Chương 1: Hoàng hôn khởi đầu
“Bíp...”
Tiếng còi kêu lên vang vọng khắp sông, con tàu từ từ xuyên qua cầu rồi đi thẳng về trước. Ánh chiều tà đỏ rực chiếu xuống khắp nơi, khung cảnh vô cùng thơ mộng và tràn đầy ấm áp. Những tia nắng cuối ngày rọi lên những dòng xe chạy vụt qua cây cầu to lớn như bị rượt đuổi.
Gió thổi ‘vù vù' làm áo và mái tóc xoăn đen bay phần phật, cả mặt mày đều nhuộm đỏ bởi nắng chiều. Cậu thiếu niên với gương mặt Tây như không bị ảnh hưởng bởi nhịp sống rộn ràng của thành thị mà thong thả bước đi ngắm nhìn con tàu phía dưới, tách biệt khỏi thế giới hối hả ngoài kia.
Đoàn Thính Lăng nhìn nhìn rồi ‘chậc' một tiếng: “Sông dạo này hơi nhiều rác à.”
Nhìn đám bọc nilong bị mắc giữa mớ lục bình, thậm chí còn thấy cả thùng xốp không biết đang chứa gì bên trôi nổi trên sông mà cậu bắt đầu đau mắt hột.
Thầm phỉ nhổ một câu rồi không quan tâm nữa, vừa huýt sáo vừa lắc lư đi xuống cầu rồi rẽ vào bờ kè sát bên sau đó tiếp tục bước đi.
“Thính Lăng!”
Đoàn Thính Lăng dừng chân, xoay người lại. Một người phụ nữ trung niên chạy một chiếc xe máy từ từ đến gần rồi chống chân xuống.
Cô nhìn cậu, hơi nhíu mày: “Cái thằng quỷ nhà em sao cứ nghỉ học thế hả? Năm nay là gần cuối cấp rồi mà vẫn cứ lơ mơ là sao? Muốn đi móc bọc hả?”
Đoàn Thính Lăng ‘dạ dạ' liên tục, than thở: “Em cũng muốn nhưng không được mà, gần đây nhiều việc cần làm lắm. Với lại cô đừng lo.” cậu cười rộ lên “Tiếng anh của cô Phương em vẫn chăm chỉ học tập lắm.”
Cô Phương trừng mắt nhìn, vỗ vai cậu một phát: “Vậy để tôi coi em học được cái thứ gì há, kiểm tra sắp đến tới nơi rồi.”
Nói rồi lập tức vặn tay ga chạy vụt đi, Đoàn Thính Lăng ở phía sau đùa giỡn: “Cô ơi! Cho em đi ké với!” Đáp lại cậu tiếng tăng ga vang dội.
Đoàn Thính Lăng nhấc chân định về nhà học bài, nhưng nghĩ một lát thì đổi ý. Về sớm vậy có khi bị bắt đi làm tùm lum chuyện, thôi thì tránh đi đâu đến tối rồi hẵng về. Nghĩ thế nên cậu đi một mạch đến khúc sông vắng người đằng kia.
Chỗ này cậu thường xuyên đến, vừa mát mẻ vừa vắng vẻ, làm trò con bò gì cũng chả ai biết. Và đặc biệt là view rất đẹp, rất đã con mắt.
Cả một bãi cỏ toàn hoa cúc dại lùn lùn đung đưa trong gió, ở giữa thảm hoa mênh mông là một cây sanh rất lớn cùng với...
Một thằng ất ơ nào đó chiếm chỗ trước cậu.
Đoàn Thính Lăng ngạc nhiên, bình thường có con ma nào ngó tới chốn nhỏ này của cậu đâu. Cậu không tò mò lắm nên chả để ý nữa, tránh đi một khoảng xa rồi nằm bẹp xuống. Thẳng thắn vô tư ngâm nga mấy bài hát, thả hồn theo mây gió.
Nằm hưởng gió trời một lúc thì thị lực 15/10 cho cậu nhìn thấy một thứ giống sợi dây đang đu lòng thòng trên nhánh cây sanh, ngay trên đầu tên ngồi dưới gốc cây. Cậu hốt hền, cũng không nghĩ nhiều mà nhanh chóng bò dậy, vừa chạy vụt sang vừa la lên: “Đi ra chỗ khác! Ở đó có rắn đó!!!”
Nhưng thằng ngồi đó như bị khuyết tật tai, vẫn ngồi một cục ở đấy múa bút lia lịa. Tuy cậu phản ứng rất nhanh nhưng vẫn không bằng tốc độ của nó. Con rắn ‘xoạt' một tiếng, rơi sát bên cạnh thằng nhóc ấy. Đoàn Thính Lăng chửi thề, nghĩ xem có nên bấm sẵn 115 không vì theo hiểu biết ít ỏi của mình thì rắn lục mà đuôi đỏ thì chắc kèo là siêu độc rồi!
Lúc cậu thò tay vào túi quần thì rốt cuộc tên nhóc đó cũng có động tĩnh. Thằng đó chậm rãi quay sang nhìn con rắn lục, không có dấu hiệu báo trước mà cầm cục gạch chẳng biết từ đâu ra đập ‘bẹp' lên đầu nó.
Tiếng vang đến gió cũng chẳng che nổi. Đoàn Thính Lăng tự mình vấp chân một cái, ngã kế bên cái xác.
Má!
Dữ dằn!
Đoàn Thính Lăng lăn ra xa, trừng mắt nhìn tên đầu sỏ đang ngồi trong bóng râm không rõ vẻ mặt: “Nhóc làm gì mà dã man thế hả?! Nát bét thấy mà kinh!”
Người bị nói không trả lời, ném cục gạch đi rồi tiếp tục cầm tập tranh lên quẹt quẹt, hoàn toàn làm lơ với cậu. Bĩu môi một cái, cậu không nói chuyện nữa mà lết đến gần mép sông gác tay sau đầu nhắm mắt lại, coi chuyện này như khúc nhạc dạo không đáng nhắc.
Cả ngày hôm nay làm việc quần quật không nghỉ ngơi, sáng sớm thì theo ba phụ giúp làm việc ở chợ đầu mối đến tận trưa, ăn được miếng cơm thì quay sang phụ bán trái cây. Lúc này có thời gian thả lỏng nên hai mí mắt lập tức díp lại rồi ngủ ngất ngây.
Đến khi bị muỗi hôn đến ngứa ngáy khắp mình mới mơ màng thức dậy. Nhưng mở mắt ra thì hình ảnh đầu tiên đập vào chính là thằng nhóc đập rắn đầy man rợ vẫn còn ngồi chăm chăm dưới gốc cây, y nguyên tư thế cũ như chả hề di chuyển.
Đoàn Thính Lăng tỉnh cả ngủ, cất giọng khàn khàn: “Nhóc con giờ này sao chưa về? Mau về lẹ đi.”
Giờ này trời đã tối, hôm nay trời không trăng, chỉ còn vài cây đèn đường đằng kia làm nguồn sáng. Do chiếu thẳng vào hai thằng nên cậu dễ dàng nhìn rõ được ngũ quan của tên này. Dáng người nhỏ con, thấp hơn rất nhiều so với cậu. Gương mặt thì tỉ lệ nghịch với thân hình, trông rất lạnh lùng, mái tóc đen cùng mắt màu... mật ong.
Đoàn Thính Lăng ngồi dậy, lấy trong túi ra chiếc điện thoại cục gạch để xem giờ rồi nhíu mày nhìn sang thằng nhóc kì lạ đó, mở miệng: “Tám giờ mấy rồi đấy về nhà nhanh đi, nhóc định ở lại tới nửa đêm hả?”
Lỡ mà bị bắt bán sang biên giới thì sao?
Thằng lùn này vẫn như cũ chẳng đếm xỉa đến cậu. Nhiều lần tốt bụng bị ngó lơ làm cậu cũng sôi máu, ngứa tay khủng khiếp. Đoàn Thính Lăng liếc hình thể như voi và kiến của hai bên, hít một hơi kiềm chế lại, ‘xì' một tiếng rồi xoay người đi luôn.
Cậu mặc kệ đấy! Thằng quỷ này còn biết 'không nói chuyện với người lạ' thì chắc cũng chẳng dễ bị lừa đâu.
Đoàn Thính Lăng đi xuyên qua con đường đầy ánh đèn tấp nập người rồi rẽ vào một con đường nhỏ tối tăm. Cuối đường có vài ánh đèn le lói trong con ngõ âm u. Cậu thả chậm bước chân rồi dừng trước căn nhà cũ kĩ có rất nhiều cây xoài to lớn. Tay vô thức sờ sờ túi, thở dài một hơi rồi đẩy cổng sắt bước vào.
Cửa chính mở toang nên không khó để nhìn thấy một người phụ nữ ngồi giữa nhà làm gì đó. Bà khá ốm cũng khá già, gương mặt trông vô cùng chanh chua. Nghe thấy tiếng động thì người đó liền ngước lên nhìn, chờ khi cậu đến gần thì đưa tay ra: “Hôm nay bán lâu vậy à? Thường ngày mẹ thấy mày bán nhanh lắm mà?”
Đoàn Thính Lăng móc một sấp tiền ra đưa cho bà, cười ‘ha ha': “Nay ít khách quen nên hơi lâu tí.” cậu đi lướt qua “Còn cơm không mẹ?”
Bà vừa đếm đếm tiền trong tay vừa trả lời: “Mày về trễ quá nên hết rồi, nấu mì ăn đi.”
Cậu cũng không cảm thấy khó chịu, biểu cảm như thường đi vào phòng. Bên trong rất đơn giản, một tủ đồ không biết từ đời nào rất lớn, một bàn xếp, một miếng chiếu trải ở dưới sàn và một cái nệm nhỏ đủ một người cùng với cô bé cỡ 10 tuổi đang ngồi dựa tường đọc sách. Đoàn Thính Lăng nghiêng ngả đi đến chỗ cô bé, thả cả người trên xuống nệm mềm.
Đoàn Vũ Thư khép sách lại, nhảy đến gần anh mình lo lắng: “Em muốn chừa cho anh nhưng mà mẹ cứ kêu ăn hết.” Cô bé nhăn nhó buồn bực “Với lại mẹ nấu có tí à, chẳng đủ đâu vào đâu hết.”
Cậu nhéo mặt bé, nhếch mép: “Chắc mẹ biết anh thích ăn mì đó. Anh bự rồi nên chả sao, em thì còn nhỏ nên ăn nhiều cho mau lớn. Sau này khỏi chừa anh làm gì.”
“Em nghe cô nói ăn mì nhiều quá không tốt cho sức khỏe đâu. Với lại...” cô bé mím môi, nhỏ giọng “Anh hay đi sớm về khuya, chỉ có mì thì không đủ chất đâu.”
Đoàn Thính Lăng chống tay ngồi dậy xoa xoa đầu Đoàn Vũ Thư: “Đúng là bà cụ non mà, không phải anh vẫn khỏe như trâu sao.” Nói xong liền đến tủ lấy quần áo rồi ra khỏi phòng rẽ vào nhà tắm.
“Cạch”
Đoàn Thính Lăng vặn vòi nước rồi lại hát vài câu tiếng anh. Cậu đến trước gương ngắm nghía mặt mình rồi sờ sờ cái cằm lún phún râu.
Ba mẹ mà cậu biết đều có nét của người phương Đông điển hình, vô cùng rõ ràng. Nhưng kì lạ là nếu ai lần đầu gặp Đoàn Thính Lăng cũng sẽ nghĩ cậu là người Tây. Đôi mắt vừa to vừa sâu, sống mũi cao thẳng, góc cạnh cứng cáp, mái tóc xoăn và mắt đều đen mun như than.
Sự khác biệt rõ rệt này khi đứng chung với ba mẹ hiện tại càng giống người xa lạ. Đoàn Thính Lăng tất nhiên biết rõ điều đó, tuy lúc đầu vẫn còn liên tục phủ nhận nhưng dần dà cũng chấp nhận chuyện mình có thể không phải con ruột. Cậu đã từng trực tiếp hỏi họ và nhận luôn một chữ ‘ừ' vô cùng qua loa.
Trong phim ba mẹ giấu việc là con nuôi là do sợ chúng buồn các thứ, còn trường hợp của cậu thì khác hẳn. Cậu cảm giác họ không nói là vì chuyện này chả quan trọng lắm, việc cậu biết hay không đều chẳng làm được gì.
Đoàn Thính Lăng cảm thấy thế nào? Cũng không buồn lắm.
Vì sao à? Vì từ khi bắt đầu có kí ức cậu đã phải làm từ những việc vặt vãnh cho đến nặng nhọc nhất. Cực kỳ giống bị bóc lột sức lao động.
Nếu tính vài phép đơn giản, dọn đến một nơi thật xa, tránh khỏi mấy người họ có khi còn thoải mái hơn tiếp tục như vầy nhiều. Nhưng cậu không thể.
Hai vợ chồng vô cùng vô cùng thiên vị Đoàn Vũ Thư – đứa em gái bé nhỏ mà cậu muốn dắt theo cùng. Từ lúc bồng bé Thư về họ đã cực kỳ yêu thương, chăm sóc rồi. Thế nên nếu kiên trì với việc này, nguy cơ cậu đối mặt với tội danh ‘bắt cóc' và dụ dỗ trẻ em là rất cao.
Với lại cậu cũng chưa chắc mình sẽ lo đầy đủ cho Đoàn Vũ Thư, nên kế hoạch liền phá sản.
Tuy có thể để bé Thư ở lại với họ nhưng cậu vẫn không yên tâm, đơn giản là vì Đoàn Thính Lăng cảm thấy cha mẹ nuôi của cậu không tốt đẹp gì mấy.
Vì va chạm xã hội từ rất sớm, có thể nói Đoàn Thính Lăng gần như là sở hữu một thân bản lĩnh. Cậu thấy tất cả mọi hành động của bố mẹ nuôi rất kì quái nhưng vẫn chưa biết được vấn đề là ở chỗ nào.
Đoàn Thính Lăng xoay khớp vai ‘răng rắc', không thèm nghĩ vớ vẩn nữa nhanh nhẹn tắm rửa như một cơn lốc. Vừa mở cửa thì đã nghe tiếng cãi cọ ầm ĩ ở phòng khách, là ba mẹ nuôi của cậu. Đoàn Thính Lăng coi như điếc, nhảy chân sáo đến nhà bếp.
Một mùi thơm ngào ngạt tỏa ra, cậu nhướng mày chạy đến. Đoàn Vũ Thư đang đổ nước nóng thì tay bị nắm lại, bé hết hồn ngẩng mặt, khi thấy thằng anh của mình thì thở phào bỏ xuống.
Đoàn Thính Lăng hí hửng nhìn mớ xúc xích chất đầy tô che hết mì: “Đâu ra thế? Đừng nói em mua cho anh đấy nhé?”
Đoàn Vũ Thư ‘ò' một tiếng buồn buồn: “Em định mua thịt cơ, nhưng không đủ tiền...”
“Thôi đi cô nương” cậu ngồi xuống ghế trộn mì lên “Ba cái thứ này cũng từ thịt cả thôi, với lại...”
Cô bé ngắt lời: “Tiền của em, em muốn làm gì kệ em. Anh hai đừng lải nhải nữa, ăn đi.”
“Ok ok ok.”
Đoàn Vũ Thư nhìn cậu một lúc thì bỗng hỏi: “Ngày mai anh có đi học không?”
Cậu gắp một đũa mì bỏ vào miệng, ồm ồm trả lời: “Để xem thế nào đã...”
“Thằng Lăng đâu! Ra đây!”
Đoàn Vũ Thư nhảy phắt xuống, đẩy cậu cùng tô mì ra sân sau, nhỏ giọng: “Anh ra ngoài ăn đi, coi chừng mẹ lại bắt làm gì nữa đó!” sau đấy liền quay đầu lại la lên.
“Anh hai đi ỉa rồi mẹ ơi!”
Tiếng còi kêu lên vang vọng khắp sông, con tàu từ từ xuyên qua cầu rồi đi thẳng về trước. Ánh chiều tà đỏ rực chiếu xuống khắp nơi, khung cảnh vô cùng thơ mộng và tràn đầy ấm áp. Những tia nắng cuối ngày rọi lên những dòng xe chạy vụt qua cây cầu to lớn như bị rượt đuổi.
Gió thổi ‘vù vù' làm áo và mái tóc xoăn đen bay phần phật, cả mặt mày đều nhuộm đỏ bởi nắng chiều. Cậu thiếu niên với gương mặt Tây như không bị ảnh hưởng bởi nhịp sống rộn ràng của thành thị mà thong thả bước đi ngắm nhìn con tàu phía dưới, tách biệt khỏi thế giới hối hả ngoài kia.
Đoàn Thính Lăng nhìn nhìn rồi ‘chậc' một tiếng: “Sông dạo này hơi nhiều rác à.”
Nhìn đám bọc nilong bị mắc giữa mớ lục bình, thậm chí còn thấy cả thùng xốp không biết đang chứa gì bên trôi nổi trên sông mà cậu bắt đầu đau mắt hột.
Thầm phỉ nhổ một câu rồi không quan tâm nữa, vừa huýt sáo vừa lắc lư đi xuống cầu rồi rẽ vào bờ kè sát bên sau đó tiếp tục bước đi.
“Thính Lăng!”
Đoàn Thính Lăng dừng chân, xoay người lại. Một người phụ nữ trung niên chạy một chiếc xe máy từ từ đến gần rồi chống chân xuống.
Cô nhìn cậu, hơi nhíu mày: “Cái thằng quỷ nhà em sao cứ nghỉ học thế hả? Năm nay là gần cuối cấp rồi mà vẫn cứ lơ mơ là sao? Muốn đi móc bọc hả?”
Đoàn Thính Lăng ‘dạ dạ' liên tục, than thở: “Em cũng muốn nhưng không được mà, gần đây nhiều việc cần làm lắm. Với lại cô đừng lo.” cậu cười rộ lên “Tiếng anh của cô Phương em vẫn chăm chỉ học tập lắm.”
Cô Phương trừng mắt nhìn, vỗ vai cậu một phát: “Vậy để tôi coi em học được cái thứ gì há, kiểm tra sắp đến tới nơi rồi.”
Nói rồi lập tức vặn tay ga chạy vụt đi, Đoàn Thính Lăng ở phía sau đùa giỡn: “Cô ơi! Cho em đi ké với!” Đáp lại cậu tiếng tăng ga vang dội.
Đoàn Thính Lăng nhấc chân định về nhà học bài, nhưng nghĩ một lát thì đổi ý. Về sớm vậy có khi bị bắt đi làm tùm lum chuyện, thôi thì tránh đi đâu đến tối rồi hẵng về. Nghĩ thế nên cậu đi một mạch đến khúc sông vắng người đằng kia.
Chỗ này cậu thường xuyên đến, vừa mát mẻ vừa vắng vẻ, làm trò con bò gì cũng chả ai biết. Và đặc biệt là view rất đẹp, rất đã con mắt.
Cả một bãi cỏ toàn hoa cúc dại lùn lùn đung đưa trong gió, ở giữa thảm hoa mênh mông là một cây sanh rất lớn cùng với...
Một thằng ất ơ nào đó chiếm chỗ trước cậu.
Đoàn Thính Lăng ngạc nhiên, bình thường có con ma nào ngó tới chốn nhỏ này của cậu đâu. Cậu không tò mò lắm nên chả để ý nữa, tránh đi một khoảng xa rồi nằm bẹp xuống. Thẳng thắn vô tư ngâm nga mấy bài hát, thả hồn theo mây gió.
Nằm hưởng gió trời một lúc thì thị lực 15/10 cho cậu nhìn thấy một thứ giống sợi dây đang đu lòng thòng trên nhánh cây sanh, ngay trên đầu tên ngồi dưới gốc cây. Cậu hốt hền, cũng không nghĩ nhiều mà nhanh chóng bò dậy, vừa chạy vụt sang vừa la lên: “Đi ra chỗ khác! Ở đó có rắn đó!!!”
Nhưng thằng ngồi đó như bị khuyết tật tai, vẫn ngồi một cục ở đấy múa bút lia lịa. Tuy cậu phản ứng rất nhanh nhưng vẫn không bằng tốc độ của nó. Con rắn ‘xoạt' một tiếng, rơi sát bên cạnh thằng nhóc ấy. Đoàn Thính Lăng chửi thề, nghĩ xem có nên bấm sẵn 115 không vì theo hiểu biết ít ỏi của mình thì rắn lục mà đuôi đỏ thì chắc kèo là siêu độc rồi!
Lúc cậu thò tay vào túi quần thì rốt cuộc tên nhóc đó cũng có động tĩnh. Thằng đó chậm rãi quay sang nhìn con rắn lục, không có dấu hiệu báo trước mà cầm cục gạch chẳng biết từ đâu ra đập ‘bẹp' lên đầu nó.
Tiếng vang đến gió cũng chẳng che nổi. Đoàn Thính Lăng tự mình vấp chân một cái, ngã kế bên cái xác.
Má!
Dữ dằn!
Đoàn Thính Lăng lăn ra xa, trừng mắt nhìn tên đầu sỏ đang ngồi trong bóng râm không rõ vẻ mặt: “Nhóc làm gì mà dã man thế hả?! Nát bét thấy mà kinh!”
Người bị nói không trả lời, ném cục gạch đi rồi tiếp tục cầm tập tranh lên quẹt quẹt, hoàn toàn làm lơ với cậu. Bĩu môi một cái, cậu không nói chuyện nữa mà lết đến gần mép sông gác tay sau đầu nhắm mắt lại, coi chuyện này như khúc nhạc dạo không đáng nhắc.
Cả ngày hôm nay làm việc quần quật không nghỉ ngơi, sáng sớm thì theo ba phụ giúp làm việc ở chợ đầu mối đến tận trưa, ăn được miếng cơm thì quay sang phụ bán trái cây. Lúc này có thời gian thả lỏng nên hai mí mắt lập tức díp lại rồi ngủ ngất ngây.
Đến khi bị muỗi hôn đến ngứa ngáy khắp mình mới mơ màng thức dậy. Nhưng mở mắt ra thì hình ảnh đầu tiên đập vào chính là thằng nhóc đập rắn đầy man rợ vẫn còn ngồi chăm chăm dưới gốc cây, y nguyên tư thế cũ như chả hề di chuyển.
Đoàn Thính Lăng tỉnh cả ngủ, cất giọng khàn khàn: “Nhóc con giờ này sao chưa về? Mau về lẹ đi.”
Giờ này trời đã tối, hôm nay trời không trăng, chỉ còn vài cây đèn đường đằng kia làm nguồn sáng. Do chiếu thẳng vào hai thằng nên cậu dễ dàng nhìn rõ được ngũ quan của tên này. Dáng người nhỏ con, thấp hơn rất nhiều so với cậu. Gương mặt thì tỉ lệ nghịch với thân hình, trông rất lạnh lùng, mái tóc đen cùng mắt màu... mật ong.
Đoàn Thính Lăng ngồi dậy, lấy trong túi ra chiếc điện thoại cục gạch để xem giờ rồi nhíu mày nhìn sang thằng nhóc kì lạ đó, mở miệng: “Tám giờ mấy rồi đấy về nhà nhanh đi, nhóc định ở lại tới nửa đêm hả?”
Lỡ mà bị bắt bán sang biên giới thì sao?
Thằng lùn này vẫn như cũ chẳng đếm xỉa đến cậu. Nhiều lần tốt bụng bị ngó lơ làm cậu cũng sôi máu, ngứa tay khủng khiếp. Đoàn Thính Lăng liếc hình thể như voi và kiến của hai bên, hít một hơi kiềm chế lại, ‘xì' một tiếng rồi xoay người đi luôn.
Cậu mặc kệ đấy! Thằng quỷ này còn biết 'không nói chuyện với người lạ' thì chắc cũng chẳng dễ bị lừa đâu.
Đoàn Thính Lăng đi xuyên qua con đường đầy ánh đèn tấp nập người rồi rẽ vào một con đường nhỏ tối tăm. Cuối đường có vài ánh đèn le lói trong con ngõ âm u. Cậu thả chậm bước chân rồi dừng trước căn nhà cũ kĩ có rất nhiều cây xoài to lớn. Tay vô thức sờ sờ túi, thở dài một hơi rồi đẩy cổng sắt bước vào.
Cửa chính mở toang nên không khó để nhìn thấy một người phụ nữ ngồi giữa nhà làm gì đó. Bà khá ốm cũng khá già, gương mặt trông vô cùng chanh chua. Nghe thấy tiếng động thì người đó liền ngước lên nhìn, chờ khi cậu đến gần thì đưa tay ra: “Hôm nay bán lâu vậy à? Thường ngày mẹ thấy mày bán nhanh lắm mà?”
Đoàn Thính Lăng móc một sấp tiền ra đưa cho bà, cười ‘ha ha': “Nay ít khách quen nên hơi lâu tí.” cậu đi lướt qua “Còn cơm không mẹ?”
Bà vừa đếm đếm tiền trong tay vừa trả lời: “Mày về trễ quá nên hết rồi, nấu mì ăn đi.”
Cậu cũng không cảm thấy khó chịu, biểu cảm như thường đi vào phòng. Bên trong rất đơn giản, một tủ đồ không biết từ đời nào rất lớn, một bàn xếp, một miếng chiếu trải ở dưới sàn và một cái nệm nhỏ đủ một người cùng với cô bé cỡ 10 tuổi đang ngồi dựa tường đọc sách. Đoàn Thính Lăng nghiêng ngả đi đến chỗ cô bé, thả cả người trên xuống nệm mềm.
Đoàn Vũ Thư khép sách lại, nhảy đến gần anh mình lo lắng: “Em muốn chừa cho anh nhưng mà mẹ cứ kêu ăn hết.” Cô bé nhăn nhó buồn bực “Với lại mẹ nấu có tí à, chẳng đủ đâu vào đâu hết.”
Cậu nhéo mặt bé, nhếch mép: “Chắc mẹ biết anh thích ăn mì đó. Anh bự rồi nên chả sao, em thì còn nhỏ nên ăn nhiều cho mau lớn. Sau này khỏi chừa anh làm gì.”
“Em nghe cô nói ăn mì nhiều quá không tốt cho sức khỏe đâu. Với lại...” cô bé mím môi, nhỏ giọng “Anh hay đi sớm về khuya, chỉ có mì thì không đủ chất đâu.”
Đoàn Thính Lăng chống tay ngồi dậy xoa xoa đầu Đoàn Vũ Thư: “Đúng là bà cụ non mà, không phải anh vẫn khỏe như trâu sao.” Nói xong liền đến tủ lấy quần áo rồi ra khỏi phòng rẽ vào nhà tắm.
“Cạch”
Đoàn Thính Lăng vặn vòi nước rồi lại hát vài câu tiếng anh. Cậu đến trước gương ngắm nghía mặt mình rồi sờ sờ cái cằm lún phún râu.
Ba mẹ mà cậu biết đều có nét của người phương Đông điển hình, vô cùng rõ ràng. Nhưng kì lạ là nếu ai lần đầu gặp Đoàn Thính Lăng cũng sẽ nghĩ cậu là người Tây. Đôi mắt vừa to vừa sâu, sống mũi cao thẳng, góc cạnh cứng cáp, mái tóc xoăn và mắt đều đen mun như than.
Sự khác biệt rõ rệt này khi đứng chung với ba mẹ hiện tại càng giống người xa lạ. Đoàn Thính Lăng tất nhiên biết rõ điều đó, tuy lúc đầu vẫn còn liên tục phủ nhận nhưng dần dà cũng chấp nhận chuyện mình có thể không phải con ruột. Cậu đã từng trực tiếp hỏi họ và nhận luôn một chữ ‘ừ' vô cùng qua loa.
Trong phim ba mẹ giấu việc là con nuôi là do sợ chúng buồn các thứ, còn trường hợp của cậu thì khác hẳn. Cậu cảm giác họ không nói là vì chuyện này chả quan trọng lắm, việc cậu biết hay không đều chẳng làm được gì.
Đoàn Thính Lăng cảm thấy thế nào? Cũng không buồn lắm.
Vì sao à? Vì từ khi bắt đầu có kí ức cậu đã phải làm từ những việc vặt vãnh cho đến nặng nhọc nhất. Cực kỳ giống bị bóc lột sức lao động.
Nếu tính vài phép đơn giản, dọn đến một nơi thật xa, tránh khỏi mấy người họ có khi còn thoải mái hơn tiếp tục như vầy nhiều. Nhưng cậu không thể.
Hai vợ chồng vô cùng vô cùng thiên vị Đoàn Vũ Thư – đứa em gái bé nhỏ mà cậu muốn dắt theo cùng. Từ lúc bồng bé Thư về họ đã cực kỳ yêu thương, chăm sóc rồi. Thế nên nếu kiên trì với việc này, nguy cơ cậu đối mặt với tội danh ‘bắt cóc' và dụ dỗ trẻ em là rất cao.
Với lại cậu cũng chưa chắc mình sẽ lo đầy đủ cho Đoàn Vũ Thư, nên kế hoạch liền phá sản.
Tuy có thể để bé Thư ở lại với họ nhưng cậu vẫn không yên tâm, đơn giản là vì Đoàn Thính Lăng cảm thấy cha mẹ nuôi của cậu không tốt đẹp gì mấy.
Vì va chạm xã hội từ rất sớm, có thể nói Đoàn Thính Lăng gần như là sở hữu một thân bản lĩnh. Cậu thấy tất cả mọi hành động của bố mẹ nuôi rất kì quái nhưng vẫn chưa biết được vấn đề là ở chỗ nào.
Đoàn Thính Lăng xoay khớp vai ‘răng rắc', không thèm nghĩ vớ vẩn nữa nhanh nhẹn tắm rửa như một cơn lốc. Vừa mở cửa thì đã nghe tiếng cãi cọ ầm ĩ ở phòng khách, là ba mẹ nuôi của cậu. Đoàn Thính Lăng coi như điếc, nhảy chân sáo đến nhà bếp.
Một mùi thơm ngào ngạt tỏa ra, cậu nhướng mày chạy đến. Đoàn Vũ Thư đang đổ nước nóng thì tay bị nắm lại, bé hết hồn ngẩng mặt, khi thấy thằng anh của mình thì thở phào bỏ xuống.
Đoàn Thính Lăng hí hửng nhìn mớ xúc xích chất đầy tô che hết mì: “Đâu ra thế? Đừng nói em mua cho anh đấy nhé?”
Đoàn Vũ Thư ‘ò' một tiếng buồn buồn: “Em định mua thịt cơ, nhưng không đủ tiền...”
“Thôi đi cô nương” cậu ngồi xuống ghế trộn mì lên “Ba cái thứ này cũng từ thịt cả thôi, với lại...”
Cô bé ngắt lời: “Tiền của em, em muốn làm gì kệ em. Anh hai đừng lải nhải nữa, ăn đi.”
“Ok ok ok.”
Đoàn Vũ Thư nhìn cậu một lúc thì bỗng hỏi: “Ngày mai anh có đi học không?”
Cậu gắp một đũa mì bỏ vào miệng, ồm ồm trả lời: “Để xem thế nào đã...”
“Thằng Lăng đâu! Ra đây!”
Đoàn Vũ Thư nhảy phắt xuống, đẩy cậu cùng tô mì ra sân sau, nhỏ giọng: “Anh ra ngoài ăn đi, coi chừng mẹ lại bắt làm gì nữa đó!” sau đấy liền quay đầu lại la lên.
“Anh hai đi ỉa rồi mẹ ơi!”