Chương : 11
Từ trước đến nay chuyện mở lò nung đều là bỏ vốn nhiều thu hoạch ít.
Mỗi lần đốt lò phải tốn khoảng chừng 70 kg củi, đây là cho lò nhỏ, nếu như là lò lớn sẽ phải tốn hơn 100 kg củi đốt.
Bây giờ, muốn than đốt thì dễ, còn muốn dùng củi cây tùng đốt lò, thì vô cùng khó khăn.
Thế nhưng củi tùng lại là vật không thể thiếu để nung ra đồ sứ tốt nhất, chỉ có chân chính đốt bằng củi gỗ mới có thể làm cho phôi sứ cùng mặt men bên ngoài phát sinh phản ứng trong quá trình nung, tạo ra được đồ vật tinh mỹ có thể lưu truyền tới nhiều đời sau.
Không gian trong lò cũng không phải rất lớn, phôi sứ không thể trực tiếp tiếp xúc với lửa, mà phải dùng đất sét chịu lửa chế thành những hộp đất[1] che chắn lại. Những hộp đất này có cái hình vuông, có cái hình tròn, thông thường là dựa vào độ lớn nhỏ của đồ sứ để quyết định quy cách hình dáng của hộp đất.
Để tiết kiệm không gian, tất cả đồ sứ đều được xếp chồng lên nhau đặt trong hộp đất. Bên trong hộp đất còn phải rải lên trên loại đất màu xám nhạt có pha nhiều cát làm nền lót, một mặt dùng để cân bằng bề mặt, mặt khác để tránh cho các phôi sứ bị dính liền với nhau.
Trong lò, từng hàng hộp đất được xếp đặt thật chỉnh tề, thường chỉ có nằm ở vị trí trung tâm mới có thể cho ra tinh phẩm, mà muốn như vậy lại phải xem vận khí. Trên cơ bản, một mẻ phôi sứ bỏ vào lò, chỉ có 60-70% cho ra được thành phẩm. Trong đó nếu có trên mười món tinh phẩm, coi như là thành công .
Thầy Cao đặc biệt nể tình cho đại tác phẩm của Từ Cửu Chiếu đặt ở vị trí trung tâm.
Trở lại đứng trước lò, Từ Cửu Chiếu đứng ở phía sau thầy Cao, nhìn hỏa diễm bốc cháy hừng hực trong lò hình trứng. Thầy Cao chỉ điểm nói: “Thấy người kia không, hắn chính là bả trang đầu (thợ cả chuyên đốt củi trong lò nung), họ Thiệu. Đi theo phía sau là con trai hắn, mấy người khác có người là đệ tử của hắn, cũng có người là theo học nghề.”
Bả trang đầu thường được gọi là thiêu sư, là nhân vật then chốt quyết định lò có được đốt thành công hay không.
Khi diêu sư chế tác giao phôi gốm sứ, coi như là hoàn thành nhiệm vụ. Mà đốt lò thì trông cậy vào người có bề dày kinh nghiệm, nắm giữ được nghệ thuật điều khiển ngọn lửa.
Thầy Thiệu dáng vẻ trầm mặc ít nói, ông không nói nhiều, thỉnh thoảng chỉ theo sau lưng con trai chỉ điểm một chút.
Từ Cửu Chiếu nhìn thấy thầy Thiệu cầm trong tay một nhiệt kế đo nhiệt độ của lửa, không khỏi cảm thán công nghệ thời này thật tiên tiến.
Hồi xưa, nơi của cậu làm gì có nhiệt kế, ngay cả sư phụ có kinh nghiệm cũng chỉ hướng ngọn lửa phun vào một bãi nước bọt, nhìn mức độ bay hơi để phán đoán nhiệt độ .
Trong lò ngoại trừ hộp đất chứa phôi, còn để vài miếng phôi sứ ở gần hỏa nhãn[2], những miếng phôi này còn được gọi là chiếu tử, chuyên dùng để quan sát tình trạng phôi gốm được nung bên trong lò.
Sau 12 tiếng, thầy Thiệu liền bắt đầu cứ cách 2 tiếng đồng hồ móc ra bên trong một chiếu tử, kiểm tra trạng thái phôi và mặt men, để phán đoán tình huống bên trong lò nung. (quá trình này còn được gọi là thí chiếu, có nghĩa là nhìn chiếu tử để biết phôi gốm trong lò đã chín hay chưa, có bị hư gì không)
Sau 38 giờ, thầy Thiệu ngưng đốt lò, bắt đầu hạ nhiệt độ, để nguội tự nhiên.
Quá trình này không thể nóng nảy, để nguội không tốt, mặt men sẽ hoàn toàn đi đời nhà ma, mẻ đồ sứ cũng liền mất trắng.
Quá trình để nguội cũng phải dựa vào thời tiết, cũng may mấy ngày nay vẫn luôn nắng, tuy rằng lạnh và khô, nhưng so với mưa dầm gió lớn thì tốt hơn nhiều.
Kỳ thực trong một năm thì thời gian đốt lò tốt nhất là tháng bảy, tháng tám, tháng chín, mà trong đó tháng chín là tốt nhất. Trong lịch sử các dòng gốm sứ danh tiếng, đại bộ phận đều được nung ra ở tháng chín hoàng kim.
Nhưng mà một năm chỉ có một tháng chín, còn dư lại mười một tháng không lẽ không làm gì?
Đương nhiên sẽ không, các tháng bình thường, thời tiết tốt thì mở lò đốt gốm, đương nhiên đa số là nung một ít sản phẩm cấp thấp, hoặc là nung để thử nghiệm.
Dù sao muốn nung một đồ sứ thành công, phải trải qua nhiều lần thử nghiệm thất bại. Mặt men, khuôn hình, kích cỡ… những thứ này đều là trong ngày thường đốt lò tổng kết ra kinh nghiệm.
Mà bây giờ, thầy Cao lại đem những điều này nói cho Từ Cửu Chiếu.
Từ cổ chí kim, kỹ thuật tạo gốm giả cổ cũng không có bao nhiêu cải biến, mấy thứ này Từ Cửu Chiếu đã sớm thuộc lòng, thậm chí thời điểm nghe ra sai sót, Từ Cửu Chiếu còn muốn cải chính với thầy Cao.
Từ Cửu Chiếu mím môi, nhịn xuống.
Trương Văn Chiêu cũng tới vài lần, đa số đều là hỏi thăm một chút, biết tình huống bình thường liền đi.
Mẻ sứ giả cổ lần này sẽ đưa đến Thượng Hải, mà nhà buôn đồ cổ đến từ Thượng Hải này cũng rất có danh tiếng.
Đợi thêm một ngày đêm, tổng cộng ba ngày ba đêm, cửa lò cuối cùng được mở ra.
Thầy Thiệu cùng trợ thủ của ông đem các hộp đất dời ra ngoài, đặt ở trên đất trống, liếc mắt thoáng nhìn qua chừng hai trăm hộp đất cảm thấy rất hoành tráng.
Phùng Trung Bảo hưng phấn khó nhịn, hắn thỉnh thoảng đụng đụng Từ Cửu Chiếu: “Hồi hộp không ?”
Từ Cửu Chiếu bất đắc dĩ, sao người bên cạnh cậu so với đương sự còn muốn hăng hái hơn vậy?
Phùng Trung Bảo không nghe được câu trả lời thì quyết không bỏ qua, liếc mắt nhìn biểu tình của Từ Cửu Chiếu.
“…” Từ Cửu Chiếu im lặng một hồi, đành phải nói: “Hồi hộp.”
Phùng Trung Bảo lập tức lộ ra vẻ mặt của người từng trải, vỗ cánh tay của cậu nói rằng: “Đều giống nhau, tác phẩm lần đầu tiên của tôi khi được bỏ vào lò củi tôi cũng khẩn trương lắm. Đáng tiếc lần kia đốt không thành, nên thất bại. Hiện tại tuy rằng đã từng đốt rất nhiều lần, nhưng bởi vì xác suất thành công vẫn như cũ nên trong lòng vẫn lo lắng không yên a.”
Từ Cửu Chiếu đem tay dấu ra sau lưng, cằm nâng lên, liếc hắn. Thấp thỏm tính là cái gì?! Cậu khi đó đốt không tốt là phải chịu tội, thời điểm nghiêm trọng nhất thậm chí phải rơi đầu.
Nhẹ nhất là trừ lương bổng, bị ăn hèo. Từ Cửu Chiếu đã sớm quen, nói thật nếu không có áp lực đó, cậu tuyệt không khẩn trương, cũng không hiếu kỳ tác phẩm sẽ bị đốt thành cái dạng gì.
Hộp đất được mở ra, thầy Thiệu dẫn trợ thủ công thành lui thân, thầy Cao vung tay lên, các diêu sư, diêu công nhất nhất tiến lên, đem thành phẩm từ trong hộp đất lấy ra.
“Cái này đốt cũng không tệ lắm.”
“Cái này cũng tạm được.”
“Cái này men bị nhòe.”
“Tiêu đời, cái này men bị rạn rồi.”
“Cái này sao lại sụm hoàn toàn, tác phẩm này của người nào vậy?!”
Diêu sư, diêu công hiển nhiên đều rất thích quá trình này, giống như chờ vé xổ số, không chừng trong tay mình liền mở ra một tinh phẩm thì sao.
Thầy Cao không có gọi cậu, hiển nhiên sợ cậu không nhẹ không nặng làm hư đồ sứ. Mà Từ Cửu Chiếu cũng rất tự giác đứng ở một bên đem thu dọn ngăn nắp các hộp đất rỗng, không có chủ động tiến tới.
Vị trí trung tâm, diêu sư, diêu công chủ động để cho thầy Cao tự mình mở, lần này đốt lò cũng có vài món hoàn mỹ, thầy Cao cúi đầu, ông không phải là đang nhìn tác phẩm của mình mà là đang tìm tác phẩm của Từ Cửu Chiếu.
Mai bình[3] dài bốn mươi cm được ông cầm ở trong tay tinh tế quan sát, miệng nhỏ cổ ngắn, vai rộng eo gầy, hình dáng ưu mỹ, đường cong trôi chảy, toàn thân phủ một lớp men màu xanh.
Mặt men hiện lên ánh sáng nhu hòa mà ôn nhuận, có chứa nét đặc trưng của ngọc thạch.
Thầy Cao âm thầm gật đầu, men này do Từ Cửu Chiếu tự mình pha, tuy rằng không phải hoàn toàn là màu thiên thanh, mà có thêm một chút lục sắc, nhưng cũng không tệ.
Lại nhìn trên thân bình được trang trí hình vẽ hoa sen uốn lượn công phu và phức tạp, đường cong tự nhiên uyển chuyển, không có một chút trúc trắc.
Từ Cửu Chiếu dùng nửa mũi dao, vẽ ra một đường sâu một đường nông, nói là đường cong nhưng thật ra chỉ là một nét nghiêng nhàn nhạt. Dùng loại đường nét này khắc hoa khi nung ra ở chỗ sâu men tự nhiên sẽ tập trung lại biến thành lục sắc đậm, mà ở chỗ nông bởi vì men ít đọng lại nên mang theo sắc trắng, tạo nên những họa tiết lập thể vô cùng hiệu quả.
Hoa văn mỹ lệ nhưng lại mang theo nét tự nhiên được khắc trên mai bình màu xanh, hơn nữa những đường nét lại uyển chuyển quấn quanh thân bình, người si mê gốm sứ chỉ cần nhìn hình dáng thôi là không thể tự kềm chế được.
“Hoàn mỹ.” Vẻ mặt thầy Cao phức tạp.
“Cái gì hoàn mỹ ạ? Thầy Cao, nung ra được tinh phẩm sao? ” Phùng Trung Bảo tò mò lại gần, liếc mắt nhìn sang , trợn mắt há mồm: “Đây là…, đây là… ? ! ! Cái này không phải là mai bình của Tiểu Từ Tử sao? Thật xinh đẹp!!”
“Cái gì? Người nào? Tiểu Từ Tử là người nào?” Diêu sư, diêu công xung quanh bị kinh động đều xúm lại, vừa kinh ngạc tán thán vừa bát quái với nhau.
Tiểu Từ Tử là cách xưng hô kiểu gì vậy?
Đứng bên ngoài, vẻ mặt Từ Cửu Chiếu hắc tuyến.
Xưng hô này giống như cách gọi của tiểu thái giám hầu hạ quan đốc đào hồi trước ấy. Phải biết rằng từ khi Từ Cửu Chiếu bị thái giám hãm hại đến mạng cũng không còn thì không bao giờ nói đến loại sinh vật đáng ghét mang tên “thái giám” này. Nguồn :
Phùng Trung Bảo tẫn chức tẫn trách bát quái xong [tận lực nhìu chiện xong =)) ], những người xúm lại một chỗ đều tránh ra nhường vị trí cho Từ Cửu Chiếu, có khâm phục; hiển nhiên cũng có thèm muốn, đố kỵ.
Đây không phải là cái tên bị ngã xuống hố sao, sao trong nháy mắt lại được nhận làm học trò của thầy Cao rồi, nhưng theo học cũng chỉ mới mấy tháng đi? Vậy mà có thể chế tác được gốm giả cổ cấp cao như vậy, có thể nói là cực phẩm trong cực phẩm cũng không quá đáng.
Rõ là vận cứt chó mà. Đám người có lòng độ lượng không cao ánh mắt ghen tỵ đều đỏ lên.
Không phải tất cả mọi người đều không tim không phổi, rộng rãi như Phùng Trung Bảo a.
Từ Cửu Chiếu coi nhẹ “bệnh đau mắt” phát tác ở đám diêu sư, diêu công, cậu cho tới bây giờ đều thích đi đường ngay thẳng, những người kia nhìn cậu không thuận mắt, cậu cũng sẽ không chủ động kết giao.
Cậu có thể tự mình hiểu được, không có khả năng ai cũng đều thích cậu cả. Trước đây ở ngự diêu xưởng, cậu cản đường người khác, kẻ đó liền hận không thể lột da uống máu cậu. Vậy mà trên mặt vẫn trưng ra kiểu dáng nịnh nọt, tâng bốc.
Ở đây cũng giống như vậy, cậu chỉ cần Trương Văn Chiêu, thầy Cao, Phùng Trung Bảo đối với cậu không có ác cảm là đủ rồi. A, còn có thêm thầy Thiệu nữa chứ.
Mỗi lần đốt lò phải tốn khoảng chừng 70 kg củi, đây là cho lò nhỏ, nếu như là lò lớn sẽ phải tốn hơn 100 kg củi đốt.
Bây giờ, muốn than đốt thì dễ, còn muốn dùng củi cây tùng đốt lò, thì vô cùng khó khăn.
Thế nhưng củi tùng lại là vật không thể thiếu để nung ra đồ sứ tốt nhất, chỉ có chân chính đốt bằng củi gỗ mới có thể làm cho phôi sứ cùng mặt men bên ngoài phát sinh phản ứng trong quá trình nung, tạo ra được đồ vật tinh mỹ có thể lưu truyền tới nhiều đời sau.
Không gian trong lò cũng không phải rất lớn, phôi sứ không thể trực tiếp tiếp xúc với lửa, mà phải dùng đất sét chịu lửa chế thành những hộp đất[1] che chắn lại. Những hộp đất này có cái hình vuông, có cái hình tròn, thông thường là dựa vào độ lớn nhỏ của đồ sứ để quyết định quy cách hình dáng của hộp đất.
Để tiết kiệm không gian, tất cả đồ sứ đều được xếp chồng lên nhau đặt trong hộp đất. Bên trong hộp đất còn phải rải lên trên loại đất màu xám nhạt có pha nhiều cát làm nền lót, một mặt dùng để cân bằng bề mặt, mặt khác để tránh cho các phôi sứ bị dính liền với nhau.
Trong lò, từng hàng hộp đất được xếp đặt thật chỉnh tề, thường chỉ có nằm ở vị trí trung tâm mới có thể cho ra tinh phẩm, mà muốn như vậy lại phải xem vận khí. Trên cơ bản, một mẻ phôi sứ bỏ vào lò, chỉ có 60-70% cho ra được thành phẩm. Trong đó nếu có trên mười món tinh phẩm, coi như là thành công .
Thầy Cao đặc biệt nể tình cho đại tác phẩm của Từ Cửu Chiếu đặt ở vị trí trung tâm.
Trở lại đứng trước lò, Từ Cửu Chiếu đứng ở phía sau thầy Cao, nhìn hỏa diễm bốc cháy hừng hực trong lò hình trứng. Thầy Cao chỉ điểm nói: “Thấy người kia không, hắn chính là bả trang đầu (thợ cả chuyên đốt củi trong lò nung), họ Thiệu. Đi theo phía sau là con trai hắn, mấy người khác có người là đệ tử của hắn, cũng có người là theo học nghề.”
Bả trang đầu thường được gọi là thiêu sư, là nhân vật then chốt quyết định lò có được đốt thành công hay không.
Khi diêu sư chế tác giao phôi gốm sứ, coi như là hoàn thành nhiệm vụ. Mà đốt lò thì trông cậy vào người có bề dày kinh nghiệm, nắm giữ được nghệ thuật điều khiển ngọn lửa.
Thầy Thiệu dáng vẻ trầm mặc ít nói, ông không nói nhiều, thỉnh thoảng chỉ theo sau lưng con trai chỉ điểm một chút.
Từ Cửu Chiếu nhìn thấy thầy Thiệu cầm trong tay một nhiệt kế đo nhiệt độ của lửa, không khỏi cảm thán công nghệ thời này thật tiên tiến.
Hồi xưa, nơi của cậu làm gì có nhiệt kế, ngay cả sư phụ có kinh nghiệm cũng chỉ hướng ngọn lửa phun vào một bãi nước bọt, nhìn mức độ bay hơi để phán đoán nhiệt độ .
Trong lò ngoại trừ hộp đất chứa phôi, còn để vài miếng phôi sứ ở gần hỏa nhãn[2], những miếng phôi này còn được gọi là chiếu tử, chuyên dùng để quan sát tình trạng phôi gốm được nung bên trong lò.
Sau 12 tiếng, thầy Thiệu liền bắt đầu cứ cách 2 tiếng đồng hồ móc ra bên trong một chiếu tử, kiểm tra trạng thái phôi và mặt men, để phán đoán tình huống bên trong lò nung. (quá trình này còn được gọi là thí chiếu, có nghĩa là nhìn chiếu tử để biết phôi gốm trong lò đã chín hay chưa, có bị hư gì không)
Sau 38 giờ, thầy Thiệu ngưng đốt lò, bắt đầu hạ nhiệt độ, để nguội tự nhiên.
Quá trình này không thể nóng nảy, để nguội không tốt, mặt men sẽ hoàn toàn đi đời nhà ma, mẻ đồ sứ cũng liền mất trắng.
Quá trình để nguội cũng phải dựa vào thời tiết, cũng may mấy ngày nay vẫn luôn nắng, tuy rằng lạnh và khô, nhưng so với mưa dầm gió lớn thì tốt hơn nhiều.
Kỳ thực trong một năm thì thời gian đốt lò tốt nhất là tháng bảy, tháng tám, tháng chín, mà trong đó tháng chín là tốt nhất. Trong lịch sử các dòng gốm sứ danh tiếng, đại bộ phận đều được nung ra ở tháng chín hoàng kim.
Nhưng mà một năm chỉ có một tháng chín, còn dư lại mười một tháng không lẽ không làm gì?
Đương nhiên sẽ không, các tháng bình thường, thời tiết tốt thì mở lò đốt gốm, đương nhiên đa số là nung một ít sản phẩm cấp thấp, hoặc là nung để thử nghiệm.
Dù sao muốn nung một đồ sứ thành công, phải trải qua nhiều lần thử nghiệm thất bại. Mặt men, khuôn hình, kích cỡ… những thứ này đều là trong ngày thường đốt lò tổng kết ra kinh nghiệm.
Mà bây giờ, thầy Cao lại đem những điều này nói cho Từ Cửu Chiếu.
Từ cổ chí kim, kỹ thuật tạo gốm giả cổ cũng không có bao nhiêu cải biến, mấy thứ này Từ Cửu Chiếu đã sớm thuộc lòng, thậm chí thời điểm nghe ra sai sót, Từ Cửu Chiếu còn muốn cải chính với thầy Cao.
Từ Cửu Chiếu mím môi, nhịn xuống.
Trương Văn Chiêu cũng tới vài lần, đa số đều là hỏi thăm một chút, biết tình huống bình thường liền đi.
Mẻ sứ giả cổ lần này sẽ đưa đến Thượng Hải, mà nhà buôn đồ cổ đến từ Thượng Hải này cũng rất có danh tiếng.
Đợi thêm một ngày đêm, tổng cộng ba ngày ba đêm, cửa lò cuối cùng được mở ra.
Thầy Thiệu cùng trợ thủ của ông đem các hộp đất dời ra ngoài, đặt ở trên đất trống, liếc mắt thoáng nhìn qua chừng hai trăm hộp đất cảm thấy rất hoành tráng.
Phùng Trung Bảo hưng phấn khó nhịn, hắn thỉnh thoảng đụng đụng Từ Cửu Chiếu: “Hồi hộp không ?”
Từ Cửu Chiếu bất đắc dĩ, sao người bên cạnh cậu so với đương sự còn muốn hăng hái hơn vậy?
Phùng Trung Bảo không nghe được câu trả lời thì quyết không bỏ qua, liếc mắt nhìn biểu tình của Từ Cửu Chiếu.
“…” Từ Cửu Chiếu im lặng một hồi, đành phải nói: “Hồi hộp.”
Phùng Trung Bảo lập tức lộ ra vẻ mặt của người từng trải, vỗ cánh tay của cậu nói rằng: “Đều giống nhau, tác phẩm lần đầu tiên của tôi khi được bỏ vào lò củi tôi cũng khẩn trương lắm. Đáng tiếc lần kia đốt không thành, nên thất bại. Hiện tại tuy rằng đã từng đốt rất nhiều lần, nhưng bởi vì xác suất thành công vẫn như cũ nên trong lòng vẫn lo lắng không yên a.”
Từ Cửu Chiếu đem tay dấu ra sau lưng, cằm nâng lên, liếc hắn. Thấp thỏm tính là cái gì?! Cậu khi đó đốt không tốt là phải chịu tội, thời điểm nghiêm trọng nhất thậm chí phải rơi đầu.
Nhẹ nhất là trừ lương bổng, bị ăn hèo. Từ Cửu Chiếu đã sớm quen, nói thật nếu không có áp lực đó, cậu tuyệt không khẩn trương, cũng không hiếu kỳ tác phẩm sẽ bị đốt thành cái dạng gì.
Hộp đất được mở ra, thầy Thiệu dẫn trợ thủ công thành lui thân, thầy Cao vung tay lên, các diêu sư, diêu công nhất nhất tiến lên, đem thành phẩm từ trong hộp đất lấy ra.
“Cái này đốt cũng không tệ lắm.”
“Cái này cũng tạm được.”
“Cái này men bị nhòe.”
“Tiêu đời, cái này men bị rạn rồi.”
“Cái này sao lại sụm hoàn toàn, tác phẩm này của người nào vậy?!”
Diêu sư, diêu công hiển nhiên đều rất thích quá trình này, giống như chờ vé xổ số, không chừng trong tay mình liền mở ra một tinh phẩm thì sao.
Thầy Cao không có gọi cậu, hiển nhiên sợ cậu không nhẹ không nặng làm hư đồ sứ. Mà Từ Cửu Chiếu cũng rất tự giác đứng ở một bên đem thu dọn ngăn nắp các hộp đất rỗng, không có chủ động tiến tới.
Vị trí trung tâm, diêu sư, diêu công chủ động để cho thầy Cao tự mình mở, lần này đốt lò cũng có vài món hoàn mỹ, thầy Cao cúi đầu, ông không phải là đang nhìn tác phẩm của mình mà là đang tìm tác phẩm của Từ Cửu Chiếu.
Mai bình[3] dài bốn mươi cm được ông cầm ở trong tay tinh tế quan sát, miệng nhỏ cổ ngắn, vai rộng eo gầy, hình dáng ưu mỹ, đường cong trôi chảy, toàn thân phủ một lớp men màu xanh.
Mặt men hiện lên ánh sáng nhu hòa mà ôn nhuận, có chứa nét đặc trưng của ngọc thạch.
Thầy Cao âm thầm gật đầu, men này do Từ Cửu Chiếu tự mình pha, tuy rằng không phải hoàn toàn là màu thiên thanh, mà có thêm một chút lục sắc, nhưng cũng không tệ.
Lại nhìn trên thân bình được trang trí hình vẽ hoa sen uốn lượn công phu và phức tạp, đường cong tự nhiên uyển chuyển, không có một chút trúc trắc.
Từ Cửu Chiếu dùng nửa mũi dao, vẽ ra một đường sâu một đường nông, nói là đường cong nhưng thật ra chỉ là một nét nghiêng nhàn nhạt. Dùng loại đường nét này khắc hoa khi nung ra ở chỗ sâu men tự nhiên sẽ tập trung lại biến thành lục sắc đậm, mà ở chỗ nông bởi vì men ít đọng lại nên mang theo sắc trắng, tạo nên những họa tiết lập thể vô cùng hiệu quả.
Hoa văn mỹ lệ nhưng lại mang theo nét tự nhiên được khắc trên mai bình màu xanh, hơn nữa những đường nét lại uyển chuyển quấn quanh thân bình, người si mê gốm sứ chỉ cần nhìn hình dáng thôi là không thể tự kềm chế được.
“Hoàn mỹ.” Vẻ mặt thầy Cao phức tạp.
“Cái gì hoàn mỹ ạ? Thầy Cao, nung ra được tinh phẩm sao? ” Phùng Trung Bảo tò mò lại gần, liếc mắt nhìn sang , trợn mắt há mồm: “Đây là…, đây là… ? ! ! Cái này không phải là mai bình của Tiểu Từ Tử sao? Thật xinh đẹp!!”
“Cái gì? Người nào? Tiểu Từ Tử là người nào?” Diêu sư, diêu công xung quanh bị kinh động đều xúm lại, vừa kinh ngạc tán thán vừa bát quái với nhau.
Tiểu Từ Tử là cách xưng hô kiểu gì vậy?
Đứng bên ngoài, vẻ mặt Từ Cửu Chiếu hắc tuyến.
Xưng hô này giống như cách gọi của tiểu thái giám hầu hạ quan đốc đào hồi trước ấy. Phải biết rằng từ khi Từ Cửu Chiếu bị thái giám hãm hại đến mạng cũng không còn thì không bao giờ nói đến loại sinh vật đáng ghét mang tên “thái giám” này. Nguồn :
Phùng Trung Bảo tẫn chức tẫn trách bát quái xong [tận lực nhìu chiện xong =)) ], những người xúm lại một chỗ đều tránh ra nhường vị trí cho Từ Cửu Chiếu, có khâm phục; hiển nhiên cũng có thèm muốn, đố kỵ.
Đây không phải là cái tên bị ngã xuống hố sao, sao trong nháy mắt lại được nhận làm học trò của thầy Cao rồi, nhưng theo học cũng chỉ mới mấy tháng đi? Vậy mà có thể chế tác được gốm giả cổ cấp cao như vậy, có thể nói là cực phẩm trong cực phẩm cũng không quá đáng.
Rõ là vận cứt chó mà. Đám người có lòng độ lượng không cao ánh mắt ghen tỵ đều đỏ lên.
Không phải tất cả mọi người đều không tim không phổi, rộng rãi như Phùng Trung Bảo a.
Từ Cửu Chiếu coi nhẹ “bệnh đau mắt” phát tác ở đám diêu sư, diêu công, cậu cho tới bây giờ đều thích đi đường ngay thẳng, những người kia nhìn cậu không thuận mắt, cậu cũng sẽ không chủ động kết giao.
Cậu có thể tự mình hiểu được, không có khả năng ai cũng đều thích cậu cả. Trước đây ở ngự diêu xưởng, cậu cản đường người khác, kẻ đó liền hận không thể lột da uống máu cậu. Vậy mà trên mặt vẫn trưng ra kiểu dáng nịnh nọt, tâng bốc.
Ở đây cũng giống như vậy, cậu chỉ cần Trương Văn Chiêu, thầy Cao, Phùng Trung Bảo đối với cậu không có ác cảm là đủ rồi. A, còn có thêm thầy Thiệu nữa chứ.