Chương 31 : Lịch Sử
Giọng điệu chua xót Lạc Long Quân cất lên :
- 2000 năm 18 vị vua hùng tiếc là ngoài ta ra tất cả đều đã chết . mỗi đời vua hùng sau khi đột phá vũ phách sẽ nhường ngôi lại tuy nhiên tới Hùng Duệ Vương đã rất yếu hơn 100 tuổi mà chỉ là vũ sư cuối cùng bị một thằng nhóc tên là Thục Phán đánh bại . Ta tuy buồn nhưng cũng hiểu dòng sông lịch sử không thể là bức tranh 1 màu được . tên nhóc kia cũng có tài.
- Nhà Thục (257–208 hoặc 179 TCN)
Đến thế kỷ III TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt – một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía Bắc Văn Lang, đã đánh bại Hùng Vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc. Nhà nước liên minh Âu Việt – Lạc Việt đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Nhà nước định đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. tự xưng là An Dương Vương.
Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà (một viên tướng cũ của nhà Tần) thôn tính năm 208 TCN (hoặc 179 TCN). Thời kì hồng bàng kết thúc tại đây .
Hoàng Nhật lên tiếng :
- Trong lịch sử có rất nhiều gia tộc phát triển không phải ai cũng mạnh mẽ để ở chức vụ cao . với lại đệ nghe Cửu Bảo Lưu Ly tháp nói rằng những thế hệ sau làm vua chẳng qua là chức ngoại môn của các gia tộc phải không sư huynh ?
Lạc Long Quân lại nói :
- Đúng vậy sau khi đột phá vũ phách tất cả sẽ được công nhận làm ngoại môn . Luật này được cha ta , Athenal và Độc Cô Cầu Bại thông qua không ai được phá vỡ . vì thế sau thời Hồng Bàng tất cả đều là dưới vũ phách . sau khi đột phá vũ phách sẽ phải ở ẩn . đó chính là lý do ngàn năm Trung Quốc bắt chúng ta lệ thuộc . Không phải bởi vì chúng ta yếu mà là vì tư chất quá mạnh không thể áp chế ở mức vũ sư được . Qua thời kì này việt nam có 3 thời kì chính Thời kì Bắc thuộc , Thời kì xây dựng và giữ vững nền độc lập , Thời kì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội .
• Đầu tiên là thời kì bắc thuộc Năm 40- 43: khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa sớm nhất và cũng thành công nhất của cộng đồng ngưòi Việt dưới sự lãnh đạo của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị thuộc dòng dõi quý tộc thời Vua Hùng.
• Năm 248: khởi nghĩa Bà Triệu. Bà tên là Triệu Thị Trinh, quê ô vùng núi Thanh Hoá. Bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô và hi sinh lúc 23 tuổi.
• Năm 542: khởi nghĩa Lí Bí. Ông quê ở Long Hưng (Thái Binh), có tài văn võ, làm quan với nhà Lương, sau bỏ quan về tập hợp lực lượng khởi nghĩa. Năm 544, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, ông lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
• Năm 548: khởi nghĩa Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương). Sau khi được Lí Nam Đế trao quyền lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chóng quân Lương, Ông đưa quân về Dạ Trạch (Bãi Màn Trò, Hưng Yên) để tiếp tục cuộc kháng chiến. Năm 548, ông lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, dân gian quen gọi ông là Dạ Trạch. Vương.
• Năm 791- 802: khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) Ông xuất thân là hào trưởng đất Đường Lâm (Ba vì – Hà Tây Năm 791 ông cùng các tướng lĩnh bất ngờ tiến đánh thành Tống Bình (Hà Nội). Chiếm được thành, ông xây dựng cơ đồ và được nhân dân tôn vinh là Bố Cái Đại Vương. Đền thờ ông ngày nay còn ở Đường Lâm (Hà Tây).
• Năm 938, khi quân Nam Hán ngấp nghé ngoài bờ cõi, Ngô Quyền người Đường Lâm (Hà Tây), được nhân dân ủng hộ đã tập hợp lực lượng tổ chức kháng chiến, ông bố trí, một trận địa cọc gỗ nhọn đầu bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi nước thuỷ triều lên, ông cho quân ta nhử thuyền địch tiến vào sông, chờ khi nước thuỷ triều rút, quân ta bắt đầu tấn công dữ dội, thuyền địch hoảng sợ tháo chạy va vào cọc nhọn đắm gần hết. Dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền, chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hoàn toàn thời kì mất nước kéo dài hơn một nghìn năm và mở đầu một thời kỉ độc lập dân tộc.
Khóe mặt Lạc Long Quân đã đỏ rồi .
Hoàng Nhật vội bảo :
- Sao sư huynh lại khóc nghĩ lại chuyện thương tâm gì sao ?
Lạc Long Quân gật đầu :
- Mấy đứa nhóc này đột phá vũ phách sau cùng không tiếc hi sinh bản thân dùng sức 1 mình đánh đuổi quân Trung Quốc ra khỏi đất nước nhưng cuối cùng lại bị hồn bay phách tán . Ta lúc này chỉ mới đột phá vũ hoàng không thể giúp đỡ được gì . Trơ mắt nhìn lũ nhóc chết đi . sau cùng , đất nước được độc lập tạo nên 7 gia tộc ở Việt Nam . tới nay chỉ có gia chủ của chúng biết được sự tồn tại của ta còn lại những đứa khác thì không .
Hoàng Nhật nghi hoặc :
- Tại sao sự xuất hiện của huynh lại không được tiết lộ .
Lạc Long quân gật gù :
- Ta ghét nhất là phản bội . thử nghĩ xem nếu như biết sự xuất hiện của ta thì có tên nào dám làm phản không . tất nhiên trước mặt là không nhưng sau lưng lại có . tới lúc chúng làm phản ta hiện ra quật chết chúng có phải tốt hơn không . Việt Nam không thể bị đánh mất .
Hoàng Nhật như bừng tỉnh :
- Nước đi của huynh hay đấy . tiếp theo tới thời kì nào ?
Lạc Long Quân nhấp thêm 1 ngụm nhưỡng hồn dịch nói :
- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước quân Nam Hán.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, lập nên nhà Đinh (968–980) và đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nên nhà Tiền Lê (980–1009)
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên nhà Lý (1009–1225). Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt.
Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều chế độ phong kiến: Nhà Ngô (939–965), nhà Đinh (968–980), nhà Tiền Lê (980–1009), nhà Lý (1009–1225), nhà Trần (1226–1400) và nhà Hồ (1400–1407).
- Trong thời kỳ này, các vương triều phương Bắc ở Trung Hoa, Mông Cổ mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đẩy lui hai lần quân nhà Tống (năm 981 và 1076), nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ năm 1258 và kế tiếp là nhà Nguyên vào năm 1285 và 1288. Đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm chiếm được Đại Việt và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi năm 1428 và thành lập nhà Hậu Lê. Năm 1789, nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XVIII trở đi, phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.
Từ thế kỷ X tới thế kỷ XIV, các triều đại Đại Việt xây dựng nhà nước trên cơ sở Phật giáo cùng với những ảnh hưởng Nho giáo từ Trung Quốc. Tới cuối thế kỷ XIV, ảnh hưởng của Phật giáo dần thu hẹp và ảnh hưởng của Nho giáo tăng lên, sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa, sang đến thế kỷ XV thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa, cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa.
- Cùng với việc thu nhận mô hình chính trị, tổ chức xã hội của Trung Hoa, các triều đại Việt Nam từ thế kỷ X trở đi từng bước mở rộng vùng ảnh hưởng ra ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ triều Lý, thông qua các cuộc hôn nhân, quân sự và tấn phong thủ lĩnh các bộ tộc miền núi, các vương triều Lý, Trần, Lê đã lần lượt sáp nhập và đưa các sắc tộc khác ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc vào quốc gia Đại Việt. Cùng với người Việt, các bộ tộc miền núi đã cùng chung sức với người Việt trong các công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động thương mại, ngoại thương cũng đã được hình thành. Ngoài hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Chăm Pa, vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán thêm với các vương quốc trong vùng Đông Nam Á tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Hậu Lê có buôn bán thêm với châu Âu, Nhật Bản tại các trung tâm như Thăng Long và Hội An.