì để làm nên đâm ra rảnh rỗi. Lúc sáng, đúng lý sẽ ra ngoài cùng Tạ Vô Phong nhưng vì trông cái bản mặt Chu Linh không mấy thích nên nàng làm lẫy chẳng thèm đi, đành ở lại tửu quán một mình.
Bàn đối diện cửa chính mới thêm hai vị khách, có vẻ là thương nhân, làm ăn hẳn là kha khá, quần áo trên người trông qua cũng rất có giá trị, điệu bộ hống hách lắm. Vừa tới bàn ngồi xuống liền lớn tiếng nói:
- Đúng là xúi quẩy, đám quan lại Ôn Châu làm gì không biết. Dịch bệnh đã xảy ra cả tháng trời lại chẳng có ai đứng ra giải quyết. Đám dân đen gánh nạn chết thì chẳng nói làm gì, con đường làm ăn của chúng ta lại cũng vì thế mà liên lụy.
Người còn lại chọt vào mấy tiếng:
- Triều đình còn chưa lo thì đâu đến lượt chúng ta. Tôi nghe nói dịch bệnh lần này triệu chứng giống hệt như của hai mươi năm trước. Lần này Ôn Châu lại xác chất thành núi rồi.
Lệ Ân Đình nghe qua thì có chút ngạc nhiên. Lúc tới đây, nàng và Tạ Vô Phong cũng có đi ngang Ôn Châu. Nơi đó sung túc, ấm no, giàu có, không phải kiểu lưa thưa, thiếu thốn. Nếu là hai mươi năm trước dịch bệnh khiến Ôn Châu xác phơi đầy đồng thì lẽ nào ngày đó nơi họ đi qua lại là bãi tha ma. Nghĩ tới mà ớn lạnh cả người, Lệ Ân Đình đứng lên đi về phía đám người lúc nãy, dò dèm hỏi:
- Xin lỗi, lúc nãy ta nghe các vị nói trước đây khá lâu Ôn Châu từng bị dịch bệnh giống như bây giờ sao?
Người khách trong bàn nghe hỏi thì lập tức thể hiện sự hiểu biết của mình, kể liền một mạch:
- Đúng thế! Chuyện cũng khá lâu rồi, là khoảng hai mươi năm trước. Ôn Châu hứng chịu sự trừng phạt của lão thiên gia, hạn hán, vỡ đê, mất mùa và dịch bệnh kéo đến cùng một lúc. Năm đó, bá tánh Ôn Châu kéo tới đây mấy trăm người, hoàng đế không hiểu vì sao lại nhất quyết không mở cổng thành, bỏ mặc sự sống chết của họ. Sau đó, họ đã bỏ cuộc trở về, xác chết khắp nơi, trở thành một cuộc chết chóc hiếm hoi nhất trong lịch sử Nguyên triều.
Người bên cạnh nói thêm vào:
- Cũng không thể trách hoàng đế được, tất cả là vì nghĩ cho bách tính thiên hạ mà thôi. Khi ấy, những người đó đã bị nhiễm bệnh cả rồi, nếu mở cổng thành cho họ vào trong khác nào đem mầm bệnh gieo rắc cho cả Đại Đô và hoàng cung đại nội sao?
Lệ Ân Đình nghe qua đầy cảm thán, trong lòng chợt dấy lên suy nghĩ: "Cũng đều là một mạng người, lại có kẻ được cứu, kẻ không có quyền sống. Công bằng, công lý ở đâu?". Im lặng hồi lâu, nàng lại hỏi:
- Vậy.. năm đó làm sao Ôn Châu vượt qua được? Tiểu nữ có đi ngang Ôn Châu vào hai tháng trước, thấy nơi đó vẫn an hòa, bá tánh có cuộc sống rất khắm khá. Không giống gì là bị tàn phá, dù cho đã hai mươi năm thì việc khan phục như thế cũng khiến người ta thật khó tin.
Người khách đó vỗ tay lên đùi, cười lớn, ồ ồ nói:
- Dĩ nhiên rồi, năm đó là Ôn Châu gặp may, nếu không có người đó ra tay cứu giúp thì giờ này nơi đó đã là miền đất hoang khô cằn rồi.
Lệ Ân Đình nghe thấy thì hồ hởi, hỏi tới:
- Có người giúp sao? Người đó lợi hại tới vậy à?
Người khách ôn tồn, nói:
- Không phải là lợi hại mà là vì người đó yêu dân, bát ái lại được trời thương, ban mưa, dừng lũ, Ôn Châu mới tai qua nạn khỏi.
Lệ Ân Đình ngây người ra, vị khách đó lại tiếp:
- Người đó được mệnh danh là phật sống của Ôn Châu, Bình Dương vương gia, Trương Nhất Sơn.
Lệ Ân Đình lùi về sau mấy bước, tim nàng như ngừng đập khi được nghe lần nữa tên gọi của một người mà trước khi chết sư phụ của nàng, Tạ Sâm đã từng nhắc đến. Bao lâu đến Đại Đô vẫn mãi chưa có tin tức gì của người cần tìm, nay lại vô tình bắt được chút manh mối có liên quan, nàng dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội, liền đó hỏi tới:
- Vậy.. không biết huynh có biết gì về sự việc năm đó và những chuyện có liên quan tới vị vương gia đó không?
Người khách đó có hơi nhíu mày, từ từ nói:
- Ta cũng không rõ, chỉ biết là không lâu sau lần đó phủ Bình Dương đã xảy ra một thảm án lớn, cướp đi hơn năm trăm mạng người, cả chủ nhân nơi đó là phu phụ của Bình Dương vương gia và đích tử của họ. Thật đau xót! Ta còn nhớ năm đó, bá tánh Ôn Châu kéo tới không ít, khóc lóc suốt ba ngày ba đêm ngoài cổng thành Đại Đô, có đuổi thế nào cũng không chịu rời khỏi. Hoàng đế cũng vì nhớ thương con cháu mà ngã bệnh mấy tháng trời.
Lệ Ân Đình sụt sùi một hồi lâu thì hỏi:
- Theo như mọi người nói thì dịch bệnh năm đó là nhờ có Bình Dương vương gia mà giải quyết được. Vậy là ngài ấy rất giỏi y thuật sao?
Vị khách đó xua tay, nói:
- À không, Ôn Châu là nhờ phúc của ngài ấy mới được cứu chứ ngài ấy thì không biết y thuật. Dịch bệnh là do bạn của ngài ấy chữa, một trong tứ kiệt vang danh thời đó, Vân Du.
Lệ Ân Đình há hốc mồm, bất giác ngây người. Tạ Vô Phong cùng Chu Linh ở bên ngoài vừa vào thì nghe thấy câu chuyện, chân như chôn tại chỗ, môi mấp máy không thành tiếng: "Vân.. Vân Du?"