Chương 4
5.
Mười mấy năm trôi qua, tiểu khu đã cũ đi rất nhiều, hàng xóm lần lượt dọn đi, nhà họ Lục đối diện cũng mua nhà ở nơi khác, đã lâu không ở nơi này.
Hành lang chật hẹp trống rỗng, tiếng bước chân cũng trở nên to rõ ràng.
Đẩy cửa ra, mấy người đang ngồi trên sofa xem tivi, tựa hồ không chú ý tới tiếng động trước cửa, bọn họ cũng không thèm nhìn nhau, chỉ có đứa em trai trong giờ giải lao của trận game ngẩng đầu nhìn.
"Chị, chị về rồi."
"Ừm."
Tôi bước tới, "Ba, mẹ."
Qua mấy giây mới thấy âm thanh phát ra trong lỗ mũi. "Hừ!"
Xem xem, đó là lý do tại sao tôi không bao giờ thích về nhà, vừa chán nản lại ngột ngạt.
Rõ ràng là mẹ gọi tôi trở về, nói nhớ tôi, nhưng khi tôi trở về trông sắc mặt bà không được tốt cho lắm.
Lúc còn nhỏ, tôi nghĩ mình phải lớn lên thật nhanh, đi thật xa và thoát khỏi gia đình này.
"Còn biết trở về à, tao còn tưởng mày quên cửa nhà mở hướng nào rồi đấy chứ. Bình thường không cho người trong nhà gọi điện thoại, về nhà còn phải giục. Lên đại học là không nhìn vừa mắt cái nhà này nữa? Đừng quên là ai vất vả tạo điều kiện cho mày đi học."
Lời nói đanh thép, cay nghiệt nhưng tôi đã quen từ lâu, trong lòng không chút dao động.
Nếu không có chế độ giáo dục bắt buộc 9 năm, có lẽ họ đã không cho tôi đi học, họ muốn tôi ra ngoài làm việc phụ giúp gia đình khi tôi học cấp ba.
Nếu ông nội không ngăn cản, tôi nghĩ là mình đã bỏ học trung học rồi.
Sau khi vào đại học, tôi không bao giờ tiêu một xu nào từ họ, tôi đã đăng ký một khoản vay sinh viên của chính phủ để trả học phí, còn chi phí sinh hoạt là do tôi làm việc bán thời gian kiếm được từng chút một.
Chủ yếu là bọn họ muốn dùng cách trì hoãn học phí và phí sinh hoạt để giáo dục con cái, mà tôi cũng không muốn chờ sự bố thí của họ như kẻ ăn xin.
Một lát sau, mẹ tôi nói, "Mày đi thu dọn đồ đạc, chuẩn bị làm cơm tối, chút nữa có chuyện muốn nói với mày."
Không có gì ngạc nhiên, chỉ cần tôi về nhà, rửa chén nấu cơm đều là tôi làm.
Dù là em trai tôi đã mười bảy nhưng nó chỉ biết ngày ngày nằm trên sofa chơi game; ngay cả khi baa mẹ đang nghỉ ngơi ở nhà, nó cũng sẽ không vào bếp để giúp đỡ.
Căn phòng không mở cửa sổ, rất bí bách. Từ khi lên đại học, tôi rất ít về nhà, cuối tuần vẫn ở ký túc xá, trường học gần chỗ làm thêm, có thể tiết kiệm thời gian.
Dưới đất có một lớp bụi, tôi lau sạch đại khái, trải chăn ra rồi ngoài nấu cơm.
Khi món cuối cùng được mang ra, họ đã ngồi ăn từ lâu, không ai đợi tôi ngồi lên bàn.
Nhà tôi thích nói về mọi thứ trên bàn ăn tối, quả nhiên, không bao lâu liền buông đũa xuống.
"Chu Giai Hòa, mày ở trường học thế nào?"
"Rất tốt."
Ba tôi nhấp một ngụm rượu, “Tao vốn không muốn cho mày học chuyên ngành hiện tại, nhưng mày lén lút điền mà không nói với chúng ta, không biết sau khi ra trường sẽ làm gì, cũng không có tiền đồ gì, lời ba mẹ nói thì không nghe."
Ông ta ban đầu muốn tôi xin vào làm giáo viên, bởi vì tôi có người thân ở Cục Giáo dục, có thể nhờ họ giúp sắp xếp một công việc sau khi tốt nghiệp.
Thế nhưng là tôi không thích, không thích làm giáo viên, không thích bị ông ta sắp xếp, không thích vĩnh viễn sống ở dưới quyền kiểm soát của ông ta, không thích thiếu nợ những người thân không mấy thân thích như thế này.
Vì vậy, tôi quyết định tự mình điền vào chuyên ngành hiện tại của mình.
"Là chính mày vừa khóc vừa làm loạn sống chết đòi chọn con đường này, sau này có chuyện gì cũng phải kiên trì mà đi tiếp cho tao, lúc trước chúng ta khuyên thì mày không nghe, sau này gặp phải khó khăn cũng đừng nói bọn tao không giúp mày.
“Tôi biết.” Tôi đã biết từ lâu rồi.
Tôi không nói nên lời một lúc, mẹ tôi cũng kịp thời đứng ra hòa giải: “Được rồi, con đang nói cái gì vậy Gia Hòa, mẹ luôn cảm thấy con đối với cha mẹ quá lãnh đạm, bình thường con không gọi điện thoại, không về nhà, về nhà cũng không nói nhiều, chúng ta mãi mãi không biết con đang suy nghĩ cái gì, cái gì cũng chưa từng nói cho chúng ta biết, con cái người khác đối với cha mẹ rất thân thiết."
Ừ, tôi thừa nhận.
Nhưng tôi không phải là con của người khác, và họ không phải là cha mẹ của người khác.
Một đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương trong gia đình người khác đương nhiên sẽ khác với một người như tôi, người từ nhỏ đã bắt buộc phải nhường em trai bất cứ thứ gì.
Chỉ là không cần phải phản bác lại, dù sao bà ta cũng không thừa nhận, rất có thể lại nói tôi là đồ vô ơn, ba từ mà từ nhỏ đến lớn tôi đã nghe vô số lần.
Người em trai làm nền lúc này mới nói: "Chị, đôi giày lần trước em nói với chị..."
Nó gửi cho tôi một tin nhắn vào thứ bảy tuần trước: "Chị có ở đó không, mua cho em một đôi giày thể thao."
Sau đó, đường link xuất hiện, tôi nhấp vào, đập vào mắt là 489 tệ.
Nó quen đòi bất cứ thứ gì nó muốn, không quản là tôi đang đi học hay đi kiếm tiền.
Lúc đó tôi mặc kệ nó, giờ nó nhắc lại trước mặt ba mẹ tôi vì nghĩ có người hậu thuẫn nên tôi không dám từ chối.
"Không mua!"
Mẹ tôi như ngửi thấy mùi gì đó, "Có chuyện gì?"
Nó như tên trộm nói, "Con nhìn trúng một đôi giày chơi bóng, người khác đều có, chỉ có con còn thường xuyên đi lại giày cũ, con nói với chị, chị không chịu mua cho con."
Ánh mắt không mấy tốt đẹp liền hướng về tôi.
"Một đôi giày mà thôi, mày mua cho nó thì sao?"
"Nó là em trai ruột của mày, là em trai ruột duy nhất. Sao mày lại keo kiệt như vậy! Làm chị không thể rộng rãi hơn một chút sao?!"
Làm chị là không thể nhường cho em sao?
Là chị phải hiểu chuyện.
Lớn như vậy rồi mà còn tranh đồ với em.
Làm chị phải hào phóng chút.
Cho nên làm chị liền bị coi nhẹ, bị áp bức sao?
"Dựa vào cái gì mà nó muốn tôi liền phải mua cho nó, nó mười bảy chứ không phải bảy tuổi, tôi không có nghĩa vụ nuông chiều nó. Các người vì sao không vì tôi mà suy nghĩ một chút, tôi hiện tại cũng chỉ là sinh viên, không phải cây ATM!"
Có lẽ là không cãi lại được, thanh âm bà ta nhỏ đi rất nhiều, "Mày không phải có đi làm thêm sao? Chút tiền ấy cũng không bỏ ra nổi?"
Tôi tức giận cười lớn, định phản bác lại thì bố tôi nãy giờ vẫn im lặng đứng dậy nói: "Cãi gì mà cãi! Chuyện vặt vãnh!"
“Vỡ, cầm ít tiền đi mua cho Tiểu Bảo đi,” rồi quay sang tôi, "Mày cũng đừng nói nữa!”
Tôi kinh ngạc quay đầu nhìn ông ta, vốn chuẩn bị đại chiến tới nơi, vậy mà kết thúc rồi?
Muốn bỏ qua một bên, ít nhất phải mắng tôi nửa tiếng.
Đổi tính rồi?
"Ngày mai sửa soạn một chút, có một bữa tiệc, con cùng đi với chúng ta đi."
"Không muốn đi."
"Phải đi!"
Mẹ tôi là người thế chỗ cho cha tôi, khi ông dừng lại, bà rất tự nhiên nói tiếp: "Con lớn lên sao lại quá quắt như vậy! Khi con còn nhỏ, con ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn! Con muốn làm gì thì làm, nhưng bây giờ con càng ngày càng không đáng yêu nữa..."
Không muốn nghe bà ta nói linh tinh, tôi trực tiếp cắt ngang. "Bữa tiệc gì mà nhất định phải tôi đi?"
"Hỏi nhiều như vậy làm cái gì, bảo con đi liền đi đi! Đi thì biết, chúng ta cả nhà đều muốn đi!"
Mười mấy năm trôi qua, tiểu khu đã cũ đi rất nhiều, hàng xóm lần lượt dọn đi, nhà họ Lục đối diện cũng mua nhà ở nơi khác, đã lâu không ở nơi này.
Hành lang chật hẹp trống rỗng, tiếng bước chân cũng trở nên to rõ ràng.
Đẩy cửa ra, mấy người đang ngồi trên sofa xem tivi, tựa hồ không chú ý tới tiếng động trước cửa, bọn họ cũng không thèm nhìn nhau, chỉ có đứa em trai trong giờ giải lao của trận game ngẩng đầu nhìn.
"Chị, chị về rồi."
"Ừm."
Tôi bước tới, "Ba, mẹ."
Qua mấy giây mới thấy âm thanh phát ra trong lỗ mũi. "Hừ!"
Xem xem, đó là lý do tại sao tôi không bao giờ thích về nhà, vừa chán nản lại ngột ngạt.
Rõ ràng là mẹ gọi tôi trở về, nói nhớ tôi, nhưng khi tôi trở về trông sắc mặt bà không được tốt cho lắm.
Lúc còn nhỏ, tôi nghĩ mình phải lớn lên thật nhanh, đi thật xa và thoát khỏi gia đình này.
"Còn biết trở về à, tao còn tưởng mày quên cửa nhà mở hướng nào rồi đấy chứ. Bình thường không cho người trong nhà gọi điện thoại, về nhà còn phải giục. Lên đại học là không nhìn vừa mắt cái nhà này nữa? Đừng quên là ai vất vả tạo điều kiện cho mày đi học."
Lời nói đanh thép, cay nghiệt nhưng tôi đã quen từ lâu, trong lòng không chút dao động.
Nếu không có chế độ giáo dục bắt buộc 9 năm, có lẽ họ đã không cho tôi đi học, họ muốn tôi ra ngoài làm việc phụ giúp gia đình khi tôi học cấp ba.
Nếu ông nội không ngăn cản, tôi nghĩ là mình đã bỏ học trung học rồi.
Sau khi vào đại học, tôi không bao giờ tiêu một xu nào từ họ, tôi đã đăng ký một khoản vay sinh viên của chính phủ để trả học phí, còn chi phí sinh hoạt là do tôi làm việc bán thời gian kiếm được từng chút một.
Chủ yếu là bọn họ muốn dùng cách trì hoãn học phí và phí sinh hoạt để giáo dục con cái, mà tôi cũng không muốn chờ sự bố thí của họ như kẻ ăn xin.
Một lát sau, mẹ tôi nói, "Mày đi thu dọn đồ đạc, chuẩn bị làm cơm tối, chút nữa có chuyện muốn nói với mày."
Không có gì ngạc nhiên, chỉ cần tôi về nhà, rửa chén nấu cơm đều là tôi làm.
Dù là em trai tôi đã mười bảy nhưng nó chỉ biết ngày ngày nằm trên sofa chơi game; ngay cả khi baa mẹ đang nghỉ ngơi ở nhà, nó cũng sẽ không vào bếp để giúp đỡ.
Căn phòng không mở cửa sổ, rất bí bách. Từ khi lên đại học, tôi rất ít về nhà, cuối tuần vẫn ở ký túc xá, trường học gần chỗ làm thêm, có thể tiết kiệm thời gian.
Dưới đất có một lớp bụi, tôi lau sạch đại khái, trải chăn ra rồi ngoài nấu cơm.
Khi món cuối cùng được mang ra, họ đã ngồi ăn từ lâu, không ai đợi tôi ngồi lên bàn.
Nhà tôi thích nói về mọi thứ trên bàn ăn tối, quả nhiên, không bao lâu liền buông đũa xuống.
"Chu Giai Hòa, mày ở trường học thế nào?"
"Rất tốt."
Ba tôi nhấp một ngụm rượu, “Tao vốn không muốn cho mày học chuyên ngành hiện tại, nhưng mày lén lút điền mà không nói với chúng ta, không biết sau khi ra trường sẽ làm gì, cũng không có tiền đồ gì, lời ba mẹ nói thì không nghe."
Ông ta ban đầu muốn tôi xin vào làm giáo viên, bởi vì tôi có người thân ở Cục Giáo dục, có thể nhờ họ giúp sắp xếp một công việc sau khi tốt nghiệp.
Thế nhưng là tôi không thích, không thích làm giáo viên, không thích bị ông ta sắp xếp, không thích vĩnh viễn sống ở dưới quyền kiểm soát của ông ta, không thích thiếu nợ những người thân không mấy thân thích như thế này.
Vì vậy, tôi quyết định tự mình điền vào chuyên ngành hiện tại của mình.
"Là chính mày vừa khóc vừa làm loạn sống chết đòi chọn con đường này, sau này có chuyện gì cũng phải kiên trì mà đi tiếp cho tao, lúc trước chúng ta khuyên thì mày không nghe, sau này gặp phải khó khăn cũng đừng nói bọn tao không giúp mày.
“Tôi biết.” Tôi đã biết từ lâu rồi.
Tôi không nói nên lời một lúc, mẹ tôi cũng kịp thời đứng ra hòa giải: “Được rồi, con đang nói cái gì vậy Gia Hòa, mẹ luôn cảm thấy con đối với cha mẹ quá lãnh đạm, bình thường con không gọi điện thoại, không về nhà, về nhà cũng không nói nhiều, chúng ta mãi mãi không biết con đang suy nghĩ cái gì, cái gì cũng chưa từng nói cho chúng ta biết, con cái người khác đối với cha mẹ rất thân thiết."
Ừ, tôi thừa nhận.
Nhưng tôi không phải là con của người khác, và họ không phải là cha mẹ của người khác.
Một đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương trong gia đình người khác đương nhiên sẽ khác với một người như tôi, người từ nhỏ đã bắt buộc phải nhường em trai bất cứ thứ gì.
Chỉ là không cần phải phản bác lại, dù sao bà ta cũng không thừa nhận, rất có thể lại nói tôi là đồ vô ơn, ba từ mà từ nhỏ đến lớn tôi đã nghe vô số lần.
Người em trai làm nền lúc này mới nói: "Chị, đôi giày lần trước em nói với chị..."
Nó gửi cho tôi một tin nhắn vào thứ bảy tuần trước: "Chị có ở đó không, mua cho em một đôi giày thể thao."
Sau đó, đường link xuất hiện, tôi nhấp vào, đập vào mắt là 489 tệ.
Nó quen đòi bất cứ thứ gì nó muốn, không quản là tôi đang đi học hay đi kiếm tiền.
Lúc đó tôi mặc kệ nó, giờ nó nhắc lại trước mặt ba mẹ tôi vì nghĩ có người hậu thuẫn nên tôi không dám từ chối.
"Không mua!"
Mẹ tôi như ngửi thấy mùi gì đó, "Có chuyện gì?"
Nó như tên trộm nói, "Con nhìn trúng một đôi giày chơi bóng, người khác đều có, chỉ có con còn thường xuyên đi lại giày cũ, con nói với chị, chị không chịu mua cho con."
Ánh mắt không mấy tốt đẹp liền hướng về tôi.
"Một đôi giày mà thôi, mày mua cho nó thì sao?"
"Nó là em trai ruột của mày, là em trai ruột duy nhất. Sao mày lại keo kiệt như vậy! Làm chị không thể rộng rãi hơn một chút sao?!"
Làm chị là không thể nhường cho em sao?
Là chị phải hiểu chuyện.
Lớn như vậy rồi mà còn tranh đồ với em.
Làm chị phải hào phóng chút.
Cho nên làm chị liền bị coi nhẹ, bị áp bức sao?
"Dựa vào cái gì mà nó muốn tôi liền phải mua cho nó, nó mười bảy chứ không phải bảy tuổi, tôi không có nghĩa vụ nuông chiều nó. Các người vì sao không vì tôi mà suy nghĩ một chút, tôi hiện tại cũng chỉ là sinh viên, không phải cây ATM!"
Có lẽ là không cãi lại được, thanh âm bà ta nhỏ đi rất nhiều, "Mày không phải có đi làm thêm sao? Chút tiền ấy cũng không bỏ ra nổi?"
Tôi tức giận cười lớn, định phản bác lại thì bố tôi nãy giờ vẫn im lặng đứng dậy nói: "Cãi gì mà cãi! Chuyện vặt vãnh!"
“Vỡ, cầm ít tiền đi mua cho Tiểu Bảo đi,” rồi quay sang tôi, "Mày cũng đừng nói nữa!”
Tôi kinh ngạc quay đầu nhìn ông ta, vốn chuẩn bị đại chiến tới nơi, vậy mà kết thúc rồi?
Muốn bỏ qua một bên, ít nhất phải mắng tôi nửa tiếng.
Đổi tính rồi?
"Ngày mai sửa soạn một chút, có một bữa tiệc, con cùng đi với chúng ta đi."
"Không muốn đi."
"Phải đi!"
Mẹ tôi là người thế chỗ cho cha tôi, khi ông dừng lại, bà rất tự nhiên nói tiếp: "Con lớn lên sao lại quá quắt như vậy! Khi con còn nhỏ, con ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn! Con muốn làm gì thì làm, nhưng bây giờ con càng ngày càng không đáng yêu nữa..."
Không muốn nghe bà ta nói linh tinh, tôi trực tiếp cắt ngang. "Bữa tiệc gì mà nhất định phải tôi đi?"
"Hỏi nhiều như vậy làm cái gì, bảo con đi liền đi đi! Đi thì biết, chúng ta cả nhà đều muốn đi!"