Chương : 7
[7] 4:39 P.M
Giờ đã gần như một đám đông, Gran và Gramps, chú Greg, cô Diane, cô Kate. Các anh chị em họ Heather, John và David của tôi. Bố tôi là một trong năm anh em, thế nên vẫn còn rất nhiều họ hàng bên ngoài đó. Không ai nói về Teddy, điều khiến tôi tin rằng nó không có ở đây. Chắc hẳn nó vẫn đang ở một bệnh viện khác, được cô Willow chăm sóc.
Người thân của tôi tập trung trong phòng chờ bệnh viện. Không phải căn phòng nhỏ ở tầng phẫu thuật nơi Gran và Gramps ở lại trong suốt ca mổ của tôi, mà là một phòng lớn hơn ở tầng trệt của bệnh viện, được trang trí nhã nhặn với màu tím hoa quà, những chiếc ghế và sô-pha thoải mái cùng nhiều quyển tạp chí hiện hành. Mọi người vẫn nói chuyện với giọng điệu thì thầm như thể tôn trọng những người khác đang chờ đợi, dù chỉ có mỗi gia đình tôi trong phòng chờ. Tất cả đều quá trầm trọng, quá lo sợ. Tôi quay về hành lang để nghỉ một chút.
Tôi rất vui mừng khi Kim đến, vui mừng khi thấp thoáng thấy mái tóc đen dài quen thuộc được tết thành một lọn. Cô ấy lúc nào cũng tết tóc, vào giờ ăn trưa, những lọn quăn và sóng của mái tóc xù có xu hướng xổ ra vài sợi xoăn bất trị, nhưng cô ấy không chịu đầu hàng mái tóc của mình, và mỗi buổi sáng, nó lại được thắt bím.
Mẹ của Kim đi cùng cô ấy. Bác ấy sẽ không để Kim tự lái đi xa, và tôi đoán sau tất cả những chuyện đã xảy ra, không đời nào bác lại chấp nhận một ngoại lệ trong ngày hôm nay. Gương mặt bác Schein đỏ bừng và lấm lem, như thể bác đã khóc hoặc sắp sửa khóc. Tôi biết vậy bởi tôi đã thấy bác khóc nhiều lần, bác ấy rất dễ xúc động. 'Nữ hoàng nhạy cảm', Kim nói thế. “Đó là gene của bà mẹ Do Thái. Mẹ mình không cưỡng lại được, mình ngờ rằng rồi một ngày nào đó mình cũng sẽ như thế,“ Kim khẳng định.
Nhưng Kim hoàn toàn ngược lại, khôi hài và vui tính một cách thoải mái. Cô luôn nói 'đùa thôi mà' với những người không hiểu được khiếu hài hước châm biếm của cô, thế nên tôi không thể tưởng tượng ra có khi nào cô sẽ trở nên giống mẹ mình. Nhưng mà, tôi không có nhiều cơ sở để so sánh. Không có nhiều bà mẹ Do Thái ở thành phố hay những đứa trẻ Do Thái ở trường của chúng tôi. Và những đứa trẻ Do Thái thường chỉ là con lai, thế có nghĩa là chúng sẽ có thêm một cái giá nến bảy chạc bên cạnh cây thông Noel.
Nhưng Kim thật sự là người Do Thái. Thỉnh thoảng tôi ăn bữa tối thứ sáu với gia đình cô ấy khi họ thắp nến, ăn bánh mỳ bện và uống rượu (lần duy nhất tôi có thể tưởng tượng bác Schein suốt ngày lo lắng lại cho phép Kim uống). Họ mong chờ Kim sẽ hẹn hò với một anh chàng Do Thái, điều đó có nghĩa cô ấy chẳng hẹn hò. Kim đùa rằng đây là lý do gia đình cô ấy chuyển đến nơi này, dù sự thật là bởi cha cô ấy được thuê để điều hành một nhà máy sản xuất chip điện tử. Vào năm mười ba tuổi, cô ấy làm lễ Bat Mitzvah tại một ngôi đền ở Portland, trong nghi lễ thắp nến ở buổi tiệc, tôi được gọi để thắp một lần. Mùa hè nào cô ấy cũng đến trại hè Do Thái ở New Jersey. Tên trại là Torah Habonim, nhưng Kim gọi là Ổ Điếm Torah, bởi tất cả những gì bọn trẻ làm suốt mùa hè là vồ lấy nhau.
“Như trại hè ban nhạc,“ cô ấy đùa, dù chương trình mùa hè ở trường nhạc của tôi không hề giống Bánh Mỹ. Ngay lúc này tôi có thể thấy Kim đang khó chịu, cô ấy đi nhanh, giữ khoảng cách mười feet với mẹ khi họ đi vào sảnh. Đột nhiên vai cô ấy so lên như một con mèo vừa phát hiện ra một con chó. Cô xoay người để đối mặt với mẹ mình.”Dừng lại đi!” Kim yêu cầu. “Nếu con không khóc thì chẳng có cái lý chết tiệt nào mà mẹ được phép làm thế.”
Kim chưa bao giờ chửi thề, vì thế tôi choáng váng.
“Nhưng,“ Bác Schein phản đối, “sao con có thể...”, bác thổn thức, “quá bình tĩnh khi mà...”
“Đừng nói nữa!” Kim ngắt lời. “Mia vẫn còn sống, vì thế con sẽ không lãng phí nước mắt. Và nếu con không lãng phí, mẹ cũng không cần!”
Kim đi vội về hướng phòng chờ, mẹ cô ấy ủ rũ theo sau. Khi họ vào phòng chờ và nhìn thấy họ hàng tôi đang tụ tập, bác Schein bắt đầu sụt sịt.
Lần này Kim không chửi thề nữa. Nhưng tai cô ấy đỏ bừng, điều đó khiến tôi biết cô ấy vẫn đang tức giận. “Mẹ, con mặc kệ mẹ ở đây, con ra ngoài một chút, lát nữa con sẽ về.”
Tôi theo cô ấy ra ngoài hành lang. Cô ấy dạo quanh sảnh chính, vòng qua cửa hàng lưu niệm, đi vào quán ăn tự phục vụ. Cô ấy nhìn bảng chỉ dẫn của bệnh viện. Tôi nghĩ rằng mình biết điều gì đang ở trong đầu Kim trước cả cô ấy.
Có một nhà thờ nhỏ ở dưới tầng hầm. Nó âm thầm nằm đó, yên lặng như một thư viện. Những chiếc ghế sang trọng giống kiểu bạn sẽ thấy trong một rạp chiếu phim, và nhạc phim không lời đang bật vài bài thể loại New Age.
Kim ngồi sụp xuống một chiếc ghế. Cô cởi áo khoác ra, chiếc áo nhung màu đen tôi đã ao ước từ khi Kim mua ở trung tâm mua sắm nào đó tại New Jersey trong một chuyến về thăm ông bà.
“Tớ yêu Oregon,“ cô nói với một tiếng nấc vì cố gắng cười. Tôi có thể khẳng định bởi giọng điệu châm biếm mà cô ấy đang nói là với tôi, không phải Chúa. “Đây là ý tưởng bệnh viện phi tôn giáo.” Cô ấy chỉ quanh nhà thờ nhỏ. Có một hình thập giá gắn trên tường, một lá cờ sọc ngang treo trên bục giảng kinh, vài bức vẽ Đức mẹ và Chúa hài đồng ở phía sau. “Có biểu tượng Ngôi sao David ở đây,“ Kim nói, hướng về phía ngôi sao sáu cánh trên tường. “Nhưng còn Hồi giáo thì sao? Không có những tấm thảm cầu nguyện hay dấu hiệu chỉ hướng Đông về phía thánh địa Mecca? Và còn đạo Phật? Liệu họ có thể đánh chuông không? Ý tớ là dù sao ở Portland cũng có nhiều người theo đạo Phật hơn là đạo Do Thái.”
Tôi ngồi xuống một cái ghế đằng sau cô ấy. Cảm giác thật tự nhiên khi nghe Kim nói chuyện với tôi như cô ấy vẫn thường làm. Trừ những bác sĩ cấp cứu bảo tôi hãy cố gắng lên và cô y tá luôn hỏi xem tôi như thế nào, không ai nói chuyện với tôi từ sau vụ tai nạn. Họ nói về tôi. Tôi chưa bao giờ thực sự trông thấy Kim cầu nguyện. Ý tôi là, cô ấy cầu nguyện trong buổi lễ Bat Mitzvah và đọc kinh trong buổi ăn tối Shabbat, nhưng đó là vì bắt buộc. Hầu như cô ấy không coi trọng tôn giáo của mình cho lắm. Nhưng sau khi nói chuyện với tôi được một lúc, cô ấy nhắm mắt và mấp máy môi, lẩm bẩm bằng thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu.
Kim mở mắt và xoa hai tay với nhau như thể nói rằng vậy là đủ. Sau đó cô cân nhắc lại và bổ sung thêm lời thỉnh cầu cuối cùng. “Xin đừng chết. Mình có thể hiểu vì sao cậu muốn thế, nhưng hãy nghĩ về điều này: Nếu cậu chết, sẽ có những lễ truy điệu tồi tệ kiểu công nương Diana ở trường, nơi mà mọi người đặt hoa, nến và những mẩu giấy bên cạnh tủ cá nhân của cậu.” Cô ấy lau đi một giọt nước mắt phá bĩnh bằng mu bàn tay. “Mình biết cậu ghét trò đó.”***
Có lẽ bởi vì chúng tôi quá giống nhau. Ngay từ lúc Kim mới xuất hiện, mọi người đã cho rằng chúng tôi là những người bạn thân chỉ bởi chúng tôi đều kín đáo, yên lặng, chăm học, và, ít nhất là về ngoại hình, đều nghiêm túc. Nhưng sự thật là chẳng ai trong chúng tôi là một học sinh đặc biệt xuất sắc (hầu như điểm trung bình toàn là B) hay, bổ sung thêm, nghiêm túc đến thế. Chúng tôi chỉ nghiêm túc trong một số vấn đề nhất định, như âm nhạc trong trường hợp của tôi, hội họa và nhiếp ảnh với cô ấy. Trong thế giới đơn giản của trường cấp hai, vậy là đủ để coi chúng tôi là cặp chị em sinh đôi bị chia tách nào đó.
Ngay lập tức chúng tôi bị hút về nhau trong mọi mặt. Vào ngày thứ ba Kim vào trường, cô ấy là người duy nhất xung phong làm đội trưởng trong một trận đấu bóng đá của môn giáo dục thể chất, tôi đã nghĩ đó là sự xun xoe quá đà của cô ấy. Khi Kim mặc vào chiếc áo thể thao đỏ, huấn luyện viên ngắm nghía cả lớp để chọn ra đội trưởng đội B, mắt của ông ấy dán chặt vào tôi, mặc dù tôi là một trong những cô bé ít hoạt động nhất. Khi lúng túng mặc chiếc áo thể thao của mình, tôi lướt qua Kim, cô ấy lầm bầm 'cảm ơn nhiều'.
Tuần sau đó, giáo viên tiếng Anh của chúng tôi ghép cặp chúng tôi với nhau trong buổi thảo luận chung về tác phẩm Giết con chim nhại. Chúng tôi ngồi cạnh nhau trong sự im lặng lạnh lùng khoảng mười phút. Cuối cùng, tôi nói, “Mình nghĩ chúng ta nên bàn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở vùng phía Nam, hay gì đó.”
Kim khẽ đảo mắt, điều đó khiến tôi muốn phang một quyển từ điển vào mặt cô ấy. Tôi sửng sốt bởi thái độ căm ghét dữ dội mình dành cho Kim. “Mình đã đọc quyển sách này ở trường cũ rồi,“ cô ấy đáp. “Sự phân biệt chủng tộc là điều hiển nhiên. Mình nghĩ quan trọng hơn là tính cách tốt đẹp của con người. Bản chất họ là tốt và bị biến xấu bởi những thứ như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay họ vốn mang tính xấu và cần phải đấu tranh để thoát khỏi nó?”
“Sao cũng được,“ tôi nói. “Nó là một quyển sách ngớ ngẩn.” Tôi không hiểu vì sao mình lại nói thế, bởi tôi thật sự thích quyển sách này và từng kể cho bố tôi nghe; ông đã dùng nó để dạy học sinh của mình. Tôi càng ghét Kim hơn vì đã khiến tôi phản bội lại cuốn sách mình yêu thích.
“Được thôi, chúng mình sẽ theo ý kiến của cậu,“ Kim nói, và khi nhận điểm B trừ, cô ấy có vẻ hài lòng với cái điểm xoàng xĩnh của chúng tôi.
Sau đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa, nhưng điều đó cũng không thể ngừng việc các giáo viên ghép cặp chúng tôi với nhau hoặc tất cả mọi người trong trường cho rằng chúng tôi là bạn. Chuyện càng xảy ra nhiều lần, chúng tôi càng bực bội và ghét bỏ nhau. Thế giới càng kéo chúng tôi lại gần, chúng tôi càng muốn tách xa và chống đối nhau. Chúng tôi cố coi như người kia không tồn tại, dù cho sự hiện diện của định mệnh giữa chúng tôi khiến chúng tôi phải ở bên nhau hàng giờ.
Tôi cảm thấy miễn cưỡng khi đưa ra lý do vì sao mình ghét Kim: Cô ấy là một con nhóc nề nếp thái quá. Cô ấy ồn ào. Cô ấy thích thể hiện. Về sau tôi phát hiện cô ấy cũng làm điều tương tự với tôi, dù phần lớn sự bất mãn là cô nghĩ tôi là một con điếm. Rồi một ngày, cô ấy còn viết hẳn cho tôi. Trong lớp tiếng Anh, ai đó ném một mẩu giấy được gấp vuông vắn xuống sàn cạnh chân phải tôi. Tôi nhặt lên và mở ra. Trên đó viết, Con Điếm!Chưa ai từng gọi tôi như vậy, và dù tôi lập tức nổi điên lên, sâu thẳm bên trong tôi lại thấy hãnh diện rằng mình đã khơi gợi đủ cảm xúc để xứng đáng với cái danh đó. Mọi người gọi mẹ tôi như thế nhiều lần, có lẽ bởi bà đã từng có một khoảng thời gian chật vật với việc giữ mồm giữ miệng và có thể ăn nói thẳng thừng cay độc khi bất đồng ý kiến với người khác. Bà bùng nổ như một cơn sấm chớp và sau đó trở lại bình thường. Dù sao, bà cũng không quan tâm việc mọi người gọi mình là một Con Điếm. “Đó chỉ là một từ khác để gọi phe ủng hộ nữ quyền thôi,“ bà hãnh diện nói với tôi. Kể cả bố cũng gọi bà như vậy vài lần, nhưng luôn luôn trong những câu nói đùa, theo kiểu tán tụng. Không bao giờ sử dụng nó giữa các cuộc cãi lộn, ông rất biết chừng mực.
Tôi ngước lên khỏi quyển sách ngữ pháp của mình. Chỉ một người duy nhất có thể gửi mẩu giấy này cho tôi, nhưng tôi vẫn khó mà tin được. Tôi nhìn quanh lớp, mọi người đều đang chăm chú nhìn vào sách của mình, trừ Kim. Tai cô ấy đỏ đến mức lọn tóc mai nhỏ vốn màu đen cũng trông như đang ửng hồng. Cô ấy đang nhìn tôi trừng trừng. Có thể tôi mới mười một tuổi và còn hơi non nớt trong việc giao tiếp xã hội, nhưng tôi đã nhận ra một lời thách đấu khi chạm mắt với cô ấy, và tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp nhận.
Khi lớn hơn, chúng tôi hay đùa rằng mình đã rất vui vì đã có trận đánh đấm đó. Nó không chỉ bồi dưỡng cho tình bạn của chúng tôi mà còn tạo ra cơ hội đầu tiên và có vẻ như duy nhất cho một cuộc đánh lộn đúng chất. Có lúc nào khác mà hai cô nhóc như chúng tôi tham gia vào một vụ ẩu đả chứ? Tôi đã đánh vật với Teddy trên sàn, và thi thoảng cấu véo nó, nhưng còn đánh đấm thật ấy hả? Nó chỉ là một đứa bé, và dù nó có lớn hơn, Teddy là kiểu nửa em trai nửa con trai của tôi. Tôi đã trông coi nó từ khi nó mới vài tuần tuổi. Tôi không bao giờ có thể làm đau nó kiểu đấy được. Còn Kim, đứa con một, không có bất kỳ anh chị em nào để mà đánh nhau cả. Có thể cô ấy dính vào mấy cuộc ẩu đả ở trại hè, nhưng hậu quả sẽ rất kinh khủng: Cuộc họp giải-quyết-mâu-thuẫn-hàng-giờ-đồng-hồ với các luật sư và giáo sĩ Do Thái. “Người của mình biết cách chiến đấu tốt nhất, nhưng với từ ngữ, với vô cùng nhiều từ ngữ,“ cô ấy từng bảo tôi thế.
Nhưng chập tối ngày hôm ấy, chúng tôi chiến đấu với quả đấm. Sau tiếng chuông tan học, không nói lời nào, chúng tôi đi cùng nhau ra khu sân chơi, đặt balo xuống đất, nơi đang ẩm ướt sau cả ngày mưa bụi. Cô ấy thụi tôi như một con bò đực, thốc hết không khí khỏi ngực tôi. Tôi đánh trả vào một bên đầu cô ấy, siết nắm tay như bọn con trai thường làm. Một đám trẻ vây xung quanh để chứng kiến trận đánh. Những cuộc ẩu đả hiếm khi xảy ra trong trường chúng tôi, trận đánh của con gái còn đặc biệt hiếm hơn nữa, và những cô gái ngoan cắm đầu vào nó thì chẳng khác nào trúng số độc đắc. Khi giáo viên xuất hiện để tách chúng tôi ra, một nửa học sinh khối sáu đã đến để xem (thực tế, đám đông học sinh vây quanh đã báo động cho các cán bộ lớp rằng có chuyện gì đó đang diễn ra). Kết quả là hòa, tôi đoán vậy. Tôi mang một đôi môi rách và cổ tay bầm tím, vết thương sau là tự tôi gây ra khi cú đấm bạt của tôi nhằm vào vai Kim bị trượt và thoi thẳng vào cột chăng lưới bóng chuyền. Kim nhận một đôi mắt sưng húp và vết trầy lớn trên đùi sau nỗ lực nhảy qua balo để đá tôi.
Không có một nỗ lực hòa giải chân thành nào, không một sự đình chiến chính thức. Khi giáo viên gỡ chúng tôi ra, Kim và tôi nhìn nhau rồi bắt đầu cười. Sau khi trốn thoát khỏi cuộc thăm viếng tới phòng hiệu trưởng, chúng tôi uể oải về nhà. Kim kể với tôi rằng lý do duy nhất khiến cô ấy xung phong làm đội trưởng là vì nếu bạn làm thế trong năm đầu tiên ở trường, các huấn luyện viên thường nhớ bạn và điều này sẽ tránh cho bạn bị lựa chọn vào vị trí đó trong tương lai (một mánh khóe dễ dùng mà tôi đã thực hiện từ đó trở đi). Tôi giải thích với cô ấy là thực tế tôi đồng ý với ý kiến của cô ấy về Giết con chim nhại- một trong những quyển sách ưa thích của tôi. Và chuyện cứ thế diễn ra, chúng tôi trở thành bạn bè, giống như mọi người đã thừa nhận từ lâu. Chúng tôi không còn dí nắm đấm vào người kia lần nào nữa, dù cho chúng tôi có hàng tá các đối thoại mâu thuẫn, sự bất hòa dường như đã kết thúc cùng với trận đánh nhau kia, khi chúng tôi đều kiệt sức.
Sau trận đánh nhau to của chúng tôi, bác Schein không cho phép Kim đến nhà tôi, tin chắc rằng con gái mình sẽ trở về với đôi nạng. Mẹ tôi xung phong ra mặt và xoa dịu tình huống, nhưng tôi nghĩ cả bố và tôi đều nhận ra rằng với tính khí của mẹ, công cuộc ngoại giao của bà sẽ chỉ kết thúc với sự tăng cường ngăn cách với gia đình chúng tôi thôi. Cuối cùng, bố mời gia đình Scheins đến ăn một bữa tối gà quay, và dù bạn có thể thấy bác gái Schein vẫn có phần sửng sốt về gia đình chúng tôi - bác ấy đã nói với bố “Vậy ra anh vừa làm việc ở một cửa hàng thu âm vừa học để làm giáo viên ấy hả? Anh còn biết nấu ăn nữa? Thật là kỳ lạ” - bác trai Schein lại công nhận sự tử tế của cha mẹ tôi cùng động thái không bạo lực của cả gia đình, rồi nói với mẹ Kim rằng Kim được phép đến đây chơi thoải mái.
Trong vài tháng ngắn ngủi lớp sáu, Kim và tôi đã đánh mất hình tượng những cô bé ngoan. Nhắc đến sự lan truyền của trận đánh nhau, những chi tiết đều bị thổi phồng lên - gãy xương sườn, bong móng tay, vết cắn cấu. Nhưng khi chúng tôi trở lại trường học sau kỳ nghỉ đông, mọi thứ đều trôi vào quên lãng. Chúng tôi quay lại là cặp sinh đôi kín đáo, yên lặng, ngoan ngoãn.
Chúng tôi không bận tâm nữa. Trên thực tế, hình tượng đó đã giúp chúng tôi hàng năm trời. Nếu, giả sử thôi, chúng tôi đồng thời nghỉ trong một ngày, mọi người sẽ tự động cho rằng chúng tôi gặp phải vấn đề gì đó, chứ không phải chúng tôi bùng học để đi xem bộ phim nghệ thuật đang được chiếu trong lớp nghiên cứu điện ảnh tại trường đại học. Hay như chơi khăm, khi ai đó rao bán trường của chúng tôi, trưng biển hiệu và lập cả một chủ đề trên eBay, những ánh mắt nghi ngờ sẽ hướng về Nelson Baker và Jenna McLaughlin, không phải chúng tôi. Tuy thế chúng tôi cũng quyết tâm chịu trách nhiệm - chúng tôi đã lên kế hoạch trong trường hợp ai đó gặp rắc rối - chúng tôi sẽ có một khoảng thời gian vất vả thuyết phục mọi người rằng chúng tôi mới là thủ phạm thực sự.
Chuyện này luôn khiến Kim bật cười. “Con người tin vào những điều họ muốn tin,“ cô ấy nói.
Cách gọi một loại tính cách thường được các tác giả và nhà biên kịch của Mỹ sử dụng để mô tả một người vợ hoặc người mẹ quá ồn ào, nói nhiều, có xu hướng bảo vệ con thái quá, thích kiểm soát và can thiệp vào cuộc sống của con cái kể cả khi chúng đã trưởng thành.
Giờ đã gần như một đám đông, Gran và Gramps, chú Greg, cô Diane, cô Kate. Các anh chị em họ Heather, John và David của tôi. Bố tôi là một trong năm anh em, thế nên vẫn còn rất nhiều họ hàng bên ngoài đó. Không ai nói về Teddy, điều khiến tôi tin rằng nó không có ở đây. Chắc hẳn nó vẫn đang ở một bệnh viện khác, được cô Willow chăm sóc.
Người thân của tôi tập trung trong phòng chờ bệnh viện. Không phải căn phòng nhỏ ở tầng phẫu thuật nơi Gran và Gramps ở lại trong suốt ca mổ của tôi, mà là một phòng lớn hơn ở tầng trệt của bệnh viện, được trang trí nhã nhặn với màu tím hoa quà, những chiếc ghế và sô-pha thoải mái cùng nhiều quyển tạp chí hiện hành. Mọi người vẫn nói chuyện với giọng điệu thì thầm như thể tôn trọng những người khác đang chờ đợi, dù chỉ có mỗi gia đình tôi trong phòng chờ. Tất cả đều quá trầm trọng, quá lo sợ. Tôi quay về hành lang để nghỉ một chút.
Tôi rất vui mừng khi Kim đến, vui mừng khi thấp thoáng thấy mái tóc đen dài quen thuộc được tết thành một lọn. Cô ấy lúc nào cũng tết tóc, vào giờ ăn trưa, những lọn quăn và sóng của mái tóc xù có xu hướng xổ ra vài sợi xoăn bất trị, nhưng cô ấy không chịu đầu hàng mái tóc của mình, và mỗi buổi sáng, nó lại được thắt bím.
Mẹ của Kim đi cùng cô ấy. Bác ấy sẽ không để Kim tự lái đi xa, và tôi đoán sau tất cả những chuyện đã xảy ra, không đời nào bác lại chấp nhận một ngoại lệ trong ngày hôm nay. Gương mặt bác Schein đỏ bừng và lấm lem, như thể bác đã khóc hoặc sắp sửa khóc. Tôi biết vậy bởi tôi đã thấy bác khóc nhiều lần, bác ấy rất dễ xúc động. 'Nữ hoàng nhạy cảm', Kim nói thế. “Đó là gene của bà mẹ Do Thái. Mẹ mình không cưỡng lại được, mình ngờ rằng rồi một ngày nào đó mình cũng sẽ như thế,“ Kim khẳng định.
Nhưng Kim hoàn toàn ngược lại, khôi hài và vui tính một cách thoải mái. Cô luôn nói 'đùa thôi mà' với những người không hiểu được khiếu hài hước châm biếm của cô, thế nên tôi không thể tưởng tượng ra có khi nào cô sẽ trở nên giống mẹ mình. Nhưng mà, tôi không có nhiều cơ sở để so sánh. Không có nhiều bà mẹ Do Thái ở thành phố hay những đứa trẻ Do Thái ở trường của chúng tôi. Và những đứa trẻ Do Thái thường chỉ là con lai, thế có nghĩa là chúng sẽ có thêm một cái giá nến bảy chạc bên cạnh cây thông Noel.
Nhưng Kim thật sự là người Do Thái. Thỉnh thoảng tôi ăn bữa tối thứ sáu với gia đình cô ấy khi họ thắp nến, ăn bánh mỳ bện và uống rượu (lần duy nhất tôi có thể tưởng tượng bác Schein suốt ngày lo lắng lại cho phép Kim uống). Họ mong chờ Kim sẽ hẹn hò với một anh chàng Do Thái, điều đó có nghĩa cô ấy chẳng hẹn hò. Kim đùa rằng đây là lý do gia đình cô ấy chuyển đến nơi này, dù sự thật là bởi cha cô ấy được thuê để điều hành một nhà máy sản xuất chip điện tử. Vào năm mười ba tuổi, cô ấy làm lễ Bat Mitzvah tại một ngôi đền ở Portland, trong nghi lễ thắp nến ở buổi tiệc, tôi được gọi để thắp một lần. Mùa hè nào cô ấy cũng đến trại hè Do Thái ở New Jersey. Tên trại là Torah Habonim, nhưng Kim gọi là Ổ Điếm Torah, bởi tất cả những gì bọn trẻ làm suốt mùa hè là vồ lấy nhau.
“Như trại hè ban nhạc,“ cô ấy đùa, dù chương trình mùa hè ở trường nhạc của tôi không hề giống Bánh Mỹ. Ngay lúc này tôi có thể thấy Kim đang khó chịu, cô ấy đi nhanh, giữ khoảng cách mười feet với mẹ khi họ đi vào sảnh. Đột nhiên vai cô ấy so lên như một con mèo vừa phát hiện ra một con chó. Cô xoay người để đối mặt với mẹ mình.”Dừng lại đi!” Kim yêu cầu. “Nếu con không khóc thì chẳng có cái lý chết tiệt nào mà mẹ được phép làm thế.”
Kim chưa bao giờ chửi thề, vì thế tôi choáng váng.
“Nhưng,“ Bác Schein phản đối, “sao con có thể...”, bác thổn thức, “quá bình tĩnh khi mà...”
“Đừng nói nữa!” Kim ngắt lời. “Mia vẫn còn sống, vì thế con sẽ không lãng phí nước mắt. Và nếu con không lãng phí, mẹ cũng không cần!”
Kim đi vội về hướng phòng chờ, mẹ cô ấy ủ rũ theo sau. Khi họ vào phòng chờ và nhìn thấy họ hàng tôi đang tụ tập, bác Schein bắt đầu sụt sịt.
Lần này Kim không chửi thề nữa. Nhưng tai cô ấy đỏ bừng, điều đó khiến tôi biết cô ấy vẫn đang tức giận. “Mẹ, con mặc kệ mẹ ở đây, con ra ngoài một chút, lát nữa con sẽ về.”
Tôi theo cô ấy ra ngoài hành lang. Cô ấy dạo quanh sảnh chính, vòng qua cửa hàng lưu niệm, đi vào quán ăn tự phục vụ. Cô ấy nhìn bảng chỉ dẫn của bệnh viện. Tôi nghĩ rằng mình biết điều gì đang ở trong đầu Kim trước cả cô ấy.
Có một nhà thờ nhỏ ở dưới tầng hầm. Nó âm thầm nằm đó, yên lặng như một thư viện. Những chiếc ghế sang trọng giống kiểu bạn sẽ thấy trong một rạp chiếu phim, và nhạc phim không lời đang bật vài bài thể loại New Age.
Kim ngồi sụp xuống một chiếc ghế. Cô cởi áo khoác ra, chiếc áo nhung màu đen tôi đã ao ước từ khi Kim mua ở trung tâm mua sắm nào đó tại New Jersey trong một chuyến về thăm ông bà.
“Tớ yêu Oregon,“ cô nói với một tiếng nấc vì cố gắng cười. Tôi có thể khẳng định bởi giọng điệu châm biếm mà cô ấy đang nói là với tôi, không phải Chúa. “Đây là ý tưởng bệnh viện phi tôn giáo.” Cô ấy chỉ quanh nhà thờ nhỏ. Có một hình thập giá gắn trên tường, một lá cờ sọc ngang treo trên bục giảng kinh, vài bức vẽ Đức mẹ và Chúa hài đồng ở phía sau. “Có biểu tượng Ngôi sao David ở đây,“ Kim nói, hướng về phía ngôi sao sáu cánh trên tường. “Nhưng còn Hồi giáo thì sao? Không có những tấm thảm cầu nguyện hay dấu hiệu chỉ hướng Đông về phía thánh địa Mecca? Và còn đạo Phật? Liệu họ có thể đánh chuông không? Ý tớ là dù sao ở Portland cũng có nhiều người theo đạo Phật hơn là đạo Do Thái.”
Tôi ngồi xuống một cái ghế đằng sau cô ấy. Cảm giác thật tự nhiên khi nghe Kim nói chuyện với tôi như cô ấy vẫn thường làm. Trừ những bác sĩ cấp cứu bảo tôi hãy cố gắng lên và cô y tá luôn hỏi xem tôi như thế nào, không ai nói chuyện với tôi từ sau vụ tai nạn. Họ nói về tôi. Tôi chưa bao giờ thực sự trông thấy Kim cầu nguyện. Ý tôi là, cô ấy cầu nguyện trong buổi lễ Bat Mitzvah và đọc kinh trong buổi ăn tối Shabbat, nhưng đó là vì bắt buộc. Hầu như cô ấy không coi trọng tôn giáo của mình cho lắm. Nhưng sau khi nói chuyện với tôi được một lúc, cô ấy nhắm mắt và mấp máy môi, lẩm bẩm bằng thứ ngôn ngữ mà tôi không hiểu.
Kim mở mắt và xoa hai tay với nhau như thể nói rằng vậy là đủ. Sau đó cô cân nhắc lại và bổ sung thêm lời thỉnh cầu cuối cùng. “Xin đừng chết. Mình có thể hiểu vì sao cậu muốn thế, nhưng hãy nghĩ về điều này: Nếu cậu chết, sẽ có những lễ truy điệu tồi tệ kiểu công nương Diana ở trường, nơi mà mọi người đặt hoa, nến và những mẩu giấy bên cạnh tủ cá nhân của cậu.” Cô ấy lau đi một giọt nước mắt phá bĩnh bằng mu bàn tay. “Mình biết cậu ghét trò đó.”***
Có lẽ bởi vì chúng tôi quá giống nhau. Ngay từ lúc Kim mới xuất hiện, mọi người đã cho rằng chúng tôi là những người bạn thân chỉ bởi chúng tôi đều kín đáo, yên lặng, chăm học, và, ít nhất là về ngoại hình, đều nghiêm túc. Nhưng sự thật là chẳng ai trong chúng tôi là một học sinh đặc biệt xuất sắc (hầu như điểm trung bình toàn là B) hay, bổ sung thêm, nghiêm túc đến thế. Chúng tôi chỉ nghiêm túc trong một số vấn đề nhất định, như âm nhạc trong trường hợp của tôi, hội họa và nhiếp ảnh với cô ấy. Trong thế giới đơn giản của trường cấp hai, vậy là đủ để coi chúng tôi là cặp chị em sinh đôi bị chia tách nào đó.
Ngay lập tức chúng tôi bị hút về nhau trong mọi mặt. Vào ngày thứ ba Kim vào trường, cô ấy là người duy nhất xung phong làm đội trưởng trong một trận đấu bóng đá của môn giáo dục thể chất, tôi đã nghĩ đó là sự xun xoe quá đà của cô ấy. Khi Kim mặc vào chiếc áo thể thao đỏ, huấn luyện viên ngắm nghía cả lớp để chọn ra đội trưởng đội B, mắt của ông ấy dán chặt vào tôi, mặc dù tôi là một trong những cô bé ít hoạt động nhất. Khi lúng túng mặc chiếc áo thể thao của mình, tôi lướt qua Kim, cô ấy lầm bầm 'cảm ơn nhiều'.
Tuần sau đó, giáo viên tiếng Anh của chúng tôi ghép cặp chúng tôi với nhau trong buổi thảo luận chung về tác phẩm Giết con chim nhại. Chúng tôi ngồi cạnh nhau trong sự im lặng lạnh lùng khoảng mười phút. Cuối cùng, tôi nói, “Mình nghĩ chúng ta nên bàn về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở vùng phía Nam, hay gì đó.”
Kim khẽ đảo mắt, điều đó khiến tôi muốn phang một quyển từ điển vào mặt cô ấy. Tôi sửng sốt bởi thái độ căm ghét dữ dội mình dành cho Kim. “Mình đã đọc quyển sách này ở trường cũ rồi,“ cô ấy đáp. “Sự phân biệt chủng tộc là điều hiển nhiên. Mình nghĩ quan trọng hơn là tính cách tốt đẹp của con người. Bản chất họ là tốt và bị biến xấu bởi những thứ như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hay họ vốn mang tính xấu và cần phải đấu tranh để thoát khỏi nó?”
“Sao cũng được,“ tôi nói. “Nó là một quyển sách ngớ ngẩn.” Tôi không hiểu vì sao mình lại nói thế, bởi tôi thật sự thích quyển sách này và từng kể cho bố tôi nghe; ông đã dùng nó để dạy học sinh của mình. Tôi càng ghét Kim hơn vì đã khiến tôi phản bội lại cuốn sách mình yêu thích.
“Được thôi, chúng mình sẽ theo ý kiến của cậu,“ Kim nói, và khi nhận điểm B trừ, cô ấy có vẻ hài lòng với cái điểm xoàng xĩnh của chúng tôi.
Sau đó, chúng tôi không nói chuyện với nhau nữa, nhưng điều đó cũng không thể ngừng việc các giáo viên ghép cặp chúng tôi với nhau hoặc tất cả mọi người trong trường cho rằng chúng tôi là bạn. Chuyện càng xảy ra nhiều lần, chúng tôi càng bực bội và ghét bỏ nhau. Thế giới càng kéo chúng tôi lại gần, chúng tôi càng muốn tách xa và chống đối nhau. Chúng tôi cố coi như người kia không tồn tại, dù cho sự hiện diện của định mệnh giữa chúng tôi khiến chúng tôi phải ở bên nhau hàng giờ.
Tôi cảm thấy miễn cưỡng khi đưa ra lý do vì sao mình ghét Kim: Cô ấy là một con nhóc nề nếp thái quá. Cô ấy ồn ào. Cô ấy thích thể hiện. Về sau tôi phát hiện cô ấy cũng làm điều tương tự với tôi, dù phần lớn sự bất mãn là cô nghĩ tôi là một con điếm. Rồi một ngày, cô ấy còn viết hẳn cho tôi. Trong lớp tiếng Anh, ai đó ném một mẩu giấy được gấp vuông vắn xuống sàn cạnh chân phải tôi. Tôi nhặt lên và mở ra. Trên đó viết, Con Điếm!Chưa ai từng gọi tôi như vậy, và dù tôi lập tức nổi điên lên, sâu thẳm bên trong tôi lại thấy hãnh diện rằng mình đã khơi gợi đủ cảm xúc để xứng đáng với cái danh đó. Mọi người gọi mẹ tôi như thế nhiều lần, có lẽ bởi bà đã từng có một khoảng thời gian chật vật với việc giữ mồm giữ miệng và có thể ăn nói thẳng thừng cay độc khi bất đồng ý kiến với người khác. Bà bùng nổ như một cơn sấm chớp và sau đó trở lại bình thường. Dù sao, bà cũng không quan tâm việc mọi người gọi mình là một Con Điếm. “Đó chỉ là một từ khác để gọi phe ủng hộ nữ quyền thôi,“ bà hãnh diện nói với tôi. Kể cả bố cũng gọi bà như vậy vài lần, nhưng luôn luôn trong những câu nói đùa, theo kiểu tán tụng. Không bao giờ sử dụng nó giữa các cuộc cãi lộn, ông rất biết chừng mực.
Tôi ngước lên khỏi quyển sách ngữ pháp của mình. Chỉ một người duy nhất có thể gửi mẩu giấy này cho tôi, nhưng tôi vẫn khó mà tin được. Tôi nhìn quanh lớp, mọi người đều đang chăm chú nhìn vào sách của mình, trừ Kim. Tai cô ấy đỏ đến mức lọn tóc mai nhỏ vốn màu đen cũng trông như đang ửng hồng. Cô ấy đang nhìn tôi trừng trừng. Có thể tôi mới mười một tuổi và còn hơi non nớt trong việc giao tiếp xã hội, nhưng tôi đã nhận ra một lời thách đấu khi chạm mắt với cô ấy, và tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp nhận.
Khi lớn hơn, chúng tôi hay đùa rằng mình đã rất vui vì đã có trận đánh đấm đó. Nó không chỉ bồi dưỡng cho tình bạn của chúng tôi mà còn tạo ra cơ hội đầu tiên và có vẻ như duy nhất cho một cuộc đánh lộn đúng chất. Có lúc nào khác mà hai cô nhóc như chúng tôi tham gia vào một vụ ẩu đả chứ? Tôi đã đánh vật với Teddy trên sàn, và thi thoảng cấu véo nó, nhưng còn đánh đấm thật ấy hả? Nó chỉ là một đứa bé, và dù nó có lớn hơn, Teddy là kiểu nửa em trai nửa con trai của tôi. Tôi đã trông coi nó từ khi nó mới vài tuần tuổi. Tôi không bao giờ có thể làm đau nó kiểu đấy được. Còn Kim, đứa con một, không có bất kỳ anh chị em nào để mà đánh nhau cả. Có thể cô ấy dính vào mấy cuộc ẩu đả ở trại hè, nhưng hậu quả sẽ rất kinh khủng: Cuộc họp giải-quyết-mâu-thuẫn-hàng-giờ-đồng-hồ với các luật sư và giáo sĩ Do Thái. “Người của mình biết cách chiến đấu tốt nhất, nhưng với từ ngữ, với vô cùng nhiều từ ngữ,“ cô ấy từng bảo tôi thế.
Nhưng chập tối ngày hôm ấy, chúng tôi chiến đấu với quả đấm. Sau tiếng chuông tan học, không nói lời nào, chúng tôi đi cùng nhau ra khu sân chơi, đặt balo xuống đất, nơi đang ẩm ướt sau cả ngày mưa bụi. Cô ấy thụi tôi như một con bò đực, thốc hết không khí khỏi ngực tôi. Tôi đánh trả vào một bên đầu cô ấy, siết nắm tay như bọn con trai thường làm. Một đám trẻ vây xung quanh để chứng kiến trận đánh. Những cuộc ẩu đả hiếm khi xảy ra trong trường chúng tôi, trận đánh của con gái còn đặc biệt hiếm hơn nữa, và những cô gái ngoan cắm đầu vào nó thì chẳng khác nào trúng số độc đắc. Khi giáo viên xuất hiện để tách chúng tôi ra, một nửa học sinh khối sáu đã đến để xem (thực tế, đám đông học sinh vây quanh đã báo động cho các cán bộ lớp rằng có chuyện gì đó đang diễn ra). Kết quả là hòa, tôi đoán vậy. Tôi mang một đôi môi rách và cổ tay bầm tím, vết thương sau là tự tôi gây ra khi cú đấm bạt của tôi nhằm vào vai Kim bị trượt và thoi thẳng vào cột chăng lưới bóng chuyền. Kim nhận một đôi mắt sưng húp và vết trầy lớn trên đùi sau nỗ lực nhảy qua balo để đá tôi.
Không có một nỗ lực hòa giải chân thành nào, không một sự đình chiến chính thức. Khi giáo viên gỡ chúng tôi ra, Kim và tôi nhìn nhau rồi bắt đầu cười. Sau khi trốn thoát khỏi cuộc thăm viếng tới phòng hiệu trưởng, chúng tôi uể oải về nhà. Kim kể với tôi rằng lý do duy nhất khiến cô ấy xung phong làm đội trưởng là vì nếu bạn làm thế trong năm đầu tiên ở trường, các huấn luyện viên thường nhớ bạn và điều này sẽ tránh cho bạn bị lựa chọn vào vị trí đó trong tương lai (một mánh khóe dễ dùng mà tôi đã thực hiện từ đó trở đi). Tôi giải thích với cô ấy là thực tế tôi đồng ý với ý kiến của cô ấy về Giết con chim nhại- một trong những quyển sách ưa thích của tôi. Và chuyện cứ thế diễn ra, chúng tôi trở thành bạn bè, giống như mọi người đã thừa nhận từ lâu. Chúng tôi không còn dí nắm đấm vào người kia lần nào nữa, dù cho chúng tôi có hàng tá các đối thoại mâu thuẫn, sự bất hòa dường như đã kết thúc cùng với trận đánh nhau kia, khi chúng tôi đều kiệt sức.
Sau trận đánh nhau to của chúng tôi, bác Schein không cho phép Kim đến nhà tôi, tin chắc rằng con gái mình sẽ trở về với đôi nạng. Mẹ tôi xung phong ra mặt và xoa dịu tình huống, nhưng tôi nghĩ cả bố và tôi đều nhận ra rằng với tính khí của mẹ, công cuộc ngoại giao của bà sẽ chỉ kết thúc với sự tăng cường ngăn cách với gia đình chúng tôi thôi. Cuối cùng, bố mời gia đình Scheins đến ăn một bữa tối gà quay, và dù bạn có thể thấy bác gái Schein vẫn có phần sửng sốt về gia đình chúng tôi - bác ấy đã nói với bố “Vậy ra anh vừa làm việc ở một cửa hàng thu âm vừa học để làm giáo viên ấy hả? Anh còn biết nấu ăn nữa? Thật là kỳ lạ” - bác trai Schein lại công nhận sự tử tế của cha mẹ tôi cùng động thái không bạo lực của cả gia đình, rồi nói với mẹ Kim rằng Kim được phép đến đây chơi thoải mái.
Trong vài tháng ngắn ngủi lớp sáu, Kim và tôi đã đánh mất hình tượng những cô bé ngoan. Nhắc đến sự lan truyền của trận đánh nhau, những chi tiết đều bị thổi phồng lên - gãy xương sườn, bong móng tay, vết cắn cấu. Nhưng khi chúng tôi trở lại trường học sau kỳ nghỉ đông, mọi thứ đều trôi vào quên lãng. Chúng tôi quay lại là cặp sinh đôi kín đáo, yên lặng, ngoan ngoãn.
Chúng tôi không bận tâm nữa. Trên thực tế, hình tượng đó đã giúp chúng tôi hàng năm trời. Nếu, giả sử thôi, chúng tôi đồng thời nghỉ trong một ngày, mọi người sẽ tự động cho rằng chúng tôi gặp phải vấn đề gì đó, chứ không phải chúng tôi bùng học để đi xem bộ phim nghệ thuật đang được chiếu trong lớp nghiên cứu điện ảnh tại trường đại học. Hay như chơi khăm, khi ai đó rao bán trường của chúng tôi, trưng biển hiệu và lập cả một chủ đề trên eBay, những ánh mắt nghi ngờ sẽ hướng về Nelson Baker và Jenna McLaughlin, không phải chúng tôi. Tuy thế chúng tôi cũng quyết tâm chịu trách nhiệm - chúng tôi đã lên kế hoạch trong trường hợp ai đó gặp rắc rối - chúng tôi sẽ có một khoảng thời gian vất vả thuyết phục mọi người rằng chúng tôi mới là thủ phạm thực sự.
Chuyện này luôn khiến Kim bật cười. “Con người tin vào những điều họ muốn tin,“ cô ấy nói.
Cách gọi một loại tính cách thường được các tác giả và nhà biên kịch của Mỹ sử dụng để mô tả một người vợ hoặc người mẹ quá ồn ào, nói nhiều, có xu hướng bảo vệ con thái quá, thích kiểm soát và can thiệp vào cuộc sống của con cái kể cả khi chúng đã trưởng thành.