Chương 10
Ta còn đang thắc mắc không biết thượng thần cho ai thì ngài ấy đưa tất cả chúng cho ta, thản nhiên ra yêu cầu:
- Thử hết cho lão phu.
Ta xem kĩ chỗ y phục ấy, ồ là xiêm y của nữ nhân đủ kiểu cách mà cái cũng đẹp nhưng đẹp thì có tác dụng gì, đối với sự “xinh đẹp dịu dàng” ta đã sớm chết tâm. Vậy nên ta cũng chẳng mặn mà đáp lại:
- Tiểu tiên không thay đâu, mặc không hợp!
Nói rồi ta thản nhiên vặt một quả nho bỏ vào miệng.
Chẳng ngờ được thượng thần lại lôi ngay ra được lí do bắt ép ta.
- Không có sự cho phép của bổn thượng thần mà ngươi dám tùy tiện lấy đồ của lão phu dùng, đáng phạt!
Ta ngơ ngác nghe tội danh từ trên trời rơi xuống. Vì trong miệng còn mắc quả nho chưa kịp nuốt nên ta chỉ ú ớ chứ chưa kịp cãi mà cũng chẳng cần phải tranh cãi thượng thần đã đưa ngay ra đầy đủ chứng cứ.
- Cả đĩa nho đầy ắp giờ vơi đi mất nửa. Vật vẫn còn trong miệng ngươi, ngươi còn gì chối cãi! Giờ bổn thần phạt ngươi thử hết đống đồ này cho ta!
- …
Lí lẽ rõ ràng. Tang chứng vật chứng rành rành ra đấy. Thượng thần cứ thế hùng hùng hổ hổ buộc tội ta. Chứng cứ bày ra ngay trước mặt mà lại toàn là những chuyện ta đã làm còn gì mà chối mới chả cãi. Thế là ta đành ngoan ngoãn thay y phục.
Ta thay cái nào thì ngài ấy bình phẩm cái ấy. Những lời bình phẩm ngài ấy đoại loại như này: “đỏ kiều diễm”, “hồng duyên dáng”, “tím thướt tha”, “xanh thanh thoát”,… toàn lời hay ý đẹp khiến ta băn khoăn không biết là đang khen ta hay khen nguyên bộ đồ? Nhưng theo kinh nghiệm ta đúc rút được bấy lâu thì khả năng cao là vế sau. Tiếp đến là màu trắng. Cái cuối cùng rồi. Mặc xong ta chép miệng hỏi ngài ấy.
- Thử hết rồi, ngài thấy thế nào?
Vốn là chẳng có trông đợi gì ấy vậy mà lại được khen.
- Đẹp, cái nào cũng đẹp.
- Người đẹp hay áo đẹp?
Ta không thấy được khen mà bắt quàng ngay. Hỏi lại cho chắc ăn.
- Cả hai.
Ta trợn mắt kinh ngạc. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới có người khen ta đẹp. Là do ta có sắc đẹp tiềm ẩn hay là do mắt thẩm mĩ của thượng thần khác người? Khi ta còn mải chìm đắm và phân tích thì thượng thần lại nói.
- Ta thấy ngươi cũng không tồi. Có thể trở thành tức phụ nhi (cháu dâu) của ta.
Ba chữ “tức phụ nhi” của ngài ấy khiến ta rơi vào trầm tư. Long hậu thường nói với ta hôn nhân đại sự là chuyện cả đời không thể quyết định qua loa. Thà cả đời không lấy chứ quyết không gả nhầm người. Nhưng sao sang đến lượt Thanh Duy thượng thần lại dễ như đi mua mớ rau thế này?
- Tuy không thông minh bằng La La nhưng lại ngây thơ thánh thiện. Tuy đơn thuần quá cũng không tốt nhưng khiếm khuyết ấy mà ai mà chẳng có vài điểm.
Ta nghe hai chữ “khiếm khuyết” thì ngạc nhiên.
- Chưa gì ngài đã biết ta lục thức thiếu sót sao?
Chỉ nhìn lướt phát là biết chứng tỏ đạo hạnh của vị thượng thần này cao sâu khó lường. Có điều ta lại thấy thượng thần khựng lại. Có vẻ như bị làm chấn động. Trông có vẻ không giống là đã biết.
- Lục thức thiếu sót cũng có nghĩa là ngươi không cảm nhận được thất tình lục dục?
Thượng thần thật sự không biết! Ta đây là không đánh cũng khai!
- Không biết.
Ta chỉ biết bản thân lục thức không đầy đủ. Chứ thất tình lục dục có cảm nhân được không thì không rõ, chưa từng nghe ai đề cập đến vấn đề này. Trong lúc đảo mắt, ánh mắt ta vô thức nhìn cái vòng ngọc thạch đang được thượng thần mân mê trên tay lại vô tình nhớ ra món đồ xinh đẹp ấy là của ta nên hỏi xin lại.
- Cái đó, thượng thần ngài trả vòng cổ lại cho tiểu tiên đi ạ.
- Cái này, ngươi từ đâu mà có?
Ngài ấy cầm đồ giơ trước mặt ta nhưng lại không có ý trả ngay.
- Nghe nói là của mẫu thân tiểu tiên để lại.
Đồ đang ở chỗ ngài ấy, thôi thì ngài ấy hỏi gì ta trả lời ấy. Hi vọng ngài ấy hỏi xong thì trả lại cho ta. Đeo suốt ba nghìn năm giờ không có thấy thiếu thiếu.
- Nghe nói?
Thượng thần rất biết cách chọn lọc từ ngữ.
- Dạ phải ạ. Nghe kể lại mẫu thân của tiểu tiên vừa sinh hạ tiểu tiên thì qua đời chỉ để lại cho tiểu tiên chiếc vòng này.
Những gì ta biết chỉ có vậy.
- Đồ quý đấy. Thuật pháp trong chiếc vòng này cũng thâm sâu lắm. Mẫu thân ngươi có lẽ rất thương yêu, bảo vệ hết mức có thể cho ngươi rồi. Giữ chiếc vòng bên người cho kĩ đừng tùy tiện cho kẻ khác tháo ra.
Người tùy tiện tháo nó ra không phải là ngài sao?
- Ngài từng gặp mẫu thân ta rồi sao?
Không gặp sao lại biết bà ấy yêu thương, bảo vệ ta?
- Chưa từng. Nhưng chiếc vòng trên cổ ngươi nói cho ta biết mẫu thân của ngươi rất yêu thương ngươi.
- Là sao?
Ta không hiểu ý của ngài ấy. Thượng thần học rộng tài cao có khác, nói bóng nói gió khiến người ta thật rối não.
- Biết yêu cơ vong quốc nghĩa là gì không?
Thượng thần đột nhiên hỏi ta.
- Là người con gái xấu xa làm quốc gia sụp đổ.
Không hiểu thượng thần hỏi ta cái này làm gì?
- Biết thì giữ mình cho tốt.
- Chuyện này liên quan gì đến tiểu tiên?
Thứ thiết yếu để trở thành “yêu cơ vong quốc” là phải xinh đẹp đến nỗi người gặp người mê. Thứ hai là phải mưu mô hơn người. Ta, thứ nhất không xinh đẹp, thứ hai không thông minh. Cả hai cái đều không có lấy gì để trở thành yêu cơ? Chắc thượng thần nhầm người rồi.
- Ngươi không biết làm không có nghĩa là người khác không làm được. Càng đơn thuần càng dễ làm quân cờ của kẻ khác huống hồ ngươi chưa chắc đã là một kẻ vô danh tiểu tốt đâu. Mẫu thân ngươi biết rõ điểm này nên mới cho ngươi cái vòng để tránh cho ngươi bị kẻ khác dòm ngó. Tóm lại, ngươi chỉ cần nhớ không được làm mất di vật của mẫu thân là được.
Ta gật đầu tỏ tý đã hiểu.
Thượng thần nói nhiều như vậy nhưng đúc kết lại chỉ có câu cuối thôi chứ gì. Không được làm mất vòng cổ, cái này ta nhớ kĩ từ lâu lắm rồi. Từ lúc có nhận thức, Minh Nhật ca đã dặn dò chiếc vòng đó coi như là bùa hộ mệnh của ta. Không được làm mất, không được tháo ra cũng không được để kẻ khác dòm ngó. Để đề phòng trường hợp ta quên khuấy mất mấy cái “không được” ấy ta bèn đem nhét nó vào trong áo không để lộ ra. Theo ta thấy chỉ cần không nhìn thấy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Ta đeo lại vòng cổ rồi cẩn thận cho nó vào trong áo sau đó mới dè dặt thăm dò.
- Thượng thần, ngài thí nghiệm xong chưa?
Ta hồi hộp trờ ngài ấy trả lời. Một câu của ngài ấy thôi mà như có sức mạnh ngàn cân.
- Xong rồi.
Lời ngài ấy thốt ra khiến ta vui như hoa. Không phải chịu gò ép bản thân nữa rồi.
- Vậy tiểu tiên xin cáo lui.
Còn lui đi đâu ấy à, đương nhiên là lui về Trạc Thanh cung của Phượng Hoàng. May mà trên đường ta đã lưu lại kí hiệu nên cho dù thượng thần không chỉ đường ta cũng mò về được.
- Về đi. Nhớ cầm theo cả đống đồ kia nữa, coi như là quà gặp mặt.
Được sự cho phép của thượng thần ta tung tăng rời đi. Trước khi đi còn nghe được ngài ấy lẩm bẩm: “Sắc nước hương trời, chim sa cá lặn vậy mà… lãng phí, quả là lãng phí”. Thượng thần đang tiếc cái gì vậy? Xiêm y chăng? Cũng phải, trang phục lộng lẫy như vậy đúng là như lấy mây đen che đi ánh trăng. Như vậy không gọi là lãng phí thì gọi là gì. Đột nhiên ta lại có cảm giác đồng cảm với thượng thần. Tặng đồ cho kẻ không dùng được đúng là phí của.
- Thử hết cho lão phu.
Ta xem kĩ chỗ y phục ấy, ồ là xiêm y của nữ nhân đủ kiểu cách mà cái cũng đẹp nhưng đẹp thì có tác dụng gì, đối với sự “xinh đẹp dịu dàng” ta đã sớm chết tâm. Vậy nên ta cũng chẳng mặn mà đáp lại:
- Tiểu tiên không thay đâu, mặc không hợp!
Nói rồi ta thản nhiên vặt một quả nho bỏ vào miệng.
Chẳng ngờ được thượng thần lại lôi ngay ra được lí do bắt ép ta.
- Không có sự cho phép của bổn thượng thần mà ngươi dám tùy tiện lấy đồ của lão phu dùng, đáng phạt!
Ta ngơ ngác nghe tội danh từ trên trời rơi xuống. Vì trong miệng còn mắc quả nho chưa kịp nuốt nên ta chỉ ú ớ chứ chưa kịp cãi mà cũng chẳng cần phải tranh cãi thượng thần đã đưa ngay ra đầy đủ chứng cứ.
- Cả đĩa nho đầy ắp giờ vơi đi mất nửa. Vật vẫn còn trong miệng ngươi, ngươi còn gì chối cãi! Giờ bổn thần phạt ngươi thử hết đống đồ này cho ta!
- …
Lí lẽ rõ ràng. Tang chứng vật chứng rành rành ra đấy. Thượng thần cứ thế hùng hùng hổ hổ buộc tội ta. Chứng cứ bày ra ngay trước mặt mà lại toàn là những chuyện ta đã làm còn gì mà chối mới chả cãi. Thế là ta đành ngoan ngoãn thay y phục.
Ta thay cái nào thì ngài ấy bình phẩm cái ấy. Những lời bình phẩm ngài ấy đoại loại như này: “đỏ kiều diễm”, “hồng duyên dáng”, “tím thướt tha”, “xanh thanh thoát”,… toàn lời hay ý đẹp khiến ta băn khoăn không biết là đang khen ta hay khen nguyên bộ đồ? Nhưng theo kinh nghiệm ta đúc rút được bấy lâu thì khả năng cao là vế sau. Tiếp đến là màu trắng. Cái cuối cùng rồi. Mặc xong ta chép miệng hỏi ngài ấy.
- Thử hết rồi, ngài thấy thế nào?
Vốn là chẳng có trông đợi gì ấy vậy mà lại được khen.
- Đẹp, cái nào cũng đẹp.
- Người đẹp hay áo đẹp?
Ta không thấy được khen mà bắt quàng ngay. Hỏi lại cho chắc ăn.
- Cả hai.
Ta trợn mắt kinh ngạc. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới có người khen ta đẹp. Là do ta có sắc đẹp tiềm ẩn hay là do mắt thẩm mĩ của thượng thần khác người? Khi ta còn mải chìm đắm và phân tích thì thượng thần lại nói.
- Ta thấy ngươi cũng không tồi. Có thể trở thành tức phụ nhi (cháu dâu) của ta.
Ba chữ “tức phụ nhi” của ngài ấy khiến ta rơi vào trầm tư. Long hậu thường nói với ta hôn nhân đại sự là chuyện cả đời không thể quyết định qua loa. Thà cả đời không lấy chứ quyết không gả nhầm người. Nhưng sao sang đến lượt Thanh Duy thượng thần lại dễ như đi mua mớ rau thế này?
- Tuy không thông minh bằng La La nhưng lại ngây thơ thánh thiện. Tuy đơn thuần quá cũng không tốt nhưng khiếm khuyết ấy mà ai mà chẳng có vài điểm.
Ta nghe hai chữ “khiếm khuyết” thì ngạc nhiên.
- Chưa gì ngài đã biết ta lục thức thiếu sót sao?
Chỉ nhìn lướt phát là biết chứng tỏ đạo hạnh của vị thượng thần này cao sâu khó lường. Có điều ta lại thấy thượng thần khựng lại. Có vẻ như bị làm chấn động. Trông có vẻ không giống là đã biết.
- Lục thức thiếu sót cũng có nghĩa là ngươi không cảm nhận được thất tình lục dục?
Thượng thần thật sự không biết! Ta đây là không đánh cũng khai!
- Không biết.
Ta chỉ biết bản thân lục thức không đầy đủ. Chứ thất tình lục dục có cảm nhân được không thì không rõ, chưa từng nghe ai đề cập đến vấn đề này. Trong lúc đảo mắt, ánh mắt ta vô thức nhìn cái vòng ngọc thạch đang được thượng thần mân mê trên tay lại vô tình nhớ ra món đồ xinh đẹp ấy là của ta nên hỏi xin lại.
- Cái đó, thượng thần ngài trả vòng cổ lại cho tiểu tiên đi ạ.
- Cái này, ngươi từ đâu mà có?
Ngài ấy cầm đồ giơ trước mặt ta nhưng lại không có ý trả ngay.
- Nghe nói là của mẫu thân tiểu tiên để lại.
Đồ đang ở chỗ ngài ấy, thôi thì ngài ấy hỏi gì ta trả lời ấy. Hi vọng ngài ấy hỏi xong thì trả lại cho ta. Đeo suốt ba nghìn năm giờ không có thấy thiếu thiếu.
- Nghe nói?
Thượng thần rất biết cách chọn lọc từ ngữ.
- Dạ phải ạ. Nghe kể lại mẫu thân của tiểu tiên vừa sinh hạ tiểu tiên thì qua đời chỉ để lại cho tiểu tiên chiếc vòng này.
Những gì ta biết chỉ có vậy.
- Đồ quý đấy. Thuật pháp trong chiếc vòng này cũng thâm sâu lắm. Mẫu thân ngươi có lẽ rất thương yêu, bảo vệ hết mức có thể cho ngươi rồi. Giữ chiếc vòng bên người cho kĩ đừng tùy tiện cho kẻ khác tháo ra.
Người tùy tiện tháo nó ra không phải là ngài sao?
- Ngài từng gặp mẫu thân ta rồi sao?
Không gặp sao lại biết bà ấy yêu thương, bảo vệ ta?
- Chưa từng. Nhưng chiếc vòng trên cổ ngươi nói cho ta biết mẫu thân của ngươi rất yêu thương ngươi.
- Là sao?
Ta không hiểu ý của ngài ấy. Thượng thần học rộng tài cao có khác, nói bóng nói gió khiến người ta thật rối não.
- Biết yêu cơ vong quốc nghĩa là gì không?
Thượng thần đột nhiên hỏi ta.
- Là người con gái xấu xa làm quốc gia sụp đổ.
Không hiểu thượng thần hỏi ta cái này làm gì?
- Biết thì giữ mình cho tốt.
- Chuyện này liên quan gì đến tiểu tiên?
Thứ thiết yếu để trở thành “yêu cơ vong quốc” là phải xinh đẹp đến nỗi người gặp người mê. Thứ hai là phải mưu mô hơn người. Ta, thứ nhất không xinh đẹp, thứ hai không thông minh. Cả hai cái đều không có lấy gì để trở thành yêu cơ? Chắc thượng thần nhầm người rồi.
- Ngươi không biết làm không có nghĩa là người khác không làm được. Càng đơn thuần càng dễ làm quân cờ của kẻ khác huống hồ ngươi chưa chắc đã là một kẻ vô danh tiểu tốt đâu. Mẫu thân ngươi biết rõ điểm này nên mới cho ngươi cái vòng để tránh cho ngươi bị kẻ khác dòm ngó. Tóm lại, ngươi chỉ cần nhớ không được làm mất di vật của mẫu thân là được.
Ta gật đầu tỏ tý đã hiểu.
Thượng thần nói nhiều như vậy nhưng đúc kết lại chỉ có câu cuối thôi chứ gì. Không được làm mất vòng cổ, cái này ta nhớ kĩ từ lâu lắm rồi. Từ lúc có nhận thức, Minh Nhật ca đã dặn dò chiếc vòng đó coi như là bùa hộ mệnh của ta. Không được làm mất, không được tháo ra cũng không được để kẻ khác dòm ngó. Để đề phòng trường hợp ta quên khuấy mất mấy cái “không được” ấy ta bèn đem nhét nó vào trong áo không để lộ ra. Theo ta thấy chỉ cần không nhìn thấy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Ta đeo lại vòng cổ rồi cẩn thận cho nó vào trong áo sau đó mới dè dặt thăm dò.
- Thượng thần, ngài thí nghiệm xong chưa?
Ta hồi hộp trờ ngài ấy trả lời. Một câu của ngài ấy thôi mà như có sức mạnh ngàn cân.
- Xong rồi.
Lời ngài ấy thốt ra khiến ta vui như hoa. Không phải chịu gò ép bản thân nữa rồi.
- Vậy tiểu tiên xin cáo lui.
Còn lui đi đâu ấy à, đương nhiên là lui về Trạc Thanh cung của Phượng Hoàng. May mà trên đường ta đã lưu lại kí hiệu nên cho dù thượng thần không chỉ đường ta cũng mò về được.
- Về đi. Nhớ cầm theo cả đống đồ kia nữa, coi như là quà gặp mặt.
Được sự cho phép của thượng thần ta tung tăng rời đi. Trước khi đi còn nghe được ngài ấy lẩm bẩm: “Sắc nước hương trời, chim sa cá lặn vậy mà… lãng phí, quả là lãng phí”. Thượng thần đang tiếc cái gì vậy? Xiêm y chăng? Cũng phải, trang phục lộng lẫy như vậy đúng là như lấy mây đen che đi ánh trăng. Như vậy không gọi là lãng phí thì gọi là gì. Đột nhiên ta lại có cảm giác đồng cảm với thượng thần. Tặng đồ cho kẻ không dùng được đúng là phí của.