Chương : 41
Y ngồi vô cùng nghiêm chỉnh, có khi xe ngựa vấp phải tảng đá, lắc lư trái phải, ta cũng chao đảo theo. Có khi lơ đãng tựa vào người y, y cũng không thuận tay ôm lấy eo ta như trước, mà chỉ giữ người thẳng tắp, không hề nhúc nhích!
Mải suy nghĩ lung tung, cuối cùng ta nghe thấy tiếng đàn sáo thoáng qua, tiếng nhạc này không thể so với Trung Nguyên. Thi thoảng êm dịu cổ quái, thi thoảng tràn trề sục sôi, dịu êm đến cùng cực, mãnh liệt đến cực hạn, như thể con dao nung nóng đâm thẳng vào yếu hầu, đốt cháy lục phủ ngũ tạng. Ta liền biết, sắp đến nơi rồi.
Xe ngựa chạy rất chậm, bên tai truyền đến tiếng người, thi thoảng chen vào mấy âm Quan Thoại kỳ lạ, còn vang tiếng ca mơ hồ: … Thiên hà trên thiên sơn kia… Thân hình tình lang cường tráng... Yêu kiều như tuyết... Quay cuồng …
Ca dao có phần dạn dĩ đáng yêu.
Xe ngựa dừng lại, khi ta đứng lên thì dẫm phải váy, bổ nhào về phía trước, suýt nữa thì ngã dập mặt. Hạ Hầu Thương đỡ ta, lòng bàn tay của y chạm vào làn da trên tay ta, nóng hầm hập… Y bị sốt hả?
Ta ngẩng đầu nhìn lại, vẻ mặt vẫn thản nhiên, sắc mặt không thay đổi. Ta còn tưởng y nghe thấy lời ca dao phóng đãng to gan này mà ngượng ngùng, thì ra không phải.
Thì ra ta lại nghĩ nhiều. Nghĩ lại y có thể giải quyết ba cơ thiếp một lúc, chắc hẳn đã rành rõ rồi. Sao có thể sợ nghe lời ca này như trẻ con ngây ngô chứ?
Ta còn không sợ, y sợ gì?
Ta định nhìn rõ vẻ mặt của y, nhưng vừa liếc mắt lại thấy y đột nhiên che mặt bằng tấm mặt nạ màu bạc, che hết nửa mặt bên dưới, chỉ để lộ đôi mắt chói lọi như sao băng.
Vén mành xuống xe, từ xa đã trông thấy một cái lều màu xanh đơn giản được bao quanh bởi hàng rào. Đèn kéo quân rực rỡ sắc màu treo trước hàng rào cao cao. Thiếu nữ Thân Độc mặc trang phục tinh xảo, thanh niên Tinh Tuyệt (*) mặc áo không tay để lộ lông ngực. Tuấn mã đỏ rực, bò Tây Tạng khoác trên mình bộ lông đen nhánh. Qua lại dưới khu vực ánh đèn màu da cam, không gian chật hẹp càng khiến người ta cảm nhận rõ rệt hương sắc của ngoại tộc.
* Tên một nước ở Tây Vực thời Hán, nay là người Uyghur tại khu tự trị Tân Cương
Trong hàng rào là từng túp lều màu xanh, lều nào lều ấy đèn đuốc sáng trưng, có thể thấy rõ bóng người chiếu lên lều qua ánh đèn. Mà xa xa, có thể nhìn thấy một vũ đài cực lớn dựng ngay chính giữa, pháp sư Lê Can đang biểu diễn ma thuật: Miệng phun ngọn lửa dài hơn một trượng, như thể yêu ma, tiếng vỗ tay dưới đài truyền qua màn trướng dày cộm.
Mà trên chiếc cửa hình vòm làm bằng gỗ, còn treo một chiếc mặt nạ khổng lồ màu đồng đỏ khảm ngọc thạch đỏ. Hốc mắt sâu hoắm, mí mắt khép hờ, mặt đầy râu ria, vừa nhìn đã biết không phải người Trung Nguyên.
Chắc đây là thương đoàn Thân Độc. Cứ ba năm một lần, họ sẽ từ Tây Cương bát ngát đi về phía đông, tới thiên triều, đem các vật phẩm của các quốc gia Tây Vực đến kinh đô, đổi lấy tơ lụa, đồ sứ, nhân sâm của Trung Nguyên. Ở lại nửa tháng rồi lại trở về miền tây xa xăm.
Không chỉ như vậy, họ còn là tổ hợp lớn của những thương nhân nghệ nhân đến từ các quốc gia Tây Vực. Cho nên khi đến đây, ngoài mua bán họ còn tổ chức biểu diễn tài nghệ hơn mười ngày, không ngừng không nghỉ… Mỹ nữ Quy Tư (**), tuấn nam Tinh Tuyệt, pháp sư Lê Can… Sau khi biểu diễn xong, không ít người được quý nhân để ý, nuôi trong phủ, ở lại kinh đô. Cho nên mới nói, thương đoàn này việc gì cũng làm.
** Âm latin là Kacha hay Kuche, là một quốc gia Phật giáo cổ đại nằm trên nhánh của con đường tơ lụa.
Mặc dù cửa trại mở lớn nhưng không phải ai ai cũng có thể vào, cần có thư mời. Khi ta và Ninh vương vào cửa, đã nhìn thấy có một lão nhân đeo mạng che mặt bị ngăn ở ngoài cửa. Sở dĩ gọi là lão nhân là bởi vì ta thấy rõ chòm râu trắng lộ ra dưới mạng che mặt của ông ta.
Nghe thấy mấy câu quát mắng vang lên ở đằng xa: “Ngay cả ta các ngươi cũng dám cản? Biết ta là ai không? Nếu không bởi vì rượu ngon của các ngươi, có mời ta cũng không tới!”
Dù ông ta có làm ồn thế nào, người giữ cửa chỉ nói một câu: “Xin hỏi có thư mời không?”
“Mẹ con nhà các ngươi, gọi đoàn trưởng tới đây, hắn đích thân gửi thư, còn không nhận ra ta…”
“Xin hỏi ngài có thư mời không?”
“Mẹ các ngươi, có cho ta vào không, không cho ta vào ta đánh đấy!”
“Xin hỏi ngài có thư mời không?”
.....
Sự ồn ào ngoài cửa không ảnh hưởng tới những người bước vào thương đoàn, có lẽ ngày nào cũng có vài người mưu đồ thừa nước đục thả câu, lâu dần họ cũng quen rồi.
Hạ Hầu Thương lại càng dửng dưng, sau khi bước vào, đi thẳng về phía vũ đài dựng ở chính giữa.
Tất nhiên dưới vũ đài có chỗ ngồi, có thiếu nữ mặc lụa mỏng bưng mâm gỗ đến, cười nói tự nhiên đặt đồ ăn lên bàn.
Diện tích của thương đoàn tuy lớn nhưng người ngồi dưới đài lại không nhiều, cũng chỉ chừng ba trăm cái bàn, cho thấy đều được tuyển chọn kỹ lưỡng. Điều khiến ta cảm thấy kỳ lạ chính là, lão nhân bị cản ở bên ngoài kia không biết giở ngón gì mà cũng trà trộn vào được, ngồi yên lặng trong góc.
Sau khi pháp sư biểu diễn, hai nghệ nhân cầm đàn đầu ngựa bước lên đài. Không giống với đàn đầu ngựa ta mua bừa trên đường, đàn đầu ngựa của họ được chế tạo cực kỳ tinh xảo, màu đen sẫm, hộp đàn được làm bằng gỗ hoa lê, thân đàn bóng loáng, có thể thấy tay người đã vuốt ve bao nhiêu lần. Trên đầu ngựa có khắc hình rồng, trong nét hoa mỹ ẩn chứa sự mạnh mẽ.
Khi tiếng nhạc trầm thấp nghẹn ngào vang lên, ta phảng phất nhớ lại thời xưa, trên thảo nguyên bát ngát, điên cuồng gào thét. Tâm trạng bi thương dường như trào dâng trong lòng ta, tiếng vó ngựa phi nước đại từ xa vọng lại, xen lẫn tiếng ca tục tằn: “Dưới ánh trăng bàng bạc, ngựa khỏe chạy băng băng, ngồi trên lưng ngựa kia, là tình nhân của ta…”
Cùng lúc đó, ta phảng phất ngửi thấy mùi thịt dê nướng chín thơm phức, vậy mà hương thơm đó lại len lỏi vào mũi…
Đây không phải là ảo tưởng, có một khay thịt dê cắt nhỏ đặt trước mặt ta, phía trên cắm thiết giám tử, Hạ Hầu Thương đã bỏ một miếng vào miệng nhai, không thèm kêu ta ăn!
Cơn thèm ăn dâng trào, nào còn lo lắng tôn ti gì chứ. Tất nhiên cũng chỉ lén lút cầm một miếng nhỏ, bỏ vào miệng nhai. Mềm mà không dai, tươi ngon mọng nước, ngon đến mức suýt nữa nuốt luôn đầu lưỡi.
Hạ Hầu Thương cầm bình rượu trong tay, vừa nghe nhạc vừa uống rượu. Chỉ trong chốc lát khi ta nghe nhạc đến lơ đãng, y đã uống cạn năm sáu chén, đến khi tròng mắt y ngày càng sâu thẳm. Thấy ta nhìn y, thỉnh thoảng cũng ngẩng đầu nhìn lại, dường như đôi mắt ấy muốn nuốt trọn ta.
Xem ra nghe khúc nhạc này, y lại tức cảnh sinh tình rồi.
Rốt cuộc đang nhớ về Tây Cương, hay nhớ lại chiến hữu của y… Cùng với tâm tư dành cho Quân Triển Ngọc khiến người khác không biết nói gì cho phải đó?
Tiếng nhạc trên đài càng lúc càng kích động lòng người. Có người múa chạy ra từ sau đài, vung ống tay áo, chiếc ủng dưới chân giẫm đùng đùng, mãnh liệt như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời, khích lệ sấm chớp bùng nổ, vô cùng phấn khích. Còn có tráng sĩ nhảy xuống khỏi vũ đài, len vào bữa tiệc, giậm bước xoay người trước mặt khách, mời khách cùng múa. Có vị khách đến từ Tây Cương, tính cách vốn hào sảng, không kiềm chế được mà đứng dậy, dận bước nhảy theo.
Thì ra ngay cả thương gia kinh đô cũng khiêu vũ gõ nhịp theo tiếng nhạc.
Nhưng màn vui này lại không dính líu đến bọn ta. Huống chi vị ngồi cạnh ta đây từ nhỏ đã chịu ràng buộc của lễ giáo, được cử đến vùng Tây Cương mấy năm mà cũng không thấy y làm gì quá giới hạn. Nhớ lại trận Lạc Vọng cốc năm ấy, tiêu diệt gần năm ngàn kị binh của Tây Di, toàn quân đều ăn mừng. Hội Tiểu Thất múa kiếm vung quyền dưới đài, tấu đàn, vô cùng tươi vui. Ta ngồi trên đài với mấy vị tướng lĩnh ngươi kính ta, ta kính ngươi nho nhã lễ độ uống rượu. Như vậy vô cùng mệt mỏi, cho nên không nhịn được nữa, ta tìm cớ chạy khỏi đài, đến chỗ Tiểu Thất đổ xúc xắc. Bởi vì thua cuộc nên bị phạt biểu diễn tiết mục trước mặt mọi người. Vì vậy ta cởi áo giáp bội kiếm, múa võ cùng tiếng nhạc đệm của mọi người xung quanh… Các tướng lĩnh khác có cùng suy nghĩ như ta, thấy ta bắt đầu, liên tiếp có người viện cớ chuồn xuống. Ngay cả cha ta cũng mượn cớ đi tiểu để chuồn, Tào Đức Bảo ưa nịnh hót bị thương trên chiến trường, không tới tham gia tiệc ăn mừng, không có ai ngồi cùng y… Đến cuối cùng, trên bục cao cao, chỉ còn một mình y, cô đơn ngồi trên chiếc ghế mạ vàng, trăng sáng làm nền phía sau. Bởi vì cái gọi là người cô đơn ngày rằm… nên y cố gắng chịu đựng… Khi đó ta nghĩ, có lẽ, y là người chịu đựng cô đơn giỏi nhất.
Mải suy nghĩ lung tung, cuối cùng ta nghe thấy tiếng đàn sáo thoáng qua, tiếng nhạc này không thể so với Trung Nguyên. Thi thoảng êm dịu cổ quái, thi thoảng tràn trề sục sôi, dịu êm đến cùng cực, mãnh liệt đến cực hạn, như thể con dao nung nóng đâm thẳng vào yếu hầu, đốt cháy lục phủ ngũ tạng. Ta liền biết, sắp đến nơi rồi.
Xe ngựa chạy rất chậm, bên tai truyền đến tiếng người, thi thoảng chen vào mấy âm Quan Thoại kỳ lạ, còn vang tiếng ca mơ hồ: … Thiên hà trên thiên sơn kia… Thân hình tình lang cường tráng... Yêu kiều như tuyết... Quay cuồng …
Ca dao có phần dạn dĩ đáng yêu.
Xe ngựa dừng lại, khi ta đứng lên thì dẫm phải váy, bổ nhào về phía trước, suýt nữa thì ngã dập mặt. Hạ Hầu Thương đỡ ta, lòng bàn tay của y chạm vào làn da trên tay ta, nóng hầm hập… Y bị sốt hả?
Ta ngẩng đầu nhìn lại, vẻ mặt vẫn thản nhiên, sắc mặt không thay đổi. Ta còn tưởng y nghe thấy lời ca dao phóng đãng to gan này mà ngượng ngùng, thì ra không phải.
Thì ra ta lại nghĩ nhiều. Nghĩ lại y có thể giải quyết ba cơ thiếp một lúc, chắc hẳn đã rành rõ rồi. Sao có thể sợ nghe lời ca này như trẻ con ngây ngô chứ?
Ta còn không sợ, y sợ gì?
Ta định nhìn rõ vẻ mặt của y, nhưng vừa liếc mắt lại thấy y đột nhiên che mặt bằng tấm mặt nạ màu bạc, che hết nửa mặt bên dưới, chỉ để lộ đôi mắt chói lọi như sao băng.
Vén mành xuống xe, từ xa đã trông thấy một cái lều màu xanh đơn giản được bao quanh bởi hàng rào. Đèn kéo quân rực rỡ sắc màu treo trước hàng rào cao cao. Thiếu nữ Thân Độc mặc trang phục tinh xảo, thanh niên Tinh Tuyệt (*) mặc áo không tay để lộ lông ngực. Tuấn mã đỏ rực, bò Tây Tạng khoác trên mình bộ lông đen nhánh. Qua lại dưới khu vực ánh đèn màu da cam, không gian chật hẹp càng khiến người ta cảm nhận rõ rệt hương sắc của ngoại tộc.
* Tên một nước ở Tây Vực thời Hán, nay là người Uyghur tại khu tự trị Tân Cương
Trong hàng rào là từng túp lều màu xanh, lều nào lều ấy đèn đuốc sáng trưng, có thể thấy rõ bóng người chiếu lên lều qua ánh đèn. Mà xa xa, có thể nhìn thấy một vũ đài cực lớn dựng ngay chính giữa, pháp sư Lê Can đang biểu diễn ma thuật: Miệng phun ngọn lửa dài hơn một trượng, như thể yêu ma, tiếng vỗ tay dưới đài truyền qua màn trướng dày cộm.
Mà trên chiếc cửa hình vòm làm bằng gỗ, còn treo một chiếc mặt nạ khổng lồ màu đồng đỏ khảm ngọc thạch đỏ. Hốc mắt sâu hoắm, mí mắt khép hờ, mặt đầy râu ria, vừa nhìn đã biết không phải người Trung Nguyên.
Chắc đây là thương đoàn Thân Độc. Cứ ba năm một lần, họ sẽ từ Tây Cương bát ngát đi về phía đông, tới thiên triều, đem các vật phẩm của các quốc gia Tây Vực đến kinh đô, đổi lấy tơ lụa, đồ sứ, nhân sâm của Trung Nguyên. Ở lại nửa tháng rồi lại trở về miền tây xa xăm.
Không chỉ như vậy, họ còn là tổ hợp lớn của những thương nhân nghệ nhân đến từ các quốc gia Tây Vực. Cho nên khi đến đây, ngoài mua bán họ còn tổ chức biểu diễn tài nghệ hơn mười ngày, không ngừng không nghỉ… Mỹ nữ Quy Tư (**), tuấn nam Tinh Tuyệt, pháp sư Lê Can… Sau khi biểu diễn xong, không ít người được quý nhân để ý, nuôi trong phủ, ở lại kinh đô. Cho nên mới nói, thương đoàn này việc gì cũng làm.
** Âm latin là Kacha hay Kuche, là một quốc gia Phật giáo cổ đại nằm trên nhánh của con đường tơ lụa.
Mặc dù cửa trại mở lớn nhưng không phải ai ai cũng có thể vào, cần có thư mời. Khi ta và Ninh vương vào cửa, đã nhìn thấy có một lão nhân đeo mạng che mặt bị ngăn ở ngoài cửa. Sở dĩ gọi là lão nhân là bởi vì ta thấy rõ chòm râu trắng lộ ra dưới mạng che mặt của ông ta.
Nghe thấy mấy câu quát mắng vang lên ở đằng xa: “Ngay cả ta các ngươi cũng dám cản? Biết ta là ai không? Nếu không bởi vì rượu ngon của các ngươi, có mời ta cũng không tới!”
Dù ông ta có làm ồn thế nào, người giữ cửa chỉ nói một câu: “Xin hỏi có thư mời không?”
“Mẹ con nhà các ngươi, gọi đoàn trưởng tới đây, hắn đích thân gửi thư, còn không nhận ra ta…”
“Xin hỏi ngài có thư mời không?”
“Mẹ các ngươi, có cho ta vào không, không cho ta vào ta đánh đấy!”
“Xin hỏi ngài có thư mời không?”
.....
Sự ồn ào ngoài cửa không ảnh hưởng tới những người bước vào thương đoàn, có lẽ ngày nào cũng có vài người mưu đồ thừa nước đục thả câu, lâu dần họ cũng quen rồi.
Hạ Hầu Thương lại càng dửng dưng, sau khi bước vào, đi thẳng về phía vũ đài dựng ở chính giữa.
Tất nhiên dưới vũ đài có chỗ ngồi, có thiếu nữ mặc lụa mỏng bưng mâm gỗ đến, cười nói tự nhiên đặt đồ ăn lên bàn.
Diện tích của thương đoàn tuy lớn nhưng người ngồi dưới đài lại không nhiều, cũng chỉ chừng ba trăm cái bàn, cho thấy đều được tuyển chọn kỹ lưỡng. Điều khiến ta cảm thấy kỳ lạ chính là, lão nhân bị cản ở bên ngoài kia không biết giở ngón gì mà cũng trà trộn vào được, ngồi yên lặng trong góc.
Sau khi pháp sư biểu diễn, hai nghệ nhân cầm đàn đầu ngựa bước lên đài. Không giống với đàn đầu ngựa ta mua bừa trên đường, đàn đầu ngựa của họ được chế tạo cực kỳ tinh xảo, màu đen sẫm, hộp đàn được làm bằng gỗ hoa lê, thân đàn bóng loáng, có thể thấy tay người đã vuốt ve bao nhiêu lần. Trên đầu ngựa có khắc hình rồng, trong nét hoa mỹ ẩn chứa sự mạnh mẽ.
Khi tiếng nhạc trầm thấp nghẹn ngào vang lên, ta phảng phất nhớ lại thời xưa, trên thảo nguyên bát ngát, điên cuồng gào thét. Tâm trạng bi thương dường như trào dâng trong lòng ta, tiếng vó ngựa phi nước đại từ xa vọng lại, xen lẫn tiếng ca tục tằn: “Dưới ánh trăng bàng bạc, ngựa khỏe chạy băng băng, ngồi trên lưng ngựa kia, là tình nhân của ta…”
Cùng lúc đó, ta phảng phất ngửi thấy mùi thịt dê nướng chín thơm phức, vậy mà hương thơm đó lại len lỏi vào mũi…
Đây không phải là ảo tưởng, có một khay thịt dê cắt nhỏ đặt trước mặt ta, phía trên cắm thiết giám tử, Hạ Hầu Thương đã bỏ một miếng vào miệng nhai, không thèm kêu ta ăn!
Cơn thèm ăn dâng trào, nào còn lo lắng tôn ti gì chứ. Tất nhiên cũng chỉ lén lút cầm một miếng nhỏ, bỏ vào miệng nhai. Mềm mà không dai, tươi ngon mọng nước, ngon đến mức suýt nữa nuốt luôn đầu lưỡi.
Hạ Hầu Thương cầm bình rượu trong tay, vừa nghe nhạc vừa uống rượu. Chỉ trong chốc lát khi ta nghe nhạc đến lơ đãng, y đã uống cạn năm sáu chén, đến khi tròng mắt y ngày càng sâu thẳm. Thấy ta nhìn y, thỉnh thoảng cũng ngẩng đầu nhìn lại, dường như đôi mắt ấy muốn nuốt trọn ta.
Xem ra nghe khúc nhạc này, y lại tức cảnh sinh tình rồi.
Rốt cuộc đang nhớ về Tây Cương, hay nhớ lại chiến hữu của y… Cùng với tâm tư dành cho Quân Triển Ngọc khiến người khác không biết nói gì cho phải đó?
Tiếng nhạc trên đài càng lúc càng kích động lòng người. Có người múa chạy ra từ sau đài, vung ống tay áo, chiếc ủng dưới chân giẫm đùng đùng, mãnh liệt như Hậu Nghệ bắn rơi chín mặt trời, khích lệ sấm chớp bùng nổ, vô cùng phấn khích. Còn có tráng sĩ nhảy xuống khỏi vũ đài, len vào bữa tiệc, giậm bước xoay người trước mặt khách, mời khách cùng múa. Có vị khách đến từ Tây Cương, tính cách vốn hào sảng, không kiềm chế được mà đứng dậy, dận bước nhảy theo.
Thì ra ngay cả thương gia kinh đô cũng khiêu vũ gõ nhịp theo tiếng nhạc.
Nhưng màn vui này lại không dính líu đến bọn ta. Huống chi vị ngồi cạnh ta đây từ nhỏ đã chịu ràng buộc của lễ giáo, được cử đến vùng Tây Cương mấy năm mà cũng không thấy y làm gì quá giới hạn. Nhớ lại trận Lạc Vọng cốc năm ấy, tiêu diệt gần năm ngàn kị binh của Tây Di, toàn quân đều ăn mừng. Hội Tiểu Thất múa kiếm vung quyền dưới đài, tấu đàn, vô cùng tươi vui. Ta ngồi trên đài với mấy vị tướng lĩnh ngươi kính ta, ta kính ngươi nho nhã lễ độ uống rượu. Như vậy vô cùng mệt mỏi, cho nên không nhịn được nữa, ta tìm cớ chạy khỏi đài, đến chỗ Tiểu Thất đổ xúc xắc. Bởi vì thua cuộc nên bị phạt biểu diễn tiết mục trước mặt mọi người. Vì vậy ta cởi áo giáp bội kiếm, múa võ cùng tiếng nhạc đệm của mọi người xung quanh… Các tướng lĩnh khác có cùng suy nghĩ như ta, thấy ta bắt đầu, liên tiếp có người viện cớ chuồn xuống. Ngay cả cha ta cũng mượn cớ đi tiểu để chuồn, Tào Đức Bảo ưa nịnh hót bị thương trên chiến trường, không tới tham gia tiệc ăn mừng, không có ai ngồi cùng y… Đến cuối cùng, trên bục cao cao, chỉ còn một mình y, cô đơn ngồi trên chiếc ghế mạ vàng, trăng sáng làm nền phía sau. Bởi vì cái gọi là người cô đơn ngày rằm… nên y cố gắng chịu đựng… Khi đó ta nghĩ, có lẽ, y là người chịu đựng cô đơn giỏi nhất.