Chương 32: Tết (2)
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Đêm ba mươi, gia đình phú ông mần gà cúng giao thừa ở trên nhà trên, mạnh ông ông khấn, mạnh bà bà vái, hai người đứng cạnh với nhau như vậy mà làm như đối phương là không khí không bằng vậy, thái độ xa cách thấy rõ, từ cái đợt cãi nhau đó, e là đang chiến tranh lạnh nữa rồi, đoạn bà vái xong bà đi vô trong bà vấp cái vỏ chuối, bả té úp nguyên cái bản mặt bà xuống đất.
Phú ông đình chiến, ông xót vợ ông còn không kịp nữa là, ông bế vợ ông vào trước, giận hờn vặt vãnh, mai mốt tính sau.
Bà là bà còn giận ông chuyện kia nên bà đâu có cho ông bế bà dễ dàng đến vậy? Bà vùng bả vẫy, bà réo con Mận ra đỡ bà inh ỏi, mà cái con đó bữa nay lỗ tai nó đi đám dỗ ở nơi nảo nơi nao, bà réo khàn cả giọng mà nó đâu có ra đâu, nuôi nó tốn cơm thêm thôi, báo hại bà bị ông bế vào nhà một cái gọn ơ.
Ông bế bà như kiểu bế công chúa ý, làm bà bồi hồi nhớ lại cái chuyện thuở xưa, xưa lắm rồi, lúc bà còn là một thiếu nữ mười sáu mơ mộng, bà là con gái của trưởng thôn, không so được với lá ngọc cành vàng nhưng cũng thuộc dạng nhà có điều kiện, bà ra đồng chơi thảy đá bị trâu húc té lọt xuống vũng bùn, lúc đó cả người bà dơ bà thối bốc mùi không chịu được, chỉ có duy nhất phú ông không chê bà dơ mà nắm lấy tay bà kéo lên, rồi bà đòi ông bế, mà phải bế kiểu công chúa.
Lúc đó ông bế bà, cũng bế luôn trái tim của bà đi, không bao giờ trả lại, bà cũng không muốn đòi.
Chính ông cũng đâu có ngờ, cô bé mà mình bế năm xưa lại là người mà sau này được mình “bế” về làm vợ, cũng là người vợ duy nhất, trở thành phú bà, thành bu của con ông.
Bà nghĩ năm xưa ông lấy bà đơn giản chỉ vì nghe theo lời sắp đặt của hai bên gia đình, hăm mấy năm trời bà vẫn giữ cái suy nghĩ đó trong đầu rồi bà dày vò ông, mỗi lần ông muốn gần gũi là bà lại giở thói ghen tuông vô cớ khiến ông mất hứng, chứ bà đâu biết được, vợ chồng chung chạ với nhau hăm mấy năm, không có chút tình nào thì làm sao có với nhau tận mấy mụn con.
Cái dáng bà nhỏ người, cái chân bà ngắn ngắn, so với phú ông cao hơn mét tám thì muôn phần khập khiễng, ông chỉ việc bê bà lên một cái, hai chân bà đã cách mặt đất rất xa rồi. Bà im không nói với ông câu nào, ông chỉ liếc nhìn khuôn mặt đỏ ửng của bà rồi chỉ dám cười thầm thôi.
Bố tiên sư cái quân mất nết nào ăn chuối mà quăng vỏ ra đất, hại vợ ông bị té dập cả mặt, ông mà biết được chỉ có nước ông lôi cả lò nhà nó ra đánh cho nhừ cái mông ra. Phú bà làm màu bên ngoài là thế, chứ con Mận biết tỏng, giờ đó mà nó ló cái mặt ra thì chuyện tốt của bà chẳng phải bị nó phá hỏng hết sao?.
Mận đang thầm cảm ơn cái người đã ném vỏ chuối, ném rất giỏi, đúng trọng tâm, đúng thời điểm. Nhờ vậy mà ông bà của nó mới làm lành với nhau.
Thằng Khôn con Khéo ngồi ở một gốc, nải chuối mà cúng ông Táo bị Khôn đem ra xơi ngon lành, nó ăn chuối xong, đã đời, nó còn ném vỏ chuối tùm lum ra đất, mất nết, Khéo đang ngồi cạnh Khôn, mà trông mặt Khéo chán đời thấy rõ, đàn bà con gái, tết nhất mà mặt như đưa đám ấy.
Nếu không phải Khôn thích Khéo thì có ma mới muốn rước Khéo về làm vợ nhé, đoạn Khôn dúi cho Khéo một nắm xôi gấc, Khéo lắc đầu, Khéo không chịu ăn, Khôn sợ uổng, dầu gì nắm xôi đó Khôn cũng chôm trên bàn thờ ông địa, xôi ngon nhẽm vậy mà Khéo chê, Khéo chê thì Khôn ăn vậy. Khôn cầm nắm xôi đẩy một phát hết sạch, Khéo đang buồn tình cũng phải há hốc mồm với cái sức ăn của Khôn.
Eo ơi, ăn gì ăn lắm thế, ăn như kiểu ma đói đầu thai. Khéo trề môi, chê lấy chê để.
- Eo ơi, đàn ông đàn ang gì mà ăn uống kém sang.
Có đứa chê, có đứa tị nạnh.
- Ăn vậy thì có sao? Nè, Thằng Lợn nó ăn nom cái dáng cũng có sang hơn gì tui đâu mà Khéo chê tui dữ vậy? Bữa, tui thấy một mình nó xơi hết nguyên con gà luộc.
- Tui chê anh ăn kém sang thì liên quan cái vẹo gì tới Lợn, nè he! Bớt đặt điều vu khống cho Lợn của tui đi nghe chưa.
- Lợn nào của Khéo? Lợn của cậu Hai, vào rừng mơ mà bắt con tưởng bở nhé!.
- Ai tưởng bở? Anh hay tui, đừng tưởng tui không biết anh cua tui không thành rồi quay ra ghét Lợn, tui nói cho anh biết, Lợn của tui ăn uống rất là từ tốn lại còn dịu dàng, đẹp trai, ga lăng, tinh tế, tốt hơn anh gắp nghìn lần ý, đợi mai mốt Lợn lớn hơn chút nữa rồi tui gả tui qua cho Lợn, chứ không thèm gả cho cái đồ …cái đồ ăn nhiều rồi còn đáng ghét như anh đâu? Hiểu chưa?.
- Thằng Lợn có nói là muốn lấy Khéo đâu? Nó có nói là thích Khéo chưa? Nghe lời tui, tém cái miệng lại, bớt mơ mộng ảo huyền đi. Rồi mai mốt, tui ráng kéo xe, tui góp đủ bốn mươi quan cho ông rồi tui hỏi cưới Khéo nha.
- Anh về anh cưới cái đầu gối của anh ý, đời này của tui chỉ cưới Lợn thôi, lỡ mai mốt Lợn không chịu tui thì tui làm vợ nhỏ cũng được, tui chịu Lợn là được rồi.
- Khéo chịu thằng Lợn nhưng cậu Hai chưa chắc đã chịu để yên cho Khéo đâu, nghe lời tui, Khéo nhắm làm lại cậu Hai không?.
- Cậu Hai thì liên quan vẹo gì? Anh bị hâm hở?.
Khôn ngọt nhạt nài nỉ đủ điều mà Khéo cứ cãi bướng, Khéo ứ chịu nghe, hại Khôn tức muốn lộn ruột. Hai người cứ lời qua tiếng lại xon xỏn, Khéo mắng câu nào, Khôn đớp lại câu đó.
Còn Lợn với cậu Hai trốn lên mái nhà tù tì tú tí với nhau từ sớm đến giờ mà không ai hay biết hết.
Đêm ba mươi, gia đình phú ông mần gà cúng giao thừa ở trên nhà trên, mạnh ông ông khấn, mạnh bà bà vái, hai người đứng cạnh với nhau như vậy mà làm như đối phương là không khí không bằng vậy, thái độ xa cách thấy rõ, từ cái đợt cãi nhau đó, e là đang chiến tranh lạnh nữa rồi, đoạn bà vái xong bà đi vô trong bà vấp cái vỏ chuối, bả té úp nguyên cái bản mặt bà xuống đất.
Phú ông đình chiến, ông xót vợ ông còn không kịp nữa là, ông bế vợ ông vào trước, giận hờn vặt vãnh, mai mốt tính sau.
Bà là bà còn giận ông chuyện kia nên bà đâu có cho ông bế bà dễ dàng đến vậy? Bà vùng bả vẫy, bà réo con Mận ra đỡ bà inh ỏi, mà cái con đó bữa nay lỗ tai nó đi đám dỗ ở nơi nảo nơi nao, bà réo khàn cả giọng mà nó đâu có ra đâu, nuôi nó tốn cơm thêm thôi, báo hại bà bị ông bế vào nhà một cái gọn ơ.
Ông bế bà như kiểu bế công chúa ý, làm bà bồi hồi nhớ lại cái chuyện thuở xưa, xưa lắm rồi, lúc bà còn là một thiếu nữ mười sáu mơ mộng, bà là con gái của trưởng thôn, không so được với lá ngọc cành vàng nhưng cũng thuộc dạng nhà có điều kiện, bà ra đồng chơi thảy đá bị trâu húc té lọt xuống vũng bùn, lúc đó cả người bà dơ bà thối bốc mùi không chịu được, chỉ có duy nhất phú ông không chê bà dơ mà nắm lấy tay bà kéo lên, rồi bà đòi ông bế, mà phải bế kiểu công chúa.
Lúc đó ông bế bà, cũng bế luôn trái tim của bà đi, không bao giờ trả lại, bà cũng không muốn đòi.
Chính ông cũng đâu có ngờ, cô bé mà mình bế năm xưa lại là người mà sau này được mình “bế” về làm vợ, cũng là người vợ duy nhất, trở thành phú bà, thành bu của con ông.
Bà nghĩ năm xưa ông lấy bà đơn giản chỉ vì nghe theo lời sắp đặt của hai bên gia đình, hăm mấy năm trời bà vẫn giữ cái suy nghĩ đó trong đầu rồi bà dày vò ông, mỗi lần ông muốn gần gũi là bà lại giở thói ghen tuông vô cớ khiến ông mất hứng, chứ bà đâu biết được, vợ chồng chung chạ với nhau hăm mấy năm, không có chút tình nào thì làm sao có với nhau tận mấy mụn con.
Cái dáng bà nhỏ người, cái chân bà ngắn ngắn, so với phú ông cao hơn mét tám thì muôn phần khập khiễng, ông chỉ việc bê bà lên một cái, hai chân bà đã cách mặt đất rất xa rồi. Bà im không nói với ông câu nào, ông chỉ liếc nhìn khuôn mặt đỏ ửng của bà rồi chỉ dám cười thầm thôi.
Bố tiên sư cái quân mất nết nào ăn chuối mà quăng vỏ ra đất, hại vợ ông bị té dập cả mặt, ông mà biết được chỉ có nước ông lôi cả lò nhà nó ra đánh cho nhừ cái mông ra. Phú bà làm màu bên ngoài là thế, chứ con Mận biết tỏng, giờ đó mà nó ló cái mặt ra thì chuyện tốt của bà chẳng phải bị nó phá hỏng hết sao?.
Mận đang thầm cảm ơn cái người đã ném vỏ chuối, ném rất giỏi, đúng trọng tâm, đúng thời điểm. Nhờ vậy mà ông bà của nó mới làm lành với nhau.
Thằng Khôn con Khéo ngồi ở một gốc, nải chuối mà cúng ông Táo bị Khôn đem ra xơi ngon lành, nó ăn chuối xong, đã đời, nó còn ném vỏ chuối tùm lum ra đất, mất nết, Khéo đang ngồi cạnh Khôn, mà trông mặt Khéo chán đời thấy rõ, đàn bà con gái, tết nhất mà mặt như đưa đám ấy.
Nếu không phải Khôn thích Khéo thì có ma mới muốn rước Khéo về làm vợ nhé, đoạn Khôn dúi cho Khéo một nắm xôi gấc, Khéo lắc đầu, Khéo không chịu ăn, Khôn sợ uổng, dầu gì nắm xôi đó Khôn cũng chôm trên bàn thờ ông địa, xôi ngon nhẽm vậy mà Khéo chê, Khéo chê thì Khôn ăn vậy. Khôn cầm nắm xôi đẩy một phát hết sạch, Khéo đang buồn tình cũng phải há hốc mồm với cái sức ăn của Khôn.
Eo ơi, ăn gì ăn lắm thế, ăn như kiểu ma đói đầu thai. Khéo trề môi, chê lấy chê để.
- Eo ơi, đàn ông đàn ang gì mà ăn uống kém sang.
Có đứa chê, có đứa tị nạnh.
- Ăn vậy thì có sao? Nè, Thằng Lợn nó ăn nom cái dáng cũng có sang hơn gì tui đâu mà Khéo chê tui dữ vậy? Bữa, tui thấy một mình nó xơi hết nguyên con gà luộc.
- Tui chê anh ăn kém sang thì liên quan cái vẹo gì tới Lợn, nè he! Bớt đặt điều vu khống cho Lợn của tui đi nghe chưa.
- Lợn nào của Khéo? Lợn của cậu Hai, vào rừng mơ mà bắt con tưởng bở nhé!.
- Ai tưởng bở? Anh hay tui, đừng tưởng tui không biết anh cua tui không thành rồi quay ra ghét Lợn, tui nói cho anh biết, Lợn của tui ăn uống rất là từ tốn lại còn dịu dàng, đẹp trai, ga lăng, tinh tế, tốt hơn anh gắp nghìn lần ý, đợi mai mốt Lợn lớn hơn chút nữa rồi tui gả tui qua cho Lợn, chứ không thèm gả cho cái đồ …cái đồ ăn nhiều rồi còn đáng ghét như anh đâu? Hiểu chưa?.
- Thằng Lợn có nói là muốn lấy Khéo đâu? Nó có nói là thích Khéo chưa? Nghe lời tui, tém cái miệng lại, bớt mơ mộng ảo huyền đi. Rồi mai mốt, tui ráng kéo xe, tui góp đủ bốn mươi quan cho ông rồi tui hỏi cưới Khéo nha.
- Anh về anh cưới cái đầu gối của anh ý, đời này của tui chỉ cưới Lợn thôi, lỡ mai mốt Lợn không chịu tui thì tui làm vợ nhỏ cũng được, tui chịu Lợn là được rồi.
- Khéo chịu thằng Lợn nhưng cậu Hai chưa chắc đã chịu để yên cho Khéo đâu, nghe lời tui, Khéo nhắm làm lại cậu Hai không?.
- Cậu Hai thì liên quan vẹo gì? Anh bị hâm hở?.
Khôn ngọt nhạt nài nỉ đủ điều mà Khéo cứ cãi bướng, Khéo ứ chịu nghe, hại Khôn tức muốn lộn ruột. Hai người cứ lời qua tiếng lại xon xỏn, Khéo mắng câu nào, Khôn đớp lại câu đó.
Còn Lợn với cậu Hai trốn lên mái nhà tù tì tú tí với nhau từ sớm đến giờ mà không ai hay biết hết.