Chương : 4
Những ngày sau đó, sau lần Nhã Thi tình cờ gặp Đan Huy ở ngoài đường thì hắn nói sắp tới hắn phải đi công tác ở thành phố B một tuần. Vâng! là đi công tác, cô tin.
Nhưng trong lúc đến bệnh viện thăm cha, Nhã Thi vô tình thấy hắn đang lái xe chở theo một cô gái mà cô không thể nhìn rõ mặt lướt qua. Cô ngỡ mình nhìn lầm nên quay lại nhìn thật kĩ, khi đã chắc chắn được rằng đúng là xe của Đan Huy, cô như chôn chân tại chỗ, mọi thứ trước mắt đều bị một màng nước mỏng làm cho mờ đi. Nhã Thi ôm lấy ngực trái, khóc không thành tiếng. Một phút, hai phút, cô vẫn không cử động. Cảm xúc trong cô bây giờ đang lẫn lộn: buồn có, đau có, thất vọng có, đó đều là những loại cảm xúc khiến cô muốn nghẹt thở. Hắn nói với cô là đi công tác, công tác mà hắn nói lẽ nào là chở gái đi chơi?
Suốt buổi hôm đó, Nhã Thi đến bệnh viện với tâm trạng thơ thẫn, làm việc gì cũng vụng về, ngay cả khi mua cháo cho cha mà cô cũng quên không dặn người bán là đừng cho hành vào vì ông không ăn được hành. Khi nghe ông phản ánh: “Con gái! Cha không ăn hành.” Thế là cô lại phải chạy đi mua hộp khác. Rồi lúc cho ông uống thuốc, Nhã Thi lại lẫn lộn thuốc uống buổi sáng và buổi tối mặc dù trên vỏ thuốc có phân biệt rõ, nếu ông không nhắc nhở: “Con gái! Đó là thuốc buổi sáng.” Thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Ông hỏi cô sao hôm nay lại như vậy, có chuyện gì sao thì cô chỉ biết lắc đầu, lắc đầu nhưng nước mắt lại rơi. Lúc đó, ông ôm cô vào lòng, nhẹ giọng nói:
- Con gái ngoan của cha, dù cha không biết con gặp phải chuyện gì nhưng cha khuyên con, đừng bao giờ rơi nước mắt vì những điều và những người không xứng đáng. Đối với ai không quan trọng, nhưng với cha, nước mắt của con quan trọng hơn tất cả. Bởi vì cha yêu con nên cha không muốn nhìn thấy con khóc.
Ngoài miệng ông nói không biết nhưng trong lòng ông lại biết rất rõ.
Câu nói cha vừa dứt, Nhã Thi đã òa khóc như một đứa trẻ. Cô ôm chặt ông, dụi mặt vào ngực ông nũng nịu như ngày mình còn bé. Lúc bị mấy đứa bạn trong trường bắt nạt, cô cũng chạy về ôm cha khóc như vậy. Chỉ khi ở trong vòng tay của ông, Nhã Thi mới cảm thấy an toàn và không cảm thấy cô đơn.
Từ ngày hôm đó, ông không cho cô ngủ lại bệnh viện nữa vì ông không muốn đêm đêm lại nhìn thấy con gái mình đứng khóc bên cửa sổ. Vì sợ ông thức giấc nên tiếng khóc bị cô kìm nén đến nỗi phải nấc nghẹn uất ức. Có lẽ về nhà, khi không có ai, cô sẽ được khóc thoải mái hơn.
Nhã Thi lắc đầu nguầy nguậy, tỏ ý không bằng lòng thì ông nói: “Con đừng lo cho cha! Con quên là ở đây còn có bác sĩ, y tá thay phiên chăm sóc cha rồi sao? Chưa kể còn có bác Tuân ở đây nữa.”
Bác Tuân là bác sĩ phụ trách phòng bệnh của cha cô cũng là bạn thân của ông. Cô nghe vậy nên cũng yên tâm nghe lời ông.
Sáng ngày hôm sau Nhã Thi đến bệnh viện, cô hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy trong phòng cha được trang bị rất nhiều máy móc. Trên tay ông còn được ghim một ống truyền dịch.
Cô lo lắng hỏi ông:
- Cha! Cha sao vậy?
Ông mỉm cười yếu ớt, muốn ngồi dậy ôm cô cũng trở nên khó khăn. Ông nằm yên trên giường, khẽ nói:
- Cha không sao! Cha chỉ cảm thấy hơi không khỏe một chút thôi. Con đừng lo nha con gái!
Nhã Thi bật khóc, vội vã chạy đi tìm bác sĩ Tuân để hỏi. Vì cô có gặng hỏi ông như thế nào cũng vô dụng, kết quả ông vẫn nói là không sao.
Từ trong phòng của bác sĩ Tuân đi ra, gương mặt tiều tụy của Nhã Thi đã thấm đẫm nước mắt, bên tai cô còn văng vẳng tiếng nói của bác sĩ: “Sức khỏe cha con càng ngày càng yếu dần đi, huyết áp của ông ấy lúc cao lúc thấp rất khó lường trước được. Bác chỉ sợ... ông ấy chỉ còn sống được vài ngày nữa thôi.”
Vài ngày? Ngắn ngủi như vậy sao?
Mải ngẩn ngơ, cô đến trước phòng bệnh cha lúc nào không hay. Nhã Thi đưa tay, nắm lấy tay nắm cửa nhưng bàn tay cô cứ cứng đờ, không cách nào vặn được. Cô buông tay, ngồi bệt xuống đất ôm lấy hai chân, vùi mặt vào gối khóc nức nở. Sao lại như thế? Sao lại vài ngày mà không phải vài tháng hay vài năm? Biết là trước sau gì ông cũng phải ra đi nhưng ít ra ông trời cũng nên để cho cô thời gian chuẩn bị tâm lí chứ? Cuộc đời này tại sao lại đối xử tàn nhẫn với cô như vậy?
- Khụ! Khụ!
Tiếng ho từ bên trong vọng ra, cô hốt hoảng lau nước mắt rồi mở cửa chạy vào.
- Cha! Cha không sao chứ? - Cô nhìn ông lại không tài nào kìm được nước mắt. - Cha uống miếng nước đi ạ!
Nhã Thi rót ly nước đưa lên miệng cha, đôi môi khô nứt của ông vội hớp lấy một miếng nước.
- Con gái! Cha đã nói là cha không sao mà, sao con lại khóc nữa rồi? - Ông đưa bàn tay nhăn nheo, già nua lên lau nước mắt cho cô, cười hiền.
- Cha! Tối nay con muốn ở lại với cha. Con muốn ở bên cạnh cha...
Nguyên văn cô muốn nói là: “Con muốn ở bên cạnh cha trong những ngày còn lại.” Nhưng may mắn là cô đã dừng lại kịp lúc. Cô không muốn và cũng không dám thừa nhận chuyện ông sắp phải rời xa mình mãi mãi.
Có lẽ lời đề nghị của cô không được cha chấp nhận, vì khi cô vừa dứt lời ông đã lắc đầu và bảo không được.
- Tại sao vậy cha? Sao không cho con ở lại? - Cô nhìn cha khó hiểu.
- Nghe lời cha và đừng hỏi gì thêm.
Ông dùng ánh mắt hiền từ nhìn Nhã Thi, ánh mắt đó mỗi lần cô nhìn thấy là không cách nào cãi lại ông được. Cuối cùng, cô vẫn phải về nhà ngủ.
Tối hôm đó...
Nằm trên giường Nhã Thi cảm thấy không yên, cứ trằn trọc mãi. Nhìn ra bên ngoài cửa sổ, ánh trăng đã lên cao, soi rọi ánh sáng vào căn phòng tối tăm của cô. Cô ngước nhìn đồng hồ treo tường trước mặt rồi chợt thở dài. Đã hơn hai giờ sáng rồi mà mắt cô vẫn cứ mở thao láo như thế này.
Trong khi đó, trên hành lang vắng vẻ của bệnh viện. Những tiếng bước chân dồn dập, gấp rút của các bác sĩ y tá vang lên. Họ vội vã đi vào một phòng bệnh khi nghe một nữ y tá báo tình hình của bệnh nhân đột nhiên có chuyển biến xấu.
- Chuẩn bị kích điện!
Tiếng bác sĩ Tuân gấp gáp vang lên, hai tay ông cầm hai máy kích điện xoa xoa vào nhau rồi đặt lên ngực người đàn ông đang nằm bất động.
Người đàn ông giật lên từng hồi khi máy kích điện rời khỏi, rồi lại tiếp tục giật lên khi bác sĩ kích điện lần nữa. Thế nhưng trên điện tâm đồ, một đường thẳng vẫn kéo dài liên hồi mang theo tiếng “tít” khiến người ta cảm thấy ớn lạnh và đau lòng.
Tim bệnh nhân đã ngừng đập.
- Thời gian tử vong là hai giờ ba mươi sáng.
Bác sĩ Tuân nhìn đồng hồ rồi nói với một cô y tá, cô gật gật rồi ghi vào bệnh án.
Ông lui ra ngoài, đứng dựa lưng vào tường gọi điện thoại cho ai đó trước rồi mới gọi cho Nhã Thi.
Khi nghe được tiếng cô, ông nói:
- Nhã Thi! Cha con...
- Cha con? Cha con làm sao? - Tiếng cô hốt hoảng ở đầu dây bên kia.
Bác sĩ Tuân cố giữ lấy bình tĩnh, nói ra hai từ khiến người ta đau đớn nhất:
- Mất rồi!
Ông cúp điện thoại, một giọt nước mắt rơi ra từ khóe mi.
“Ra đi thanh thản, ông bạn già của tôi!”
Nửa tiếng sau, Nhã Thi trong bộ dạng vẫn còn mặc nguyên bộ đồ pijama trên người, chân lại không mang dép hớt hải chạy vào bệnh viện, trên trán cô xuất hiện một vết thương còn đang chảy máu. Không ai biết được khi nghe bác sĩ Tuân nói cha mất rồi, cô đã đau như thế nào đâu. Nhã Thi không màng tới mọi thứ, vứt điện thoại sang một bên, mở tủ lấy một ít tiền rồi chạy vụt như bay xuống lầu. Vì quá vội nên cô đã vấp chân ngã xuống cầu thang, trán bị đập mạnh vào bậc thang đến chảy máu. Đầu óc cô lúc đó đau đến mức quay cuồng không đứng dậy nổi nhưng cô vẫn cố gắng gượng chạy đi, không kịp mang dép. Không những thế, trên đường đi cô cứ luôn hối thúc tài xế chạy thật nhanh, khiến cho tài xế hoảng đến nỗi tí nữa là đụng phải người ta.
Nhã Thi nhìn thấy bác sĩ Tuân đứng trước cửa phòng của cha, bên cạnh ông còn có một người nữa. Người đó nhìn cô bằng ánh mắt đau lòng nhưng đôi mày hơi cau lại vẻ khó chịu. Vì hành lang hơi tối nên cô không thể thấy rõ mặt người đó, chỉ thấy mờ mờ thôi nhưng cô cảm thấy người đó rất quen. Song cô không để ý và cũng không quan tâm người đó là ai, nhìn mình bằng ánh mắt như thế nào. Cô chỉ có một ý nghĩ duy nhất là vội lao ngay vào phòng cha.
Khoảnh khắc khi nhìn thấy trên giường cha chỉ còn một màu trắng duy nhất, cả thế giới xung quanh cô như sụp đổ. Nhã Thi hy vọng, hy vọng người nằm ở dưới tấm vải trắng tang thương kia không phải cha cô.
Nhã Thi nhấc từng bước chân nặng trĩu đi đến chỗ ông, đứng hồi lâu cô mới dám đưa tay vén tấm vải kia xuống.
Hy vọng cuối cùng của cô bị dập tắt khi một gương mặt quen thuộc dần dần hiện ra trước mắt mình, chỉ khác một điều là cha trông mắt cô rất đẹp, rất tình cảm chứ không phải trắng bệch và vô hồn như vậy.
Chẳng phải bác sĩ Tuân đã nói bệnh của ông còn sống được vài ngày nữa sao? Nhưng tại sao chỉ trong vòng một ngày, ông lại bỏ cô mà ra đi như vậy?
Cô quỳ xuống ôm lấy người cha, nói như cầu xin:
- Cha ơi! Đừng bỏ con...
Nói xong câu đó, cả người Nhã Thi đổ rạp xuống nền đất lạnh lẽo, nước mắt vẫn không ngừng rơi ra. Một cú sốc lớn như vậy đã khiến cho cô hoàn toàn kiệt sức.
Bên ngoài cửa, hai người một già một trẻ thấy vậy liền vội vàng chạy vào. Bác sĩ Tuân thì phủ lại tấm vải trắng như cũ cho cha cô, còn chàng trai trẻ thì bế cô sang một phòng bệnh khác để tránh khi cô tỉnh dậy lại đau lòng.
Nhưng trong lúc đến bệnh viện thăm cha, Nhã Thi vô tình thấy hắn đang lái xe chở theo một cô gái mà cô không thể nhìn rõ mặt lướt qua. Cô ngỡ mình nhìn lầm nên quay lại nhìn thật kĩ, khi đã chắc chắn được rằng đúng là xe của Đan Huy, cô như chôn chân tại chỗ, mọi thứ trước mắt đều bị một màng nước mỏng làm cho mờ đi. Nhã Thi ôm lấy ngực trái, khóc không thành tiếng. Một phút, hai phút, cô vẫn không cử động. Cảm xúc trong cô bây giờ đang lẫn lộn: buồn có, đau có, thất vọng có, đó đều là những loại cảm xúc khiến cô muốn nghẹt thở. Hắn nói với cô là đi công tác, công tác mà hắn nói lẽ nào là chở gái đi chơi?
Suốt buổi hôm đó, Nhã Thi đến bệnh viện với tâm trạng thơ thẫn, làm việc gì cũng vụng về, ngay cả khi mua cháo cho cha mà cô cũng quên không dặn người bán là đừng cho hành vào vì ông không ăn được hành. Khi nghe ông phản ánh: “Con gái! Cha không ăn hành.” Thế là cô lại phải chạy đi mua hộp khác. Rồi lúc cho ông uống thuốc, Nhã Thi lại lẫn lộn thuốc uống buổi sáng và buổi tối mặc dù trên vỏ thuốc có phân biệt rõ, nếu ông không nhắc nhở: “Con gái! Đó là thuốc buổi sáng.” Thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Ông hỏi cô sao hôm nay lại như vậy, có chuyện gì sao thì cô chỉ biết lắc đầu, lắc đầu nhưng nước mắt lại rơi. Lúc đó, ông ôm cô vào lòng, nhẹ giọng nói:
- Con gái ngoan của cha, dù cha không biết con gặp phải chuyện gì nhưng cha khuyên con, đừng bao giờ rơi nước mắt vì những điều và những người không xứng đáng. Đối với ai không quan trọng, nhưng với cha, nước mắt của con quan trọng hơn tất cả. Bởi vì cha yêu con nên cha không muốn nhìn thấy con khóc.
Ngoài miệng ông nói không biết nhưng trong lòng ông lại biết rất rõ.
Câu nói cha vừa dứt, Nhã Thi đã òa khóc như một đứa trẻ. Cô ôm chặt ông, dụi mặt vào ngực ông nũng nịu như ngày mình còn bé. Lúc bị mấy đứa bạn trong trường bắt nạt, cô cũng chạy về ôm cha khóc như vậy. Chỉ khi ở trong vòng tay của ông, Nhã Thi mới cảm thấy an toàn và không cảm thấy cô đơn.
Từ ngày hôm đó, ông không cho cô ngủ lại bệnh viện nữa vì ông không muốn đêm đêm lại nhìn thấy con gái mình đứng khóc bên cửa sổ. Vì sợ ông thức giấc nên tiếng khóc bị cô kìm nén đến nỗi phải nấc nghẹn uất ức. Có lẽ về nhà, khi không có ai, cô sẽ được khóc thoải mái hơn.
Nhã Thi lắc đầu nguầy nguậy, tỏ ý không bằng lòng thì ông nói: “Con đừng lo cho cha! Con quên là ở đây còn có bác sĩ, y tá thay phiên chăm sóc cha rồi sao? Chưa kể còn có bác Tuân ở đây nữa.”
Bác Tuân là bác sĩ phụ trách phòng bệnh của cha cô cũng là bạn thân của ông. Cô nghe vậy nên cũng yên tâm nghe lời ông.
Sáng ngày hôm sau Nhã Thi đến bệnh viện, cô hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy trong phòng cha được trang bị rất nhiều máy móc. Trên tay ông còn được ghim một ống truyền dịch.
Cô lo lắng hỏi ông:
- Cha! Cha sao vậy?
Ông mỉm cười yếu ớt, muốn ngồi dậy ôm cô cũng trở nên khó khăn. Ông nằm yên trên giường, khẽ nói:
- Cha không sao! Cha chỉ cảm thấy hơi không khỏe một chút thôi. Con đừng lo nha con gái!
Nhã Thi bật khóc, vội vã chạy đi tìm bác sĩ Tuân để hỏi. Vì cô có gặng hỏi ông như thế nào cũng vô dụng, kết quả ông vẫn nói là không sao.
Từ trong phòng của bác sĩ Tuân đi ra, gương mặt tiều tụy của Nhã Thi đã thấm đẫm nước mắt, bên tai cô còn văng vẳng tiếng nói của bác sĩ: “Sức khỏe cha con càng ngày càng yếu dần đi, huyết áp của ông ấy lúc cao lúc thấp rất khó lường trước được. Bác chỉ sợ... ông ấy chỉ còn sống được vài ngày nữa thôi.”
Vài ngày? Ngắn ngủi như vậy sao?
Mải ngẩn ngơ, cô đến trước phòng bệnh cha lúc nào không hay. Nhã Thi đưa tay, nắm lấy tay nắm cửa nhưng bàn tay cô cứ cứng đờ, không cách nào vặn được. Cô buông tay, ngồi bệt xuống đất ôm lấy hai chân, vùi mặt vào gối khóc nức nở. Sao lại như thế? Sao lại vài ngày mà không phải vài tháng hay vài năm? Biết là trước sau gì ông cũng phải ra đi nhưng ít ra ông trời cũng nên để cho cô thời gian chuẩn bị tâm lí chứ? Cuộc đời này tại sao lại đối xử tàn nhẫn với cô như vậy?
- Khụ! Khụ!
Tiếng ho từ bên trong vọng ra, cô hốt hoảng lau nước mắt rồi mở cửa chạy vào.
- Cha! Cha không sao chứ? - Cô nhìn ông lại không tài nào kìm được nước mắt. - Cha uống miếng nước đi ạ!
Nhã Thi rót ly nước đưa lên miệng cha, đôi môi khô nứt của ông vội hớp lấy một miếng nước.
- Con gái! Cha đã nói là cha không sao mà, sao con lại khóc nữa rồi? - Ông đưa bàn tay nhăn nheo, già nua lên lau nước mắt cho cô, cười hiền.
- Cha! Tối nay con muốn ở lại với cha. Con muốn ở bên cạnh cha...
Nguyên văn cô muốn nói là: “Con muốn ở bên cạnh cha trong những ngày còn lại.” Nhưng may mắn là cô đã dừng lại kịp lúc. Cô không muốn và cũng không dám thừa nhận chuyện ông sắp phải rời xa mình mãi mãi.
Có lẽ lời đề nghị của cô không được cha chấp nhận, vì khi cô vừa dứt lời ông đã lắc đầu và bảo không được.
- Tại sao vậy cha? Sao không cho con ở lại? - Cô nhìn cha khó hiểu.
- Nghe lời cha và đừng hỏi gì thêm.
Ông dùng ánh mắt hiền từ nhìn Nhã Thi, ánh mắt đó mỗi lần cô nhìn thấy là không cách nào cãi lại ông được. Cuối cùng, cô vẫn phải về nhà ngủ.
Tối hôm đó...
Nằm trên giường Nhã Thi cảm thấy không yên, cứ trằn trọc mãi. Nhìn ra bên ngoài cửa sổ, ánh trăng đã lên cao, soi rọi ánh sáng vào căn phòng tối tăm của cô. Cô ngước nhìn đồng hồ treo tường trước mặt rồi chợt thở dài. Đã hơn hai giờ sáng rồi mà mắt cô vẫn cứ mở thao láo như thế này.
Trong khi đó, trên hành lang vắng vẻ của bệnh viện. Những tiếng bước chân dồn dập, gấp rút của các bác sĩ y tá vang lên. Họ vội vã đi vào một phòng bệnh khi nghe một nữ y tá báo tình hình của bệnh nhân đột nhiên có chuyển biến xấu.
- Chuẩn bị kích điện!
Tiếng bác sĩ Tuân gấp gáp vang lên, hai tay ông cầm hai máy kích điện xoa xoa vào nhau rồi đặt lên ngực người đàn ông đang nằm bất động.
Người đàn ông giật lên từng hồi khi máy kích điện rời khỏi, rồi lại tiếp tục giật lên khi bác sĩ kích điện lần nữa. Thế nhưng trên điện tâm đồ, một đường thẳng vẫn kéo dài liên hồi mang theo tiếng “tít” khiến người ta cảm thấy ớn lạnh và đau lòng.
Tim bệnh nhân đã ngừng đập.
- Thời gian tử vong là hai giờ ba mươi sáng.
Bác sĩ Tuân nhìn đồng hồ rồi nói với một cô y tá, cô gật gật rồi ghi vào bệnh án.
Ông lui ra ngoài, đứng dựa lưng vào tường gọi điện thoại cho ai đó trước rồi mới gọi cho Nhã Thi.
Khi nghe được tiếng cô, ông nói:
- Nhã Thi! Cha con...
- Cha con? Cha con làm sao? - Tiếng cô hốt hoảng ở đầu dây bên kia.
Bác sĩ Tuân cố giữ lấy bình tĩnh, nói ra hai từ khiến người ta đau đớn nhất:
- Mất rồi!
Ông cúp điện thoại, một giọt nước mắt rơi ra từ khóe mi.
“Ra đi thanh thản, ông bạn già của tôi!”
Nửa tiếng sau, Nhã Thi trong bộ dạng vẫn còn mặc nguyên bộ đồ pijama trên người, chân lại không mang dép hớt hải chạy vào bệnh viện, trên trán cô xuất hiện một vết thương còn đang chảy máu. Không ai biết được khi nghe bác sĩ Tuân nói cha mất rồi, cô đã đau như thế nào đâu. Nhã Thi không màng tới mọi thứ, vứt điện thoại sang một bên, mở tủ lấy một ít tiền rồi chạy vụt như bay xuống lầu. Vì quá vội nên cô đã vấp chân ngã xuống cầu thang, trán bị đập mạnh vào bậc thang đến chảy máu. Đầu óc cô lúc đó đau đến mức quay cuồng không đứng dậy nổi nhưng cô vẫn cố gắng gượng chạy đi, không kịp mang dép. Không những thế, trên đường đi cô cứ luôn hối thúc tài xế chạy thật nhanh, khiến cho tài xế hoảng đến nỗi tí nữa là đụng phải người ta.
Nhã Thi nhìn thấy bác sĩ Tuân đứng trước cửa phòng của cha, bên cạnh ông còn có một người nữa. Người đó nhìn cô bằng ánh mắt đau lòng nhưng đôi mày hơi cau lại vẻ khó chịu. Vì hành lang hơi tối nên cô không thể thấy rõ mặt người đó, chỉ thấy mờ mờ thôi nhưng cô cảm thấy người đó rất quen. Song cô không để ý và cũng không quan tâm người đó là ai, nhìn mình bằng ánh mắt như thế nào. Cô chỉ có một ý nghĩ duy nhất là vội lao ngay vào phòng cha.
Khoảnh khắc khi nhìn thấy trên giường cha chỉ còn một màu trắng duy nhất, cả thế giới xung quanh cô như sụp đổ. Nhã Thi hy vọng, hy vọng người nằm ở dưới tấm vải trắng tang thương kia không phải cha cô.
Nhã Thi nhấc từng bước chân nặng trĩu đi đến chỗ ông, đứng hồi lâu cô mới dám đưa tay vén tấm vải kia xuống.
Hy vọng cuối cùng của cô bị dập tắt khi một gương mặt quen thuộc dần dần hiện ra trước mắt mình, chỉ khác một điều là cha trông mắt cô rất đẹp, rất tình cảm chứ không phải trắng bệch và vô hồn như vậy.
Chẳng phải bác sĩ Tuân đã nói bệnh của ông còn sống được vài ngày nữa sao? Nhưng tại sao chỉ trong vòng một ngày, ông lại bỏ cô mà ra đi như vậy?
Cô quỳ xuống ôm lấy người cha, nói như cầu xin:
- Cha ơi! Đừng bỏ con...
Nói xong câu đó, cả người Nhã Thi đổ rạp xuống nền đất lạnh lẽo, nước mắt vẫn không ngừng rơi ra. Một cú sốc lớn như vậy đã khiến cho cô hoàn toàn kiệt sức.
Bên ngoài cửa, hai người một già một trẻ thấy vậy liền vội vàng chạy vào. Bác sĩ Tuân thì phủ lại tấm vải trắng như cũ cho cha cô, còn chàng trai trẻ thì bế cô sang một phòng bệnh khác để tránh khi cô tỉnh dậy lại đau lòng.