Chương : 8
[8] 4: 47 P.M
Mẹ từng lén dẫn tôi vào một casino. Chúng tôi đang trên đường đến hồ Crater cho kỳ nghỉ và tạm dừng ở một khu nghỉ dưỡng thuộc vùng đất da đỏ để ăn bữa trưa tự chọn. Mẹ tôi quyết định làm vài ván bạc, thế nên tôi đi cùng bà trong khi bố trông Teddy, nó vẫn đang mê mẩn cái xe đẩy của mình. Mẹ ngồi xuống một bàn Blackjack. Người chia bài nhìn tôi, sau đó quay sang mẹ, người vừa đáp trả ánh nhìn đa nghi dè dặt của anh ta với cái liếc sắc lẻm có thể cắt được cả kim cương và nụ cười rực rỡ hơn đá quý. Người chia bài ngượng ngùng cười lại, không nói một lời nào. Tôi quan sát mẹ chơi một cách mê mẩn. Tưởng như chúng tôi chỉ ở đó trong khoảng mười lăm phút thôi, nhưng khi bố và Teddy đến tìm, cả hai người họ đều gắt gỏng. Hóa ra chúng tôi đã chơi những hơn một tiếng.
ICU cũng như thế, bạn không thể biết đang là lúc nào trong ngày hay thời gian đã trôi qua bao lâi. Không có chút ánh sáng tự nhiên nhưng lại rất nhiều âm thanh nền bất biến, chỉ là thay vì tiếng bíp bíp điện tử của máy đánh bạc và tiếng leng keng ầm ĩ của đồng xu trên bàn Quarters, nó là tiếng rầm rì và ù ù của các thiết bị y tế, tiếng tít khe khẽ không ngừng nghỉ của quá trình PA, và những cuộc trao đổi chóng vánh giữa nhóm y tá.
Tôi không dám chắc mình đã nằm đây bao lâu. Một lúc trước, cô y tá tôi thích với giọng điệu du dương nói rằng cô ấy chuẩn bị về nhà. “Chị sẽ quay lại vào ngày mai, nhưng chị muốn thấy em ở đây, bé yêu,“ cô ấy nói. Lúc đầu tôi nghĩ nó nghe hơi kỳ quặc, chẳng lẽ cô ấy không muốn tôi về nhà, hay chuyển sang khu khác của bệnh viện ư? Nhưng rồi tôi hiểu ra cô ấy muốn thấy tôi ở đây, bên kia bờ tử vong.
Các bác sĩ vẫn đi đi lại lại và vén mí mắt tôi lên, soi đèn pin để xem xét. Họ thô lỗ và vội vàng, như thể họ cho rằng mí mắt không đáng để nhẹ nhàng. Điều đó khiến tôi nhận ra chúng ta hiếm khi chạm vào mắt của người khác thế nào. Có lẽ cha mẹ bạn sẽ vén mí mắt bạn lên để lau sạch gỉ, có lẽ bạn trai bạn sẽ hôn lên bờ mi, nhẹ như một con bươm bướm, ngay trước khi bạn chìm vào giấc ngủ. Nhưng mí mắt không giống như khuỷu tay, đầu gối hay bả vai, những phần trên cơ thể đã quen bị động chạm.
Cô nhân viên xã hội đang đứng cạnh giường tôi. Cô ấy nhìn vào biểu đồ và nói chuyện với một trong những y tá thường ngồi trực ở chiếc bàn lớn giữa phòng. Cái cách họ quan sát bạn ở đây thật là kỳ lạ. Nếu họ không rọi đèn pin vào mắt bạn hay đọc những thông số truyền ra từ chiếc máy in cạnh giường, thì họ sẽ quan sát những dấu hiệu sinh tồn của bạn qua màn hình máy tính trung tâm. Nếu bất kỳ yếu tố nào xảy ra vấn đề, một trong những máy kiểm tra sẽ kêu lên. Luôn có tiếng chuông reo ở đâu đó. Lúc đầu nó khiến tôi giật mình, nhưng giờ tôi nhận ra rằng phân nửa thời gian, đó là do máy móc trục trặc, không phải do bệnh nhân.
Cô nhân viên xã hội có vẻ mệt mỏi, như thể cô ấy không phiền nếu phải nằm phịch lên bất kỳ một chiếc giường bệnh trống nào. Cô ấy qua lại như con thoi giữa bệnh nhân và gia đình cả buổi chiều. Cô ấy là cầu nối giữa bác sĩ và những người khác, bạn có thể thấy rõ sự căng thẳng khi phải cân bằng giữa hai thế giới đó.
Sau khi đọc biểu đồ của tôi và nói chuyện với y tá, cô ấy trở xuống tầng dưới với gia đình tôi, những người đã dừng nói chuyện với tông giọng lí nhí và giờ đang bận rộn với những hoạt động cá nhân. Gran đang đan len. Gramps trông như sắp chợp mắt. Cô Diane chơi sodoku. Các anh em họ đang chơi máy điện tử cầm tay, âm thanh được đặt chế độ câm.Kim đã rời đi. Khi quay lại phòng chờ sau chuyến thăm nhà thờ nhỏ, cô ấy phát hiện ra bác Schein đã hoàn toàn suy sụp. Trông Kim có vẻ xấu hổ và nhanh chóng giục mẹ mình ra ngoài. Thực ra, tôi nghĩ có bác Schein ở đây cũng tốt. An ủi bác ấy khiến mọi người có việc gì đó để làm, và cảm thấy có ích hơn. Giờ thì họ lại cảm thấy vô dụng, trở về với sự chờ đợi đằng đẵng.
Khi nhân viên xã hội đi vào phòng chờ, tất cả mọi người đứng dậy, giống như chào đón nhà vua. Cô ấy nở nụ cười nhẹ, hình ảnh mà tôi thấy cô ấy đã phải làm rất nhiều lần trong ngày hôm nay. Tôi nghĩ đó là dấu hiệu riêng để nói rằng mọi thứ vẫn ổn, hoặc hiện trạng vẫn như trước, và cô ấy ở đây chỉ để cập nhập thông tin, không phải quăng một quả bom.
“Mia vẫn hôn mê, nhưng các dấu hiệu sinh tồn đã có khởi sắc,“ cô ấy nói người nhà tôi, họ vừa quăng lung tung những thứ giải trí ở trên ghế, “Cô bé ở trong với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Họ đang kiểm tra chức năng phổi để xem liệu cô bé có thể tháo máy thở ra chưa.”
“Đó là một tin tốt phải không?” Cô Diane hỏi. “Ý tôi là nếu con bé có thể tự thở, vậy nó sẽ sớm tỉnh lại?”
Cô nhân viên xã hội đáp lại bằng một cái gật đầu cảm thông theo thói quen. “Đó là một bước tiến tốt nếu cô bé có thể tự thở. Nó chứng tỏ phổi của cô bé đang phục hồi và những thương tổn nội tạng đã được ổn định. Vấn đề chỉ còn ở chấn thương não bộ.”
“Sao lại thế?” Chị họ Heather ngắt lời.
“Chúng tôi không biết khi nào cô bé sẽ tỉnh lại, hay phạm vi thương tổn của não cô bé ở mức nào. Hai mươi tư giờ đầu tiên là thời gian quan trọng nhất, và Mia đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể.”
“Chúng tôi có thể gặp con bé không?” Gramps hỏi.
Nhân viên xã hội gật đầu. “Đó là lý do tôi ở đây. Tôi nghĩ một cuộc thăm nom ngắn sẽ tốt cho Mia. Chỉ một hoặc hai người thôi.”
“Vậy đi thôi,“ Gran nói, bước về phía trước. Gramps đi bên cạnh bà.
“Vâng, tôi cũng nghĩ thế,“ cô nhân viên nói. “Chúng tôi sẽ không đi lâu đâu,“ cô ấy nói với những người còn lại trong gia đình.
Ba người họ lặng lẽ đi ra khỏi sảnh. Trong thang máy, cô nhân viên cố gắng chuẩn bị tinh thần cho ông bà trước khi gặp tôi, giải thích về các chấn thương ngoài da. “Trông rất tệ, nhưng có thể chữa trị. Những chấn thương bên trong mới là điều đáng lo ngại,“ cô ấy nói.
Cô ấy hành xử như thể ông bà tôi là trẻ con vậy. Nhưng họ cứng cỏi hơn vẻ bề ngoài của mình. Gramps từng là bác sĩ ở Hàn Quốc. Còn Gran, bà luôn luôn chữa trị mọi thứ: Con chim gãy cánh, con hải ly bị ốm, con nai bị xe tông. Con nai được chuyển đến khu bảo tồn động vật hoang dã, điều rất khôi hài bởi vì Gran lúc nào cũng ghét nai, chúng gặm hết vườn nhà bà. “Đám chuột mỹ miều,“ bà gọi chúng thế. “Đám chuột ngon lành” lại là cách Gramps gọi chúng khi ông làm món nai nướng. Nhưng riêng con nai đó, Gran không thể nhìn nó chịu đau, bà cứu nó. Một phần trong tôi ngờ rằng bà nghĩ đó là một trong những thiên thần nhỏ của mình.
Tuy vậy, khi họ đi qua cánh cửa tự động để vào ICU, cả hai đều dừng lại, giống như bị một hàng rào vô hình ngăn cản. Gran nắm tay Gramps, và tôi cố gắng nhớ lại xem liệu mình đã từng thấy hai người nắm tay bao giờ chưa. Gran tìm chiếc giường của tôi, nhưng trước khi cô nhân viên xã hội chỉ ra chiếc giường tôi đang nằm, Gramps đã thấy tôi và đi ngang qua phòng để đến giường tôi.”Chào, vịt con,“ ông nói. Ông đã không gọi tôi như thế hàng năm trời, từ khi tôi bé hơn Teddy. Gran chậm rãi đến gần tôi, hít vào nhiều hơi rời rạc khi bà bước. Có lẽ những con thú bị thương kia vẫn chưa phải sự chuẩn bị tốt.
Cô nhân viên xã hội lấy ra hai cái ghế, đặt chúng xuống phía chân giường. “Mia, ông bà em đang ở đây.” Cô ra hiệu cho họ ngồi xuống. “Giờ chị sẽ để em một mình với họ.”
“Con bé có nghe thấy chúng tôi không?” Gran hỏi. “Nếu chúng tôi nói chuyện với con bé, nó có hiểu không?”
“Nói thật thì tôi cũng không biết,“ cô đáp. “Nhưng sự có mặt của ông bà có thể xoa dịu chừng nào ông bà vẫn nói những lời an ủi.” Sau đó cô ấy nhìn họ một cách nghiêm nghị, giống như bảo họ đừng nói những tin xấu khiến tôi khó chịu. Tôi biết đó là trách nhiệm của cô ấy khi cảnh báo họ như vậy, và cô ấy bận bịu với cả nghìn thứ nên không phải lúc nào cũng có thể cảm thông, nhưng trong một giây, tôi ghét cô ấy.
Sau khi cô nhân viên xã hội rời đi, Gran và Gramps ngồi yên lặng một lúc. Sau đó Gran bắt đầu lan man về mấy chậu lan bà đang trồng trong nhà kính. Tôi nhận ra bà đã đổi bộ quần áo làm vườn bằng một chiếc quần nhung và áo len sạch sẽ. Hẳn ai đó đã phải đi qua nhà bà để mang quần áo mới đến. Gramps vẫn ngồi yên, hai tay của ông đang nắm với nhau. Ông không phải một người hay nói, thế nên sẽ rất khó để ông nói chuyện với tôi theo một khuôn khổ nhất định.
Một y tá khác lại gần. Cô ấy có mái tóc và cặp mắt sẫm màu, bừng lên bởi lớp phấn mắt nhiều nhũ. Móng tay cô được sơn và vẽ hình những trái tim. Chắc chắn cô ấy phải rất vất vả để giữ móng mình vẫn đẹp nguyên vẹn như thế. Tôi khâm phục điều đó.
Cô ấy không phải y tá của tôi, nhưng cô đến bên Gran và Gramps với một mục đích tương tự. “Ông bà đừng nghi ngờ rằng cô bé không nghe thấy mình nói,“ cô bảo họ.
“Cô bé nhận thức được mọi việc đang diễn ra,“ cô đứng đó với đôi tay chống hông. Thậm chí tôi còn tưởng tượng được cảnh cô tóp tép kẹo cao su. Gran và Gramps nhìn cô chằm chằm, trông đợi vào những điều cô ấy sẽ nói. “Có thể ông bà nghĩ rằng bác sĩ hoặc y tá hoặc tất cả những thứ này đang điều khiển mọi việc,“ cô nói, chỉ về bức tường nơi đặt các thiết bị y tế. “Không hề, cô bé mới là người điều khiển. Có lẽ cô bé đang chờ thời cơ đến. Vậy hãy nói chuyện với cô bé đi. Ông bà hãy bảo với cô bé cứ dành bao nhiêu thời gian mình cần, nhưng phải quay trở lại. Ông bà đang đợi cô bé.”
***
Bố mẹ chưa bao giờ gọi Teddy hay tôi là một lỗi lầm. Hay tai nạn. Hay sự bất ngờ. Hay bất kỳ từ đồng nghĩa tiêu cực ngu ngốc nào khác. Nhưng cả hai chúng tôi đều không nằm trong kế hoạch, và họ không bao giờ cố che giấu điều ấy. Mẹ mang thai tôi khi bà còn trẻ. Không phải trẻ-vị-thành-niên, nhưng vẫn trẻ so với bạn bè của họ. Bà mới hai mươi ba và bố mẹ đã cưới nhau được một năm.
Theo một cách hài hước, bố luôn là người-đeo-nơ, luôn truyền thống hơn bạn có thể tưởng tượng một chút. Bởi vì dù ông có mái tóc xanh và xăm mình, mặc áo khoác da và làm việc tại một cửa hàng ghi âm, ông muốn cưới mẹ trong khi tất cả bạn bè của họ vẫn còn đang trải nghiệm tình một đêm trong say xỉn. “Bạn gái thật là một từ ngớ ngẩn,“ ông nói. “Tôi không thể chịu nổi việc phải gọi cô ấy như thế. Thế nên chúng tôi sẽ cưới nhau, và tôi có thể gọi cô ấy là 'vợ'.”
Mẹ tôi, về phần mình, có một gia đình lộn xộn. Bà không đề cập tới những chi tiết đau lòng với tôi, nhưng tôi biết cha của bà đã mất từ lâu, và có một thời gian bà không liên hệ với mẹ mình, mặc dù giờ chúng tôi đã gặp bà ngoại và ông Richard, người mà chúng tôi gọi là cha kế của mẹ, vài lần mỗi năm.
Vì vậy mẹ không chỉ tiếp nhận bố mà tiếp nhận cả gia đình lớn, gần như nguyên vẹn, có vẻ bình thường mà bố thuộc về. Bà đồng ý cưới bố mặc dù họ mới ở bên nhau được một năm. Đương nhiên, họ vẫn chạy theo phong cách của mình. Họ được làm lễ bởi một cô thẩm phán trị an đồng tính trong khi những người bạn chơi bản Wedding March theo phong cách ghita rú rít hạng nặng. Cô dâu mặc một cái váy ngắn tua rua màu trắng, đi đôi bốt đen nạm đinh. Chú rể mặc đồ da.
Họ có tôi bởi vì đám cưới của người khác. Một trong những cạ cứng âm nhạc của bố, người đã chuyển đến Seattle, khiến bạn gái mình mang thai, vì thế họ quyết định làm một đám cưới chóng vánh. Bố mẹ đến dự đám cưới, trong buổi tiệc chiêu đãi, họ ngấm men say và quay trở về khách sạn không cẩn thận như mọi lần. Ba tháng sau có một vạch mảnh màu xanh hiện lên que thử thai.
Họ nói rằng, không ai trong cả hai đã sẵn sàng để thành phụ huynh. Không ai cảm thấy đã trưởng thành. Nhưng không mảy may nghi ngờ rằng họ sẽ sinh tôi. Mẹ là một người ủng hộ luật phụ nữ tự do phá thai. Bà còn dán cả một khẩu hiệu siêu lớn trên xe: NẾU BẠN KHÔNG THỂ TIN TÔI VỚI MỘT LỰA CHỌN, SAO BẠN CÓ THỂ TIN TÔI VỚI MỘT ĐỨA TRẺ? Nhưng trong trường hợp của bà lựa chọn là giữ tôi lại.
Bố lại ngập ngừng hơn, hoảng hốt hơn, cho đến giây phút bác sĩ kéo tôi ra và rồi ông bật khóc.
“Thật là nhảm nhí,“ ông nói khi mẹ thuật lại câu chuyện. “Anh chả làm cái trò đấy.”
“Anh không khóc ấy hả?” Bà hỏi lại với sự mỉa mai thích thú.
“Anh chảy nước mắt. Anh không khóc.” Rồi bố nháy mắt với tôi và diễn kịch câm khóc như một đứa trẻ.
Bởi vì tôi là đứa trẻ duy nhất trong đám bạn của bố mẹ, tôi là một sinh vật khác lạ. Tôi được nuôi dưỡng bởi một cộng đồng âm nhạc, với hàng tá cô chú, những người đón nhận tôi như đứa con nuôi bé bỏng của họ, thậm chí cả sau khi tôi bắt đầu thể hiện sự hứng thú khác thường đối với nhạc cổ điển. Tôi cũng không thiếu một gia đình thực sự. Gran và Gramps sống ngay gần, họ luôn vui vẻ trông tôi hàng tuần lễ để bố và mẹ có thể xả láng và chơi qua đêm trong những show diễn của bố.
Lúc tôi khoảng bốn tuổi, tôi nghĩ bố mẹ đã nhận ra họ thực sự đang nuôi dưỡng một đứa trẻ - mặc cho họ không có cả tấn tiền hay một công việc tử tế. Chúng tôi có một ngôi nhà đẹp với giá thuê rẻ. Tôi có quần áo (dù chúng là đồ cũ từ những anh chị họ của tôi) và tôi lớn lên hạnh phúc khỏe mạnh. “Con giống như một cuộc thử nghiệm,“ bố nói. “Thành công bất ngờ. Bố mẹ đã nghĩ đó chắc hẳn là một sự may mắn. Bố mẹ cần thêm một đứa trẻ khác để giám định.”
Họ cố gắng trong bốn năm. Mẹ có thai hai lần nhưng đều sẩy. Họ rất buồn vì chuyện đó, nhưng họ không có tiền để làm mấy liệu pháp sinh đẻ như người khác. Khi tôi lên chín, họ quyết định có lẽ thế là tốt nhất. Tôi sẽ trở thành con một. Bố mẹ không cố nữa.
Như thể tự thuyết phục bản thân sẽ tuyệt vời thế nào nếu không bị cột chân với một đứa sơ sinh, bố mẹ mua vé đến New York chơi một tuần. Chúng tôi sẽ có một hành trình âm nhạc, đến CBCG và nhà hát Carnegie. Nhưng bất ngờ xảy đến, mẹ phát hiện ra mình có thai, và sau đó là sự bất ngờ lớn hơn, cái thai giữ được hơn ba tháng, chúng tôi phải hủy chuyến đi. Bà mệt mỏi và phát ốm vì cái bụng, trở nên rất gắt gỏng đến mức bố đùa rằng bà có thể dọa dân New York sợ chết khiếp. Bên cạnh đó, có con sẽ tốn kém và chúng tôi cần tiết kiệm.
Tôi không quan tâm. Tôi rất hào hứng với một đứa trẻ. Và tôi biết rằng nhà hát Carnegie chẳng chạy đi đâu cả. Rồi một ngày tôi sẽ đến đó.
Mẹ từng lén dẫn tôi vào một casino. Chúng tôi đang trên đường đến hồ Crater cho kỳ nghỉ và tạm dừng ở một khu nghỉ dưỡng thuộc vùng đất da đỏ để ăn bữa trưa tự chọn. Mẹ tôi quyết định làm vài ván bạc, thế nên tôi đi cùng bà trong khi bố trông Teddy, nó vẫn đang mê mẩn cái xe đẩy của mình. Mẹ ngồi xuống một bàn Blackjack. Người chia bài nhìn tôi, sau đó quay sang mẹ, người vừa đáp trả ánh nhìn đa nghi dè dặt của anh ta với cái liếc sắc lẻm có thể cắt được cả kim cương và nụ cười rực rỡ hơn đá quý. Người chia bài ngượng ngùng cười lại, không nói một lời nào. Tôi quan sát mẹ chơi một cách mê mẩn. Tưởng như chúng tôi chỉ ở đó trong khoảng mười lăm phút thôi, nhưng khi bố và Teddy đến tìm, cả hai người họ đều gắt gỏng. Hóa ra chúng tôi đã chơi những hơn một tiếng.
ICU cũng như thế, bạn không thể biết đang là lúc nào trong ngày hay thời gian đã trôi qua bao lâi. Không có chút ánh sáng tự nhiên nhưng lại rất nhiều âm thanh nền bất biến, chỉ là thay vì tiếng bíp bíp điện tử của máy đánh bạc và tiếng leng keng ầm ĩ của đồng xu trên bàn Quarters, nó là tiếng rầm rì và ù ù của các thiết bị y tế, tiếng tít khe khẽ không ngừng nghỉ của quá trình PA, và những cuộc trao đổi chóng vánh giữa nhóm y tá.
Tôi không dám chắc mình đã nằm đây bao lâu. Một lúc trước, cô y tá tôi thích với giọng điệu du dương nói rằng cô ấy chuẩn bị về nhà. “Chị sẽ quay lại vào ngày mai, nhưng chị muốn thấy em ở đây, bé yêu,“ cô ấy nói. Lúc đầu tôi nghĩ nó nghe hơi kỳ quặc, chẳng lẽ cô ấy không muốn tôi về nhà, hay chuyển sang khu khác của bệnh viện ư? Nhưng rồi tôi hiểu ra cô ấy muốn thấy tôi ở đây, bên kia bờ tử vong.
Các bác sĩ vẫn đi đi lại lại và vén mí mắt tôi lên, soi đèn pin để xem xét. Họ thô lỗ và vội vàng, như thể họ cho rằng mí mắt không đáng để nhẹ nhàng. Điều đó khiến tôi nhận ra chúng ta hiếm khi chạm vào mắt của người khác thế nào. Có lẽ cha mẹ bạn sẽ vén mí mắt bạn lên để lau sạch gỉ, có lẽ bạn trai bạn sẽ hôn lên bờ mi, nhẹ như một con bươm bướm, ngay trước khi bạn chìm vào giấc ngủ. Nhưng mí mắt không giống như khuỷu tay, đầu gối hay bả vai, những phần trên cơ thể đã quen bị động chạm.
Cô nhân viên xã hội đang đứng cạnh giường tôi. Cô ấy nhìn vào biểu đồ và nói chuyện với một trong những y tá thường ngồi trực ở chiếc bàn lớn giữa phòng. Cái cách họ quan sát bạn ở đây thật là kỳ lạ. Nếu họ không rọi đèn pin vào mắt bạn hay đọc những thông số truyền ra từ chiếc máy in cạnh giường, thì họ sẽ quan sát những dấu hiệu sinh tồn của bạn qua màn hình máy tính trung tâm. Nếu bất kỳ yếu tố nào xảy ra vấn đề, một trong những máy kiểm tra sẽ kêu lên. Luôn có tiếng chuông reo ở đâu đó. Lúc đầu nó khiến tôi giật mình, nhưng giờ tôi nhận ra rằng phân nửa thời gian, đó là do máy móc trục trặc, không phải do bệnh nhân.
Cô nhân viên xã hội có vẻ mệt mỏi, như thể cô ấy không phiền nếu phải nằm phịch lên bất kỳ một chiếc giường bệnh trống nào. Cô ấy qua lại như con thoi giữa bệnh nhân và gia đình cả buổi chiều. Cô ấy là cầu nối giữa bác sĩ và những người khác, bạn có thể thấy rõ sự căng thẳng khi phải cân bằng giữa hai thế giới đó.
Sau khi đọc biểu đồ của tôi và nói chuyện với y tá, cô ấy trở xuống tầng dưới với gia đình tôi, những người đã dừng nói chuyện với tông giọng lí nhí và giờ đang bận rộn với những hoạt động cá nhân. Gran đang đan len. Gramps trông như sắp chợp mắt. Cô Diane chơi sodoku. Các anh em họ đang chơi máy điện tử cầm tay, âm thanh được đặt chế độ câm.Kim đã rời đi. Khi quay lại phòng chờ sau chuyến thăm nhà thờ nhỏ, cô ấy phát hiện ra bác Schein đã hoàn toàn suy sụp. Trông Kim có vẻ xấu hổ và nhanh chóng giục mẹ mình ra ngoài. Thực ra, tôi nghĩ có bác Schein ở đây cũng tốt. An ủi bác ấy khiến mọi người có việc gì đó để làm, và cảm thấy có ích hơn. Giờ thì họ lại cảm thấy vô dụng, trở về với sự chờ đợi đằng đẵng.
Khi nhân viên xã hội đi vào phòng chờ, tất cả mọi người đứng dậy, giống như chào đón nhà vua. Cô ấy nở nụ cười nhẹ, hình ảnh mà tôi thấy cô ấy đã phải làm rất nhiều lần trong ngày hôm nay. Tôi nghĩ đó là dấu hiệu riêng để nói rằng mọi thứ vẫn ổn, hoặc hiện trạng vẫn như trước, và cô ấy ở đây chỉ để cập nhập thông tin, không phải quăng một quả bom.
“Mia vẫn hôn mê, nhưng các dấu hiệu sinh tồn đã có khởi sắc,“ cô ấy nói người nhà tôi, họ vừa quăng lung tung những thứ giải trí ở trên ghế, “Cô bé ở trong với các bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Họ đang kiểm tra chức năng phổi để xem liệu cô bé có thể tháo máy thở ra chưa.”
“Đó là một tin tốt phải không?” Cô Diane hỏi. “Ý tôi là nếu con bé có thể tự thở, vậy nó sẽ sớm tỉnh lại?”
Cô nhân viên xã hội đáp lại bằng một cái gật đầu cảm thông theo thói quen. “Đó là một bước tiến tốt nếu cô bé có thể tự thở. Nó chứng tỏ phổi của cô bé đang phục hồi và những thương tổn nội tạng đã được ổn định. Vấn đề chỉ còn ở chấn thương não bộ.”
“Sao lại thế?” Chị họ Heather ngắt lời.
“Chúng tôi không biết khi nào cô bé sẽ tỉnh lại, hay phạm vi thương tổn của não cô bé ở mức nào. Hai mươi tư giờ đầu tiên là thời gian quan trọng nhất, và Mia đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể.”
“Chúng tôi có thể gặp con bé không?” Gramps hỏi.
Nhân viên xã hội gật đầu. “Đó là lý do tôi ở đây. Tôi nghĩ một cuộc thăm nom ngắn sẽ tốt cho Mia. Chỉ một hoặc hai người thôi.”
“Vậy đi thôi,“ Gran nói, bước về phía trước. Gramps đi bên cạnh bà.
“Vâng, tôi cũng nghĩ thế,“ cô nhân viên nói. “Chúng tôi sẽ không đi lâu đâu,“ cô ấy nói với những người còn lại trong gia đình.
Ba người họ lặng lẽ đi ra khỏi sảnh. Trong thang máy, cô nhân viên cố gắng chuẩn bị tinh thần cho ông bà trước khi gặp tôi, giải thích về các chấn thương ngoài da. “Trông rất tệ, nhưng có thể chữa trị. Những chấn thương bên trong mới là điều đáng lo ngại,“ cô ấy nói.
Cô ấy hành xử như thể ông bà tôi là trẻ con vậy. Nhưng họ cứng cỏi hơn vẻ bề ngoài của mình. Gramps từng là bác sĩ ở Hàn Quốc. Còn Gran, bà luôn luôn chữa trị mọi thứ: Con chim gãy cánh, con hải ly bị ốm, con nai bị xe tông. Con nai được chuyển đến khu bảo tồn động vật hoang dã, điều rất khôi hài bởi vì Gran lúc nào cũng ghét nai, chúng gặm hết vườn nhà bà. “Đám chuột mỹ miều,“ bà gọi chúng thế. “Đám chuột ngon lành” lại là cách Gramps gọi chúng khi ông làm món nai nướng. Nhưng riêng con nai đó, Gran không thể nhìn nó chịu đau, bà cứu nó. Một phần trong tôi ngờ rằng bà nghĩ đó là một trong những thiên thần nhỏ của mình.
Tuy vậy, khi họ đi qua cánh cửa tự động để vào ICU, cả hai đều dừng lại, giống như bị một hàng rào vô hình ngăn cản. Gran nắm tay Gramps, và tôi cố gắng nhớ lại xem liệu mình đã từng thấy hai người nắm tay bao giờ chưa. Gran tìm chiếc giường của tôi, nhưng trước khi cô nhân viên xã hội chỉ ra chiếc giường tôi đang nằm, Gramps đã thấy tôi và đi ngang qua phòng để đến giường tôi.”Chào, vịt con,“ ông nói. Ông đã không gọi tôi như thế hàng năm trời, từ khi tôi bé hơn Teddy. Gran chậm rãi đến gần tôi, hít vào nhiều hơi rời rạc khi bà bước. Có lẽ những con thú bị thương kia vẫn chưa phải sự chuẩn bị tốt.
Cô nhân viên xã hội lấy ra hai cái ghế, đặt chúng xuống phía chân giường. “Mia, ông bà em đang ở đây.” Cô ra hiệu cho họ ngồi xuống. “Giờ chị sẽ để em một mình với họ.”
“Con bé có nghe thấy chúng tôi không?” Gran hỏi. “Nếu chúng tôi nói chuyện với con bé, nó có hiểu không?”
“Nói thật thì tôi cũng không biết,“ cô đáp. “Nhưng sự có mặt của ông bà có thể xoa dịu chừng nào ông bà vẫn nói những lời an ủi.” Sau đó cô ấy nhìn họ một cách nghiêm nghị, giống như bảo họ đừng nói những tin xấu khiến tôi khó chịu. Tôi biết đó là trách nhiệm của cô ấy khi cảnh báo họ như vậy, và cô ấy bận bịu với cả nghìn thứ nên không phải lúc nào cũng có thể cảm thông, nhưng trong một giây, tôi ghét cô ấy.
Sau khi cô nhân viên xã hội rời đi, Gran và Gramps ngồi yên lặng một lúc. Sau đó Gran bắt đầu lan man về mấy chậu lan bà đang trồng trong nhà kính. Tôi nhận ra bà đã đổi bộ quần áo làm vườn bằng một chiếc quần nhung và áo len sạch sẽ. Hẳn ai đó đã phải đi qua nhà bà để mang quần áo mới đến. Gramps vẫn ngồi yên, hai tay của ông đang nắm với nhau. Ông không phải một người hay nói, thế nên sẽ rất khó để ông nói chuyện với tôi theo một khuôn khổ nhất định.
Một y tá khác lại gần. Cô ấy có mái tóc và cặp mắt sẫm màu, bừng lên bởi lớp phấn mắt nhiều nhũ. Móng tay cô được sơn và vẽ hình những trái tim. Chắc chắn cô ấy phải rất vất vả để giữ móng mình vẫn đẹp nguyên vẹn như thế. Tôi khâm phục điều đó.
Cô ấy không phải y tá của tôi, nhưng cô đến bên Gran và Gramps với một mục đích tương tự. “Ông bà đừng nghi ngờ rằng cô bé không nghe thấy mình nói,“ cô bảo họ.
“Cô bé nhận thức được mọi việc đang diễn ra,“ cô đứng đó với đôi tay chống hông. Thậm chí tôi còn tưởng tượng được cảnh cô tóp tép kẹo cao su. Gran và Gramps nhìn cô chằm chằm, trông đợi vào những điều cô ấy sẽ nói. “Có thể ông bà nghĩ rằng bác sĩ hoặc y tá hoặc tất cả những thứ này đang điều khiển mọi việc,“ cô nói, chỉ về bức tường nơi đặt các thiết bị y tế. “Không hề, cô bé mới là người điều khiển. Có lẽ cô bé đang chờ thời cơ đến. Vậy hãy nói chuyện với cô bé đi. Ông bà hãy bảo với cô bé cứ dành bao nhiêu thời gian mình cần, nhưng phải quay trở lại. Ông bà đang đợi cô bé.”
***
Bố mẹ chưa bao giờ gọi Teddy hay tôi là một lỗi lầm. Hay tai nạn. Hay sự bất ngờ. Hay bất kỳ từ đồng nghĩa tiêu cực ngu ngốc nào khác. Nhưng cả hai chúng tôi đều không nằm trong kế hoạch, và họ không bao giờ cố che giấu điều ấy. Mẹ mang thai tôi khi bà còn trẻ. Không phải trẻ-vị-thành-niên, nhưng vẫn trẻ so với bạn bè của họ. Bà mới hai mươi ba và bố mẹ đã cưới nhau được một năm.
Theo một cách hài hước, bố luôn là người-đeo-nơ, luôn truyền thống hơn bạn có thể tưởng tượng một chút. Bởi vì dù ông có mái tóc xanh và xăm mình, mặc áo khoác da và làm việc tại một cửa hàng ghi âm, ông muốn cưới mẹ trong khi tất cả bạn bè của họ vẫn còn đang trải nghiệm tình một đêm trong say xỉn. “Bạn gái thật là một từ ngớ ngẩn,“ ông nói. “Tôi không thể chịu nổi việc phải gọi cô ấy như thế. Thế nên chúng tôi sẽ cưới nhau, và tôi có thể gọi cô ấy là 'vợ'.”
Mẹ tôi, về phần mình, có một gia đình lộn xộn. Bà không đề cập tới những chi tiết đau lòng với tôi, nhưng tôi biết cha của bà đã mất từ lâu, và có một thời gian bà không liên hệ với mẹ mình, mặc dù giờ chúng tôi đã gặp bà ngoại và ông Richard, người mà chúng tôi gọi là cha kế của mẹ, vài lần mỗi năm.
Vì vậy mẹ không chỉ tiếp nhận bố mà tiếp nhận cả gia đình lớn, gần như nguyên vẹn, có vẻ bình thường mà bố thuộc về. Bà đồng ý cưới bố mặc dù họ mới ở bên nhau được một năm. Đương nhiên, họ vẫn chạy theo phong cách của mình. Họ được làm lễ bởi một cô thẩm phán trị an đồng tính trong khi những người bạn chơi bản Wedding March theo phong cách ghita rú rít hạng nặng. Cô dâu mặc một cái váy ngắn tua rua màu trắng, đi đôi bốt đen nạm đinh. Chú rể mặc đồ da.
Họ có tôi bởi vì đám cưới của người khác. Một trong những cạ cứng âm nhạc của bố, người đã chuyển đến Seattle, khiến bạn gái mình mang thai, vì thế họ quyết định làm một đám cưới chóng vánh. Bố mẹ đến dự đám cưới, trong buổi tiệc chiêu đãi, họ ngấm men say và quay trở về khách sạn không cẩn thận như mọi lần. Ba tháng sau có một vạch mảnh màu xanh hiện lên que thử thai.
Họ nói rằng, không ai trong cả hai đã sẵn sàng để thành phụ huynh. Không ai cảm thấy đã trưởng thành. Nhưng không mảy may nghi ngờ rằng họ sẽ sinh tôi. Mẹ là một người ủng hộ luật phụ nữ tự do phá thai. Bà còn dán cả một khẩu hiệu siêu lớn trên xe: NẾU BẠN KHÔNG THỂ TIN TÔI VỚI MỘT LỰA CHỌN, SAO BẠN CÓ THỂ TIN TÔI VỚI MỘT ĐỨA TRẺ? Nhưng trong trường hợp của bà lựa chọn là giữ tôi lại.
Bố lại ngập ngừng hơn, hoảng hốt hơn, cho đến giây phút bác sĩ kéo tôi ra và rồi ông bật khóc.
“Thật là nhảm nhí,“ ông nói khi mẹ thuật lại câu chuyện. “Anh chả làm cái trò đấy.”
“Anh không khóc ấy hả?” Bà hỏi lại với sự mỉa mai thích thú.
“Anh chảy nước mắt. Anh không khóc.” Rồi bố nháy mắt với tôi và diễn kịch câm khóc như một đứa trẻ.
Bởi vì tôi là đứa trẻ duy nhất trong đám bạn của bố mẹ, tôi là một sinh vật khác lạ. Tôi được nuôi dưỡng bởi một cộng đồng âm nhạc, với hàng tá cô chú, những người đón nhận tôi như đứa con nuôi bé bỏng của họ, thậm chí cả sau khi tôi bắt đầu thể hiện sự hứng thú khác thường đối với nhạc cổ điển. Tôi cũng không thiếu một gia đình thực sự. Gran và Gramps sống ngay gần, họ luôn vui vẻ trông tôi hàng tuần lễ để bố và mẹ có thể xả láng và chơi qua đêm trong những show diễn của bố.
Lúc tôi khoảng bốn tuổi, tôi nghĩ bố mẹ đã nhận ra họ thực sự đang nuôi dưỡng một đứa trẻ - mặc cho họ không có cả tấn tiền hay một công việc tử tế. Chúng tôi có một ngôi nhà đẹp với giá thuê rẻ. Tôi có quần áo (dù chúng là đồ cũ từ những anh chị họ của tôi) và tôi lớn lên hạnh phúc khỏe mạnh. “Con giống như một cuộc thử nghiệm,“ bố nói. “Thành công bất ngờ. Bố mẹ đã nghĩ đó chắc hẳn là một sự may mắn. Bố mẹ cần thêm một đứa trẻ khác để giám định.”
Họ cố gắng trong bốn năm. Mẹ có thai hai lần nhưng đều sẩy. Họ rất buồn vì chuyện đó, nhưng họ không có tiền để làm mấy liệu pháp sinh đẻ như người khác. Khi tôi lên chín, họ quyết định có lẽ thế là tốt nhất. Tôi sẽ trở thành con một. Bố mẹ không cố nữa.
Như thể tự thuyết phục bản thân sẽ tuyệt vời thế nào nếu không bị cột chân với một đứa sơ sinh, bố mẹ mua vé đến New York chơi một tuần. Chúng tôi sẽ có một hành trình âm nhạc, đến CBCG và nhà hát Carnegie. Nhưng bất ngờ xảy đến, mẹ phát hiện ra mình có thai, và sau đó là sự bất ngờ lớn hơn, cái thai giữ được hơn ba tháng, chúng tôi phải hủy chuyến đi. Bà mệt mỏi và phát ốm vì cái bụng, trở nên rất gắt gỏng đến mức bố đùa rằng bà có thể dọa dân New York sợ chết khiếp. Bên cạnh đó, có con sẽ tốn kém và chúng tôi cần tiết kiệm.
Tôi không quan tâm. Tôi rất hào hứng với một đứa trẻ. Và tôi biết rằng nhà hát Carnegie chẳng chạy đi đâu cả. Rồi một ngày tôi sẽ đến đó.