Chương 1: Chuyện vãn ở quán nước
Nắng tháng 4 đổ lửa, nhưng lại chẳng e dè mà rọi thẳng xuống mái đầu đã ướt đẫm mồ hôi của Diệp Thảo. Cô gái trẻ nhắm không cố được nữa nên đã vội tấp vào một gốc cây ven đường mà nghỉ mệt.
Nón lá được tháo xuống. Diệp Thảo cũng lấy ngay nó để làm quạt.
Từng đợt gió được tạo ra từ những cái phe phẩy của cái nón lá giúp cô gái trẻ phần nào bớt đi cái ngột ngạt nóng bức.
Nắng chi mà nắng dữ vậy không biết. Nắng từ độ Tết đến giờ rồi còn gì. Đồng ruộng khô cháy. Mùa màng cũng vì thế mà đói kém hẳn. Nhớ cảnh chum gạo trong góc bếp chỉ còn non nửa đấu mà Diệp Thảo buông ra một tiếng thở dài.
Lần tìm trong túi vải ống nứa đựng nước, cô gái trẻ ngây người, rồi sau đó là chuyển sang trạng thái bất lực khi ống nứa đã trống không từ khi nào. Đúng vậy. Chuyện quan trọng như thế mà nàng cũng quên được kia đó.
Nước trong ống nứa khi nãy bước xuống xe ngựa nàng đã cho hai mẹ con nhà kia uống. Nhìn họ ngửa cổ tu cạn những giọt nước cuối cùng trong ống mà Diệp Thảo suýt chút nữa bật khóc.
Nhưng may sao nàng đã không khóc. Đứng lặng nhìn theo bóng lưng gầy nhom của người mẹ trẻ và đứa bé, nàng biết họ cũng rất khát nên mới uống sạch nước như vậy. Rồi thì nàng nhủ thầm là nhà của Nguyễn đại nhân cũng gần thôi. Chịu khó nhịn khát một chút rồi đến đó uống bù cũng được.
Nhưng chẳng ngờ đoạn đường đi này dài hơn nàng tưởng tượng rất nhiều. Ngửa cổ trông lên ông mặt trời hãy còn đang say sưa phát sáng, Diệp Thảo dứt khoát đứng lên, đội nón rồi bước ra khỏi tán cây.
Phải cố gắng lên! Đúng rồi! Phải cố gắng.. Bởi chum gạo trong góc bếp nhà nàng chỉ còn non nửa đấu. Bởi giờ chuyện đói no của thầy mẹ ở nhà đang phụ thuộc hết vào nàng.
Diệp Thảo nàng nhớ như in đôi mắt buồn bã của thầy khi đứa học trò duy nhất xin nghỉ học. Ông buồn bởi mai rầy tiền đong gạo sẽ chẳng còn nữa. Nhưng biết sao được, khi dân quanh vùng còn đang chạy ăn thì tâm trí đâu mà họ nghĩ đến cái chữ.
May mắn cho Diệp Thảo là nàng có cha là một thầy đồ trong vùng, nên chữ nghĩa trong đầu nàng tự tin là nhiều hơn mấy sĩ tử lông bông ngoài kia. Có điều nàng là phận nữ nhi, ngoài nuôi tằm, dệt vải rồi thì cấy mướn, chứ có còn công việc gì khác để cho nàng làm đâu.
Bứt rứt vì chẳng thể phụ giúp được cho thầy mẹ. Diệp Thảo đã suýt bật khóc khi nhận được thơ của bác Ba, là anh trai của thầy nàng. Bác Ba nói muốn mượn Diệp Thảo đến xứ Quán Trà phụ ông ghi chép sổ sách thóc lúa mà Nguyễn đại nhân thâu mua được.
Lá thơ ấy không khác chi là cái phao cứu sinh cứu rỗi cuộc đời của Diệp Thảo. Nàng vội biên thơ hồi đáp rằng bản thân ưng thuận với công việc mà bác ruột sắp xếp.
Và khi thơ được gửi đi, thì nàng cũng nhanh chóng sắp xếp quần áo để lên đường. Xuất phát từ sáng tinh mơ ở trạm dịch Hòa Thuận, Diệp Thảo cứ ngỡ bản thân sẽ sớm thôi đến được trạm dịch Hòa Cát.
Nhưng có ai ngờ đâu sự chẳng như nàng tính toán. Xe ngựa bị hỏng giữa đường. Cũng may chỗ xe bị hư là trong khu chợ, có người qua lại nên phần nào chuyện cũng được giải quyết chóng vánh, và còn không sợ thú dữ tấn công.
Ấy vậy mà Diệp Thảo nàng vẫn đến nơi trễ hơn giờ hẹn tận hai canh giờ. Hai canh giờ.. Ngộ nhỡ vì chờ lâu quá mà không thấy Diệp Thảo nàng xuất hiện, nên Bác Ba của nàng sẽ đưa công việc đó cho ai khác thì sao?
Luồng suy nghĩ kia chợt thoáng qua trong đầu. Làm Diệp Thảo không kịp được mà run rẩy. Nàng cố rảo chân bước cho thật mau. Nhưng đôi giày cỏ của Diệp Thảo nàng vừa đưa lên trước được đôi ba bận đã phải dừng lại.
Đâu đó phía trước đang vọng lại những thanh âm của sự cãi vã. Không cho mình cái quyền được chậm trễ, nhưng khi nhận ra những thanh âm kia đã phát ra từ cái quán nước dưới gốc sung già ven đường, thì Diệp Thảo đã không ngăn nổi sự tò mò.
Nàng đứng lại bên vệ đường trông vào quán nước. Chỉ là cái chòi lá được dựng tạm từ mấy tấm phênh lá dừa. Quán nước xiêu vẹo tưởng chừng đã ngả hẳn vào một bên gốc sung.
Ấy thế mà quán lại đông khách đến mức kì cục. Bước lại gần hơn, Diệp Thảo nghe cô gái áo tím đang ra rả mắng chửi. Có lẽ đối tượng mà cô ta muốn nhắm tới là cô gái áo hồng, đang đứng trước mặt.
- Là tôi đã nhìn thấy cái bàn này trước nên đương nhiên là cái bàn này, phải là của tôi. Cô đã đến sau thì hãy chọn một cái bàn trong góc mà ngồi. Người đâu đã xấu người rồi lại còn điêu ngoa.
- Điêu ngoa? Xấu người?
Cô gái áo hồng cũng chẳng phải loại vừa.
- Cô nói người thì cũng phải nhìn lại mình trước đi đã. Có ai đời là nữ nhân mà nhìn thấy nam nhân một cái là cuống quýt lên, như mèo nhìn thấy mỡ không? Thật không xứng với cái danh là Trần đại tiểu thơ đâu. Phải là Dâm Dâm tiểu thơ mới đúng.
Cô nàng bực tức đến mức bàn tay đã nắm thành quyền, khiến những người có mặt trong quán và cả Diệp Thảo nữa nghĩ sẽ xảy ra một vụ ẩu đả. Nhưng không, cô gái áo tím sau khi được bé đứng cạnh kéo áo thì đã khôi phục được sự bình tĩnh.
Cô nàng xốc lại váy áo thì hướng cô gái áo hồng cười nhạt. Sự bình tĩnh của cô nàng khiến Diệp Thảo kinh ngạc một, thì những gì cô gái ấy nói ra lại khiến Diệp Thảo kinh ngạc mười.
Cô gái áo tím nói:
- Đúng! Ta thừa nhận bản thân rất si mê cậu Ba của Nguyễn gia. Nhưng đã sao. Si mê thì nói si mê. Ai chứ đâu có như ai kia. Dùng mọi thủ đoạn để cậu Hai để ý đến mình, nhưng ngoài mặt thì lại cứ tỏ ra thanh cao.
Những tiếng ồ à vang lên khiến cô gái áo hồng lập tức đỏ mặt. Cô nàng ngượng ngùng giằng mạnh cái ghế trong tay xuống nền đất cứng rồi vội vàng quay lưng rời đi.
Vậy là phần thắng đã thuộc về cô gái áo tím sao?
Hướng ánh mắt ngưỡng mộ thật sự về người mới giật giải, Diệp Thảo xốc túi vải của mình lên để toan đi tiếp.
Nhưng chân vừa mới cất bước thì tai lại nghe tiếng chửi mắng của cô gái áo tím. Lần này là chuyện gì nữa đây. Ngoảnh đầu nhìn lại thì một màu xanh thiên thanh mát mắt đã lập tức đập vào mắt của Diệp Thảo.
Một cô gái xinh đẹp nữa lại xuất hiện, và người này không những có gương mặt hút hồn mà khí chất của cô nàng cũng khiến Diệp Thảo phải thêm một phen trầm trồ.
Tao nhã, nhưng lại có chút ngạo khí. Và tiếng chửi mắng của cô gái áo tím là xuất phát từ cái ngạo khí đó. Cô gái mặt áo xanh thiên thanh từ lúc nào đã ngồi vào cái bàn mà ai đó vừa tranh giành được.
- Cô đi ra ngay cho tôi! Đây là bàn của tôi mà.
- Là bàn của cô sao?
Cô gái mặc áo xanh cười nhạt.
- Là bàn của cô thì sao cô không ngồi? À, tôi biết rồi! Có phải cô xuất thân là nô tì chi đó nên không có thói quen được ngồi? Vậy thì nhường cái ghế này cho tôi đi. Cảm ơn!
Đoạn cô gái áo xanh quay đầu nói với bà chủ quán nước:
- Bà chủ cho tôi ấm trà sen với ít bánh ngọt nhé! Với còn bà chủ có biết khi nào thì người của cậu Ba Nguyễn gia đi qua đây không? Tôi nghe nói hôm nay họ đi thăm kho hàng ở Lũng Tre.
Bà chủ quán nước đang suy nghĩ để trả lời câu hỏi của khách thì đã phải dừng lại bởi tiếng cười hả hê của cô gái áo tím. Cô gái trẻ sau khi cười xong thì còn khoa trương đưa ống tay áo lên quệt nước mắt.
Diệp Thảo biết biểu tình này nghĩa là gì? Là mắc cười quá đến bận chảy cả nước mắt. Và quả thật là vậy. Cô gái áo tím hướng ánh mắt khinh miệt về phía người mới giành chỗ ngồi của mình mà rằng.
- Tưởng thanh cao thế nào? Thì ra là cũng muốn được cậu Ba Nguyễn gia để ý tới.
- Thì sao chứ? Nguyễn đại nhân, xưa làm khâm sai của Dinh Bình Hòa này không phải là rất liêm chính, yêu thương con dân sao? Gia đình phúc đức như thế không phải chỉ có cô, tôi hay bất kỳ cô gái nào cũng muốn được bước chân vào đó mà làm dâu. Nhưng có điều là cô gái trẻ à, cô hiểu lầm rồi. Người tôi muốn gặp là Lê Bá Thông, người giúp việc bên cạnh cậu Ba kia.
- Cái gì?
Cô gái áo tím không giấu được sự kinh ngạc.
- Sao lại gặp Lê Bá Thông? Này, đừng nói cô muốn chồng đến mức đầu óc lú lẫn rồi nha. Chứ Bá Thông, cái gã giúp việc đó tuy nhìn cũng điển trai thật, nhưng xuất thân hèn kém. Đã vậy, tôi còn nghe nói gã đó có thời gian tham gia khoa cử nhưng kết cục vẫn không đỗ được kì thi nào. Nói ra thì cũng thật khó nghe nhưng tên Bá Thông ấy thật sự là một kẻ bất tài vô dụng.
Nhấp ngụm trà mà bà chủ quán nước vừa mang ra, cô gái áo xanh ném ánh mắt khó chịu về phía người trước mặt. Diệp Thảo đoán có lẽ là do cô gái áo tím đang ngồi vào cái bàn mà không xin phép chủ nhân.
Nhưng biểu tình đó chỉ thoáng qua thôi. Bởi liền sau đó cô gái áo xanh đã như nhận ra được điều gì đấy. Cô hướng người trước mặt mà dò hỏi.
- Xin thứ nếu ta nói gì không phải, nhưng vị tiểu thơ có phải là Trần đại tiểu thơ Trần Ngọc Diễm Kiều con gái cưng của quan Đốc Trần đại nhân không?
Một thoáng kinh ngạc hiển hiện trên gương mặt của Diễm Kiều. Nhưng sự kinh ngạc đã nhanh chóng chuyển thành ngại ngùng, cô gái trẻ hướng người đối diện mà phân trần.
- Cô biết tôi. Nhưng tôi lại chẳng biết cô là ai? Thật xin lỗi! Nhưng tôi nghĩ mãi mà chẳng nhớ ra được cô là con của vị quan nào ở vùng này.
- Trần tiểu thơ à, cô có cố nhớ cũng không thể nào nhớ được đâu. Vì trước nay chúng ta chưa có gặp qua nhau. Thêm nữa là tôi không phải con của quan tước chi hết, mà cha tôi là thương buôn. Chắc Trần tiểu thơ có nghe qua cái tên Huỳnh Tấn Cương chứ? Tôi là con gái của ông ấy.
Dừng lại một chút để mỉm cười, cô gái áo xanh tiếp.
- Tôi tên Huỳnh Thanh Vân. Quả tình hôm nay tìm gặp Lê Bá Thông không phải là để tư tình chi cả, mà là để hỏi chuyện ghi chép lần mua bán trước của cha tôi với cậu Ba. Mà nếu không gặp được Lê Bá Thông thì gặp lão quản gia Ba Duyệt cũng được. Bởi nghe người làm nói thì hôm mua bán ông Ba cũng có phụ ghi chép với gã Bá Thông đó. Chuyện cấp bách lí ra tôi phải đích thân đến Lũng Tre một chuyến. Nhưng vì cha tôi đột nhiên khó ở khiến tôi giờ mới được rảnh tay. Và trời thì cô thấy đấy! Sắp tối rồi!
- Ồ. Ra vậy! Thế mà tôi cứ tưởng. Nhưng cũng phải bày tỏ sự ngưỡng mộ với Huỳnh tiểu thơ nha. Phận nữ nhi yếu đuối mà cô lại có thể tham gia vào chuyện buôn bán này nọ.
Câu nói của tiểu thơ Diễm Kiều hình như đã chạm tới nỗi lòng thầm kín của Thanh Vân. Cô cười nhạt.
- Ngưỡng mộ mà chi hả Trần tiểu thơ. Bụng mà đói thì đầu gối phải bò mà thôi tiểu thơ ạ. Mà nghe Ngô quản gia nói thì tầm mai hay mốt chi đó, thì cháu gái của ông ấy cũng tới đây làm công. Khi đó chắc tôi sẽ đỡ tủi hơn.
Nghe lời nói của Huỳnh tiểu thơ có nhắc tới mình thì Diệp Thảo hơi cứng người. Ra là sự xuất hiện tới đây của nàng ở Nguyễn gia đã được bác Ba báo trước cho mọi người. Vậy mà nàng cứ lo lắng hão.
Mạnh dạn bước vào quán nước, Diệp Thảo ngồi xuống cái bàn trống còn lại. Vừa hay nó lại gần với cái bàn của Huỳnh tiểu thơ và Trần tiểu thơ. Nhưng họ mải chuyện nên chẳng hề nhìn nàng.
Hay cũng có lẽ do nàng ăn mặc quá bần hàn nên họ không có nhìn nàng vào trong mắt. Có điều đó là họ, còn với bà chủ quán nước thì lại khác. Vừa nhác thấyDiệp Thảo bước vào, người đàn bà ấy đã đon đả bước ra chào khách.
- Cô nương! Ngồi đi! Ngồi đi! Dùng gì nào? Ở đây có trà sen trà lài, với ít bánh ngọt ăn lót dạ.
- Thím cho tôi xin một ấm trà sen thôi ạ.
Cất giọng vừa đủ nghe, Diệp Thảo còn cẩn thận bỏ lên tay người đàn bà một đồng tiền. Đó là đồng tiền duy nhất còn lại của Diệp Thảo. Và nàng ban đầu chẳng hề tính đến chuyện bước vào quán nước này.
Nhưng khi nàng nghe được chuyện bác của mình có lẽ đang cùng cậu Hai Nguyễn gia đi Lũng Tre, thì mọi kế hoạch đã thay đổi. Nàng sẽ ở đây chờ người như cách mà cô gái Thanh Vân đang làm.
Có điều là nên chờ ở đâu, bởi cứ đứng xớ rớ trước quán người ta thì không nói cũng biết chắc là bản thân Diệp Thảo sẽ bị ăn chửi. Và thêm nữa là đoạn thời gian nàng được gặp bác Ba Duyệt đã là 10 năm trở về trước.
Khi ấy Diệp Thảo mới lên 7, nên kí ức về người đàn ông ấy giờ chẳng còn rõ mấy. Hay nói huỵch toẹt rằng giờ nếu có gặp Diệp Thảo chắc cũng chẳng nhận ra ông Ba Duyệt, nên cách hay nhất là ngồi chờ người khác chỉ điểm.
Đưa xong đồng tiền cho bà chủ quán nước, Diệp Thảo lo lắng trông ra con đường đất trước mặt. Lạ nước lạ cái, Diệp Thảo chẳng hề biết Lũng Tre ở hướng nào. Và người bác ruột, người sẽ cho nàng một công việc sẽ từ hướng nào đi tới.
Người đàn bà là chủ quán nước sau khi nhận tiền thì không hiểu sao vẫn cứ đứng trơ ra mà nhìn Diệp Thảo chằm chằm. Ánh nhìn không có ý hằn hộc mà đâu đó Diệp Thảo lại nhìn thấy sự bi thương.
- Bà chủ à, có chuyện gì sao? Tôi.. nãy giờ có nói gì mạo phạm bà ư? Nếu vậy thì bà cho tôi xin lỗi. Chỉ là khác vùng khác miền chứ tôi không có ý mạo phạm bà đâu.
Lời nói có phần nhỏ nhẹ lại mang đầy ý nhún nhường của Diệp Thảo đã làm người đàn bà kia phải rối rít xua tay. Bà nói:
- Cô nương à, tôi nào có ý đó. Chỉ là nhìn cô, tôi lại nhớ về đoạn thời gian tuổi trẻ của mình. Mà tôi hỏi thứ không phải, có phải cô mới từ ở Hòa Thuận ra đây? Đừng ngạc nhiên, giọng của cô.. tôi vốn cũng là người ở tổng đó nghe một phát là nhận ra ngay. Hay là thế này đi, ấm trà này tôi không có lấy tiền của cô.
Nhìn đồng tiền mà bà chủ quán nhất quyết dúi lại vào tay mình thì Diệp Thảo giật thót. Phận nữ nhi tuy không được ra ngoài nhiều, nhưng Diệp Thảo cũng hiểu được cái đạo lý là ở đời không nên ăn không của ai thứ gì.
Vì thế mà cô gái trẻ cũng không chịu nhận tiền trả lại kia. Nàng nhét lại nó vào tay của bà chủ. Nàng nói:
- Bà chủ đừng làm thế. Mà nếu bà chủ không nhận tiền thì tôi xin phép ra khỏi quán để tránh làm phiền bà.
Thu lại đồng tiền rồi dứt khoát đứng dậy, làm bộ sẽ rời đi, Diệp Thảo đã thành công làm cho bà chủ phải nhường nàng một bước. Người đàn bà ấy mở tay nàng để lấy đồng tiền, rồi cũng bằng một hành động mạnh mẽ như thế. Bà ấn Diệp Thảo xuống cái ghế tre.
- Ngồi đi! Ngồi đi! Tiền tôi nhận được chưa? Nhưng cô nương cũng phải nhận của tôi ít bánh ngọt đó. Tôi thật không có ý gì đâu. Chỉ là một chút lòng thương nhớ cố hương mà thôi.
Gật đầu thật khẽ để đáp lại tấm chân tình của người đàn bà, lúc này Diệp Thảo mới chậm chậm quan sát bà chủ quán nước.
Đậm người, nước da bánh mật nhìn bà chủ quán nước toát ra một vẻ gì đó khá hiền lành nhân hậu.
Cuộc nói chuyện của Diệp Thảo và người đàn bà đó không quá lớn tiếng. Nhưng có lẽ trước đó đã có vụ cãi vã của mấy cô gái, và thêm nữa là việc Diệp Thảo là người lạ, nên đã vô tình thu hút sự chú ý của mọi người có mặt trong quán.
Một lão nông vận trên người bộ áo nâu bạc màu hướng Diệp Thảo khen ngợi.
- Cô gái trẻ mà lễ phép, cũng như hiểu chuyện quá nhỉ?
Rồi đoạn ông dừng lại mà nhìn bà chủ quán.
- Còn bà Lam nữa, giờ tôi mới biết là bà quê tận Hòa Thuận đấy. Bởi lâu nay tôi cứ nghĩ bà là người ở đây, gần cái xứ Quán Trà này thôi chớ. Đúng không đội trưởng Thành?
Đội trưởng Thành có lẽ là tên gọi của gã đàn ông ngồi cùng bàn với lão nông. Một gã đàn ông có thân hình rắn rỏi cùng với thanh gươm dài dắt ở thắt lưng. Là một chức sắc gì đó ư?
Câu hỏi vừa chạy ngang qua đầu đã làm Diệp Thảo không tự chủ được, mà bất giác hướng ánh nhìn chăm chú vào gã đàn ông kia để đợi câu trả lời.
Có điều Diệp Thảo không phải là người duy nhất có hành động như vậy. Bởi ai nấy trong quán nước đều đang nhìn Đội trưởng Thành kể cả hai vị Huỳnh tiểu thơ và Trần tiểu thơ. Có lẽ câu chuyện vãn về quê kiểng của bà Lam đã kích thích sự tò mò của Trần tiểu thơ hơn cả.
Cô gái trẻ sau một hồi chờ đợi mà không thấy Đội trưởng Thành trả lời thì nôn nóng:
- Ơ kìa Thành huynh, câu hỏi dễ thế mà huynh không thể trả lời được sao? Thật là mất mặt cho chức sắc của cái Dinh Bình Hòa này.
- Trần tiểu thơ à, không phải là bổn chức không biết về quê quán xưa cũ của bà Lam.
Đội trưởng Thành vội vàng lên tiếng thanh minh cho chính mình. Rồi đoạn gã đàn ông đó hướng ánh mắt thương cảm về phía bà Lam. Đội trưởng Thành nói:
- Chuyện đau lòng đó thật sự nên quên đi thì hơn. Tôi nói có phải không bà Lam?
Mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía bà chủ quán nước. Hẳn ai cũng như Diệp Thảo đang tự hỏi ở trong đầu rằng nhắc đến quê cũ thì có chi mà đau lòng. Hay ở chốn đã từng chôn nhau cắt rốn của bà Lam đã xảy ra sự gì?
Bà Lam như cũng nhìn ra sự hiếu kì của mọi người trong quán. Người đàn bà ấy ngồi im lặng, vân vê tà áo một chốc rồi cũng cất lời.
- Thật là rất đau lòng! Nhưng Đội trưởng đây hiểu sai ý tôi rồi. Mười mấy năm nay tôi không nhắc tới nó, không phải là muốn quên. Mà bởi nghĩ chuyện cũ nhắc lại làm chi. Với nạn nhân của con cọp tinh đó đâu chỉ có mình cha mẹ tôi.
Cố nói bằng giọng điệu thản nhiên nhất, nhưng đâu đó trong lời nói vẫn nghe được thanh âm của sự run rẩy, bi thương. Thì ra năm đó bà Lam đúng là người ở xứ Hòa Thuận như Diệp Thảo.
Nhưng cha mẹ bà Lam không làm nông, hay đi bạn như hầu hết người dân ở đó, mà ông bà làm nghề muối mắm rồi gồng gánh đi khắp nơi để bán.
Năm ấy, sau khi mẻ mắm muối tận 6 tháng đã chín thì cha mẹ bà Lam đã bàn với nhau đem mắm ra Hòa Du để bỏ mối. Biết là đường xa trắc trở nên cha mẹ bà Lam bắt xe ngựa khởi hành sớm lắm.
Nhưng trời không thương. Xe ngựa chở họ bị hỏng ở dọc đường nên khi đến trạm Hòa Tân trời đã chuyển chiều. Trạm Hòa Tân là nơi mà bất kể chiếc xe ngựa nào đi qua đó cũng đều cố đi cho thật nhanh.
Bởi nơi ấy cây cối um tùm đã đành, lại còn là chỗ mà con cọp ba chân, con cọp đã thành tinh đó lui tới kiếm mồi. Thời đó nghe đâu đã có tới chục người chết dưới móng vuốt của con cọp tinh đó.
Tiếng dữ đồn xa và đồn nhiều khiến ai nấy đi qua trạm Hòa Tân đều rất kinh sợ. Và nếu có nhỡ đường thì họ luôn chọn cách quay đầu mà không dám tiếp tục đi tới trạm Hòa Du.
(Hết chương 1)
Nón lá được tháo xuống. Diệp Thảo cũng lấy ngay nó để làm quạt.
Từng đợt gió được tạo ra từ những cái phe phẩy của cái nón lá giúp cô gái trẻ phần nào bớt đi cái ngột ngạt nóng bức.
Nắng chi mà nắng dữ vậy không biết. Nắng từ độ Tết đến giờ rồi còn gì. Đồng ruộng khô cháy. Mùa màng cũng vì thế mà đói kém hẳn. Nhớ cảnh chum gạo trong góc bếp chỉ còn non nửa đấu mà Diệp Thảo buông ra một tiếng thở dài.
Lần tìm trong túi vải ống nứa đựng nước, cô gái trẻ ngây người, rồi sau đó là chuyển sang trạng thái bất lực khi ống nứa đã trống không từ khi nào. Đúng vậy. Chuyện quan trọng như thế mà nàng cũng quên được kia đó.
Nước trong ống nứa khi nãy bước xuống xe ngựa nàng đã cho hai mẹ con nhà kia uống. Nhìn họ ngửa cổ tu cạn những giọt nước cuối cùng trong ống mà Diệp Thảo suýt chút nữa bật khóc.
Nhưng may sao nàng đã không khóc. Đứng lặng nhìn theo bóng lưng gầy nhom của người mẹ trẻ và đứa bé, nàng biết họ cũng rất khát nên mới uống sạch nước như vậy. Rồi thì nàng nhủ thầm là nhà của Nguyễn đại nhân cũng gần thôi. Chịu khó nhịn khát một chút rồi đến đó uống bù cũng được.
Nhưng chẳng ngờ đoạn đường đi này dài hơn nàng tưởng tượng rất nhiều. Ngửa cổ trông lên ông mặt trời hãy còn đang say sưa phát sáng, Diệp Thảo dứt khoát đứng lên, đội nón rồi bước ra khỏi tán cây.
Phải cố gắng lên! Đúng rồi! Phải cố gắng.. Bởi chum gạo trong góc bếp nhà nàng chỉ còn non nửa đấu. Bởi giờ chuyện đói no của thầy mẹ ở nhà đang phụ thuộc hết vào nàng.
Diệp Thảo nàng nhớ như in đôi mắt buồn bã của thầy khi đứa học trò duy nhất xin nghỉ học. Ông buồn bởi mai rầy tiền đong gạo sẽ chẳng còn nữa. Nhưng biết sao được, khi dân quanh vùng còn đang chạy ăn thì tâm trí đâu mà họ nghĩ đến cái chữ.
May mắn cho Diệp Thảo là nàng có cha là một thầy đồ trong vùng, nên chữ nghĩa trong đầu nàng tự tin là nhiều hơn mấy sĩ tử lông bông ngoài kia. Có điều nàng là phận nữ nhi, ngoài nuôi tằm, dệt vải rồi thì cấy mướn, chứ có còn công việc gì khác để cho nàng làm đâu.
Bứt rứt vì chẳng thể phụ giúp được cho thầy mẹ. Diệp Thảo đã suýt bật khóc khi nhận được thơ của bác Ba, là anh trai của thầy nàng. Bác Ba nói muốn mượn Diệp Thảo đến xứ Quán Trà phụ ông ghi chép sổ sách thóc lúa mà Nguyễn đại nhân thâu mua được.
Lá thơ ấy không khác chi là cái phao cứu sinh cứu rỗi cuộc đời của Diệp Thảo. Nàng vội biên thơ hồi đáp rằng bản thân ưng thuận với công việc mà bác ruột sắp xếp.
Và khi thơ được gửi đi, thì nàng cũng nhanh chóng sắp xếp quần áo để lên đường. Xuất phát từ sáng tinh mơ ở trạm dịch Hòa Thuận, Diệp Thảo cứ ngỡ bản thân sẽ sớm thôi đến được trạm dịch Hòa Cát.
Nhưng có ai ngờ đâu sự chẳng như nàng tính toán. Xe ngựa bị hỏng giữa đường. Cũng may chỗ xe bị hư là trong khu chợ, có người qua lại nên phần nào chuyện cũng được giải quyết chóng vánh, và còn không sợ thú dữ tấn công.
Ấy vậy mà Diệp Thảo nàng vẫn đến nơi trễ hơn giờ hẹn tận hai canh giờ. Hai canh giờ.. Ngộ nhỡ vì chờ lâu quá mà không thấy Diệp Thảo nàng xuất hiện, nên Bác Ba của nàng sẽ đưa công việc đó cho ai khác thì sao?
Luồng suy nghĩ kia chợt thoáng qua trong đầu. Làm Diệp Thảo không kịp được mà run rẩy. Nàng cố rảo chân bước cho thật mau. Nhưng đôi giày cỏ của Diệp Thảo nàng vừa đưa lên trước được đôi ba bận đã phải dừng lại.
Đâu đó phía trước đang vọng lại những thanh âm của sự cãi vã. Không cho mình cái quyền được chậm trễ, nhưng khi nhận ra những thanh âm kia đã phát ra từ cái quán nước dưới gốc sung già ven đường, thì Diệp Thảo đã không ngăn nổi sự tò mò.
Nàng đứng lại bên vệ đường trông vào quán nước. Chỉ là cái chòi lá được dựng tạm từ mấy tấm phênh lá dừa. Quán nước xiêu vẹo tưởng chừng đã ngả hẳn vào một bên gốc sung.
Ấy thế mà quán lại đông khách đến mức kì cục. Bước lại gần hơn, Diệp Thảo nghe cô gái áo tím đang ra rả mắng chửi. Có lẽ đối tượng mà cô ta muốn nhắm tới là cô gái áo hồng, đang đứng trước mặt.
- Là tôi đã nhìn thấy cái bàn này trước nên đương nhiên là cái bàn này, phải là của tôi. Cô đã đến sau thì hãy chọn một cái bàn trong góc mà ngồi. Người đâu đã xấu người rồi lại còn điêu ngoa.
- Điêu ngoa? Xấu người?
Cô gái áo hồng cũng chẳng phải loại vừa.
- Cô nói người thì cũng phải nhìn lại mình trước đi đã. Có ai đời là nữ nhân mà nhìn thấy nam nhân một cái là cuống quýt lên, như mèo nhìn thấy mỡ không? Thật không xứng với cái danh là Trần đại tiểu thơ đâu. Phải là Dâm Dâm tiểu thơ mới đúng.
Cô nàng bực tức đến mức bàn tay đã nắm thành quyền, khiến những người có mặt trong quán và cả Diệp Thảo nữa nghĩ sẽ xảy ra một vụ ẩu đả. Nhưng không, cô gái áo tím sau khi được bé đứng cạnh kéo áo thì đã khôi phục được sự bình tĩnh.
Cô nàng xốc lại váy áo thì hướng cô gái áo hồng cười nhạt. Sự bình tĩnh của cô nàng khiến Diệp Thảo kinh ngạc một, thì những gì cô gái ấy nói ra lại khiến Diệp Thảo kinh ngạc mười.
Cô gái áo tím nói:
- Đúng! Ta thừa nhận bản thân rất si mê cậu Ba của Nguyễn gia. Nhưng đã sao. Si mê thì nói si mê. Ai chứ đâu có như ai kia. Dùng mọi thủ đoạn để cậu Hai để ý đến mình, nhưng ngoài mặt thì lại cứ tỏ ra thanh cao.
Những tiếng ồ à vang lên khiến cô gái áo hồng lập tức đỏ mặt. Cô nàng ngượng ngùng giằng mạnh cái ghế trong tay xuống nền đất cứng rồi vội vàng quay lưng rời đi.
Vậy là phần thắng đã thuộc về cô gái áo tím sao?
Hướng ánh mắt ngưỡng mộ thật sự về người mới giật giải, Diệp Thảo xốc túi vải của mình lên để toan đi tiếp.
Nhưng chân vừa mới cất bước thì tai lại nghe tiếng chửi mắng của cô gái áo tím. Lần này là chuyện gì nữa đây. Ngoảnh đầu nhìn lại thì một màu xanh thiên thanh mát mắt đã lập tức đập vào mắt của Diệp Thảo.
Một cô gái xinh đẹp nữa lại xuất hiện, và người này không những có gương mặt hút hồn mà khí chất của cô nàng cũng khiến Diệp Thảo phải thêm một phen trầm trồ.
Tao nhã, nhưng lại có chút ngạo khí. Và tiếng chửi mắng của cô gái áo tím là xuất phát từ cái ngạo khí đó. Cô gái mặt áo xanh thiên thanh từ lúc nào đã ngồi vào cái bàn mà ai đó vừa tranh giành được.
- Cô đi ra ngay cho tôi! Đây là bàn của tôi mà.
- Là bàn của cô sao?
Cô gái mặc áo xanh cười nhạt.
- Là bàn của cô thì sao cô không ngồi? À, tôi biết rồi! Có phải cô xuất thân là nô tì chi đó nên không có thói quen được ngồi? Vậy thì nhường cái ghế này cho tôi đi. Cảm ơn!
Đoạn cô gái áo xanh quay đầu nói với bà chủ quán nước:
- Bà chủ cho tôi ấm trà sen với ít bánh ngọt nhé! Với còn bà chủ có biết khi nào thì người của cậu Ba Nguyễn gia đi qua đây không? Tôi nghe nói hôm nay họ đi thăm kho hàng ở Lũng Tre.
Bà chủ quán nước đang suy nghĩ để trả lời câu hỏi của khách thì đã phải dừng lại bởi tiếng cười hả hê của cô gái áo tím. Cô gái trẻ sau khi cười xong thì còn khoa trương đưa ống tay áo lên quệt nước mắt.
Diệp Thảo biết biểu tình này nghĩa là gì? Là mắc cười quá đến bận chảy cả nước mắt. Và quả thật là vậy. Cô gái áo tím hướng ánh mắt khinh miệt về phía người mới giành chỗ ngồi của mình mà rằng.
- Tưởng thanh cao thế nào? Thì ra là cũng muốn được cậu Ba Nguyễn gia để ý tới.
- Thì sao chứ? Nguyễn đại nhân, xưa làm khâm sai của Dinh Bình Hòa này không phải là rất liêm chính, yêu thương con dân sao? Gia đình phúc đức như thế không phải chỉ có cô, tôi hay bất kỳ cô gái nào cũng muốn được bước chân vào đó mà làm dâu. Nhưng có điều là cô gái trẻ à, cô hiểu lầm rồi. Người tôi muốn gặp là Lê Bá Thông, người giúp việc bên cạnh cậu Ba kia.
- Cái gì?
Cô gái áo tím không giấu được sự kinh ngạc.
- Sao lại gặp Lê Bá Thông? Này, đừng nói cô muốn chồng đến mức đầu óc lú lẫn rồi nha. Chứ Bá Thông, cái gã giúp việc đó tuy nhìn cũng điển trai thật, nhưng xuất thân hèn kém. Đã vậy, tôi còn nghe nói gã đó có thời gian tham gia khoa cử nhưng kết cục vẫn không đỗ được kì thi nào. Nói ra thì cũng thật khó nghe nhưng tên Bá Thông ấy thật sự là một kẻ bất tài vô dụng.
Nhấp ngụm trà mà bà chủ quán nước vừa mang ra, cô gái áo xanh ném ánh mắt khó chịu về phía người trước mặt. Diệp Thảo đoán có lẽ là do cô gái áo tím đang ngồi vào cái bàn mà không xin phép chủ nhân.
Nhưng biểu tình đó chỉ thoáng qua thôi. Bởi liền sau đó cô gái áo xanh đã như nhận ra được điều gì đấy. Cô hướng người trước mặt mà dò hỏi.
- Xin thứ nếu ta nói gì không phải, nhưng vị tiểu thơ có phải là Trần đại tiểu thơ Trần Ngọc Diễm Kiều con gái cưng của quan Đốc Trần đại nhân không?
Một thoáng kinh ngạc hiển hiện trên gương mặt của Diễm Kiều. Nhưng sự kinh ngạc đã nhanh chóng chuyển thành ngại ngùng, cô gái trẻ hướng người đối diện mà phân trần.
- Cô biết tôi. Nhưng tôi lại chẳng biết cô là ai? Thật xin lỗi! Nhưng tôi nghĩ mãi mà chẳng nhớ ra được cô là con của vị quan nào ở vùng này.
- Trần tiểu thơ à, cô có cố nhớ cũng không thể nào nhớ được đâu. Vì trước nay chúng ta chưa có gặp qua nhau. Thêm nữa là tôi không phải con của quan tước chi hết, mà cha tôi là thương buôn. Chắc Trần tiểu thơ có nghe qua cái tên Huỳnh Tấn Cương chứ? Tôi là con gái của ông ấy.
Dừng lại một chút để mỉm cười, cô gái áo xanh tiếp.
- Tôi tên Huỳnh Thanh Vân. Quả tình hôm nay tìm gặp Lê Bá Thông không phải là để tư tình chi cả, mà là để hỏi chuyện ghi chép lần mua bán trước của cha tôi với cậu Ba. Mà nếu không gặp được Lê Bá Thông thì gặp lão quản gia Ba Duyệt cũng được. Bởi nghe người làm nói thì hôm mua bán ông Ba cũng có phụ ghi chép với gã Bá Thông đó. Chuyện cấp bách lí ra tôi phải đích thân đến Lũng Tre một chuyến. Nhưng vì cha tôi đột nhiên khó ở khiến tôi giờ mới được rảnh tay. Và trời thì cô thấy đấy! Sắp tối rồi!
- Ồ. Ra vậy! Thế mà tôi cứ tưởng. Nhưng cũng phải bày tỏ sự ngưỡng mộ với Huỳnh tiểu thơ nha. Phận nữ nhi yếu đuối mà cô lại có thể tham gia vào chuyện buôn bán này nọ.
Câu nói của tiểu thơ Diễm Kiều hình như đã chạm tới nỗi lòng thầm kín của Thanh Vân. Cô cười nhạt.
- Ngưỡng mộ mà chi hả Trần tiểu thơ. Bụng mà đói thì đầu gối phải bò mà thôi tiểu thơ ạ. Mà nghe Ngô quản gia nói thì tầm mai hay mốt chi đó, thì cháu gái của ông ấy cũng tới đây làm công. Khi đó chắc tôi sẽ đỡ tủi hơn.
Nghe lời nói của Huỳnh tiểu thơ có nhắc tới mình thì Diệp Thảo hơi cứng người. Ra là sự xuất hiện tới đây của nàng ở Nguyễn gia đã được bác Ba báo trước cho mọi người. Vậy mà nàng cứ lo lắng hão.
Mạnh dạn bước vào quán nước, Diệp Thảo ngồi xuống cái bàn trống còn lại. Vừa hay nó lại gần với cái bàn của Huỳnh tiểu thơ và Trần tiểu thơ. Nhưng họ mải chuyện nên chẳng hề nhìn nàng.
Hay cũng có lẽ do nàng ăn mặc quá bần hàn nên họ không có nhìn nàng vào trong mắt. Có điều đó là họ, còn với bà chủ quán nước thì lại khác. Vừa nhác thấyDiệp Thảo bước vào, người đàn bà ấy đã đon đả bước ra chào khách.
- Cô nương! Ngồi đi! Ngồi đi! Dùng gì nào? Ở đây có trà sen trà lài, với ít bánh ngọt ăn lót dạ.
- Thím cho tôi xin một ấm trà sen thôi ạ.
Cất giọng vừa đủ nghe, Diệp Thảo còn cẩn thận bỏ lên tay người đàn bà một đồng tiền. Đó là đồng tiền duy nhất còn lại của Diệp Thảo. Và nàng ban đầu chẳng hề tính đến chuyện bước vào quán nước này.
Nhưng khi nàng nghe được chuyện bác của mình có lẽ đang cùng cậu Hai Nguyễn gia đi Lũng Tre, thì mọi kế hoạch đã thay đổi. Nàng sẽ ở đây chờ người như cách mà cô gái Thanh Vân đang làm.
Có điều là nên chờ ở đâu, bởi cứ đứng xớ rớ trước quán người ta thì không nói cũng biết chắc là bản thân Diệp Thảo sẽ bị ăn chửi. Và thêm nữa là đoạn thời gian nàng được gặp bác Ba Duyệt đã là 10 năm trở về trước.
Khi ấy Diệp Thảo mới lên 7, nên kí ức về người đàn ông ấy giờ chẳng còn rõ mấy. Hay nói huỵch toẹt rằng giờ nếu có gặp Diệp Thảo chắc cũng chẳng nhận ra ông Ba Duyệt, nên cách hay nhất là ngồi chờ người khác chỉ điểm.
Đưa xong đồng tiền cho bà chủ quán nước, Diệp Thảo lo lắng trông ra con đường đất trước mặt. Lạ nước lạ cái, Diệp Thảo chẳng hề biết Lũng Tre ở hướng nào. Và người bác ruột, người sẽ cho nàng một công việc sẽ từ hướng nào đi tới.
Người đàn bà là chủ quán nước sau khi nhận tiền thì không hiểu sao vẫn cứ đứng trơ ra mà nhìn Diệp Thảo chằm chằm. Ánh nhìn không có ý hằn hộc mà đâu đó Diệp Thảo lại nhìn thấy sự bi thương.
- Bà chủ à, có chuyện gì sao? Tôi.. nãy giờ có nói gì mạo phạm bà ư? Nếu vậy thì bà cho tôi xin lỗi. Chỉ là khác vùng khác miền chứ tôi không có ý mạo phạm bà đâu.
Lời nói có phần nhỏ nhẹ lại mang đầy ý nhún nhường của Diệp Thảo đã làm người đàn bà kia phải rối rít xua tay. Bà nói:
- Cô nương à, tôi nào có ý đó. Chỉ là nhìn cô, tôi lại nhớ về đoạn thời gian tuổi trẻ của mình. Mà tôi hỏi thứ không phải, có phải cô mới từ ở Hòa Thuận ra đây? Đừng ngạc nhiên, giọng của cô.. tôi vốn cũng là người ở tổng đó nghe một phát là nhận ra ngay. Hay là thế này đi, ấm trà này tôi không có lấy tiền của cô.
Nhìn đồng tiền mà bà chủ quán nhất quyết dúi lại vào tay mình thì Diệp Thảo giật thót. Phận nữ nhi tuy không được ra ngoài nhiều, nhưng Diệp Thảo cũng hiểu được cái đạo lý là ở đời không nên ăn không của ai thứ gì.
Vì thế mà cô gái trẻ cũng không chịu nhận tiền trả lại kia. Nàng nhét lại nó vào tay của bà chủ. Nàng nói:
- Bà chủ đừng làm thế. Mà nếu bà chủ không nhận tiền thì tôi xin phép ra khỏi quán để tránh làm phiền bà.
Thu lại đồng tiền rồi dứt khoát đứng dậy, làm bộ sẽ rời đi, Diệp Thảo đã thành công làm cho bà chủ phải nhường nàng một bước. Người đàn bà ấy mở tay nàng để lấy đồng tiền, rồi cũng bằng một hành động mạnh mẽ như thế. Bà ấn Diệp Thảo xuống cái ghế tre.
- Ngồi đi! Ngồi đi! Tiền tôi nhận được chưa? Nhưng cô nương cũng phải nhận của tôi ít bánh ngọt đó. Tôi thật không có ý gì đâu. Chỉ là một chút lòng thương nhớ cố hương mà thôi.
Gật đầu thật khẽ để đáp lại tấm chân tình của người đàn bà, lúc này Diệp Thảo mới chậm chậm quan sát bà chủ quán nước.
Đậm người, nước da bánh mật nhìn bà chủ quán nước toát ra một vẻ gì đó khá hiền lành nhân hậu.
Cuộc nói chuyện của Diệp Thảo và người đàn bà đó không quá lớn tiếng. Nhưng có lẽ trước đó đã có vụ cãi vã của mấy cô gái, và thêm nữa là việc Diệp Thảo là người lạ, nên đã vô tình thu hút sự chú ý của mọi người có mặt trong quán.
Một lão nông vận trên người bộ áo nâu bạc màu hướng Diệp Thảo khen ngợi.
- Cô gái trẻ mà lễ phép, cũng như hiểu chuyện quá nhỉ?
Rồi đoạn ông dừng lại mà nhìn bà chủ quán.
- Còn bà Lam nữa, giờ tôi mới biết là bà quê tận Hòa Thuận đấy. Bởi lâu nay tôi cứ nghĩ bà là người ở đây, gần cái xứ Quán Trà này thôi chớ. Đúng không đội trưởng Thành?
Đội trưởng Thành có lẽ là tên gọi của gã đàn ông ngồi cùng bàn với lão nông. Một gã đàn ông có thân hình rắn rỏi cùng với thanh gươm dài dắt ở thắt lưng. Là một chức sắc gì đó ư?
Câu hỏi vừa chạy ngang qua đầu đã làm Diệp Thảo không tự chủ được, mà bất giác hướng ánh nhìn chăm chú vào gã đàn ông kia để đợi câu trả lời.
Có điều Diệp Thảo không phải là người duy nhất có hành động như vậy. Bởi ai nấy trong quán nước đều đang nhìn Đội trưởng Thành kể cả hai vị Huỳnh tiểu thơ và Trần tiểu thơ. Có lẽ câu chuyện vãn về quê kiểng của bà Lam đã kích thích sự tò mò của Trần tiểu thơ hơn cả.
Cô gái trẻ sau một hồi chờ đợi mà không thấy Đội trưởng Thành trả lời thì nôn nóng:
- Ơ kìa Thành huynh, câu hỏi dễ thế mà huynh không thể trả lời được sao? Thật là mất mặt cho chức sắc của cái Dinh Bình Hòa này.
- Trần tiểu thơ à, không phải là bổn chức không biết về quê quán xưa cũ của bà Lam.
Đội trưởng Thành vội vàng lên tiếng thanh minh cho chính mình. Rồi đoạn gã đàn ông đó hướng ánh mắt thương cảm về phía bà Lam. Đội trưởng Thành nói:
- Chuyện đau lòng đó thật sự nên quên đi thì hơn. Tôi nói có phải không bà Lam?
Mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía bà chủ quán nước. Hẳn ai cũng như Diệp Thảo đang tự hỏi ở trong đầu rằng nhắc đến quê cũ thì có chi mà đau lòng. Hay ở chốn đã từng chôn nhau cắt rốn của bà Lam đã xảy ra sự gì?
Bà Lam như cũng nhìn ra sự hiếu kì của mọi người trong quán. Người đàn bà ấy ngồi im lặng, vân vê tà áo một chốc rồi cũng cất lời.
- Thật là rất đau lòng! Nhưng Đội trưởng đây hiểu sai ý tôi rồi. Mười mấy năm nay tôi không nhắc tới nó, không phải là muốn quên. Mà bởi nghĩ chuyện cũ nhắc lại làm chi. Với nạn nhân của con cọp tinh đó đâu chỉ có mình cha mẹ tôi.
Cố nói bằng giọng điệu thản nhiên nhất, nhưng đâu đó trong lời nói vẫn nghe được thanh âm của sự run rẩy, bi thương. Thì ra năm đó bà Lam đúng là người ở xứ Hòa Thuận như Diệp Thảo.
Nhưng cha mẹ bà Lam không làm nông, hay đi bạn như hầu hết người dân ở đó, mà ông bà làm nghề muối mắm rồi gồng gánh đi khắp nơi để bán.
Năm ấy, sau khi mẻ mắm muối tận 6 tháng đã chín thì cha mẹ bà Lam đã bàn với nhau đem mắm ra Hòa Du để bỏ mối. Biết là đường xa trắc trở nên cha mẹ bà Lam bắt xe ngựa khởi hành sớm lắm.
Nhưng trời không thương. Xe ngựa chở họ bị hỏng ở dọc đường nên khi đến trạm Hòa Tân trời đã chuyển chiều. Trạm Hòa Tân là nơi mà bất kể chiếc xe ngựa nào đi qua đó cũng đều cố đi cho thật nhanh.
Bởi nơi ấy cây cối um tùm đã đành, lại còn là chỗ mà con cọp ba chân, con cọp đã thành tinh đó lui tới kiếm mồi. Thời đó nghe đâu đã có tới chục người chết dưới móng vuốt của con cọp tinh đó.
Tiếng dữ đồn xa và đồn nhiều khiến ai nấy đi qua trạm Hòa Tân đều rất kinh sợ. Và nếu có nhỡ đường thì họ luôn chọn cách quay đầu mà không dám tiếp tục đi tới trạm Hòa Du.
(Hết chương 1)