Chương 28 : Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, giữa kinh tuyến khoảng 111 độ Đông đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý(1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o45’ độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Về khoảng cách với đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần với đất liền Việt Nam hơn cả: Từ đảo Triton đến Mũi Ba Làng An(Cap Batangan:15 vĩ độ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam đo được 135 hải lý, cách cù lai Ré chỉ có 123 hải lý, trong khi đó cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoang Sa Pattle: 16 độ vĩ B 111 độ 6’ Đ và Ling-Sui hay Leing Soi: 18 độ vĩ B, 110độ 03 kinh Đ); nếu tính tới đất liền lục địa Trung Hoa thì còn xa hơn nhiều, tổi thiểu là 235 hải lý. Đoạn bờ biển Quảng Trị chạy dài xuống đến Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió Mùa Đông Nam hay Đông Bắc thổi vô, nên thường tiếp nhận các thuyền hư hại bị bão làm hư hại ở vùng biển Hoàng Sa. Các vua chúa Việt Nam hay chu cấp phương tiện cho các thuyền ấy về nước nên họ thường bảo nhau tìm cách dạt vào bờ biển của Việt Nam để nhờ cứu giúp. Chính vì vậy Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới, hết sức quan tâm, cùng xáp lập và thực thi chủ quyền của mình.
Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã được đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo trên không cao, nhất là đảo Hòn Đá(50 feet), đảo thấp nhất là đảo Tri Tôn(10 feet). Các đảo chính gồm hai nhóm:
- Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam.
- Nhóm An Vĩnh ở (Amphitrite group) ở Đông Bắc.
Phía Việt Nam cho rằng các chính quyền của họ từ thế kỷ 17-18 đã tổ chức khai thác quần đảo hàng năm kéo dài theo mùa (6 tháng). Đến đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn Việt Nam với tư cách nhà nước đã chính thức xác lập chủ quyền trên quần đảo. Các hoạt động thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn được bắt đầu có thể muộn hơn các triều đại Trung Hoa nhưng với mật độ mau hơn trong thế kỷ XIX. Không chỉ là kiểm tra chớp nhoáng trên các đảo hoang vô chủ rồi về, mà hoạt động chủ quyền cấp nhà nước của nhà Nguyễn từ năm 1816 bao gồm các công việc khảo sát đo đạc thủy trình, đo vẽ bản đồ dài ngày, xây xong sau nhiều ngày quốc tự trên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa[5], cắm bia chủ quyền , và cứu hộ hàng hải quốc tế. Một phần 3 cuối thế kỷ 19, do suy yếu và mất nước bởi Pháp xâm lược, hoạt động chủ quyền của nhà Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bị gián đoạn. Ngược lại, phía Trung Quốc và Đài Loan cũng cho rằng quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán (năm 206 trước công nguyên) đã là lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các nhà nước phong kiến Trung Hoa, thỉnh thoảng với tần suất vài lần trong nhiều thế kỷ hay một lần trong mỗi thế kỷ, đã gửi quân kiểm tra hay các đoàn sứ thần ngoại giao đi sứ ngang qua quần đảo này. Đỉnh điểm của hoạt động tuần tra cấp nhà nước là vào đầu thời đại nhà Minh với các chuyến thám hiểm từ năm 1405-1433, đến Đông Nam Á và Ấn Độ Dương của Trịnh Hòa. Sau thời Trịnh Hòa (năm 1433) đến cuối triều đại nhà Thanh (năm 1911), hoạt động tuần tra quần đảo này chỉ còn chủ yếu là do chính quyền địa phương Quảng Châu thực hiện, các nhà nước Trung Hoa không còn lưu tâm đến lãnh vực hàng hải, để các đảo, đá san hô ở biển Nam Hải (Biển Đông) trở về nguyên vẹn là các đảo hoang .Các cuộc tuần tra của chính quyền địa phương Quảng Châu trong thời Minh Thanh sau năm 1433 là: Cuộc tuần tra các đảo ven bờ Quỳnh Châu (Hải Nam) nằm trong Thất Châu Dương (Biển Đông) của Ngô Thăng đầu thời nhà Thanh (năm 1710-1712), và cuộc tuần tra một ngày của Lý Chuẩn (năm 1909) cuối nhà Thanh. Một cuộc đi sứ Anh Quốc ngang qua (nhìn thấy trên hành trình nội nhật trong 1 ngày) các đảo, đá, bãi ngầm san hô được cho là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) năm 1876 của Quách Tung Đảo. Trên quần đảo vẫn còn những di tích từ thời nhà Đường và nhà Tống
Vào đầu thế kỷ 20, Liên bang Đông Dương thuộc Pháp kiểm soát quần đảo, nhưng đã bắt đầu có sự tranh chấp chủ quyền với chính quyền Trung Hoa Dân quốc. Sau đó, quần đảo rơi vào tay Đế quốc Nhật Bản trong giai đoạn 1941-1945. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ mà Đế quốc Nhật Bản chiếm giữ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines. Kết quả Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, các quần đảo được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.
Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa tiếp nối Liên hiệp Pháp thực hiện kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đem quân kiểm soát nửa phía Đông quần đảo từ trước đó vài tháng. Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, hải quân Trung Quốc đánh bại hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tái khẳng định chủ quyền trên toàn quần đảo này.
Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện vẫn đang trong tình trạng tranh chấp giữa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan).
tháng. Năm 1958, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về hải phận, trong đó có khẳng định đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đều thuộc về lãnh thổ của mình. Năm 1974, hải quân Trung Quốc đánh bại hải quân Việt Nam Cộng hòa, giành quyền kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tái khẳng định chủ quyền trên toàn quần đảo này
Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hiện vẫn đang trong tình trạng tranh chấp giữa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan).
Tuy vậy trên danh nghĩ tranh chấp nhưng những tên vừa tới Hoàng Sa không còn một dấu vết . Đơn giản bởi vì ở Hoàng Sa có Lạc Long Quân và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta . trên mặt chính quyền có thể Trung Quốc hơn Việt Nam nhưng về mặt đánh nhau thì Việt Nam cân tất . Mà không như thế thì Trung Quốc cũng không thể làm gì Việt Nam được Độc Cô Cầu Bại tính tình cổ quái chỉ tích ở một mình tu hành mà thôi . Tất nhiên sẽ không ra tranh chấp ở đây . Ngoài ra không cần nói tới việc không thể đánh thằng được Lạc Long Quân . vì thế , mọi thứ vẫn xẩy ra bình thường . Ai cũng tưởng đó là cuộc tranh chấp nhưng những thế lực lớn cũng ngầm hiểu với nhau rằng ở đây là của Việt Nam .
Biển không những là nguồn tài nguyên dồi dào mà biển còn là nơi thu hút mọi người đến với nó . Những người yêu thiên nhiên luôn thích đến biển để được hòa mình cùng từng con sóng xô vào bờ cát . Có lẽ , cảnh biển lúc hoàng hôn cũng mang một vẻ đẹp nguyên sơ động lòng người . Khi thủy triều bắt đầu lên những cơn sóng táp mạnh vào bờ đem theo hơi gió muối mằn mặn, cũng là lúc hoàng hôn buông dần phai.Mặt trời lặn xuống để nghỉ ngơi sau ngày dài.Lúc này, Hoàng Nhật có thể nhìn rõ được hình ảnh mặt trời. Một vầng hào quang đỏ to tròn như một chiếc mâm đồng khổng lồ. Mặt trời rực lửa đầy quyền lực như một ông vua ngự trị cả bầu trời cao. Dần dần những ánh sáng yếu hơn nhuốm màu lên cả những cảnh vật xung quanh. Nước biển, bờ cát, bầu trời.. tất cả đều nhuốm màu đo đỏ hồng hồng của ánh mặt trời cuối ngày. Mặt biển trở thành mặt cắt ngăn cách bầu trời xa xăm. Mặt trời cứ thế từ từ như chìm xuống biển sâu, để lại không gian những nỗi buồn không tên. Để lại trên trời cao thưa thớt vài ngôi sao sớm. Giờ đây trời dần tối, tiếng sóng biển vỗ mạnh hơn, trên bờ cát xuất hiện những khách du lịch cùng nhau tản bộ hóng gió biển mát lạnh làm sảng khoái con người. Còn Hoàng Nhật vừa đi trên bãi cát ở một đảo trong quần đảo Hoàng Sa vừa luyến tiếc hoàng hôn, một cảnh đẹp hùng vĩ tráng lệ làm con người ta phải nghiêng mình nể phục thiên nhiên.
Chap này có thông tin từ trang wikipedia giúp cho người đọc hiểu biết về lịch sử Việt Nam hơn và yêu đất nước của chúng ta hơn .