Chương : 11
Ở Giang Kinh, Na Lan có duy nhất một người bà con là ông anh họ Thành Tuyền - một nhà kinh doanh địa ốc thường thường bậc trung, nhận được điện thoại của Na Lan, anh nằng nặc bảo cô đến nhà anh mà ở. Na Lan ngẫm nghĩ, chưa rõ kẻ theo dõi đã biết những gì về cô, nhưng chắc gã biết cô có người anh họ Thành Tuyền. Nếu cô đến đó sẽ gây phiền hà cho anh. Bởi vậy cô nói mình muốn ở một nơi "thanh tĩnh". Thành Tuyền rà soát sổ sách, rồi bố trí cô đến ở một căn nhà "làm mẫu" mới xây dựng.
Na Lan đến trung tâm thương mại trước giờ đóng cửa, dùng thẻ ngân hàng rút một ít tiền, mua một lô quần áo để tiện thay đổi giặt giũ, sau đó đi taxi đến khu nhà mới của công ty Thành Tuyền. Các phòng ban, tổ bảo vệ đều đã được thông báo, họ trao chìa khóa căn nhà mẫu cho Na Lan rồi đưa cô lên tầng, hết sức chu đáo.
Anh bảo vệ đi rồi, Na Lan chốt chặt cửa ra vào và cửa sổ lại. Cô thấy tim mình vẫn đập nhanh khác thường.
Gắng trấn tĩnh, cô ngồi vào bàn, bật đèn rồi mở cuốn sổ nhỏ ghi thời gian biểu tàu hỏa mà Ninh Vũ Hân để lại.
Lúc này cô mới nhận ra có một trang gấp góc để đánh dấu.
Bút đỏ khoanh tròn: 8 giờ 46 phút, chuyến tàu N621, từ ga phía đông Quảng Châu đi Sán Đầu. Ở hàng chữ ghi tên các ga, bút đỏ lại khoanh "ga Mai Châu", 14 giờ 11 phút đến.
Cô nhìn tấm vé kẹp trong cuốn sổ thời gian biểu, rồi tra cứu giờ. Tàu cao tốc Giang Kinh - Quảng Châu, 20 giờ 30 phút đến Quảng Châu. Cô nhắm mắt tưởng tượng hành trình chưa thực hiện của Ninh Vũ Hân: từ Giang Kinh đi Quảng Châu, xuống tàu, ngủ khách sạn một đêm, rồi đi taxi đến ga phía đông Quảng Châu, hai giờ chiều hôm sau đó sẽ đến Mai Châu thuộc Quảng Đông.
Tại sao Vũ Hân lại đi Mai Châu?
Cô nhớ đến mấy thứ quần áo mà Vũ Hân để trong ngăn kéo làm việc, liên hệ với tấm vé này. Có lẽ, Vũ Hân định xuất phát từ trường học... ở trường, cô thay quần áo khác lạ, đội mũ che nắng, ra khỏi trường bằng cổng sau rồi ra ga tàu... Có thể là cô đã cảm thấy mình bị theo dõi nên mới làm thế để tiện lên đường.
Rõ ràng là Vũ Hân không muốn ai biết mình đi Mai Châu.
Tại sao đi Mai Châu?
Na Lan bỗng nhớ đến cuộc nói chuyện với Ba Du Sinh. Cô nhấc máy gọi điện cho bảo vệ: "Xin hỏi, quanh đây có chỗ nào có mạng?"
"Lên mạng?" Muộn thế này cô còn muốn chat, hay muốn chơi game Warcraft?" Anh bảo vệ hơi ngạc nhiên.
"Muốn tra cứu thư tín."
"Phòng trực ban của tôi có băng thông rộng, miễn là cô không chat hoặc chơi game..."
"Vâng, tôi xuống ngay."
Sau khi trở lại phòng, Na Lan quyết định ngày mai sẽ đi Quảng Châu.
Vì cô đã tra mạng, biết rằng huyện Mai của thành phố Mai Châu - Quảng Đông gần trăm năm qua xuất hiện hai nhân vật lẫy lừng, đó là khai quốc công thần nguyên soái Diệp Kiếm Anh và vị phú thương hàng đầu Khách gia là ông Quảng Cảnh Huy.
Tuy đã đi khỏi huyện Mai rồi phất lên, ông Quảng Cảnh Huy vẫn làm nhiều việc từ thiện dành cho cố hương, giới truyền thông địa phương luôn ca ngợi ông hết lời. Na Lan rất chú ý đến một bài báo miêu tả ông không bao giờ quên gốc tích, hàng năm vào dịp Thanh Minh và tiết Trùng Dương ông đều ăn mặc giản dị trở về quê trồng liễu, tảo mộ thắp hương lễ tổ. Phần mộ nhà họ Quảng đặt ở huyện Mai.
Tại sao Ninh Vũ Hân lại muốn về quê ông Cảnh Huy – cũng thức là quê của Quảng Diệc Tuệ vợ Tần Hoài?
Lẽ nào cô đang điều tra nguyên nhân cái chết của Diệc Tuệ?
Phải chăng Ninh Vũ Hân định nói với mình những chuyện liên quan đến cái chết của Diệc Tuệ?
Dù sao Na Lan cũng tin rằng cô gái thông minh Ninh Vũ Hân không thể đi một cách mù quáng. Có lẽ mình phải đến tận huyện Mai thì mới mong tim ra đầu mối.
Trời chưa sáng, anh bảo vệ tiểu khu đang ngái ngủ nhìn thấy chiếc taxi chờ ngoài cổng chính, nhưng anh không mấy chú ý. Anh đang nhớ đến cô gái chân dài mà anh đón tiếp tối qua. Anh đang suy đoán về cô ta. Nghe nói chính ông chủ khu nhà này đã bố trí cô ta đến ở. Tối khuya, ông chủ tuổi trung niên bệ vệ ấy "sắp xếp" người đẹp bồ nhí mà không thấy mò đền để cùng qua đêm? Không hiểu sao anh cảm thấy cô nàng không giống như các bồ nhí, có lẽ là do khí chất... cô ấy giống như một sinh viên. Nhưng, đâu phải không có sinh viên là bồ nhí? Có thừa ấy!
Một cô gái dong dỏng bước lên taxi, anh bảo vệ thấy tỉnh táo hơn. Ai thế nhỉ? Mình chưa thấy bao giờ. Tiểu khu này mới đưa vào sử dụng, tuy đã có người ở nhưng rất lèo tèo, anh hiếm khi bỏ qua bóng em nào có chút nhan sắc. Anh chỉ nhìn thấy lưng cô này, dáng người hơi giống cô sinh viên bồ nhí tối qua, nhưng vẫn khác hẳn. Người đẹp tối qua mặc sooc, tóc đen dài buộc đuôi ngựa, không son phấn, không đeo trang sức, không õng ẹo cám dỗ. Con cô này mặc quần bò trễ lưng bó sát, nổi bật đôi chân thon dài, tóc nhắn nhuộm nâu nhạt, tai đeo vòng vàng to đùng, không nhìn thấy mặt nhưng anh có thể tưởng tượng ra phấn son trang điểm đều là hàng nhập khẩu.
Qua cửa kính, anh cũng nhìn thấy căn phòng tối qua cô gái kia ở: hai cửa sổ vẫn buông kín rèm, chắc chủ nhân còn đang say giấc nồng. Anh lại tiếp tục ngủ gà ngủ gật. Mãi nửa giờ sau đó, anh mới bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.
"Chào anh, tôi đây." Giọng cô gái tối qua.
"À, chào cô." Anh bất giác chỉnh lại cái mũ cho ngay ngắn, mỉm cười với ống nghe.
"Tôi đã ra ngoài..."
"Vâng, vâng, tôi ra ngay."
"Không cần. Tôi đã ở trên đường rồi. Vừa nãy thấy anh đang ngủ gật nên không tiện quấy rầy. Chìa khóa nhà, tôi bỏ vào thùng thư trước cửa căn hộ."
Anh bảo vệ hơi thất vọng, đờ người ra, quên cả đặt điện thoại xuống. Anh bỗng có cảm giác, biết đâu cô gái tóc ngắn mặc sooc kia chính là cô gái tóc dài đến tối qua?
Mắt đeo kính râm, Na Lan mỉm cười với kẻ xa lạ trong gương của nhà ga. Đêm qua cô bận luôn tay để cắt tóc, nhuộm tóc. Sớm tinh mơ dây, tiếp tục hóa trang thành "phi Na Lan", tô son cho miệng "rộng ra", đánh phấn sáp nâng cao gò má, đeo hoa tai to, xóa bỏ ranh giới giữa con gái nhà lành và thiếu nữ thời thượng.
Cô lên tàu xuất phát từ Quảng Châu, rúc còi chạy xuống miền nam, nhưng lòng cô vẫn thấp thỏm, không phải vì sợ bị bám đuôi, bị nhận mặt, mà thấp thỏm về chuyến đi này. Nó không hợp với thói quen của cô, cô quen với cũng cách chắc chắn hơn, chứ bôn ba ngàn dặm mà không đầu dây mối nhợ thế này thì đây là lần đầu tiên. Kế đó lại nghĩ, đến huyện Mai, có khi mình sẽ tìm hiểu được kỹ càng hơn về Quảng Diệc Tuệ. Chí ít cũng có thể tạm thời bút khỏi Giang Kinh đầy rắc rối.
Nhưng cô sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây chỉ là ý nghĩ một chiều mà thôi.
Xuống ga Quảng Châu, Na Lan ngủ khách sạn, sáng sớm hôm sau đi taxi đến ga phía đông, khoảng 3h chiều cô đã vào khách sạn Đào Nguyên ở huyện Mai, chải tóc qua loa rồi đi xuống, lại gọi taxi.
"Cô đi đâu?"
"Thị trấn Quảng Trợ." Là nơi sinh của ông Quảng Cảnh Huy, là địa danh chuẩn xác nhất mà có thể nói ra.
"Chỗ nào của Quảng Trợ?"
Na Lan không biết nên trả lời ra sao. Lái xe lại hỏi: "Cô định đến đâu? Thị trấn Quảng Trợ trải đến một nửa huyện lỵ, rất rộng."
"Quảng Cảnh Huy."
"Là gì?" Anh lá xe ngoảnh nhìn cô, không hiểu ý.
"Quê của ông Quảng Cảnh Huy ở đâu, anh có biết không?" Na Lan thấy mình hết cách rồi, đành phải nói thế.
"Cục Lý." Anh ta nhấn ga, lên đường.
"Cục Lý là cục gì?"
"Thôn Cục Lý." Chắc anh ta thấy Na Lan quá lớ ngớ. "Quê ông Cảnh Huy ở thôn Cục Lý, ở đây ai cũng biết."
Đúng là ông Quảng Cảnh Huy rất nổi tiếng. Xưa nay Na Lan chưa thấy Ba Du Sinh nói vống lên bao giờ, nhưng hôm nay đích thân trải nghiệm sức ảnh hưởng của ông ta, cô vẫn thấy giật mình.
"Cô biết không, dân ở đây có thể không biết tỉnh trưởng Quảng Đông là ai nhưng đều biết ông Quảng Cảnh Huy."
"Thế thì anh đưa tôi đến thôn Cục Lý. Tôi nghe nói ông ấy rất tài ba nên mới đến thăm quê ông ấy." Cô cũng biết mình nói thế này không mấy thuyết phục nhưng đành vậy.
"Thế này vậy: tôi chở cô đến Tam Thánh Cung là nơi dân Cục Lý rất hay đến. Từ đó cô bắt đầu đi dạo xem ngắm Cục Lý."
"Tam Thánh Cung là nơi nào?"
"Là một tòa miếu, cô có thể vào thắp hương xin bồ tát phù hộ cho cô được thành đạt như ông Cảnh Huy."
Cô đáp thật lòng mình: "Xin bồ tát phù hộ cho tôi gặp may mắn như ông ấy là đủ."
"Ông Cảnh Huy mà gặp may? Không đúng." Giọng anh lái xe trầm xuống. "Chắc cô chưa nghe nói đến chuyện đen đủi của gia đình ông ấy."
Câu này như nhắc Na Lan rằng dân ở đây đều biết chuyện nhà ông Cảnh Huy.
"Chuyện đen đủi ư?Tôi chưa từng nghe nói."
"Chuyện không công khai, chỉ đồn đại thôi." Anh ta nhìn quanh cứ như là sợ tai vách mạch rừng. "Con gái ông ấy mất tích cách đây ba năm, người ta đoán là bị sát hại. Bà vợ ông ấy là Đổng Nguyệt Khanh, hồi trẻ là nữ hoàng hát sơn ca Khách gia của chúng tôi. Mấy năm trước bà ấy đang yêu đau, con gái mất tích, bà ấy khóc thương vật vã, rồi một hôm ba ấy chết đi không sống lại nữa. Ông ấy chỉ có độc mụn con gái, của cải chất cao như núi, nhưng thực tế là gia đình tan nát..."
Lòng Na Lan như thắt lại, mấy hôm nay cô mệt mỏi vì di chuyển, quên không gọi điện cho mẹ, chẳng rõ bà có khỏe không.
"Ôi, thật là đáng thương." Cô rất thật lòng. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về bà vợ ông Quảng Cảnh Huy. Cô hình dung cảnh ngộ ngày ngay đối mặt với cô đơn hiu quạnh của con người "đệ nhất Lĩnh Nam", thật là bi đát!
Na Lan đến trung tâm thương mại trước giờ đóng cửa, dùng thẻ ngân hàng rút một ít tiền, mua một lô quần áo để tiện thay đổi giặt giũ, sau đó đi taxi đến khu nhà mới của công ty Thành Tuyền. Các phòng ban, tổ bảo vệ đều đã được thông báo, họ trao chìa khóa căn nhà mẫu cho Na Lan rồi đưa cô lên tầng, hết sức chu đáo.
Anh bảo vệ đi rồi, Na Lan chốt chặt cửa ra vào và cửa sổ lại. Cô thấy tim mình vẫn đập nhanh khác thường.
Gắng trấn tĩnh, cô ngồi vào bàn, bật đèn rồi mở cuốn sổ nhỏ ghi thời gian biểu tàu hỏa mà Ninh Vũ Hân để lại.
Lúc này cô mới nhận ra có một trang gấp góc để đánh dấu.
Bút đỏ khoanh tròn: 8 giờ 46 phút, chuyến tàu N621, từ ga phía đông Quảng Châu đi Sán Đầu. Ở hàng chữ ghi tên các ga, bút đỏ lại khoanh "ga Mai Châu", 14 giờ 11 phút đến.
Cô nhìn tấm vé kẹp trong cuốn sổ thời gian biểu, rồi tra cứu giờ. Tàu cao tốc Giang Kinh - Quảng Châu, 20 giờ 30 phút đến Quảng Châu. Cô nhắm mắt tưởng tượng hành trình chưa thực hiện của Ninh Vũ Hân: từ Giang Kinh đi Quảng Châu, xuống tàu, ngủ khách sạn một đêm, rồi đi taxi đến ga phía đông Quảng Châu, hai giờ chiều hôm sau đó sẽ đến Mai Châu thuộc Quảng Đông.
Tại sao Vũ Hân lại đi Mai Châu?
Cô nhớ đến mấy thứ quần áo mà Vũ Hân để trong ngăn kéo làm việc, liên hệ với tấm vé này. Có lẽ, Vũ Hân định xuất phát từ trường học... ở trường, cô thay quần áo khác lạ, đội mũ che nắng, ra khỏi trường bằng cổng sau rồi ra ga tàu... Có thể là cô đã cảm thấy mình bị theo dõi nên mới làm thế để tiện lên đường.
Rõ ràng là Vũ Hân không muốn ai biết mình đi Mai Châu.
Tại sao đi Mai Châu?
Na Lan bỗng nhớ đến cuộc nói chuyện với Ba Du Sinh. Cô nhấc máy gọi điện cho bảo vệ: "Xin hỏi, quanh đây có chỗ nào có mạng?"
"Lên mạng?" Muộn thế này cô còn muốn chat, hay muốn chơi game Warcraft?" Anh bảo vệ hơi ngạc nhiên.
"Muốn tra cứu thư tín."
"Phòng trực ban của tôi có băng thông rộng, miễn là cô không chat hoặc chơi game..."
"Vâng, tôi xuống ngay."
Sau khi trở lại phòng, Na Lan quyết định ngày mai sẽ đi Quảng Châu.
Vì cô đã tra mạng, biết rằng huyện Mai của thành phố Mai Châu - Quảng Đông gần trăm năm qua xuất hiện hai nhân vật lẫy lừng, đó là khai quốc công thần nguyên soái Diệp Kiếm Anh và vị phú thương hàng đầu Khách gia là ông Quảng Cảnh Huy.
Tuy đã đi khỏi huyện Mai rồi phất lên, ông Quảng Cảnh Huy vẫn làm nhiều việc từ thiện dành cho cố hương, giới truyền thông địa phương luôn ca ngợi ông hết lời. Na Lan rất chú ý đến một bài báo miêu tả ông không bao giờ quên gốc tích, hàng năm vào dịp Thanh Minh và tiết Trùng Dương ông đều ăn mặc giản dị trở về quê trồng liễu, tảo mộ thắp hương lễ tổ. Phần mộ nhà họ Quảng đặt ở huyện Mai.
Tại sao Ninh Vũ Hân lại muốn về quê ông Cảnh Huy – cũng thức là quê của Quảng Diệc Tuệ vợ Tần Hoài?
Lẽ nào cô đang điều tra nguyên nhân cái chết của Diệc Tuệ?
Phải chăng Ninh Vũ Hân định nói với mình những chuyện liên quan đến cái chết của Diệc Tuệ?
Dù sao Na Lan cũng tin rằng cô gái thông minh Ninh Vũ Hân không thể đi một cách mù quáng. Có lẽ mình phải đến tận huyện Mai thì mới mong tim ra đầu mối.
Trời chưa sáng, anh bảo vệ tiểu khu đang ngái ngủ nhìn thấy chiếc taxi chờ ngoài cổng chính, nhưng anh không mấy chú ý. Anh đang nhớ đến cô gái chân dài mà anh đón tiếp tối qua. Anh đang suy đoán về cô ta. Nghe nói chính ông chủ khu nhà này đã bố trí cô ta đến ở. Tối khuya, ông chủ tuổi trung niên bệ vệ ấy "sắp xếp" người đẹp bồ nhí mà không thấy mò đền để cùng qua đêm? Không hiểu sao anh cảm thấy cô nàng không giống như các bồ nhí, có lẽ là do khí chất... cô ấy giống như một sinh viên. Nhưng, đâu phải không có sinh viên là bồ nhí? Có thừa ấy!
Một cô gái dong dỏng bước lên taxi, anh bảo vệ thấy tỉnh táo hơn. Ai thế nhỉ? Mình chưa thấy bao giờ. Tiểu khu này mới đưa vào sử dụng, tuy đã có người ở nhưng rất lèo tèo, anh hiếm khi bỏ qua bóng em nào có chút nhan sắc. Anh chỉ nhìn thấy lưng cô này, dáng người hơi giống cô sinh viên bồ nhí tối qua, nhưng vẫn khác hẳn. Người đẹp tối qua mặc sooc, tóc đen dài buộc đuôi ngựa, không son phấn, không đeo trang sức, không õng ẹo cám dỗ. Con cô này mặc quần bò trễ lưng bó sát, nổi bật đôi chân thon dài, tóc nhắn nhuộm nâu nhạt, tai đeo vòng vàng to đùng, không nhìn thấy mặt nhưng anh có thể tưởng tượng ra phấn son trang điểm đều là hàng nhập khẩu.
Qua cửa kính, anh cũng nhìn thấy căn phòng tối qua cô gái kia ở: hai cửa sổ vẫn buông kín rèm, chắc chủ nhân còn đang say giấc nồng. Anh lại tiếp tục ngủ gà ngủ gật. Mãi nửa giờ sau đó, anh mới bị tiếng chuông điện thoại đánh thức.
"Chào anh, tôi đây." Giọng cô gái tối qua.
"À, chào cô." Anh bất giác chỉnh lại cái mũ cho ngay ngắn, mỉm cười với ống nghe.
"Tôi đã ra ngoài..."
"Vâng, vâng, tôi ra ngay."
"Không cần. Tôi đã ở trên đường rồi. Vừa nãy thấy anh đang ngủ gật nên không tiện quấy rầy. Chìa khóa nhà, tôi bỏ vào thùng thư trước cửa căn hộ."
Anh bảo vệ hơi thất vọng, đờ người ra, quên cả đặt điện thoại xuống. Anh bỗng có cảm giác, biết đâu cô gái tóc ngắn mặc sooc kia chính là cô gái tóc dài đến tối qua?
Mắt đeo kính râm, Na Lan mỉm cười với kẻ xa lạ trong gương của nhà ga. Đêm qua cô bận luôn tay để cắt tóc, nhuộm tóc. Sớm tinh mơ dây, tiếp tục hóa trang thành "phi Na Lan", tô son cho miệng "rộng ra", đánh phấn sáp nâng cao gò má, đeo hoa tai to, xóa bỏ ranh giới giữa con gái nhà lành và thiếu nữ thời thượng.
Cô lên tàu xuất phát từ Quảng Châu, rúc còi chạy xuống miền nam, nhưng lòng cô vẫn thấp thỏm, không phải vì sợ bị bám đuôi, bị nhận mặt, mà thấp thỏm về chuyến đi này. Nó không hợp với thói quen của cô, cô quen với cũng cách chắc chắn hơn, chứ bôn ba ngàn dặm mà không đầu dây mối nhợ thế này thì đây là lần đầu tiên. Kế đó lại nghĩ, đến huyện Mai, có khi mình sẽ tìm hiểu được kỹ càng hơn về Quảng Diệc Tuệ. Chí ít cũng có thể tạm thời bút khỏi Giang Kinh đầy rắc rối.
Nhưng cô sẽ nhanh chóng nhận ra rằng đây chỉ là ý nghĩ một chiều mà thôi.
Xuống ga Quảng Châu, Na Lan ngủ khách sạn, sáng sớm hôm sau đi taxi đến ga phía đông, khoảng 3h chiều cô đã vào khách sạn Đào Nguyên ở huyện Mai, chải tóc qua loa rồi đi xuống, lại gọi taxi.
"Cô đi đâu?"
"Thị trấn Quảng Trợ." Là nơi sinh của ông Quảng Cảnh Huy, là địa danh chuẩn xác nhất mà có thể nói ra.
"Chỗ nào của Quảng Trợ?"
Na Lan không biết nên trả lời ra sao. Lái xe lại hỏi: "Cô định đến đâu? Thị trấn Quảng Trợ trải đến một nửa huyện lỵ, rất rộng."
"Quảng Cảnh Huy."
"Là gì?" Anh lá xe ngoảnh nhìn cô, không hiểu ý.
"Quê của ông Quảng Cảnh Huy ở đâu, anh có biết không?" Na Lan thấy mình hết cách rồi, đành phải nói thế.
"Cục Lý." Anh ta nhấn ga, lên đường.
"Cục Lý là cục gì?"
"Thôn Cục Lý." Chắc anh ta thấy Na Lan quá lớ ngớ. "Quê ông Cảnh Huy ở thôn Cục Lý, ở đây ai cũng biết."
Đúng là ông Quảng Cảnh Huy rất nổi tiếng. Xưa nay Na Lan chưa thấy Ba Du Sinh nói vống lên bao giờ, nhưng hôm nay đích thân trải nghiệm sức ảnh hưởng của ông ta, cô vẫn thấy giật mình.
"Cô biết không, dân ở đây có thể không biết tỉnh trưởng Quảng Đông là ai nhưng đều biết ông Quảng Cảnh Huy."
"Thế thì anh đưa tôi đến thôn Cục Lý. Tôi nghe nói ông ấy rất tài ba nên mới đến thăm quê ông ấy." Cô cũng biết mình nói thế này không mấy thuyết phục nhưng đành vậy.
"Thế này vậy: tôi chở cô đến Tam Thánh Cung là nơi dân Cục Lý rất hay đến. Từ đó cô bắt đầu đi dạo xem ngắm Cục Lý."
"Tam Thánh Cung là nơi nào?"
"Là một tòa miếu, cô có thể vào thắp hương xin bồ tát phù hộ cho cô được thành đạt như ông Cảnh Huy."
Cô đáp thật lòng mình: "Xin bồ tát phù hộ cho tôi gặp may mắn như ông ấy là đủ."
"Ông Cảnh Huy mà gặp may? Không đúng." Giọng anh lái xe trầm xuống. "Chắc cô chưa nghe nói đến chuyện đen đủi của gia đình ông ấy."
Câu này như nhắc Na Lan rằng dân ở đây đều biết chuyện nhà ông Cảnh Huy.
"Chuyện đen đủi ư?Tôi chưa từng nghe nói."
"Chuyện không công khai, chỉ đồn đại thôi." Anh ta nhìn quanh cứ như là sợ tai vách mạch rừng. "Con gái ông ấy mất tích cách đây ba năm, người ta đoán là bị sát hại. Bà vợ ông ấy là Đổng Nguyệt Khanh, hồi trẻ là nữ hoàng hát sơn ca Khách gia của chúng tôi. Mấy năm trước bà ấy đang yêu đau, con gái mất tích, bà ấy khóc thương vật vã, rồi một hôm ba ấy chết đi không sống lại nữa. Ông ấy chỉ có độc mụn con gái, của cải chất cao như núi, nhưng thực tế là gia đình tan nát..."
Lòng Na Lan như thắt lại, mấy hôm nay cô mệt mỏi vì di chuyển, quên không gọi điện cho mẹ, chẳng rõ bà có khỏe không.
"Ôi, thật là đáng thương." Cô rất thật lòng. Đây là lần đầu tiên cô nghe nói về bà vợ ông Quảng Cảnh Huy. Cô hình dung cảnh ngộ ngày ngay đối mặt với cô đơn hiu quạnh của con người "đệ nhất Lĩnh Nam", thật là bi đát!