Chương 11
Và cũng im lặng vì lo lắng cho thương thế của Hai Lịch. Vì thế mà cả Lê Bá Thông, cậu Ba và cả bà Ba nữa, ai nấy đều xúm vào vực Hai Lịch dậy để dìu vào buồng như dìu một kẻ bị ốm ngất giữa đường vậy.
Đợi cho bóng dáng những chủ nhân của Nguyễn gia đi khuất, con Lành mới vỗ ngực một cái rõ lớn mà cảm thán.
- Sợ thật đấy! Từ xưa tới giờ chưa khi nào tôi sợ như thế này đấy! Cứ tưởng đại nhân sẽ một quyền mà giết chết cậu Hai chứ.
- Phỉ phui cái miệng bây đi nha con Lành! Bộ bây muốn bị đuổi khỏi Nguyễn gia hả? Chưa kể trước khi bị đuổi đi, bây còn bị ăn đòn đến chết đi sống lại nữa đó.
Người vừa lên tiếng sửa lưng con Lành là bà vú. Đã là lần thứ hai được gặp người đàn bà đi cùng tỷ Nhân đến Nguyễn gia. Nhưng đây mới là lần Diệp Thảo được nhìn rõ mặt của bà vú. Gầy nhẵn, đôi mắt trũng sâu nhưng vẫn sáng ngời, lanh lợi.
Bà vú để lại cho Diệp Thảo một suy đoán về thân thế của bà ấy, rằng có thể bà ấy vốn là phu nhân của một kẻ có chức sắc hoặc bạc tiền, nhưng rồi bị thất thế nên mới đi ở đợ cho người ta như vậy.
Và nhưng lời mà bà ta nói với con Lành để sửa nó đã phần nào chứng minh cho suy đoán của Diệp Thảo. Nhưng cô gái trẻ chưa kịp bắt chuyện để khai thác sâu hơn, hòng biết rõ hơn về bà vú này thì con Lành đã buông lời chê trách bà vú.
- Tôi bị đuổi thì bà được tha chắc. Nhìn bà đi, nhiệm vụ của bà trong Nguyễn gia này là gì? Là trông cậu nhỏ, vậy mà nghe ồn ào một cái thôi bà đã ra đây góp chuyện rồi. Già rồi mà không nên nết. Bày đặt sửa lưng với sửa cẳng người khác.
Câu đáp trả của con Lành khiến bà vú tức đỏ mặt. Nhưng bà lại chẳng có thời gian để nói thêm điều gì vì từ buồng sau đã vang lên tiếng khóc ê của cậu Lũy. Bà vú chạy ngay đi. Con Lành cũng chẳng còn ai để cạnh khóe nên đã ngoắt đi vào buồng của cậu Hai Lịch.
Có lẽ là nó vào đó để chờ bà Hai sai xử. Còn tỷ Nhân thì từ lúc nào đã rời đi. Cả khoảnh sân khi nãy còn náo nhiệt thì giờ vắng lặng đến lạ kì.
Chạy nhanh vào kho củi để thay cho mình bộ quần áo sạch sẽ khác, Diệp Thảo còn phải dùng hết sức để kì đi những vệt mực ngang dọc trên mặt. Đúng là tình huống lúc nãy quá nguy hiểm, bởi suýt chút nữa thì Diệp Thảo đã thất thân với cậu Hai Lịch đó rồi.
Có điều lần này thoát nạn đó, nhưng liệu sẽ có lần thứ hai thứ ba hay không?
Và nếu vậy thì Diệp Thảo có nên xin nghỉ việc mà về quê không? Mớ suy nghĩ về tương lai.. về hiện tại.. về thiệt.. về hơn khiến cô gái trẻ không đừng được mà buông ra tiếng thở dài.
Hòa Thuận quê của Diệp Thảo khác xứ Quán Trà này nhiều lắm. Bởi ngoài cái nắng gắt ra thì Hòa Thuận chỉ có đồng khô cỏ cháy. Chứ không được như xứ Quán Trà này cây cỏ xanh mướt, cái nắng cũng chẳng gay gắt mấy.
Có được điều tuyệt vời ấy tất cả là nhờ con sông Cái đang ôm trọn Quán Trà này vào lòng. Nhớ có lần ngồi học thì thầy đã kể cho Diệp Thảo nghe những điều thú vị đó.
Rằng nước sông Cái tải nặng phù sa khiến cho đồng ruộng dọc hai bên bờ sông màu mỡ vô cùng. Nhưng đổi lại Hòa Thuận lại giàu tôm, giàu cá hơn Quán Trà. Ấy thế nên thương lái mới có cơ hội kiếm ăn bằng cách đem sản vật của hai vùng trao đổi cho nhau.
Khi là cá mắm, khi lại là gạo thóc, những thương buôn đi qua đi lại giữa hai vùng thường thu lợi rất nhiều. Thầy kể là có khi trong người họ có đến tận trăm lạng bạc. Họ giàu có lắm. Nhưng họ lại rất trọng người có chữ.
Có lẽ vì thế mà thầy bắt Diệp Thảo học thật nhiều thật nhiều. Đến cả quyển "Tẩy Oan Tập Lục" của danh y Tống Từ mà thầy cũng bắt Diệp Thảo phải đọc thuộc.
Nhưng thuộc để làm gì? Học nhiều chữ để làm gì vì giờ Diệp Thảo vẫn là đứa nấu bếp và suýt chút nữa thất thân giữa thanh thiên bạch nhật bởi chủ tử của mình.
Ông trời đối với Diệp Thảo nàng lại chẳng có 1 chút công bằng nào vậy. Từ phòng đọc sách của cậu Ba Phong, Lê Bá Thông vẫn dõi mắt theo từng hành động của cô gái trẻ. Biểu tình chăm chú đến độ một khắc cũng không rời của Lê Bá Thông đương nhiên là được cậu Ba Phong thu hết vào trong mắt.
Cậu Ba Nguyễn gia kiên nhẫn gõ tay xuống mặt bàn hòng kéo sự chú ý của người ghi sổ sách cho mình. Nhưng gõ một cái rồi hai cái và đến cái thứ ba thì sự kiên nhẫn của cậu Ba đã cạn. Chàng trai trẻ thở hắt ra một tiếng ảo não rồi đứng dậy, tiến về phía của Lê Bá Thông, mà đưa mắt nhìn về hướng ông anh họ của mình đang nhìn.
Chỉ là một cô gái rất bình thường đang loay hoay giặt giũ. Ấy vậy mà Lê Bá Thông lại nhìn như thể muốn ăn tươi nuốt sống người ta. Bên này Lê Bá Thông không phải không nghe thấy những tiếng gõ bàn của cậu Ba Phong, chỉ là trong những lúc ấy cô gái kia lại đứng rất gần miệng giếng.
- Phong đệ này, có khi nào cô nương ấy vì quá ám ảnh mà làm chuyện dại dột không?
- Chuyện dại dột?
Nguyễn Hoành Phong nhắc lại câu hỏi của Lê Bá Thông, rồi đưa mắt nhìn ra bóng dáng nhỏ bé đang lọ mọ giặt giũ bên miếng giếng.
- Chuyện này đệ không thể quản được rồi. Nhưng đúng là tình huống lúc đó quả rất ám ảnh với một cô nương tuổi mới cập kê. Mà có phải như vậy nên Bá Thông huynh đã ra tay cứu cô nương ấy?
Đặt câu hỏi và trở về ghế ngồi của mình khi ngoài kia, cô gái nhỏ đã rời khỏi miệng giếng. Dễ thấy Lê Bá Thông cũng như cậu Ba Nguyễn gia, cả hai đều thở phào nhẹ nhõm khi tạm thời Diệp Thảo đã vượt qua nỗi sợ và ám ảnh do cậu Hai Lịch mang lại. Quay đầu để mặt đối mặt với Nguyễn Hoành Phong, Lê Bá Thông nhếch mép cười giễu.
- Cứu gì chứ? Là Bá Thông tôi bị trượt tay thôi.
- Trượt tay?
Nguyễn Hoành Phong bật cười.
- Bá Thông huynh, Phong đệ có mắt. Là hai mắt trông thấy huynh lo lắng cho người ta đó. Không xinh đẹp đến nghiêng nước nghiêng thành, không có xuất thân nhưng chí ít cũng vẫn là nhi nữ. Trai năm thê bảy thiếp nên không thể bắt tất cả họ có xuất thân hoặc xinh đẹp như nhau được. Cứ phải có người này người khác mà.
- Cậu Ba Phong của Nguyễn gia, sao hôm nay lại hứng thú với vấn đề này dữ vậy?
Vừa nói Lê Bá Thông vừa lật giở từng trang giấy của cuốn ghi chép, là những số liệu bán mua lúa của Nguyễn gia. Các con số đập vào mắt làm một suy nghĩ chợt chạy ngang qua đầu. Lê Bá Thông vì suy nghĩ đó mà thôi không đọc nữa, ngẩng đầu nhìn Nguyễn Hoành Phong. Lê Bá Thông nói:
- Chuyện ghi chép ở kho lúa Huỳnh gia Phong đệ đã kiểm tra lại chưa? Có đúng như tiểu thơ Thanh Vân nói không?
Không nói mà chỉ khẽ gật đầu để trả lời, Nguyễn Hoành Phong cũng đang chăm chú nhìn vào những trang giấy của một cuốn ghi chép khác. Nhưng lúc chữ đập vào mắt của cậu Ba Nguyễn gia còn đang tính bằng đầu ngón tay, thì cậu trai trẻ đã ngẩng phắt đầu lên để nhìn người đối diện chằm chằm.
(Hết chương 11)
Đợi cho bóng dáng những chủ nhân của Nguyễn gia đi khuất, con Lành mới vỗ ngực một cái rõ lớn mà cảm thán.
- Sợ thật đấy! Từ xưa tới giờ chưa khi nào tôi sợ như thế này đấy! Cứ tưởng đại nhân sẽ một quyền mà giết chết cậu Hai chứ.
- Phỉ phui cái miệng bây đi nha con Lành! Bộ bây muốn bị đuổi khỏi Nguyễn gia hả? Chưa kể trước khi bị đuổi đi, bây còn bị ăn đòn đến chết đi sống lại nữa đó.
Người vừa lên tiếng sửa lưng con Lành là bà vú. Đã là lần thứ hai được gặp người đàn bà đi cùng tỷ Nhân đến Nguyễn gia. Nhưng đây mới là lần Diệp Thảo được nhìn rõ mặt của bà vú. Gầy nhẵn, đôi mắt trũng sâu nhưng vẫn sáng ngời, lanh lợi.
Bà vú để lại cho Diệp Thảo một suy đoán về thân thế của bà ấy, rằng có thể bà ấy vốn là phu nhân của một kẻ có chức sắc hoặc bạc tiền, nhưng rồi bị thất thế nên mới đi ở đợ cho người ta như vậy.
Và nhưng lời mà bà ta nói với con Lành để sửa nó đã phần nào chứng minh cho suy đoán của Diệp Thảo. Nhưng cô gái trẻ chưa kịp bắt chuyện để khai thác sâu hơn, hòng biết rõ hơn về bà vú này thì con Lành đã buông lời chê trách bà vú.
- Tôi bị đuổi thì bà được tha chắc. Nhìn bà đi, nhiệm vụ của bà trong Nguyễn gia này là gì? Là trông cậu nhỏ, vậy mà nghe ồn ào một cái thôi bà đã ra đây góp chuyện rồi. Già rồi mà không nên nết. Bày đặt sửa lưng với sửa cẳng người khác.
Câu đáp trả của con Lành khiến bà vú tức đỏ mặt. Nhưng bà lại chẳng có thời gian để nói thêm điều gì vì từ buồng sau đã vang lên tiếng khóc ê của cậu Lũy. Bà vú chạy ngay đi. Con Lành cũng chẳng còn ai để cạnh khóe nên đã ngoắt đi vào buồng của cậu Hai Lịch.
Có lẽ là nó vào đó để chờ bà Hai sai xử. Còn tỷ Nhân thì từ lúc nào đã rời đi. Cả khoảnh sân khi nãy còn náo nhiệt thì giờ vắng lặng đến lạ kì.
Chạy nhanh vào kho củi để thay cho mình bộ quần áo sạch sẽ khác, Diệp Thảo còn phải dùng hết sức để kì đi những vệt mực ngang dọc trên mặt. Đúng là tình huống lúc nãy quá nguy hiểm, bởi suýt chút nữa thì Diệp Thảo đã thất thân với cậu Hai Lịch đó rồi.
Có điều lần này thoát nạn đó, nhưng liệu sẽ có lần thứ hai thứ ba hay không?
Và nếu vậy thì Diệp Thảo có nên xin nghỉ việc mà về quê không? Mớ suy nghĩ về tương lai.. về hiện tại.. về thiệt.. về hơn khiến cô gái trẻ không đừng được mà buông ra tiếng thở dài.
Hòa Thuận quê của Diệp Thảo khác xứ Quán Trà này nhiều lắm. Bởi ngoài cái nắng gắt ra thì Hòa Thuận chỉ có đồng khô cỏ cháy. Chứ không được như xứ Quán Trà này cây cỏ xanh mướt, cái nắng cũng chẳng gay gắt mấy.
Có được điều tuyệt vời ấy tất cả là nhờ con sông Cái đang ôm trọn Quán Trà này vào lòng. Nhớ có lần ngồi học thì thầy đã kể cho Diệp Thảo nghe những điều thú vị đó.
Rằng nước sông Cái tải nặng phù sa khiến cho đồng ruộng dọc hai bên bờ sông màu mỡ vô cùng. Nhưng đổi lại Hòa Thuận lại giàu tôm, giàu cá hơn Quán Trà. Ấy thế nên thương lái mới có cơ hội kiếm ăn bằng cách đem sản vật của hai vùng trao đổi cho nhau.
Khi là cá mắm, khi lại là gạo thóc, những thương buôn đi qua đi lại giữa hai vùng thường thu lợi rất nhiều. Thầy kể là có khi trong người họ có đến tận trăm lạng bạc. Họ giàu có lắm. Nhưng họ lại rất trọng người có chữ.
Có lẽ vì thế mà thầy bắt Diệp Thảo học thật nhiều thật nhiều. Đến cả quyển "Tẩy Oan Tập Lục" của danh y Tống Từ mà thầy cũng bắt Diệp Thảo phải đọc thuộc.
Nhưng thuộc để làm gì? Học nhiều chữ để làm gì vì giờ Diệp Thảo vẫn là đứa nấu bếp và suýt chút nữa thất thân giữa thanh thiên bạch nhật bởi chủ tử của mình.
Ông trời đối với Diệp Thảo nàng lại chẳng có 1 chút công bằng nào vậy. Từ phòng đọc sách của cậu Ba Phong, Lê Bá Thông vẫn dõi mắt theo từng hành động của cô gái trẻ. Biểu tình chăm chú đến độ một khắc cũng không rời của Lê Bá Thông đương nhiên là được cậu Ba Phong thu hết vào trong mắt.
Cậu Ba Nguyễn gia kiên nhẫn gõ tay xuống mặt bàn hòng kéo sự chú ý của người ghi sổ sách cho mình. Nhưng gõ một cái rồi hai cái và đến cái thứ ba thì sự kiên nhẫn của cậu Ba đã cạn. Chàng trai trẻ thở hắt ra một tiếng ảo não rồi đứng dậy, tiến về phía của Lê Bá Thông, mà đưa mắt nhìn về hướng ông anh họ của mình đang nhìn.
Chỉ là một cô gái rất bình thường đang loay hoay giặt giũ. Ấy vậy mà Lê Bá Thông lại nhìn như thể muốn ăn tươi nuốt sống người ta. Bên này Lê Bá Thông không phải không nghe thấy những tiếng gõ bàn của cậu Ba Phong, chỉ là trong những lúc ấy cô gái kia lại đứng rất gần miệng giếng.
- Phong đệ này, có khi nào cô nương ấy vì quá ám ảnh mà làm chuyện dại dột không?
- Chuyện dại dột?
Nguyễn Hoành Phong nhắc lại câu hỏi của Lê Bá Thông, rồi đưa mắt nhìn ra bóng dáng nhỏ bé đang lọ mọ giặt giũ bên miếng giếng.
- Chuyện này đệ không thể quản được rồi. Nhưng đúng là tình huống lúc đó quả rất ám ảnh với một cô nương tuổi mới cập kê. Mà có phải như vậy nên Bá Thông huynh đã ra tay cứu cô nương ấy?
Đặt câu hỏi và trở về ghế ngồi của mình khi ngoài kia, cô gái nhỏ đã rời khỏi miệng giếng. Dễ thấy Lê Bá Thông cũng như cậu Ba Nguyễn gia, cả hai đều thở phào nhẹ nhõm khi tạm thời Diệp Thảo đã vượt qua nỗi sợ và ám ảnh do cậu Hai Lịch mang lại. Quay đầu để mặt đối mặt với Nguyễn Hoành Phong, Lê Bá Thông nhếch mép cười giễu.
- Cứu gì chứ? Là Bá Thông tôi bị trượt tay thôi.
- Trượt tay?
Nguyễn Hoành Phong bật cười.
- Bá Thông huynh, Phong đệ có mắt. Là hai mắt trông thấy huynh lo lắng cho người ta đó. Không xinh đẹp đến nghiêng nước nghiêng thành, không có xuất thân nhưng chí ít cũng vẫn là nhi nữ. Trai năm thê bảy thiếp nên không thể bắt tất cả họ có xuất thân hoặc xinh đẹp như nhau được. Cứ phải có người này người khác mà.
- Cậu Ba Phong của Nguyễn gia, sao hôm nay lại hứng thú với vấn đề này dữ vậy?
Vừa nói Lê Bá Thông vừa lật giở từng trang giấy của cuốn ghi chép, là những số liệu bán mua lúa của Nguyễn gia. Các con số đập vào mắt làm một suy nghĩ chợt chạy ngang qua đầu. Lê Bá Thông vì suy nghĩ đó mà thôi không đọc nữa, ngẩng đầu nhìn Nguyễn Hoành Phong. Lê Bá Thông nói:
- Chuyện ghi chép ở kho lúa Huỳnh gia Phong đệ đã kiểm tra lại chưa? Có đúng như tiểu thơ Thanh Vân nói không?
Không nói mà chỉ khẽ gật đầu để trả lời, Nguyễn Hoành Phong cũng đang chăm chú nhìn vào những trang giấy của một cuốn ghi chép khác. Nhưng lúc chữ đập vào mắt của cậu Ba Nguyễn gia còn đang tính bằng đầu ngón tay, thì cậu trai trẻ đã ngẩng phắt đầu lên để nhìn người đối diện chằm chằm.
(Hết chương 11)