Chương : 11
Khi cuộc họp kết thúc, Bob Beldon rời khỏi nhà hát trên phố Heron. Hồi còn đi học, anh đã rất tích cực trong các hoạt động của nhà hát. Anh thích đóng kịch và đã vào vai trong một số vở kịch của trường. Nếu không vì phải tham gia vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và không vướng bận bởi những gì xảy ra sau đó thì có lẽ anh đã thành danh trên sân khấu. Hiện tại, Bob đang tham gia diễn các vở kịch do địa phương dàn dựng, đồng thời còn giữ một chân trong Ban Giám đốc. Họ đang lên kế hoạch cho một số vở kịch sẽ được diễn vào năm tới. Bob vẫn thường tự gọi vui vị trí mình đảm nhiệm trong nhà hát là “vị trí gian khổ”.
Lúc lái xe trên con đường gồ ghề dẫn về Cranberry, Bob vẫn miên man nghĩ tới thành công của vở Thành phố chúng ta chống lại bà mối. Huýt sáo bài “Hello, Dolly”, Bob tiếp tục lái xe và thoát khỏi gánh nặng đang đè lên vai mình. Chính vì thế anh rất yêu nghề diễn kịch. Anh có thể đắm mình trong một vai diễn và gạt bỏ mọi phiền toái sang một bên. Bạn bè trong Hội Những người cai rượu gọi đó là sự chối bỏ thực tại, nhưng Bob thì lại coi đó là đam mê nghệ thuật.
Chắc hẳn Peggy đã chuẩn bị sẵn một bữa tối ngon lành và đang chờ anh ở nhà. Hôm nay là thứ Hai, nên Bob đoán là vợ mình sẽ làm món tiêu xanh hoặc món thịt tuyệt vời. Món nào cũng khiến anh chảy nước miếng khi nghĩ đến. Bob vừa huýt sáo vừa lái xe trên con đường dẫn vào nhà. Anh nhận ra rằng vợ mình đang tưới cây trong vườn. Peggy luôn thích thú với việc chăm sóc khu vườn yêu quý. Cái tên nhà nghỉ Thyme và Tide cũng được lấy cảm hứng từ biển, bờ vịnh và vườn cây của Peggy. Khi không có khách, họ cùng nhau tận hưởng sự rảnh rỗi và thanh bình, cho dù rất hiếm hoi. Tiền nong của họ không mấy dư dả gì, nhưng Peggy là người vợ rất biết cách chi tiêu. Bob thì không có khiếu trong việc quản lý tiền nong, may mà anh có Peggy ở bên. Bob lái xe vào ga-ra rồi bước ra với vợ. Chị cầm vòi nước, miệng mỉm cười nhìn anh bước lại gần. Mặt trời vẫn tỏa ánh nắng chói chang mặc dù đã gần sáu giờ. Theo lịch, mùa hè sẽ chính thức bắt đầu vào cuối tháng. Nhưng cũng như mọi năm, phải sáu tuần nữa hè mới thực sự đến trên vùng đất Tây Bắc Thái Bình Dương. Kết đó là tháng Tám và tháng Chín sẽ dễ chịu với những làn mưa bụi lất phất.
“Chào em yêu”, Bob dừng lại ở rìa vườn. Mấy khóm thì là đang nở hoa, tỏa hương hăng hăng man mát. Từ dưới lớp đất màu mỡ, những cây mùi tây đang nảy mầm, khoe các chồi non xanh ngọc tren mặt đất.
“Tối nay chúng ta sẽ ăn gì nhỉ?”.
“Bánh mì thịt. Cuộc họp thế nào anh?”.
“Tuyệt”. Bob không kìm nổi nụ cười rạng rỡ.
“Tại sao anh cười? Anh đang giấu em chuyện gì à?” Peggy giơ cái vòi về phía chồng, giả vờ hăm dọa.
“Đời nào có chuyện anh giấu diếm em”. Bob lúng búng và giơ hai tay lên như đầu hàng. “Anh chỉ cười vì tối nay chúng ta sẽ được ăn bánh mì thịt, thế thôi”.
Peggy bước về phía ngôi nhà và tắt vòi nước. “Em xong rồi”. Bob gật đầu.
“Nếu anh có thời gian, em muốn nói chuyện một chút”. Anh ngập ngừng, Peggy chỉ sử dụng lối nói ấy khi gặp chuyện không ổn. “Có vấn đề gì chăng?”.
“Không hẳn thế”.
Chị có vẻ bí mật. Điều này tạo cho Bob cảm giác hơi bất an. Khi quan sát kỹ Peggy, Bob nhận ra rằng đáng lẽ mình phải phát hiện ra những dấu hiệu này từ trước. Peggy vốn là một người thích trò chuyện và có thiên khiếu trong giao tế. Chị có thể trao đổi với bất kỳ ai về bất kỳ đề tài gì. Chính nhờ khả năng này mà chị được nhiều người quý mến, và thu hút được nhiều khách hàng quen thuộc. Bob theo vợ vào phòng để dụng cụ làm vườn, nó cách nhà bếp một đoạn ngắn. Peggy thay đôi giày cao su và cất đồ làm vườn lên giá. Chị khác anh ở chỗ luôn giữ cho nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, đôi khi sự khác biệt này khiến Bob hơi bối rối. Anh thấy buồn phiền khi mình không thể gọn gàng, Vậy mà Peggy vẫn chịu đựng được sự lôi thôi của chồng, điều đó khiến Bob rất cảm kích.
“Có chuyện gì thế”. Anh lặp lại lúc họ bước vào bếp. Peggy rót cho mỗi người một cốc trà và đặt lên bàn. “Chiều nay Hannah Russel gọi điện cho em”. Đầu gối Bob như muốn khuỵu xuống. Anh kéo cái ghế ra ngồi và đưa tay với cốc trà của mình.
“Em rất lo”, Peggy ngồi đối diện với chồng và nói.
Bob biết là đã có chuyện gì đó. “Em lo về vấn đề gì?”. Họ đã quen với căng thẳng vì bị cuốn vào cơn ác mộng này quá lâu rồi. Nó đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ và hai vợ chồng chẳng còn cách nào khác là đối diện với những cú sốc mới.
Peggy tiếp tục. “Cả bố và mẹ con bé đều đã chết. Nó giống như một linh hồn lạc lối. Nó đang suy sụp, Bob ạ”. Chị ngừng lại một chút. “Hôm nay em vừa nói chuyện với con gái của chúng ta và Hollie cho rằng, Hannah cần cảm giác an toàn. Em đồng ý điều đó”.
“Anh nghĩ rằng bất kỳ ai mất cả bố lẫn mẹ trong một thời gian ngắn cũng đều có cảm giác như con bé mà thôi”. Bob ghen tị với sự thân mật giữa vợ và con gái. Anh biết trong thời gian nghiện rượu, anh đã đánh mất một phần rất quan trọng trong đời sống của con cái mình. Peggy cầm chặt cái cốc. “Hannah gọi điện để cảm ơn em đã viết thư động viên”.
Bob quên bẵng mất là Peggy đã viết thư cho cô bé. Đó là một hành động đầy ý nghĩa.
“Con bé tâm sự với em là nó muốn chuyển đi.”
“Đi đâu?”.
“Vân đề là ở đó”, Peggy sầm mặt lại lo lắng. “Nó thú nhận là nó không biết, vậy mà vẫn bán tống bán tháo tất cả mọi thứ. Hollie nhận xét rằng Hannah đang chạy trốn khỏi nỗi đau đớn trong lòng, và rằng dù Hannah có đi đâu thì nỗi đau đớn vẫn sẽ dai dẳng đeo bám nó”.
Bob gật đầu. “Hollie nói đúng. Đi khỏi California không phải là ý hay. Hannah sẽ hối tiếc khi phải rời xa nơi từng là kỷ niệm”.
“Em cũng khuyên con bé như thế, nhưng nó bảo là đã quá muộn. Những gì cần bán đã bán, không bán được thì nó cũng cho người ta cả rồi”.
Bob càng trở nên lo lắng. Anh không chỉ thấy bất an cho Hannah. Mà anh còn nghĩ rằng biết đâu con bé đã vô tình bán đi những thứ có thể giúp họ khám phá mọi bí mật bấy lâu nay.
“Chưa hết đâu”, Peggy nói. “Em có cảm giác con bé đang định đi khắp đất nước này một cách vô định, cho đến khi nào nó tìm được một nơi mà... nó cảm thấy thoải mái”.
Bob ngồi lại trên ghế và suy ngẫm. Cô gái trẻ ấy đang bị tổn thương lớn về mặt tinh thần. Anh cũng chẳng bao giờ muốn con gái mình phải đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. “Thế còn gia đình? Chắc chắn nó còn có cô dì chú bác nào nữa chú?”.
“Rõ ràng là nó chẳng còn ai.”
“Ừ”. Bob nhấp một ngụm trà.
“Em bảo con bé thỉnh thoảng gọi điện cho chúng ta.”
“Em làm thế đúng đấy”.
“Nhưng em không biết con bé có gọi không. Nó có vẻ bối rối”. Bob nghĩ về Hannah và chợt cảm thấy thương cho cô bé. “Em có hỏi nó xem chúng ta có thể giữ liên lạc với nó bằng cách nào không?”.
Peggy gật đầu. “Nó có điện thoại di động và đã cho em số. Bob à, vấn đề là chúng ta muốn can thiệp đến cuộc sống của nó ở mức độ nào?” Chị nhìn Bob và anh hiểu câu hỏi của vợ. Rõ ràng là chị cảm thấy mình nên có trách nhiệm đối với Hannah. Suy cho cùng, bố cô bé đã chết trong nhà họ. Và vì vậy, họ nên chia sẻ những khó khăn với cô gái trẻ này. Nhưng như thế là quá khả năng của vợ chồng Bob.
“Anh không biết”, anh thú nhận.
“Em cũng vậy”.
“Vậy theo em chúng ta nên làm gì?”, Bob hỏi. Anh tin vào trực giác của Peggy. Cái chết của Max Russel đã là một chủ đề không mấy dễ chịu, và bây giờ là Hannah. Nó gợi lại quá nhiều kỷ niệm buồn cho vợ chồng anh, nó làm sống dậy những ký ức buồn thảm và đau đớn mà Bob muốn chôn chặt trong lòng.
“Em không biết, nhưng em cảm thấy thật tội nghiệp cho con bé”. Bob đồng ý. Đôi khi, người ta không thể đứng vững trong cuộc sống mặc dù vẫn còn bốmẹ, và nếu không có bố mẹ ở bên cạnh thì việc đó càng khó khăn hơn rất nhiều. Chính con cái anh đã từng nản chí, nhưng với tình yêu thương và sự kiên nhẫn của bố mẹ, cuối cùng chúng đã tìm được lối đi cho chính mình. Bob phải thú nhận điều đó. Có lẽ giúp đỡ Hannah cũng chính là cơ hội để anh sửa chữa những sai lầm của mình cách đây hai mươi lăm năm. “Ít nhất mỗi tuần chúng ta nên gọi cho con bé một lần”, anh quyết định. Họ không thể thay thế bố mẹ cô bé, mà chỉ nên là những người bạn luôn ở bên an ủi, động viên cô bé mà thôi.
Peggy chậm rãi gật đầu. “Em nghĩ đó cũng là cách giúp đỡ con bé”, chị nhẹ nhàng. “Rồi Hannah sẽ hiểu rằng trên đời này vẫn còn có hai người quan tâm đến nó”.
“Đúng”. Bob dễ chịu hơn sau khi quyết định như vậy. Đây là một việc tốt nên làm. Nó giúp anh thoải mái hơn với những gì đã xảy ra ở quá khứ trong thế giới mong manh của chính mình.
Lúc lái xe trên con đường gồ ghề dẫn về Cranberry, Bob vẫn miên man nghĩ tới thành công của vở Thành phố chúng ta chống lại bà mối. Huýt sáo bài “Hello, Dolly”, Bob tiếp tục lái xe và thoát khỏi gánh nặng đang đè lên vai mình. Chính vì thế anh rất yêu nghề diễn kịch. Anh có thể đắm mình trong một vai diễn và gạt bỏ mọi phiền toái sang một bên. Bạn bè trong Hội Những người cai rượu gọi đó là sự chối bỏ thực tại, nhưng Bob thì lại coi đó là đam mê nghệ thuật.
Chắc hẳn Peggy đã chuẩn bị sẵn một bữa tối ngon lành và đang chờ anh ở nhà. Hôm nay là thứ Hai, nên Bob đoán là vợ mình sẽ làm món tiêu xanh hoặc món thịt tuyệt vời. Món nào cũng khiến anh chảy nước miếng khi nghĩ đến. Bob vừa huýt sáo vừa lái xe trên con đường dẫn vào nhà. Anh nhận ra rằng vợ mình đang tưới cây trong vườn. Peggy luôn thích thú với việc chăm sóc khu vườn yêu quý. Cái tên nhà nghỉ Thyme và Tide cũng được lấy cảm hứng từ biển, bờ vịnh và vườn cây của Peggy. Khi không có khách, họ cùng nhau tận hưởng sự rảnh rỗi và thanh bình, cho dù rất hiếm hoi. Tiền nong của họ không mấy dư dả gì, nhưng Peggy là người vợ rất biết cách chi tiêu. Bob thì không có khiếu trong việc quản lý tiền nong, may mà anh có Peggy ở bên. Bob lái xe vào ga-ra rồi bước ra với vợ. Chị cầm vòi nước, miệng mỉm cười nhìn anh bước lại gần. Mặt trời vẫn tỏa ánh nắng chói chang mặc dù đã gần sáu giờ. Theo lịch, mùa hè sẽ chính thức bắt đầu vào cuối tháng. Nhưng cũng như mọi năm, phải sáu tuần nữa hè mới thực sự đến trên vùng đất Tây Bắc Thái Bình Dương. Kết đó là tháng Tám và tháng Chín sẽ dễ chịu với những làn mưa bụi lất phất.
“Chào em yêu”, Bob dừng lại ở rìa vườn. Mấy khóm thì là đang nở hoa, tỏa hương hăng hăng man mát. Từ dưới lớp đất màu mỡ, những cây mùi tây đang nảy mầm, khoe các chồi non xanh ngọc tren mặt đất.
“Tối nay chúng ta sẽ ăn gì nhỉ?”.
“Bánh mì thịt. Cuộc họp thế nào anh?”.
“Tuyệt”. Bob không kìm nổi nụ cười rạng rỡ.
“Tại sao anh cười? Anh đang giấu em chuyện gì à?” Peggy giơ cái vòi về phía chồng, giả vờ hăm dọa.
“Đời nào có chuyện anh giấu diếm em”. Bob lúng búng và giơ hai tay lên như đầu hàng. “Anh chỉ cười vì tối nay chúng ta sẽ được ăn bánh mì thịt, thế thôi”.
Peggy bước về phía ngôi nhà và tắt vòi nước. “Em xong rồi”. Bob gật đầu.
“Nếu anh có thời gian, em muốn nói chuyện một chút”. Anh ngập ngừng, Peggy chỉ sử dụng lối nói ấy khi gặp chuyện không ổn. “Có vấn đề gì chăng?”.
“Không hẳn thế”.
Chị có vẻ bí mật. Điều này tạo cho Bob cảm giác hơi bất an. Khi quan sát kỹ Peggy, Bob nhận ra rằng đáng lẽ mình phải phát hiện ra những dấu hiệu này từ trước. Peggy vốn là một người thích trò chuyện và có thiên khiếu trong giao tế. Chị có thể trao đổi với bất kỳ ai về bất kỳ đề tài gì. Chính nhờ khả năng này mà chị được nhiều người quý mến, và thu hút được nhiều khách hàng quen thuộc. Bob theo vợ vào phòng để dụng cụ làm vườn, nó cách nhà bếp một đoạn ngắn. Peggy thay đôi giày cao su và cất đồ làm vườn lên giá. Chị khác anh ở chỗ luôn giữ cho nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp, đôi khi sự khác biệt này khiến Bob hơi bối rối. Anh thấy buồn phiền khi mình không thể gọn gàng, Vậy mà Peggy vẫn chịu đựng được sự lôi thôi của chồng, điều đó khiến Bob rất cảm kích.
“Có chuyện gì thế”. Anh lặp lại lúc họ bước vào bếp. Peggy rót cho mỗi người một cốc trà và đặt lên bàn. “Chiều nay Hannah Russel gọi điện cho em”. Đầu gối Bob như muốn khuỵu xuống. Anh kéo cái ghế ra ngồi và đưa tay với cốc trà của mình.
“Em rất lo”, Peggy ngồi đối diện với chồng và nói.
Bob biết là đã có chuyện gì đó. “Em lo về vấn đề gì?”. Họ đã quen với căng thẳng vì bị cuốn vào cơn ác mộng này quá lâu rồi. Nó đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ và hai vợ chồng chẳng còn cách nào khác là đối diện với những cú sốc mới.
Peggy tiếp tục. “Cả bố và mẹ con bé đều đã chết. Nó giống như một linh hồn lạc lối. Nó đang suy sụp, Bob ạ”. Chị ngừng lại một chút. “Hôm nay em vừa nói chuyện với con gái của chúng ta và Hollie cho rằng, Hannah cần cảm giác an toàn. Em đồng ý điều đó”.
“Anh nghĩ rằng bất kỳ ai mất cả bố lẫn mẹ trong một thời gian ngắn cũng đều có cảm giác như con bé mà thôi”. Bob ghen tị với sự thân mật giữa vợ và con gái. Anh biết trong thời gian nghiện rượu, anh đã đánh mất một phần rất quan trọng trong đời sống của con cái mình. Peggy cầm chặt cái cốc. “Hannah gọi điện để cảm ơn em đã viết thư động viên”.
Bob quên bẵng mất là Peggy đã viết thư cho cô bé. Đó là một hành động đầy ý nghĩa.
“Con bé tâm sự với em là nó muốn chuyển đi.”
“Đi đâu?”.
“Vân đề là ở đó”, Peggy sầm mặt lại lo lắng. “Nó thú nhận là nó không biết, vậy mà vẫn bán tống bán tháo tất cả mọi thứ. Hollie nhận xét rằng Hannah đang chạy trốn khỏi nỗi đau đớn trong lòng, và rằng dù Hannah có đi đâu thì nỗi đau đớn vẫn sẽ dai dẳng đeo bám nó”.
Bob gật đầu. “Hollie nói đúng. Đi khỏi California không phải là ý hay. Hannah sẽ hối tiếc khi phải rời xa nơi từng là kỷ niệm”.
“Em cũng khuyên con bé như thế, nhưng nó bảo là đã quá muộn. Những gì cần bán đã bán, không bán được thì nó cũng cho người ta cả rồi”.
Bob càng trở nên lo lắng. Anh không chỉ thấy bất an cho Hannah. Mà anh còn nghĩ rằng biết đâu con bé đã vô tình bán đi những thứ có thể giúp họ khám phá mọi bí mật bấy lâu nay.
“Chưa hết đâu”, Peggy nói. “Em có cảm giác con bé đang định đi khắp đất nước này một cách vô định, cho đến khi nào nó tìm được một nơi mà... nó cảm thấy thoải mái”.
Bob ngồi lại trên ghế và suy ngẫm. Cô gái trẻ ấy đang bị tổn thương lớn về mặt tinh thần. Anh cũng chẳng bao giờ muốn con gái mình phải đi lang thang hết nơi này đến nơi khác. “Thế còn gia đình? Chắc chắn nó còn có cô dì chú bác nào nữa chú?”.
“Rõ ràng là nó chẳng còn ai.”
“Ừ”. Bob nhấp một ngụm trà.
“Em bảo con bé thỉnh thoảng gọi điện cho chúng ta.”
“Em làm thế đúng đấy”.
“Nhưng em không biết con bé có gọi không. Nó có vẻ bối rối”. Bob nghĩ về Hannah và chợt cảm thấy thương cho cô bé. “Em có hỏi nó xem chúng ta có thể giữ liên lạc với nó bằng cách nào không?”.
Peggy gật đầu. “Nó có điện thoại di động và đã cho em số. Bob à, vấn đề là chúng ta muốn can thiệp đến cuộc sống của nó ở mức độ nào?” Chị nhìn Bob và anh hiểu câu hỏi của vợ. Rõ ràng là chị cảm thấy mình nên có trách nhiệm đối với Hannah. Suy cho cùng, bố cô bé đã chết trong nhà họ. Và vì vậy, họ nên chia sẻ những khó khăn với cô gái trẻ này. Nhưng như thế là quá khả năng của vợ chồng Bob.
“Anh không biết”, anh thú nhận.
“Em cũng vậy”.
“Vậy theo em chúng ta nên làm gì?”, Bob hỏi. Anh tin vào trực giác của Peggy. Cái chết của Max Russel đã là một chủ đề không mấy dễ chịu, và bây giờ là Hannah. Nó gợi lại quá nhiều kỷ niệm buồn cho vợ chồng anh, nó làm sống dậy những ký ức buồn thảm và đau đớn mà Bob muốn chôn chặt trong lòng.
“Em không biết, nhưng em cảm thấy thật tội nghiệp cho con bé”. Bob đồng ý. Đôi khi, người ta không thể đứng vững trong cuộc sống mặc dù vẫn còn bốmẹ, và nếu không có bố mẹ ở bên cạnh thì việc đó càng khó khăn hơn rất nhiều. Chính con cái anh đã từng nản chí, nhưng với tình yêu thương và sự kiên nhẫn của bố mẹ, cuối cùng chúng đã tìm được lối đi cho chính mình. Bob phải thú nhận điều đó. Có lẽ giúp đỡ Hannah cũng chính là cơ hội để anh sửa chữa những sai lầm của mình cách đây hai mươi lăm năm. “Ít nhất mỗi tuần chúng ta nên gọi cho con bé một lần”, anh quyết định. Họ không thể thay thế bố mẹ cô bé, mà chỉ nên là những người bạn luôn ở bên an ủi, động viên cô bé mà thôi.
Peggy chậm rãi gật đầu. “Em nghĩ đó cũng là cách giúp đỡ con bé”, chị nhẹ nhàng. “Rồi Hannah sẽ hiểu rằng trên đời này vẫn còn có hai người quan tâm đến nó”.
“Đúng”. Bob dễ chịu hơn sau khi quyết định như vậy. Đây là một việc tốt nên làm. Nó giúp anh thoải mái hơn với những gì đã xảy ra ở quá khứ trong thế giới mong manh của chính mình.